Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Hậu thảm họa Formosa: Đất sản xuất không còn, cả đời chỉ biết bám biển, nay chuyển nghề gì?; Formosa 'tráo' công nghệ, chọn rẻ và ô nhiễm

07/07/2016, 08:03 (GMT+7)
Bài toán đặt ra là ở những địa phương không còn một thước đất trống; độ tuổi lao động đều ngoài 35, 40; vốn thuần ngư hai ba chục năm nay, không có tay nghề gì... thì chuyển đổi nghề cho ngư dân thế nào?
13-26-10_1
PCT xã Cẩm Nhượng cho rằng việc chuyển đổi nghề ở Cẩm Nhượng là cực kỳ khó  
Vì sự cố Formosa xả thải, ngư dân không thể vươn khơi mà có vươn khơi cũng không còn tôm, cá để đánh bắt, họ buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là ở những địa phương không còn một thước đất trống; độ tuổi lao động đều ngoài 35, 40; vốn thuần ngư hai ba chục năm nay, không có tay nghề gì... thì dù có lên bờ rồi cũng loay hoay như gà mắc tóc.
 Thiếu khả thi
Có thể nói những động thái và sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ trong việc tìm ra thủ phạm đầu độc biển các tỉnh miền Trung thời gian qua rất đáng được khen ngợi. Thế nhưng, bài toán trả lại môi trường biển sạch sau sự cố mới là vấn đề quan trọng và được người dân quan tâm nhất hiện nay.

