Phạm Viết Đào.
Những cuộc chiến chống ngoại xâm của Việt Nam
xảy ra trong năm Thân
Hội thơ năm nay, Hội Nhà văn
Việt Nam tổ chức tại Văn
Miếu Quốc Tử Giám đúng vẫn vào ngày Tết Nguyên Tiêu ( rằm tháng giêng)…Một cuộc
tao ngộ văn chương gắn với ngày tết đầm ấm đầu xuân của Việt Nam …
Văn Miếu Quốc Tử Giám được
trang hoàng lộng lẫy đón hàng ngàn người yêu thơ.Thơ vẫn còn sức hút với số
đông người dân Việt Nam.Thơ vẫn tỏ ra hết sức linh thiêng, đầy sức biểu cảm mỗi
khi số phận của đất nước, dân tộc Việt đứng trước những thách thức, nguy biến…
Ngày hội thơ Bính Thân 2016
được tổ chức thành 2 sân thơ: một giành cho thơ truyền thống và một giành cho
thơ trẻ…
Ngoài đọc thơ, trình diễn
thơ, khuôn viên Văn Miếu còn trưng nhiều “affiche thơ” in ảnh các nhà thơ nổi
tiếng kèm một bài thơ của tác giả và thả những câu thơ nổi tiếng lên trời xanh.
Hội thơ còn là dịp để các nhà xuất bản, các tác giả thơ đem thơ đến trưng bày,
bán và giao lưu với độc giả…
Mở đầu hội thơ, người dẫn
chương trình đã ôn lại những biến cố trọng đại, hào hùng của dân tộc Việt, đó
là những cuộc chiến oai hùng chống những cuộc xâm lược từ phương bắc từng xảy
ra trong năm Thân:
-Năm Giáp Thân 144, nhân dân
ở quận Nhật Nam đã nổi dậy, liên kết với nhân dân ở quận Cửu Chân đánh phá các
quận ấp của bọn thống trị Đông Hán, làm tan rã chính quyền đô hộ của nhà Hán;
-Năm Giáp Thân 1284, triều
Trần, đã tổ chức Hội Nghị Diên Hồng do Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu
tập để trưng cầu ý toàn dân về chủ trương HÒA hay CHIẾN với quân Nguyên - Mông
sang xâm lược nước ta lần thứ II; Trong năm này, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
công bố áng hùng văn “Hịch tướng sĩ”; Trần Hưng Đạo đã mở cuộc tổng duyệt binh
thủy bộ, chống 50 vạn quân Nguyên - Mông sang xâm lược;
-Năm Mậu Thân 1428, cuộc
kháng chiến chống giặc Minh toàn thắng, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (tức Lê Thái
Tổ) ở Đông Đô, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, ban bố
"Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, bản "Tuyên ngôn độc
lập" lần thứ 2 của Việt Nam;
-Năm Mậu Thân 1788, Nguyễn
Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) rồi
xuất quân ra Bắc lần thứ hai đánh bại 29 vạn quân Thanh xâm lược;
-Năm Bính Thân 1836, triều
Nguyễn xác định chủ quyền toàn vẹn trên quần đảo Hoàng Sa, cử đội trưởng thủy
quân Phạm Hữu Nhật, người làng An Vĩnh (Lý Sơn, Quảng Ngãi), đem binh thuyền
đến đo đạc, cắm mốc, dựng bia chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa;
-Năm Giáp Thân 1944, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân và giao cho đại tướng Võ Nguyên Giáp phụ trách, đây là đơn vị chủ lực đầu
tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân
Việt Nam sau này…
Hội thơ Bính Thân năm nay,
có 3 nhà thơ đến từ EU tham gia: nhà thơ André Velter đến từ Pháp, nhà thơ
Jean-Pierre Orban đến từ Bỉ và nhà thơ Wislawa Szymborska đến từ Ba Lan tham
gia trình diễn thơ; Đại sứ EU còn mang đến 200 tập sách để tặng cho độc giả
Việt Nam …
Bà Delphine Malard-Trưởng
ban chính trị-báo chí và thông tin của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt
Nam, được mời lên phát biểu đã bày tỏ sự trân trọng hội thơ của Việt Nam; bà
cho biết, ngoài các quan hệ kinh tế- thương mại, khoa học- kỹ thuật, EU rất
quan tâm tới các hoạt động giao lưu văn hóa-nghệ thuật với Việt Nam; Việt Nam
vốn là “bạn hàng” truyền thống, lâu đời, sâu rộng của các quốc gia EU trong
lĩnh vực văn học-nghệ thuật…
“Liên khúc thơ về biển đảo” đã mang sóng Biển Đông
vào hội thơ
Mang chủ đề “Tổ quốc cánh
buồm Xuân”, độc giả hết sức chú ý tới “Liên khúc thơ”… do các nhà thơ Anh Ngọc,
Nguyễn Việt Chiến, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hữu Quý, Đỗ Trung Lai, Hoàng Nhuận
Cầm… trình diễn. Những bài thơ của các tác giả này đã thật sự làm dậy sóng Biển
Đông tại sân thơ Văn Miếu.
Những bài thơ, những câu thơ
quặn thắt, thể hiện những trăn trở từ trong tâm can của người làm thơ Việt hôm nay trước những thách thức mới đối với
biển đảo quê hương.
Cả ngàn người đã lặng ngắt
dõi theo những vần thơ như những “cơn sóng” ngôn từ, dồn dập đổ đến được các
nhà thơ chở tải từ Biển Đông về sân thơ Văn Miếu …Biển Đông đang dậy sóng trong
hàng triệu con tim đất Việt; Người Việt đang lo lắng nhưng không hề run sợ, sẵn
sàng chấp nhận chiến đấu, hy sinh một cách oai hùng để bảo vệ biển đảo của đất
nước mình…
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã trổ
tài khi diễn đạt một vấn đề uy nghiêm: trước sự uy hiếp, đe dọa mất còn của
biển đảo bằng những câu thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu:
Nếu cậu đến
làm bạn
Rượu
ta xả láng chơi
Còn
nếu sang làm giặc
Chúng tớ cho
chầu giời!
Thơ là tiếng lòng của một
dân tộc; sự thịnh suy của của dân tộc triều đại Việt nào mà không để lại dấu ấn
trong thơ…Qua những bài thơ và biển đảo năm nay cho thấy: mặc dù trong lòng các
nhà thơ chưa thoát ra khỏi những gánh nặng ưu tư của đời thường, thời cuộc; thế
nhưng, mỗi khi đất nước có biến, số phận dân tộc bị uy hiếp, chủ quyền lãnh hải
bị đe dọa thì lập tức sức mạnh của chính khí, xuất phát từng trong tâm thức của
từng con người lại trỗi dậy; Chính khí này đã gạt phăng những gánh nặng của đời
thường để thôi thúc mỗi người hòa mình vào lo toan chung của đất nước, dân tộc…
Đó có lẽ là một trong những
nét thiên tư, đặc sản của những nhà thơ sinh ra và được nuôi sống bởi mảnh đất
Việt Nam
lắm nhiều bão tố khởi nguồn từ Biển Đông…
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét