Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

(VTC14)_Formosa xin lỗi vì gây ra vụ cá chết tại biển miền Trung



(Thời sự) - “Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền Trung chết bất thường”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói trong họp báo.

Video Họp báo công bố nguyên nhân cá chết
Nguồn thải từ Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân khiến hải sản ở ven biển miền Trung chết hàng loạt. Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD sau sự cố môi trường.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Trung Quốc điên rồ ở biển Đông

THIÊN ÂN - Thứ Năm, ngày 30/6/2016 - 11:42

(PLO)- Báo Ấn Độ nhận định đây là lời lẽ nặng nề nhất mà Mỹ dành cho Trung Quốc thời gian gần đây và là điều khá bất thường đối với một quan chức ngoại giao khi đi thăm một nước thứ ba.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Thomas Shannon đang có chuyến thăm Ấn Độ bốn ngày. Mục đích chuyến đi nhằm bàn về các vấn đề song phương và toàn cầu, về sự hợp tác giữa hai bên để duy trì trật tự toàn cầu dựa trên cơ sở luật pháp, trong lúc Trung Quốc đang quyết liệt thay đổi hiện trạng và quân sự hóa biển Đông.
Phát biểu tại Học viện Ngoại giao Ấn Độ ngày 29-6, Thứ trưởng Thomas Shannon nhận định Trung Quốc điên rồ ở biển Đông.
“Những gì Trung Quốc đang làm ở biển Đông là điên rồ, đó là tôi muốn nói đến những việc như xây đường băng rồi đưa máy bay ra đó. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc tôn trọng trật tự quốc tế dựa trên cơ sở luật pháp” - báo Economic Times (Ấn Độ) dẫn lời Thứ trưởng Shannon.
Economic Times nhận định đây là lời lẽ nặng nề nhất mà Mỹ dành cho Trung Quốc thời gian gần đây và là điều khá bất thường đối với một quan chức ngoại giao khi đi thăm một nước thứ ba. Đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của ông Shannon với vai trò thứ trưởng Ngoại giao sau khi nhậm chức hồi tháng 4.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon cho rằng Trung Quốc đang điên rồ ở biển Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon cho rằng Trung Quốc đang điên rồ ở biển Đông. (Ảnh: REUTERS)

Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam

Nguyễn Văn Tuấn

Sài Gòn - Gia Định
11:05' CH - Thứ bảy, 06/02/2016
Hỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc. Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự. Đào Duy Anh, trongViệt Nam Văn hóa Sử cương; và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc[1] hay từ Tây Tạng [2], dù họ có chút dè dặt và thận trọng trong phát biểu. Gần đây, một người làm chính trị nhưng có quan tâm đến văn hóa Việt Nam, Nguyễn Gia Kiểng, trong Tổ quốc ăn năn, cũng cho rằng nước Văn Lang xưa kia là do người Trung Quốc sáng lập[3] ra.
Bản đồ Đông Nam Á vào thời đại Băng Hà
Bản đồ Đông Nam Á vào thời đại Băng Hà

Vụ cá biển chết ở miền Trung: “Mất 60-70 năm chưa chắc đã phục hồi”


Dân trí Đó là nhận định của PGS.TSKH Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam liên quan đến tình trạng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung và mới đây là thông tin phát hiện hải sản chết dưới đáy biển Quảng Bình.
 >> Đoàn công tác cùng nhóm thợ lặn thấy gì dưới đáy biển Quảng Bình?
 >> Ngư dân phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển Quảng Bình?


Các thợ lặn phát hiện hàu, vẹm, hải sâm... chết nhiều dưới đáy biển Quảng Bình, đang trong quá trình phân hủy (Ảnh: Đặng Tài)
Các thợ lặn phát hiện hàu, vẹm, hải sâm... chết nhiều dưới đáy biển Quảng Bình, đang trong quá trình phân hủy (Ảnh: Đặng Tài)
Trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS.TSKH Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho rằng: “Đây không chỉ là thảm họa đối môi trường mà còn là thảm họa đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Hệ sinh thái này, mất 60-70 chưa chắc đã phục hồi”.
Thưa PGS, trước đây cá biển chết hàng loạt và dạt vào bờ biển các tỉnh miền Trung; cách đây ít ngày ngư dân cho biết đã phát hiện nhiều mảng san hô, vẹm biển, ốc biển chết ở biển tỉnh Quảng Bình. Liệu đây có phải là thảm họa đối với môi trường biển hay không, thưa PGS?

Những điều cần biết về học thuyết âm dương ngũ hành

Học thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này.

Việc sử dụng phạm trù âm dương ngũ hành đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Chính vì thế, sự tìm hiểu học thuyết âm dương ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học phương Đông.

http://vienydhdt.com.vn/wp-content/uploads/2014/09/hocthuyetamduong.jpg

Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Quốc ngữ". Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược... Hai thế lực âm và dương tác động lẫn nhau tạo nên tất cả vũ trụ. Sách "Quốc ngữ" nói rằng "khí của trời đất thì không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới không lên được, âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có động đất".

Lão Tử (khoảng thế kỷ V - VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm âm dương. Ông nói: “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồng dương”, ông không những chỉ tìm hiểu quy luật biến hoá âm dương của trời đất mà còn muốn khẳng định trong mỗi sự vật đều chứa đựng thuộc tính mâu thuẫn, đó là âm dương.

Việt Nam có trở thành ' ngư ông đắc lợi" nhờ vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò"... Trung Quốc

'Ba kịch bản' phán quyết về Biển Đông

  • 3 giờ trước

Image captionThẩm phán Antonio T. Carpio gặp gỡ báo chí tại Manila hôm cuối tuần

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông vào ngày 12/7/2016.
Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines mô tả điều ông gọi là "ba kịch bản" có thể xảy ra với phán quyết mà ông nói chi phối tới hơn 85% tranh chấp chủ quyền tại Biển Tây Philippines ("Biển Đông" theo cách gọi của Việt Nam).
Thẩm phán Antonio Carpio đã và đang theo đuổi vụ tranh chấp chủ quyền của Philippines và Trung Quốc trong nhiều năm.
Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc lên Tòa Trọng tài quốc tế vào năm 2013.
Đơn kiện của Philippines nói yêu sách 'đường chín đoạn', hay 'đường lưỡi bò' mà Trung Quốc dùng để khoanh vùng chủ quyền của mình ở Biển Đông, là trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà cả Trung Quốc và Philippines đều là thành viên ký kết.

‘Kịch bản tốt’

Thẩm phán Antonio T. Carpio từ Tòa án Tối cao Philippines nói rằng trong “kịch bản tốt”, Tòa trọng tài có thể sẽ phán quyết đường chín đoạn là “vô hiệu”, bãi cạn Scarborough nằm trong vùng biển chủ quyền của Philippines vốn là khu vực đánh bắt cá truyền thống của ngư dân Philippines, nhưng tòa sẽ không ra phán quyết với các vấn đề khác.

Làm sao phân biệt đâu là nước mắm thật?

30/06/2016 06:07 GMT+7

TTO - Câu chuyện “nước mắm không phải là nước mắm” đã gây bão dư luận. Làm sao nhận biết đâu là nước mắm thật, đâu chỉ là nước chấm có màu?
Làm sao phân biệt đâu là nước mắm thật?
Nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm ngon Phan Thiết gồm cá cơm và muối hạt trắng - Ảnh: T.T.D.
Nhiều người cho rằng nên có sự minh bạch về cách gọi nước mắm, nước chấm và hướng dẫn sử dụng cụ thể cho người tiêu dùng phân biệt, lựa chọn.
Tiêu chuẩn về nước mắm
Theo TCVN 5107:2003, nước mắm được phân thành bốn hạng là đặc biệt, thượng hạng, hạng 1, hạng 2 dựa theo độ đạm.
Yêu cầu về nguyên liệu bao gồm: cá tươi, có chất lượng phù hợp, muối ăn phù hợp và nước đạt tiêu chuẩn theo quyết định 1329/2002/BYT/QĐ về “Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống”.

Luật Trưng cầu ý dân có hiệu lực từ 1/7: Dân quyết là trên hết

(Chính trị) - Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả đó.

Luật Trưng cầu ý dân được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015 gồm 8 chương, 52 điều sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày mai, 1/7/2016.
Dân quyết
Luật quy định, cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được ít nhất ¾ tổng số cử tri cả nước có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu.
Nội dung trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành có giá trị thi hành; đối với trưng cầu ý dân về Hiến pháp quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này phải được 2/3 số phiếu hợp lệ tán thành.
luat trung cau y dan co hieu luc tu 1/7: dan quyet la tren het hinh 0
Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố
Sau khi nhận và kiểm tra báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của UBND cấp tỉnh và giải quyết những khiếu nại, tố cáo (nếu có), Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết xác định kết quả trưng cầu ý dân trong cả nước và phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân.

SU 30 MK 2, CASA 212 VỢ LÍNH VÀ VỢ TƯỚNG...

Máy bay CASA 212 mất tích, Lữ đoàn 918, SU30-MK2 mất tích

“Tại sao vợ đại tá phi công Trần Quang Khải lại “được” nhiều thứ đến vậy: Công việc mới, căn hộ mới, suất học bổng đến năm 18 tuổi cho con…?”
Nếu ai vẫn còn có thể cân đong đo đếm, để đưa ra câu hỏi bất nhẫn ấy, thì tôi tin rằng người đó chưa bao giờ phải chạm đến tận cùng nỗi đau; chưa hiểu hết lý lẽ của sự bù đắp.
1
Gần hai tháng trước, vợ của lão tướng nổi tiếng trên nghị trường – trung tướng Nguyễn Quốc Thước – qua đời.
Suốt 14 năm, người phụ nữ tai biến 3 lần ấy phải nằm bất động trên ghế.
Đó là 14 năm, vị tướng chiến trường, nguyên tư lệnh Quân khu 4, nguyên UVTƯ Đảng, nguyên đại biểu QH, tự nguyện trở thành “osin mang hàm binh nhì” để hầu hạ vợ.

Báo Philippines: Trung Quốc đang "vong ơn bội nghĩa" với thế giới; Sau 12/7, Trung Quốc có trở thành kẻ ngoài vòng pháp luật?


Đức Huy | 

Báo Philippines: Trung Quốc đang "vong ơn bội nghĩa" với thế giới
Tàu Trung Quốc tập trận trên Biển Đông

Trong một bài góc nhìn đăng trên tờ Philippine Star, tổng biên tập báo Ana Marie Pamintuan chỉ trích những gì Trung Quốc đang làm ở Biển Đông không xứng với vị thế một nước lớn.

"Sự phát triển hòa bình" của Trung Quốc!?!
Theo bà Pamintuan, trong suốt ba thập kỉ vừa qua kể từ khi Trung Quốc mở cửa với thế giới, cộng đồng quốc tế cũng "dang rộng vòng tay" đón nhận sự phát triển của nước này.
Nhưng giờ đây, những hành vi bành trướng ngang ngược và phi pháp trên Biển Đông của Bắc Kinh đã và đang khiến tình hữu hảo ấy không cách nào khác phải nhường chỗ cho sự hoài nghi và bất bình dành cho Trung Quốc đến từ những người láng giềng trong khu vực.
"Những căng thẳng mà Trung Quốc đang đơn phương tạo ra trên Biển Đông đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình và an ninh khu vực, những yếu tố cốt lõi từng giúp chính Trung Quốc yên ổn để phát triển thịnh vượng được như ngày hôm nay" - bà Pamintuan viết.

Formosa Vũng Áng chính thức nhận trách nhiệm và công bố nguyên nhân sự cố cá chết hàng loạt; Sau vụ cá chết: Thuyền đắp nằm bờ, ngư dân thất nghiệp; Những khoản đền bù khổng lồ vì gây ô nhiễm trên thế giới; Formosa sẽ bồi thường cho ngư dân 11.000 tỷ đồng?

http://baodansinh.vn/Images/2016/04/26/formosa-ha-tinh-xin-loi-ve-phat-ngon-cua-ong-chu-xuan-pham1461667970.jpg
Ban lãnh đạo Formosa Vũng Áng trong một lần xin lỗi về phát biểu của ông Chu Xuân Phàm về trách nhiệm của Formosa tháng 4/2016
Kể từ khi cá bắt đầu chết trên diện rộng tại 4 tỉnh ven biển miền Trung ngày 4/4/2016, đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề: Hàng vạn ngư dân bỏ biển, cá tự nhiên và cá nuôi ven biển chết hàng loạt, đã ảnh hưởng đến cuộc sống của trên 1 triệu người ở các tỉnh bắc Trung bộ, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Đã có nhiều quan ngại sâu sắc về sự huỷ diệt của các rặng san hô và các loài sinh vật biển tầng nước đáy, hàng chục triệu người Việt hoang mang, mức tiêu thụ cá biển sụt giảm mạnh tại thị trường nội địa kéo theo sự tăng vọt bất ổn của các loại thực phẩm khác. Bên cạnh đó, còn những nghi ngại sâu sắc về các vấn đề sức khoẻ và các hậu quả lâu dài có thể có do tình trạng ô nhiễm mà cơn thảm hoạ này đã gây ra.

Mới nhất, Ban lãnh đạo  Formosa Vũng Áng thừa nhận trách nhiệm của họ về nguyên nhân sự cố cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh Bắc Trung Bộ. (Xem văn bản). Đáng lưu ý, ngài Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã viết như sau :"Sự việc này là một sự cố ngoài ý muốn, nguyên do chính của sự cố trong hệ thống xử lý môi trường của chúng tôi là có một số ngày bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4 năm 2016, trong thời gian đó hệ thống quản lý của chúng tôi không kiểm soát được chất lượng nước thải, điều này đã làm ảnh hưởng tới môi trường nước biển miền Trung và là nguyên nhân sinh ra cá chết".


Việt Nam nhường biển cho Trung Quốc sản xuất thép, khai thác đất hiếm; ngư dân chuyển nghề làm ruộng không ?

