Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Tin vui cho cán bộ: Gái bán dâm dụ cán bộ đi khách sạn để trừ tiền phạt

  • 2.6k
  • 3
 "Khi bị bắt quả tang bán dâm, nhiều cô gái ở Sài Gòn không có tiền đóng phạt, nên mời cán bộ đi khách sạn để trừ tiền", cán bộ phòng chống mại dâm ở TP HCM cho biết.
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm về phòng chống mại dâm trên địa bàn tổ chức sáng 8/7, ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP HCM, cho biết tình hình mại dâm có chiều hướng phức tạp, hoạt động biến tướng, trá hình.
Theo ông, hoạt động mại dâm diễn tiến bằng nhiều phương pháp khác nhau với mức độ tinh vi, phức tạp ngày càng cao. Trong đó có tình trạng mại dâm thông qua qua các đường dây gái gọi, du lịch tình dục, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm. Môi giới điều hành các hoạt động mại dâm thông các phương tiện thông tin hiện đại như mạng xã hội, núp bóng dưới các dịch vụ trá hình. Điều này gây khó khăn cho cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó, tình trạng người bán dâm sử dụng ma túy có xu hướng gia tăng, người mua dâm thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi khác nhau; xuất hiện ở một số tuyến đường, tụ điểm, nơi công cộng đã tác động xấu đến môi trường văn hóa...
Ông Lê Hồng Anh - Trưởng phòng phối hợp phòng chống mại dâm và mua bán người thuộc Chi Cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP HCM, cho biết trong 6 tháng đầu năm, các Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra 2.767 cơ sở kinh doanh các ngành nghề nhạy cảm, phát hiện 1.195 nơi vi phạm (chiếm 46%).
Gai ban dam du can bo di khach san de tru tien phat hinh anh 1
Một nhà hàng karaoke không phép ở TP HCM bị công an kiểm tra. Ảnh: Khánh Trung.

Xã Cảnh Dương-Quảng Bình ( 3 lần phong anh hùng):Đề xuất ngừng hoạt động đối với Công ty Formosa Hà Tĩnh


Đăng ngày : 8/07/2016



Đó là ý kiến của nhân dân xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) trong cuộc đối thoại với lãnh đạo xã sau khi công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra cá chết
Sau khi có kết quả về vụ cá chết tại 4 tỉnh miền Trung, nhân xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu lãnh đạo xã có cuộc đối thoại với dân. Cuộc đối thoại này với sự tham gia của 100 – 120 người tham gia và đã có 7 nhóm ý kiến được ngư dân Cảnh Dương nêu ra.
Tôn trọng ý kiến của dân, tất cả những điều này đã được UBND xã chuyển thành văn bản gửi đến lãnh đạo huyện Quảng Trạch.

Bộ trưởng VH,TT&DL thấy xấu hổ vì nghệ thuật Việt chưa có tinh hoa

Dân trí Trong hội nghị sơ kết công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2016, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện thẳng thắn nhìn nhận: “Các nhà hát đang thiếu các tác phẩm đỉnh cao”.

“Tư lệnh” ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch chia sẻ rằng, đã lâu lắm rồi nghệ thuật Việt Nam chưa có những tinh hoa. Vì lẽ đó mà các Bộ trưởng nước ngoài đến thăm Việt Nam khi tiếp đón chúng ta chỉ biết làm duy nhất là mời cơm. Cùng lắm thì cũng chỉ gọi một vài ca sĩ, đoàn nghệ thuật đến biểu diễn, chương trình hoàn toàn không xứng tầm, không có tinh hoa, làm bản thân người đứng đầu ngành vô cùng xấu hổ.
“Chúng ta đang đi lạc đường, chạy theo sự vụ, tầm thường. Chúng ta phải đi vào những nhiệm vụ đích thực là đỉnh cao và bảo tồn. Chúng ta phải bảo tồn nhưng không để mất đi đỉnh cao”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, trước mắt, Bộ phải đi vào những nhiệm vụ đích thực là làm những gì đỉnh cao, bên cạnh việc gìn giữ những gì đã có.
Bên cạnh đó, về vấn đề xã hội hóa Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Nhà hát cung đình Huế hiện nay có 200 biên chế phải bảo tồn và hoàn toàn do nhà nước bao cấp, nếu nhà nước không có là mất hết. Việc bảo tồn không thể cứ mãi ngồi đấy đợi nhà nước mà phải thay đổi cơ chế tức là bản thân các đơn vị phải năng động hơn, có những tác phẩm biểu diễn thu hút, bán vé kết nối du lịch”.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại sự kiện Sơ kết công tác Văn hoá, Thể thao & Du lịch 6 tháng đầu năm 2016 tại Hà Nội sáng nay. Ảnh: H.G
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại sự kiện Sơ kết công tác Văn hoá, Thể thao & Du lịch 6 tháng đầu năm 2016 tại Hà Nội sáng nay. Ảnh: H.G

Phó thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ con trai ông Vũ Huy Hoàng

(Chính trị) - Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ trưởng Công Thương báo cáo về việc cổ phần hóa các DN trực thuộc bộ và việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải tại Sabeco trước ngày 30/7 tới.

Trong công văn trả lời kiến nghị của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) của Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ trưởng Công Thương chỉ đạo kiểm tra, xem xét giải quyết kiến nghị của VAFI.
Phó thủ tướng yêu cầu bộ thông báo kết quả giải quyết cho VAFI, báo cáo kết quả tới thủ tướng trước ngày 30/7/2016.
Pho thu tuong yeu cau bao cao vu con trai ong Vu Huy Hoang hinh anh 1
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ trưởng Công Thương báo cáo về việc cổ phần hóa và bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải trước ngày 30/7 tới.
Trước đó, ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Chủ tịch VAFI đã có tới 8 lần gửi công văn liên quan tới vụ việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải tại Sabeco và việc cổ phần hóa một số doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ Công Thương tới bộ này, nhưng chưa nhận được câu trả lời.

Hà Tĩnh không thể mãi dựa vào mỗi Formosa để phát triển kinh tế!

09:53 | 08/07/2016

Tamnhin.net - Từ một trong những tỉnh nghèo, đến năm 2009, tỉnh Hà Tĩnh đã gia nhập câu lạc bộ 1000 tỷ đồng. Kỳ Anh – từ một nơi được xem là vùng đặc biệt khó khăn bỗng “trở mình” nhộn nhịp kể từ khi Khu kinh tế Vũng Áng được đầu tư mạnh mẽ, trọng tâm nhất là dự án đầu tư và xây dựng Nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương (dự án Formosa) do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan làm chủ đầu tư. Và chính dự án này đã đem lại nguồn thu lớn nhất cho thành tích thu ngân sách tỉnh này. Tuy nhiên, những sự kiện gần đây cho thấy, Hà Tĩnh không thể mãi dựa vào mỗi Formosa nếu như muốn phát triển bền vững và lâu dài.
Thu ngân sách tăng vọt nhờ Formosa
Vào ngày 21-5-2008, Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh có đơn đề nghị Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận đầu tư và vào ngày 12-6-2008, Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu với thời hạn 70 năm cho công ty này.
  
 Kỳ Anh nói riêng và Hà Tĩnh nói chung đã có sự tăng tốc về kinh tế nhờ vào Formosa.

Bảo vệ BV Nhi T.Ư chặn xe cứu thương: Tin lời bà PGĐ hay tin anh tài xế chân quê?; Lãnh đạo Bệnh viện Nhi không trung thực, người dân tung thêm bằng chứng tố cáo; Hành vi "táng tận lương tâm" của bảo vệ Bệnh viện Nhi Trung ương

Những phát ngôn và chia sẻ trái chiều giữa bà Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương - anh lái xe Nguyễn Cảnh Toàn chắc đã không có “hồi kết” nếu như chiều ngày 7.7, trên mạng không chia sẻ một clip cận cảnh và rõ hơn được một người dân chứng kiến vụ việc từ đầu quay lại...
► Vụ bảo vệ cản xe cấp cứu: Giám đốc BV Nhi lên tiếng
 Bộ trưởng Tiến chỉ đạo kiểm tra gấp vụ "chặn xe cứu thương"
Vụ việc ở BV Nhi TW: "Tôi chỉ mong những người mẹ khác không phải chịu nỗi đau như mình" 
Xuất hiện thêm clip ghi lại việc "chặn xe cứu thương" gây phẫn nộ
► Tài xế xe cấp cứu bị bảo vệ Bệnh viện Nhi TW cản trở: Tôi rất xót thương cho cháu bé!
Sự thật về thanh niên 'hổ báo' chặn xe cứu thương BV Nhi Trung ương

Liên quan tới clip tố bảo vệ của Bệnh viện Nhi Trung ương dùng những lời lẽ “sặc mùi xã hội đen” và được cho là ngăn cản, không cho cứu thương vào đón một em bé quê Nghệ An sắp mất về quê. Chiều tối ngày 6.7, lãnh đạo bệnh viện Nhi Trung ương là bà Lê Thị Minh Hương - Phó Giám đốc Bệnh viện này đã vội vàng khẳng định rằng “không có chuyện nhân viên bảo vệ của bệnh viện ngăn cản xe cứu thương” và rằng “trên xe không có bệnh nhân nào cả”.

Bà Hương cũng thông tin rằng: “Cơ quan công an đang đang xác minh xe cấp cứu trên có phải xe tư đội lốt hay không” để “xử lý”.


Mẹ của em bé xấu số khóc lóc khi bảo vệ không cho xe cấp cứu chở con mình ra khỏi bệnh viện. (Ảnh cắt từ clip)

Thế rồi ngày 7.7, phóng viên của báo điện tử Dân Việt đã tìm tới tận nhà của anh lái xe cứu thương quê tận Nam Đàn - Nghệ An để tìm hiểu thêm sự việc. Anh Toàn khẳng định mình không “đặt điều” và những diễn biến trong clip được tung lên mạng vào ngày 2.7 là sự thật.

“Nhìn cháu bé thoi thóp, sắp qua đời, tôi và người nhà như cắt từng khúc ruột. Tôi chọn nghề này không chỉ vì thu nhập mà còn là lương tâm nữa. Họ (bảo vệ bệnh viện – PV) nhất quyết đòi khoá xe tôi và lặp đi lặp lại câu nói: “đây là quy định của bệnh viện, đây là quy định của bệnh viện”. Khi tôi gọi cho cảnh sát 113 đến thì mãi rất lâu sau họ mới cho xe tôi chở cháu bé ra khỏi cổng bệnh viện. Lúc đấy, tôi quay lại nhìn thì cháu bé đã tắt thở rồi” - anh Toàn nói.

Anh Toàn cũng thông tin với phóng viên: Cách đây 2 năm (năm 2014) khi anh đến đón một bệnh nhân quê ở Đô Lương, Nghệ An, cũng bị bảo vệ của Bệnh viện Nhi Trung ương ngăn cản quyết liệt. “Lúc đó người nhà phải đưa cháu ra xa khỏi bệnh viện anh mới có thể tiếp cận, đón bé lên xe và đưa về quê cho gia đình lo hậu sự được” – anh Toàn nói.


Bà Lê Thị Minh Hương – Phó Giám đốc Bệnh viện với phát ngôn “không có chuyện nhân viên của bảo vệ ngăn cản xe cứu thương”. (ảnh chụp màn hình).

EU chuẩn bị ra tuyên bố lên án Trung Quốc ở Biển Đông; Tòa chưa phán quyết, Trung Quốc đã ngang nhiên vi phạm UNCLOS 1982

Khi tòa án quốc tế tuyên bố phán quyết vào 12/7 tới đây, Biển Đông sẽ không còn là một vấn đề của Châu Á Thái Bình Dương và EU sẽ cần phải hành động.

Châu Âu cuối cùng cũng đã lên tiếng về quan điểm của mình đối với tình hình căng thẳng ở Biển Đông trước ngày đưa ra phán quyết của PCA vào hôm 12/7 tới đây.
Vào ngày 23 và 24 tháng 6, trong khi toàn thế giới theo dõi diễn biến cuộc bỏ phiếu Anh rời khỏi EU (Brexit), khoảng 20 chuyên gia về châu Á từ Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu và Úc đã tập trung tại Đại học Tự do Berlin để thảo luận một vấn đề riêng biệt.
    EU chuẩn bị ra tuyên bố lên án Trung Quốc ở Biển Đông - Ảnh 1
Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Mặc dù Nhật Bản mới là đề tài chính thức, nhưng Trung Quốc lại trở thành tiêu điểm xuyên suốt cuộc hội thảo. Điều này phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của châu Âu với cường quốc mới nổi ở châu Á, quốc gia được cho là có thể thay đổi tình hình an ninh toàn cầu.

Cộng sản Trung Quốc đã xây dựng được thiên đường...

Choáng ngợp với 'dinh thự đắt nhất Trung Quốc' giá 3.500 tỉ đồng

TPO - Dinh thự này mang tên “Thiên đường”, toạ lạc tại Túc Châu, được xây dựng theo phong cách cung đình với 32 phòng ngủ, một hồ bơi lớn và một hầm rượu vang khổng lồ.
Choáng ngợp với 'dinh thự đắt nhất Trung Quốc' giá 3.500 tỉ đồng - ảnh 1Mới đây, một dinh thự có tên “Thiên đường” đã được rao bán trên trang web bất động sản toàn cầu Mansion Global và được quảng cáo là dinh thự đắt nhất Trung Quốc với giá chào bán 1 tỉ nhân dân tệ, tương đương 3.500 tỉ đồng.
Choáng ngợp với 'dinh thự đắt nhất Trung Quốc' giá 3.500 tỉ đồng - ảnh 2Dinh  thự này tọạ lạc tại Túc Châu, có diện tích khoảng 6.600 mét vuông.

Tin khó tin: Lãnh đạo đại tài, tôi rất phẫn nộ, 121 ngày 130 cuộc họp!

HÀ PHAN | 

Tin khó tin: Lãnh đạo đại tài, tôi rất phẫn nộ, 121 ngày 130 cuộc họp!

Chúng ta đã sai lầm. Tin khó tin lầm khi từng viết rằng muốn giàu chỉ cần vào Cty xổ số. Thu nhập chẳng là gì so với 1,4 tỷ/năm của sếp SCIC đâu quý vị ạ! Nhiều người khác lại nhầm bởi tin vào biện hộ của lãnh đạo BV Nhi Trung ương rằng bảo vệ không ngăn xe khiến trẻ chết vì clip thứ 2 tung ra sáng qua hoàn toàn khác. Còn bị cáo trong kỳ án giết người ở Hải Phòng khuyên VKS cùng CQĐT hãy dũng cảm nhận sai đừng để oan như Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén!?

1. Lãnh đạo đại tài
Tin khó tin: Lãnh đạo đại tài, tôi rất phẫn nộ, 121 ngày 130 cuộc họp! - Ảnh 1.
Hôm nay, Tin khó tin phải thừa nhận mình đã lầm khi từng viết làm giàu không khó, chỉ cần vào ngành xổ số.
Kể cả anh Phó Tổng Sabeco, con cựu Bộ trưởng Hoàng cũng phải ngưỡng mộ lãnh đạo Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Trung Quốc và Nga sắp tập trận chung ở Biển Đông?

Dân trí Trang tin The Diplomat ngày 6/7 cho biết giới chức Trung Quốc và Nga đang tiến hành thảo luận về khả năng tổ chức tập trận hải quân tại Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa các nước trong khu vực.


Tàu chiến Trung Quốc (Ảnh: SCMP)
Tàu chiến Trung Quốc (Ảnh: SCMP)
Trang Diplomat dẫn thông tin từ mạng tin quân sự Trung Quốc cho biết nước này và Nga được cho là sẽ tổ chức tập trận hải quân chung, có tên gọi là Joint-Sea 2016, vào tháng 9 tới tại Biển Đông.

Những sự thật không tin nổi về Đông trùng hạ thảo Việt Nam


(VTC News) - Loại nấm đông trùng thuộc chủng nấm tốt nhất, cho hàm lượng hoạt chất cao nhất, nuôi từ hợp chất sâu tằm, sâu chít, giá chỉ khoảng 15 đến 20 triệu đồng/1 kg khô.

Đông trùng hạ thảo được các nhà khoa học cho rằng có nhiều công dụng thần kỳ. Tuy nhiên ở Việt Nam, có 6 sự thật về Đông trùng hạ thảo sẽ khiến nhiều người bất ngờ.
Dong-trung-ha-thao (1)

Nấm đông trùng thảo hiện đang bán ở Việt Nam với những cái giá rất khó tin. Hồi đầu tầm 400 triệu/kg khô, sau tụt xuống 100 triệu/kg, và giờ có nơi rao bán 50-60 triệu/kg.

Sự thật 1: Giá của Đông trùng hạ thảo tự nhiên vùng Nepal, Tây Tạng, lên tới 3 tỷ đồng/kg, là sự thật, và cả thế giới đang mua bán với giá đó. Nhưng chịu khó đọc kỹ, thì nó không phải “thần dược” chữa bệnh hiểm nghèo mà chủ yếu là tác dụng bồi bổi cơ thể.

Hậu thảm họa Formosa: Đất sản xuất không còn, cả đời chỉ biết bám biển, nay chuyển nghề gì?; Formosa 'tráo' công nghệ, chọn rẻ và ô nhiễm

07/07/2016, 08:03 (GMT+7)
Bài toán đặt ra là ở những địa phương không còn một thước đất trống; độ tuổi lao động đều ngoài 35, 40; vốn thuần ngư hai ba chục năm nay, không có tay nghề gì... thì chuyển đổi nghề cho ngư dân thế nào?
13-26-10_1
PCT xã Cẩm Nhượng cho rằng việc chuyển đổi nghề ở Cẩm Nhượng là cực kỳ khó  
Vì sự cố Formosa xả thải, ngư dân không thể vươn khơi mà có vươn khơi cũng không còn tôm, cá để đánh bắt, họ buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là ở những địa phương không còn một thước đất trống; độ tuổi lao động đều ngoài 35, 40; vốn thuần ngư hai ba chục năm nay, không có tay nghề gì... thì dù có lên bờ rồi cũng loay hoay như gà mắc tóc.
 Thiếu khả thi
Có thể nói những động thái và sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ trong việc tìm ra thủ phạm đầu độc biển các tỉnh miền Trung thời gian qua rất đáng được khen ngợi. Thế nhưng, bài toán trả lại môi trường biển sạch sau sự cố mới là vấn đề quan trọng và được người dân quan tâm nhất hiện nay.

Bộ GTVT ra “Tối hậu thư” cho Đường sắt Cát Linh – Hà Đông

(Xã hội) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Trương Quang Nghĩa đã ra “tối hậu thư” yêu cầu Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông phải hoàn thành trước ngày 31/12/2016. Tuy nhiên, trước những khó khăn ngổn ngang của dự án này, dư luận vẫn đặt dấu hỏi liệu tuyến đường sắt này có về đích đúng hạn?

“Tối hậu thư” cho Đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Ảnh minh họa.
Bộ GTVT ra “tối hậu thư” cuối cùng?
Liên tục chậm tiến độ và lỡ hẹn về mốc hoàn thành, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa đã phải ra “tối hậu thư” để đốc thúc tổng thầu là Công ty HH tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc tập trung lực lượng, bổ sung nhân sự trong công tác quản lý, thi công để đáp ứng tiến độ, chậm nhất ngày 31/12/2016 hoàn thành ga Cát Linh và ga Vành đai 3, các ga còn lại hoàn thành trước ngày 1/10/2016.
Trong thông điệp gửi Tổng thầu, đánh giá về tổng thể tiến độ Dự án, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho rằng, mặc dù từ tháng 10/2014, Bộ GTVT đã trực tiếp chỉ đạo và có nhiều giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tồn tại của Dự án nhưng đến nay, tiến độ thi công vẫn chưa đáp ứng kế hoạch, ảnh hưởng đến hình ảnh của các nhà thầu Trung Quốc đang tham gia tại thị trường Việt Nam.
Trao đổi với P.V, ông Triệu Khắc Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng công trình giao thông thuộc Bộ GTVT cho biết, hiện dự án này vẫn đang nằm trong tiến độ hoạch định. Theo mốc thời gian cuối cùng mà Bộ trưởng Bộ GTVT đưa ra thì còn khoảng gần 6 tháng nữa công trình này phải hoàn thành.
Với trách nhiệm của đơn vị giám sát thực hiện hợp đồng, Cục Quản lý chất lượng công trình giao thông đang dựa vào những mốc thời gian được “chốt” rất cụ thể này để đốc thúc tiến độ đối với Tổng thầu. Còn việc Dự án có về được “đích mới” như đã định hay không (31/12/2016) thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Cụ thể, tiến độ tháo gỡ các vướng mắc hiện tại của Dự án không chỉ phụ thuộc vào phía Trung Quốc, mà còn liên quan đến cả phía Việt Nam. Bộ GTVT đang xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất cho áp dụng cơ chế đặc thù đối với dự án này nhằm đẩy nhanh tiến độ, tìm “phương án đầu ra” cho Dự án.
Theo đại diện Bộ GTVT, với  Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông, ngoài khó khăn về vốn để thi công tiếp (phần vốn tăng thêm của Dự án), còn rất nhiều vấn đề liên quan, khá phức tạp.
Vẫn “ngổn ngang trăm mối”
Theo đại diện Bộ GTVT, với  Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông, ngoài khó khăn về vốn để thi công tiếp (phần vốn tăng thêm của Dự án), còn rất nhiều vấn đề liên quan, khá phức tạp, do đây là dự án đầu tiên Bộ triển khai theo hình thức hợp đồng EPC, sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc. Văn bản quy phạm pháp luật cũng như cách thức triển khai của Trung Quốc và Việt Nam là khác nhau, vì vậy, sự vướng mắc trong quá trình triển khai Dự án là khó tránh khỏi. Để Dự án triển khai đúng tiến độ, cần có sự chia sẻ từ 2 phía và các bên liên quan.
Lãnh đạo Bộ GTVT cũng cho biết, qua giám sát trực tiếp tại công trường Dự án cho thấy, hiện tại Tổng thầu vẫn chưa tập trung tối đa lực lượng, nhất là nhân sự quản lý, thi công để đáp ứng tiến độ Dự án; công tác hoàn thiện đối với các ga đã hoàn thành xong kết cấu khung chính vẫn chưa được Tổng thầu quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, Tổng thầu vẫn chưa lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng phương án lắp đặt thiết bị khi thiết bị của Dự án được chuyển về Việt Nam…
Tại cuộc họp mới đây kiểm điểm tiến độ Dự án với các bên liên quan, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đã yêu cầu Tổng thầu phải có báo cáo chi tiết cho từng hạng mục đang thi công để Ban QLDA đường sắt cùng các bên liên quan có thể kiểm soát tiến độ, đồng thời thay thế ngay các nhà thầu phụ không đáp ứng yêu cầu.
Đối với Ban QLDA đường sắt, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa yêu cầu, cần phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung giải quyết các vướng mắc đối với hợp đồng mua sắm thiết bị trên nguyên tắc tôn trọng hợp đồng EPC theo hình thức hợp đồng trọn gói; khẩn trương thành lập đoàn kiểm tra, nghiệm thu đối với đoàn tàu mẫu đã chế tạo tại Trung Quốc làm cơ sở để tiến hành sản xuất đại trà. Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cũng yêu cầu Ban QLDA đường sắt chỉ đạo Tổng thầu tăng cường kiểm tra, giám sát vấn đề an toàn thi công, an toàn lao động, tuyệt đối không để xảy ra các sự cố như thời gian qua.
Mặc dù “hạn chót” để hoàn thành Dự án đã được “chốt”, các hạng mục công trình được hoàn thành vào cuối năm 2016, nhưng để đưa vào vận hành công trình này thì vẫn phải mất một thời gian không ngắn để vận hành thử đoàn tàu, kiểm tra an toàn, lái tàu, thẩm định an toàn. “Sau khi xây xong, phải vận hành chạy thử đoàn tàu 1 – 2 tháng. Nếu quá trình vận hành thử mà bị trục trặc thì lại mất thời gian để khắc phục, không phải cứ xây xong là chạy được luôn”, đại diện Cục Quản lý chất lượng công trình giao thông cho biết.
Một câu hỏi được đặt ra ở đây là với những khó khăn đang chồng chất, liệu bao giờ công trình đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ về đích, được đưa vào vận hành thương mại một cách an toàn? Và liệu Tổng thầu, vì danh dự và trách nhiệm, có dốc sức để hoàn thành công trình này để lấy lại lòng tin, uy tín và hình ảnh của nhà thầu Trung Quốc tại thị trường xây dựng Việt Nam hay không?
(Theo Báo Đấu thầu)