3 tháng qua, tôm cá cạn kiệt, ngư dân đánh bắt về không tiêu thụ được kéo theo hệ lụy “đói” ở khắp các địa phương bị ảnh hưởng. Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh nhanh chóng ban hành một số chính sách hỗ trợ ngư dân, trong đó có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.
Quyết định số 1822, ngày 1/7/2016 của UBND tỉnh có đoạn ghi: “Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho hộ nghèo và hộ cận nghèo vay vốn thực hiện chuyển đổi ngành nghề (từ khai thác đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản mặn lợ, hậu cần nghề cá, nghề muối bị ảnh hưởng trực tiếp chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc làm nghề khác) đối với các khoản vay giải ngân phát sinh trong thời gian từ 1/7/2016 đến 31/12/2016, thời gian hỗ trợ lãi suất 12 tháng kể từ ngày giải ngân. Mức vay vốn hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/hộ”.
Phải hiểu rằng đây mới chỉ là chính sách tạm thời của tỉnh Hà Tĩnh. Nhưng qua đó cũng để thấy được vì sao khi tiếp cận chính sách này cả chính quyền cơ sở và người dân đều thở dài mà nói: “Chính sách thiếu khả thi”, “không thể thực hiện được”.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên phân tích, toàn xã Cẩm Nhượng có trên 2.700 hộ dân với 9.664 nhân khẩu; trong đó số khẩu đi biển chiếm tới hơn 4.000 người. Hầu hết tàu thuyền có quy mô nhỏ, đánh bắt vùng lộng.
Ngoài lực lượng trực tiếp đi biển, số nhân khẩu còn lại cũng dựa vào dịch vụ chế biến; khai thác du lịch biển để mưu sinh. Như vậy, đại bộ phận người dân Cẩm Nhượng chỉ biết dựa vào biển để sinh sống, bây giờ kêu họ chuyển đổi nghề nghiệp là một điều quá khó .
Trước tiên nói về độ tuổi lao động, số ngư dân đi biển chủ yếu đều trên 35 - 40, độ tuổi này nếu muốn đi XKLĐ cũng không đất nước nào nhận nữa. Thứ hai, quỹ đất Cẩm Nhượng đến thời điểm này không còn thước nào để phát triển trồng trọt, chăn nuôi hay NTTS. Toàn bộ diện tích 278,3ha đều đã sử dụng gần hết, diện tích nào còn dư ra cũng thuộc vùng nghĩa địa, rừng ngập mặn hay đồng muối đã có chủ.
13-26-10_4
Ngành nghề dễ phát triển nhất ở Cẩm Nhượng là dịch vụ du lịch cũng đang “đóng băng” do sự cố môi trường  
Thứ ba, diện hỗ trợ và định mức hỗ trợ quá hẹp và thấp nên ngư dân không mặn mà. “Bây giờ mức hỗ trợ lãi suất không quá 50 triệu đồng thì làm được cái gì, mà kể cả hỗ trợ luôn số tiền 50 triệu đồng cũng không có đất để chăn nuôi; ra chợ các ki ốt cũng đâu vào đấy cả rồi. Đời sống bà con đang rất khó khăn, nhu cầu tiêu dùng không có thì mở cửa hàng dịch vụ rồi bán cho ai?”, ông Hùng lý giải.
Ông Phó Chủ tịch xã tiếp tục với một dẫn chứng khác là kinh doanh dịch vụ du lịch, nếu được hỗ trợ người dân về mua một chiếc xe ô tô phục vụ du khách, tuy nhiên trong thời điểm biển chưa biết bao giờ sạch, không có khách lui tới thì không ai dám liều đầu tư mấy trăm triệu đồng mua chiếc xe về chờ “trả lãi ngân hàng”.
Còn các ngành nghề khác như thợ xây, thợ mộc, hàn xì... nếu hộ dân nào có thể làm được họ đã phát triển cả. Bây giờ thợ có tay nghề còn thất nghiệp huống hồ là mấy ông chuyên đánh cá dưới biển giờ lên làm thợ, ai dám tin tưởng mà thuê chứ.
Một bất cập khác trong chính sách của tỉnh nữa là chỉ hộ nghèo, hộ cận nghèo mới được tiếp nhận chính sách này. Tuy nhiên, hộ nghèo, cận nghèo đã từng được hỗ trợ chính sách chuyển đổi nghề rồi nhưng nghề mà họ chuyển đổi cũng gắn liền với... biển. Vậy nên bây giờ chính sách này áp dụng ở Cẩm Nhượng là cực kỳ khó.
“Tôi thấy chỉ còn một kênh khả thi là tạo điều kiện cho con em đang có sức khỏe đi XKLĐ. Tuy nhiên, đối tượng có thể đi theo kênh này trên địa bàn không còn nhiều. Chung quy lại chỉ có biển mới giải quyết được hết lao động, mất biển là dân mất hết, đó là chưa kể những hệ lụy về tệ nạn xã hội, an ninh trật tự khi dân thiếu việc làm”, ông Hùng nhấn mạnh.
Ngư dân Nguyễn Viết Đinh (55 tuổi) ở thôn Phúc Hải, theo ông cha đi biển từ nhỏ. Gia đình ông hiện sử dụng thuyền công suất 40CV đánh bắt vùng lộng. Dù thuyền nhỏ nhưng cũng giải quyết được việc làm cho 8 lao động nuôi sống vợ con, cháu chắt ở nhà.
13-26-10_5
Thiệt hại do Formosa gây ra đối với ngư dân vùng biển Hà Tĩnh là quá lớn  
Ông Đinh bảo: “Chúng tôi quen “ăn sóng nói gió” từ nhỏ. Bây giờ bảo chúng tôi bỏ biển lên bờ thì làm gì được. Đi XKLĐ đã quá tuổi, làm dịch vụ không bán được hàng mà chăn nuôi lại không có đất. Giờ làm cái chuồng gà cũng cần 10 - 20m2 đất nhưng ở Cẩm Nhượng nhà sát nhà, tường sát tường rồi, mỗi cái đường đi cũng không thể mở rộng được nữa thì chuyển đổi kiểu gì được đây”.
Chung quan điểm, ông Võ Quang Hoa (56 tuổi), trưởng thôn Phúc Hải cho rằng: “Những vùng khác đang có rừng, bãi cát, có thể lên rừng trồng cây hoặc phát triển trồng trọt. Chứ Cẩm Nhượng bốn bề san sát nhà cửa, không còn tấc đất, bìa rừng nào trống thì việc chuyển nghề chỉ là ảo tưởng”.
Chính sách cần sát thực tế
Ông Nguyễn Văn Hùng cho hay, việc ông mạnh dạn trao đổi về khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp của xã là mong muốn Chính phủ căn cứ vào thực tế từng địa phương cụ thể để xây dựng chính sách. Hơn nữa, nguồn lực trong chính sách cũng phải tương xứng, đáp ứng được mức tối thiểu để người dân có thể tiếp cận, chuyển sang một nghề mới. Còn ông Nguyễn Viết Đinh, Võ Quang Hoa cho rằng, dù có chuyển nghề gì cũng phải gắn liền với biển, ngư dân vẫn phải bám biển mưu sinh. “Chúng tôi nghĩ Chính phủ nên xây dựng chính sách cho dân chuyển từ nghề nhỏ sang nghề lớn. Tức là hỗ trợ dân đóng mới, nâng cấp tàu nhỏ lên tàu lớn để đánh bắt xa bờ, như vậy vừa giải quyết được bài toán việc làm vừa bảo vệ được chủ quyền biển đảo”...  
THANH NGA...
Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/dat-san-xuat-khong-con-ca-doi-chi-biet-bam-bien-nay-chuyen-nghe-gi-post169031.html | NongNghiep.vn


Các chuyên gia cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan giám sát thực hiện đầu tư khi để Formosa thay đổi công nghệ luyện cốc từ dập khô thành dập ướt.

Dự án Formosa Hà Tĩnh
Dự án Formosa Hà TĩnhDự án Formosa Hà Tĩnh
Chọn công nghệ rẻ, ô nhiễm

Theo Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, khi kiểm tra liên ngành, phát hiện Formosa làm sai thiết kế cơ sở. Thay vì công nghệ luyện cốc là dập khô thì chủ đầu tư đã chuyển sang dùng công nghệ dập ướt. Lý giải về việc "tráo" công nghệ, tổng giám đốc một doanh nghiệp lớn trong ngành thép giải thích, trong xử lý cốc để luyện thép, hiện có hai công nghệ phổ biến là luyện cốc khô và xử lý ướt. Công nghệ khô ưu điểm ở chỗ thu hồi nhiệt và ít ô nhiễm môi trường, trong khi công nghệ ướt nhược điểm là nguồn nước thải ra lớn và gây mất nhiệt.