Việt Nam 'lấn cấn' trong việc công bố thông tin vụ cá chết

Người dân xuống đường biểu tình tại Hà Nội ngày 1/5 đòi minh bạch thông tin về vụ cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung.
Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn của Việt Nam, Văn phòng Chính phủ sẽ họp báo hôm 30/6 để công bố thông tin về nạn cá chết vừa qua ở miền trung. Công chúng cho rằng đã hơn hai tháng kể từ khi nạn cá chết bắt đầu, việc nhà nước chần chừ trong việc công bố cho thấy có vấn đề về sự minh bạch và trách nhiệm.
Nạn cá chết xảy ra từ đầu tháng Tư, bắt đầu ở Hà Tĩnh rồi xuất hiện liên tiếp ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế nằm ở phía nam của Hà Tĩnh.
Nhiều người nghi ngờ rằng một khu phức hợp công nghiệp thuộc tập đoàn Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh là thủ phạm, vì khu này sử dụng nhiều hóa chất tẩy rửa và hệ thống xả nước thải của nó không tuân theo các quy định của Việt Nam.
“Người dân cũng thấy rằng chính phủ đang có những cái mắc mớ rất lớn...Vì nguyên nhân có thể liên quan đến nhà máy Formosa...Nếu liên quan tới đó, thì do những sai sót từ hồi trước. Chính phủ đã cấp phép dễ dàng, không kiểm tra chuyện xử lý nước thải, và họ có một phần trách nhiệm lớn trong chuyện xả thải này.
Cựu ký giả Huỳnh Ngọc Chênh nói.

Hồi đầu tháng này, ngày 2/6, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nói đã xác định được nguyên nhân cá chết nhưng chưa công bố vì cần điều tra thêm để có “đầy đủ chứng cứ vi phạm pháp luật” nhằm xác định thủ phạm. Gần cuối tháng, một Phó Tổng cục trưởng của Bộ Công an nói có thể có họp báo vào ngày 29/6 để cung cấp thông tin về nạn cá chết.
Việc nhà chức trách trì hoãn công bố thông tin và dời ngày họp báo càng làm tăng thêm sự nghi ngại của công chúng về tính minh bạch. Cựu ký giả và hiện là một nhà hoạt động vì dân chủ Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét với VOA:
“Người dân cũng thấy rằng chính phủ đang có những cái mắc mớ rất lớn. […] Vì cái nguyên nhân có thể liên quan đến cái nhà máy Formosa. […] Nếu liên quan tới đó, thì do những sai sót từ hồi trước. Chính phủ đã cấp phép dễ dàng, không kiểm tra chuyện xử lý nước thải, và họ có một phần trách nhiệm lớn trong chuyện xả thải này”.

Giải pháp chống tệ nạn con ông cháu cha

Đăng lúc: 26/06/2016 10:59

Minh họa. Nguồn internet
Lời bàn của Trần Hữu Dũng:
Bài này khá, nhưng khi đề nghị một Ban Chuyên trách "Hoạt động kiểm tra độc lập với hệ thống quyền lực Đảng và chính phủ" thì quả là không tưởng! 
(Mà nếu có Ban này thì thành viên của nó cũng sẽ toàn là con ông cháu cha!)
   Hiện tượng Con Ông Cháu Cha (viết tắt COCC) không thiếu trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, nếu trước kia nó chỉ khép nép thì trong chục năm lại đây nó không còn e dè nữa, và trong vòng một hai năm gần đây nó trở nên ngang ngược, công khai thách thức lương tâm xã hội.
Đã có nhiều đề xuất về giải pháp cho vấn nạn này. Sau đây là một đề xuất như vậy của một chuyên viên về tổ chức quản lý từng làm việc ở các công ty đa quốc gia châu Âu và Mỹ.
COCC thực là một câu hỏi thách thức lương tâm, nhưng nó chỉ là một mặt của vấn đề rộng hơn và nhức nhối hơn nhiều: vấn đề nhân sự khiến cho các chức trách lớn và rất lớn lọt vào tay những con người bất xứng hay tệ hơn đã từng vướng vào nhiều lỗi về năng lực chuyên môn lẫn đạo đức cá nhân, nhưng họ vẫn tiếp tục được cất nhắc và bổ nhiệm. Do thiếu vắng tài năng và đạo đức, chức trách trong tay không phải để họ phục vụ nhân dân mà để họ tận vơ vét và chuẩn bị cho con cháu họ thay thế! Và chu kỳ vơ vét lại tiếp tục!

Thế nào là Con Ông Cháu Cha?

Hiện tượng Con Ông Cháu Cha là hiện tượng người con, cháu, em…, nghĩa là người thân của một quan chức, được đề bạt, bổ nhiệm bởi quan chức đó hay dưới áp lực, ảnh hưởng của quan chức đó. Một thí dụ như vậy được thấy qua trường hợp ông Lê Phước Hoài Bảo, vị Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam gây xôn xao dư luận năm ngoái, và mới đây là con của nguyên Bộ trưởng bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.