Chủ tịch Hiệp hội Thép, ông Hồ Nghĩa Dũng trong cuộc trao đổi với Thanh Niên cũng khẳng định, nếu dùng công nghệ ướt thì kinh phí thấp hơn. TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, việc thay đổi công nghệ trong thiết kế và mãi sau này cơ quan chức năng mới phát hiện đã cho thấy có nhiều lỗ hổng trong giám sát đầu tư xây dựng."Mặc dù đến nay dự án chưa chính thức vận hành, song những vi phạm trong quá trình triển khai dự án cho thấy quá nhiều điều bất cập trong các quy định của nhà nước về giám sát thực hiện. Thay đổi công nghệ không theo thiết kế là sự vi phạm lớn", ông Thắng nhận xét.

Bởi theo ông Thắng, đành rằng Nghị định 12/2009 trao quyền cho chủ đầu tư quyết định công nghệ nhưng một khi thay đổi thì doanh nghiệp phải báo cáo và giải trình việc thay đổi đó có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả dự án, tác động đến môi trường… và những thay đổi phải theo hướng tác động tích cực chứ không thể ngược lại.

"Đặc biệt, cần xem xét tại sao thiết kế là vậy nhưng khi nhập máy móc thay đổi mà vẫn qua được cửa hải quan. Vậy thì cần làm rõ xem tại thời điểm đó quy định về khai báo nhập khẩu thế nào… cần kiểm tra đối chiếu xem thực tế có đúng với mẫu mã, chủng loại phù hợp với thiết kế công trình mà anh được cấp phép", ông Thắng nói. Về vấn đề này, lãnh đạo Chi cục Hải quan Vũng Áng thừa nhận, phần lớn máy móc, thiết bị của Formosa nhập khẩu đều được mở tờ khai tại Vũng Áng. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu thì hải quan chủ yếu đối chiếu giữa hàng với các chứng thư thẩm định xem có trùng khớp hay không chứ không thể phân biệt các yếu tố công nghệ, kỹ thuật.

Cần xem lại việc phân cấp

Ở một khía cạnh khác, TS Lưu Bích Hồ chia sẻ, vụ việc cho thấy mục tiêu thu hút FDI để nâng cao công nghệ sản xuất trong nước trong trường hợp này đã thất bại. “Không chỉ công nghệ của nhà máy này mà nói chung, nếu cứ thu hút các dự án thép kiểu này thì phải đánh đổi môi trường là rất lớn vì đây là ngành có công nghệ gây ô nhiễm nhiều nhất”, ông bình luận. Kể lại câu chuyện mà một lãnh đạo Vụ Giám sát - Thẩm định của Bộ Kế hoạch - Đầu tư chia sẻ rằng hầu hết các nhà máy đắp chiếu do công nghệ lạc hậu đều diễn ra sau khi phân cấp cấp phép đầu tư cho địa phương, theo TS Hồ: “Điều đó cho thấy các địa phương sẵn sàng chạy theo số lượng mà bỏ qua yếu tố chất lượng, hoặc cũng có thể năng lực ở địa phương không thể thẩm định được chất lượng công nghệ mới xảy ra chuyện như thế”…

“Có lẽ đã đến lúc phải xem xét lại vấn đề phân cấp cũng như các quy định về giám sát. Đồng ý phân cấp thể hiện sự dân chủ, nhưng qua những vụ việc kiểu Formosa cho thấy lỗ hổng trong giám sát là rất lớn. Nếu các bộ như Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên - Môi trường hay Công thương không có những cơ chế giám sát thực hiện đầu tư, nhập khẩu máy móc mà cứ giao phó cho các địa phương thì rất có thể địa phương sẽ dễ dãi và gây hậu quả lớn”, TS Lưu Bích Hồ cảnh báo.

Vị chuyên gia này gợi ý, chỉ cần nâng cao các yêu cầu về công nghệ đảm bảo môi trường thì tất yếu sẽ kéo theo chất lượng công nghệ, máy móc. “Bởi nói đơn giản, một cái xe có tiêu chuẩn khí thải Euro 4 thì công nghệ sẽ tốt hơn cái tiêu chuẩn Euro 2”, ông ví dụ.

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nhìn nhận, cơ quan quản lý đã nhận thấy lỗ hổng trong giám sát về thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định 12/2009 nên khi xây dựng Nghị định 59 thay thế vào năm ngoái, Chính phủ đã siết lại công tác thẩm định, phê duyệt dự án cũng như quá trình thực hiện dự án và ngay cả khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Nguyên An

(Thanh Niên)

Không có nhận xét nào: