Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

“Sắp công bố trách nhiệm trong vụ Trịnh Xuân Thanh”

Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh tiếp xúc cử tri quận Hải Châu, Đà Nẵng...

“Sắp công bố trách nhiệm trong vụ Trịnh Xuân Thanh”
Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh tiếp xúc cử tri Đà Nẵng ngày 30/11.
SONG HÀ
“Không chỉ kiểm tra ở Bộ Công Thương, mà còn các cơ quan khác nữa. Trong những ngày tới sẽ có công bố xác định trách nhiệm của các cơ quan trong việc đề bạt, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh”.

Thông tin trên được Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho biết tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hải Châu của đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, ngày 30/11.

Tại buổi tiếp xúc, trả lời chất vấn của cử tri về vụ việc liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, ông Đinh Thế Huynh cho hay hiện cơ quan chức năng đang làm rõ trách nhiệm trong việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Giải thích lý do vì sao các cơ quan chức năng không bắt giữ ngay ông Trịnh Xuân Thanh mà để ông này trốn sang nước ngoài, ông Huynh nói, vì thời điểm đó ông Trịnh Xuân Thanh mới bị kiểm tra, nên cơ quan bảo vệ pháp luật chưa có biện pháp ngăn chặn. Lợi dụng việc này, ông Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn.

Sai phạm liên quan ông Trịnh Xuân Thanh bị phát giác vào đầu tháng 6/2016, khi báo chí thông tin về việc Phó chủ tịch Hậu Giang được đưa đón bằng xe tư nhân Lexus LX570 giá 5 tỷ đồng, nhưng gắn biển xanh.

Tiếp đó, cơ quan chức năng đã làm rõ tình trạng thua lỗ nặng ở Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) - nơi ông Thanh từng là lãnh đạo chủ chốt, và dù doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ông Thanh vẫn được bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Bộ Công Thương, rồi Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) đã khởi tố tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 Bộ luật Hình sự đối với ông Trịnh Xuân Thanh, để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại PVC.

Cũng tại buổi tiếp xúc cử tri, trả lời câu hỏi về trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư kiêm Chủ tịch Hà Tĩnh trong sự cố môi trường biển miền Trung liên quan đến Formosa hồi tháng 4/2016, ông Đinh Thế Huynh cho biết, hiện Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang làm rõ trách nhiệm và mức độ vi phạm của ông Võ Kim Cự.

Bên cạnh đó, Ban Cán sự đảng và UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng bị kiểm tra, đặc biệt là về quá trình lắp đặt hệ thống xả thải của Formosa. Sau khi kiểm tra sẽ có thông báo tới mọi người dân và cử tri.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc " chơi " quả này đáng khen; Thủ tướng yêu cầu làm rõ phát ngôn 'xấu xa đậy lại' của cán bộ Thanh tra Chính phủ; Cấm biếu quà Tết Thủ tướng, bộ trưởng: Hà Nội hết tắc đường

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc chi phí làm logo thợ mỏ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam kiểm tra việc chi phí để làm quà tặng tại Tập đoàn này.
Thu tuong yeu cau kiem tra viec chi phi lam logo tho mo - Anh 1
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ nhận được Thư của ông Trần Ngọc Duy, phóng viên Báo Lao động thường trú tại Quảng Ninh phản ánh việc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam chi tiêu vào việc đúc logo kỷ niệm ngày truyền thống thợ mỏ một cách lãng phí, vi phạm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gây dư luận không tốt trong cán bộ, công nhân ngành than.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam kiểm tra việc này, báo cáo trung thực, chính xác chi phí cho việc làm quà tặng nêu trên và xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân có sai phạm.
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam báo cáo phương án tái cơ cấu, tiết kiệm chi phí, thực tế lượng than tồn kho và việc đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân mỏ. Kết quả thực hiện báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/12/2016.
PV


Thủ tướng yêu cầu làm rõ phát ngôn 'xấu xa đậy lại' của cán bộ Thanh tra Chính phủ



(VTC News) - Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ kiểm tra vụ việc và không để cán bộ phát ngôn theo kiểu "xấu xa đậy lại" gây bức xúc trong dư luận.

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra nhiều chỉ đạo cụ thể đối với công tác tổ chức cán bộ.


thu tuong nguyen xuan phuc 2

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra lại hượng tượng bổ nhiệm ở các bộ ngành khiến dư luận bức xúc trong thời gian vừa qua


Thủ tướng yêu cầu tăng cường cung cấp thông tin, bảo đảm công khai, minh bạch; mặt khác cần phải tập trung kiểm tra, giám sát thực hiện quy định phát luật về truyền thông, báo chí.
“Rút kinh nghiệm vụ việc tại Thanh tra Chính phủ, không thể có cán bộ phát ngôn như vậy, không thể che dấu, bưng bít, xấu xa đậy lại", Thủ tướng chỉ đạo.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Thanh tra Chính phủ làm rõ việc này.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng nhắc tới một số bộ ngành, địa phương xảy ra hiện tượng bổ nhiệm cán bộ vào cuối nhiệm kỳ, bổ nhiệm người nhà.
Tuy nhiên, các cơ quan quản lý giải trình thực hiện theo đúng quy trình đã gây bức xúc dư luận.
Thủ tướng chỉ đạo, Bộ Nội vụ khẩn trương tiến hành thanh tra công vụ, không để xảy ra tình trạng “một Sở 46 người thì 44 lãnh đạo”.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nội vụ làm việc ngay với Ban Tổ chức Trung ương rà soát lại các quy định về bổ nhiệm cán bộ xem có điểm gì cần khắc phục để tránh tình trạng xảy ra như vừa qua, quá số lượng, người nhà… mà vẫn đúng quy trình.
Đặc biệt, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ thực hiện ngay việc nghiên cứu, đề xuất thể chế về từ chức.
Thủ tướng cũng thẳng thắn nhận định, kỷ luật kỷ cương không nghiêm đang là hiện tượng đáng báo động.
“Còn khá phổ biến tình trạng trên bảo, dưới không nghe hoặc nghe xong để đấy; vi phạm kỷ luật hành chính, công vụ, pháp luật xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong nhân dân”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phải tập trung quán triệt tinh thần của Chính phủ là quyết tâm xây dựng bộ máy hành chính nhà nước liêm chính, trong sạch, hiệu lực hiệu quả, kỷ luật kỷ cương.
Thời gian qua, Tổ công tác của Thủ tướng đã hoạt động rất tích cực, bước đầu tăng cường ý thức cho các Bộ, ngành.
Thủ tướng yêu cầu tất cả các Bộ, ngành, địa phương đều phải có cơ chế kiểm tra đột xuất và thường xuyên, đôn đốc, giám sát việc thực hiện chỉ  đạo của cấp trên; không để tình trạng lời nói không đi đôi với việc làm.
Trước đó, ngày 24/11, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Ngô Văn Khánh cho biết, Tổng TTCP Phan Văn Sáu đã có ý kiến sẽ cho kiểm tra và yêu cầu báo cáo về việc ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ III (TTCP), được cho là có những phát ngôn coi thường báo chí trong cuộc làm việc với ĐH Quốc gia TP.HCM hồi tháng 9-2016.
Phó Tổng TTCP Ngô Văn Khánh khẳng định: “TTCP sẽ có thông tin đầy đủ về vụ việc theo quy định”.
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài hơn 10 phút ghi lại lời được cho là của ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ III (TTCP), trong buổi làm việc với lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường trực thuộc ĐH này ngày 28/9/2016.
Tại buổi làm việc này, người được cho là ông Mẫn nói: “...Thanh tra này là thanh tra định kỳ, không phải là thanh tra theo nghĩa dấu hiệu vi phạm, sai phạm quyết liệt gì cả. Bất kỳ thành viên đoàn thanh tra nào, kể cả từ trưởng đoàn thanh tra mà tiết lộ công trình này bị yếu kém hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài để báo chí biết thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nên hôm nay tôi nói rõ luôn, tôi đề nghị các thầy cô, đều là thành viên của Trường ĐH Quốc gia TP.HCM thế thôi. Không có dại gì mà đi cởi áo cho người xem lưng... Nên tôi đề nghị tất cả các thông tin báo chí, kể cả quá trình thanh tra các đồng chí không tiếp khách, trừ báo Đảng và tuyên truyền giúp đỡ nhà trường trong dịp tết... Tôi nói rõ bất kỳ nhà báo nào mà quấy nhiễu các đồng chí thì các đồng chí cứ điện trực tiếp cho tôi. Tôi sẵn sàng phối kết hợp đuổi nhà báo đó ngay chứ tôi chả ngại gì.
Bởi vì trong quá trình thanh tra mà báo chí nó nhiễu thì rất là nhục. Nên các đồng chí phải khắc phục ngay từ đầu không tiếp đoàn nào cả, kể cả làm quảng cáo cũng dẹp hết...”.

Minh Đức

Cấm biếu quà Tết Thủ tướng, bộ trưởng: Hà Nội hết tắc đường


Lời yêu cầu của Thủ tướng "các địa phương không được về Hà Nội chúc Tết" đang được kỳ vọng mang lại hình ảnh mới mẻ về một Chính phủ liêm chính. 
Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 29/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các địa phương không được về Hà Nội chúc tết, tặng quà cho Thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ trưởng mà hãy dành thời gian chủ động tập trung chăm lo Tết cho nhân dân. 
Yêu cầu này ngay lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt.
Bởi, giữa bao bộn bề của những tháng cuối năm, lời yêu cầu của Thủ tướng đang được kỳ vọng mang lại hình ảnh mới về một Chính phủ liêm chính.
Cấm biếu quà Tết Thủ tướng, bộ trưởng: Hà Nội hết tắc đường
Đường phố Hà Nội ngày giáp Tết. Ảnh: Phạm Hải
Hết cảnh sấp sấp, ngửa ngửa
Cảnh kẹt xe những ngày giáp tết, không biết từ bao giờ đã trở thành chuyện bình thường đối với người Hà Nội. 
Chỉ có điều kẹt xe không chỉ bởi “cuối năm có nhiều công trình dự án thi công nước rút, cũng không chỉ bởi người buôn bán đông, sinh viên đi học, người dân đi thăm thân…” như âm thanh vẫn phát ra hằng ngày từ những cái loa tại các nút giao thông trọng điểm của thủ đô, mà còn bởi vô số những chiếc xe mang biển số các tỉnh đổ về, mà đích đến không đâu khác là trụ sở các cơ quan trung ương và nhà riêng quan chức một số bộ ngành.
Càng gần Tết, những chiếc xe kiểu này càng hối hả, chiếc nào cũng sấp sấp ngửa ngửa, chạy ngang dọc khắp phố phường Hà Nội với lễ mễ quà cáp đi Tết cấp trên.
Chuyện đã thành lệ! Một cái lệ bất thành văn mà dẫu muốn hay không, phàm là cấp dưới, năm hết Tết đến, chưa “đi Tết” cấp trên thì chưa xong việc, ăn Tết không ngon!
Ngày Tết thăm nhau, tặng nhau cân trà hộp mứt, âu cũng là nét đẹp truyền thống của người Việt. Nhưng một khi nét văn hóa này đã bị biến tướng, là vỏ bọc mỹ miều cho những toan tính, vụ lợi, là chuyện “bà đưa chân giò ông thò chai rượu”… thì chuyện biếu xén, quà cáp ngày Tết thực sự đã trở thành một thứ tệ nạn.
Điều ấy ai cũng biết. Đảng biết, Chính phủ biết và người dân thì lại càng biết nhiều hơn.
Cũng từng có nhiều chỉ thị của Đảng ngăn cấm tình trạng sử dụng công quỹ để biếu xén, quà cáp trong các dịp Tết. Tuy nhiên, chỉ thị có đường đi của chỉ thị, ô tô có đường đi riêng của ô tô. Nên mỗi dịp cuối năm, đường phố Thủ đô vẫn cứ nườm nượp xe các tỉnh về Trung ương chúc Tết.
Chính phủ sạch
Nhưng lần này thì khác. Không văn bản, không chỉ thị. Bằng một thái độ thẳng thắn, chân thành nhưng hết sức quyết liệt, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu “ngay trong Tết nguyên đán này, các địa phương không về Hà Nội chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành. Ở các địa phương cũng vậy. Chính phủ phải làm gương”.
Tin bài liên quan: 
Chính phủ liêm chính phải là Chính phủ sạch. Đó là lời cam kết trước Quốc hội, trước cử tri và hơn hết là với danh dự cá nhân một đảng viên, một cán bộ cao cấp của Chính phủ. 
Đã hứa là phải làm. Làm không chỉ để thực hiện nghị quyết Trung ương 4 mà quan trọng hơn là để tạo niềm tin với dân về một chính phủ không tham nhũng. 
Quà biếu ngày Tết là nét đẹp văn hóa. Nhưng một khi món quà Tết đã biến chứng, đã có “mùi” trao đổi thì chuyện “cho - nhận” sẽ là bàn chân đầu tiên thò vào cái ngạch cửa của tham nhũng.
Vì thế, không thể một mình Thủ tướng, mà phải là sự đồng tâm hiệp lực, là sự đều tay của tất cả các thành viên Chính phủ. Bởi làm được điều đó mới mong giữ được tiếng thơm cho Chính phủ liêm chính.
Để lệnh cấm không bị biến tướng
Thủ tướng đã cấm các tỉnh về Hà Nội chúc Tết và yêu cầu ở các địa phương cũng triển khai nghiêm túc việc này.
Tuy nhiên, quà Tết, phong bao phong bì có chảy về Hà Nội hay không lại là do ý thức chấp hành của lãnh đạo các địa phương. Bởi đây không phải lần đầu những lệnh cấm kiểu này được ban hành.
Không khéo, người Hà Nội chưa kịp mừng dịp Tết này không còn cảnh kẹt xe vì ô tô các tỉnh đổ về thì lại phải bực mình vì sự gia tăng tần suất di chuyển của những chiếc xe đưa quà của các công ty dịch vụ chuyển phát nhanh.
Cấm tặng quà Tết là Thủ tướng muốn tạo ra hình ảnh đẹp về một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, vì dân.
Quyết tâm ấy rất đáng được trân trọng vì thể hiện nhất quán tinh thần hành động của bộ máy hành chính mà ông là người đứng đầu. Tuy nhiên, một khi sự vận động của bộ máy công quyền từ trung ương đến địa phương còn mang nặng tính ban phát, xin-cho thì mối ân tình, quan hệ qua lại, trên dưới vẫn còn đất sống. Mà ân huệ càng nhiều thì quà cáp càng to, phong bì phong bao càng dày.
Từ chối hay nhận quà là do thái độ và bản lĩnh của mỗi người. Nếu cương quyết ngay từ đầu, người ta cũng chỉ dám đến một lần, hai lần, lần thứ ba sẽ không dám đến nữa. Nhưng từ chối mà cửa vẫn mở, vẫn lấp la lấp lửng thì lần này không được, lần sau họ lại đến. Mà đến lần sau, ai cũng hiểu là quà sẽ to hơn lần trước. 
Bạn có đồng quan điểm với tác giả? Bài viết, ý kiến gửi về banxahoi@vietnamnet.vn. Bài viết phù hợp sẽ được xem xét đăng tải. 
Huệ Anh

Bên trong cuộc sống xa xỉ của Fidel Castro trên hòn đảo nghỉ dưỡng bí mật


1


Source: Inside Fidel Castro’s luxurious life on his secret island getaway by Juan Reinaldo Sanchez for New York Post (May 10, 2015)
Translated to Vietnamese by Thông Reo
Trích từ  sách “Cuộc sống hai mặt của Fidel Castro: 17 năm của tôi làm cận vệ riêng cho Lãnh tụ Tối cao” của Juan Reinaldo Sanchez với Axel Gylden.

Hơn 17 năm, Juan Reinaldo Sanchez là cận vệ của Fidel Castro.  Nhưng khi anh ta vỡ mộng vì thói đạo đức giả của nhà độc tài và tìm cách về hưu năm 1994, Castro tống anh vào tù.  Sanchez đã cố đào thoát khỏi đảo quốc Cuba mười lần, cuối cùng thì anh đã đến được Hoa Kỳ vào năm 2008.  Bây giờ anh ta tiết lộ mọi chuyện trong một cuốn sách, “Cuộc sống Hai mặt của Fidel Castro.”  Trong đoạn trích dẫn sau đây, Sanchez phô bày cuộc sống đặc quyền đặc lợi của “Ông Chủ” (El Jefe).
Đối với người dân Cuba, Fidel Castro luôn tỏ ra như là một người của nhân dân, tuyên bố rằng ông chỉ lãnh lương 900 pesos một tháng (khoảng 38 USD), và không làm chủ tài sản nào trừ một “ngôi lều của dân chài” ở một nơi nào đó trên bờ biển.
Sự thực thì, Ông Chủ nắm trong tay hàng trăm triệu đô và làm chủ hơn 20 bất động sản, bao gồm một ngôi nhà trên núi để ông đi săn vịt hàng năm và một bến du thuyền riêng trong vịnh Các Con Heo.
Nơi ở chính của ông tại Punto Cero, là nơi gia đình của ông ta được giấu kín.  Cho đến gần đây, không ai đã biết rằng ông đã có vợ, Dalia, người đã có với ông năm đứa con trai, tất cả có tên bắt đầu bằng chữ A: Alexis, Alex, Alejandro, Antonio và Angelito (Thiên thần nhỏ).  Ngay cả chính ông em, Raul, cũng không biết mặt chúng cho đến khi chúng khôn lớn.
Trong khi đó, rất ít người biết rằng Fidel đã có ít nhất ba đứa con ngoài hôn nhân, bao gồm một đứa với người thông dịch riêng và cũng là tình nhân lâu đời của ông, Juanita.
Castro có thể không khoa trương như Khadafy hay Saddam Hussein, nhưng ông ấy giàu có quá sức mơ ước của hầu hết mọi người.  Bề ngoài giản dị của ông ta thực sự là do tính lười nhác hơn là do kham khổ. Castro, thường ít khi ngủ dậy trước 10 hay 11 giờ sáng, rất sung sướng khi không phải mặc vét, và đã thú nhận rằng lý do chính ông để hàm râu rậm vì ông không muốn phải cạo mặt hàng ngày.
Có vô số phúc lợi khi làm người giữ của cho cả nước Cuba.  Ông có một sân bóng rổ riêng, nơi ông chưa hề thua một trận.  Và bệnh viện của riêng ông luôn có hai người túc trực, chỉ vì họ có cùng nhóm máu với ông.
Ở Punto Cero, mỗi thành viên trong gia đình của ông có một con bò riêng, để thỏa mãn khẩu vị khác nhau của mỗi người, vì độ chua và độ kem (creaminess) của sữa tươi thay đổi theo mỗi con bò. Và như thế, khi người ta đem sữa đến bàn ăn, mỗi chai có một con số, trên một miếng giấy có băng keo dán vào chai, đánh dấu đó là sữa từ con bò của ai.
Số của Antonio là số 8, Angelito số 3, và ông Fidel là số 5, cũng chính là con số trên chiếc áo chơi bóng rổ của ông.
Thật khó có thể lừa Fidel: ông ấy có vị giác tuyệt vời và có thể phát hiện ngay khi mùi vị của sữa không giống như trong cái chai ông uống hôm trước.

Cồn san hô Đá

Có lẽ chuyện Fidel Castro có một hòn đảo riêng là hoang phí nhất.
Oái ăm ở chỗ, đáng lẽ ông phải cám ơn John F. Kennedy (tổng thống Mỹ) về chuyện này.  Tháng 4, 1961, một nhóm người Cuba lưu vong, huấn luyện bởi CIA, đổ bộ lên vịnh Các Con Heo nhằm lật đổ chính quyền Cuba.  Cuộc đổ bộ là một thất bại hoàn toàn.
Trong những tháng ngày sau cuộc tấn công thất bại, Fidel đã đến, khảo sát khu vực đó và ông đã gặp một người dân chài địa phương với gương mặt nhăn nheo mà mọi người gọi là Già Finale.  Ông ta yêu cầu Già Finale đưa ông đi khảo sát, và ông dân chài già lập tức đưa ông đến Cayo Piedra bằng chiếc thuyền cá của mình, một “hòn ngọc” nhỏ nằm cách bờ khoảng 10 dặm Anh (gần 18 km), nơi chỉ có người địa phương mới biết.
Fidel lập tức yêu thích hòn đảo vắng với vẻ đẹp hoang dã như trong phim Robinson Crusoe và quyết định sẽ giữ nó cho riêng mình.  Người giữ hải đăng trên đảo được lệnh rời đảo, ngọn hải đăng tắt đèn và cuối cùng bị đập bỏ.
Nói cho chính xác, Cayo Piedra bao gồm không phải một, mà là hai đảo, một cơn lốc xoáy đi qua đã chia cắt nó làm đôi.  Fidel đã khắc phục vấn đề này bằng cách cho xây một cái cầu dài 700 bộ Anh (khoảng 210 mét) nối liền hai phần.
Hòn đảo phía nam hơi nhỉnh hơn hòn phía bắc, và chính ở đó, trên nền cũ của ngọn hải đăng, Castro và vợ ông, Dalia, đã xây tổ ấm của họ, một dãy nhà một tầng với ban công, xếp thành hình chữ L, xây bằng xi măng, vây quanh một khoảng sân rộng mở ra phía đông, hướng ra biển rộng.
Trong khi người dân thường Cuba sống khốn khổ, đây là nơi Castro thư giãn.

Những con cá heo và các bữa tiệc nướng

Ở phía tây của hòn đảo, hướng mặt trời lặn, nhà Castro đã cho xây dựng một cái cầu tàu dài 200 bộ (khoảng 60 mét) cho chiếc du thuyền riêng.  Chiếc Aquarama Đệ nhị, trang hoàng hoàn toàn bằng gỗ quý nhập khẩu từ Angola, có bốn động cơ của tàu tuần tra hải quân Sô viết, một món quà từ lãnh tụ Sô viết Leonid Brezhnev.  Lúc chạy hết ga, chúng đẩy chiếc Aquarama Đệ nhị lên tốc độ ấn tượng, không ai qua được là 42 knots, hay là khoảng 48 dặm một giờ (77 ki lô mét giờ).
Để chiếc Aquarama Đệ nhị có thể neo lại, Fidel và Dalia đã cho đào một con kênh dài nửa dặm (850 mét) mà nếu không có nó, thì đội thuyền của họ không thể cặp vào đảo được, vốn dĩ được bao bọc bởi những doi cát.
Cái cầu tàu đã trở nên trung tâm của đời sống xã hội trên đảo Cayo Piedra.
Một cái cầu phao dài 23 bộ (khoảng 7,5 mét), được nối vào cầu tàu, trên chiếc cầu phao có một túp lều mái tranh chứa quầy rượu (bar) và bếp nướng thịt.
Từ cái quầy rượu và nhà hàng nổi này, mọi người có thể thưởng ngoạn cảnh nước biển chung quanh, đã được rào lại để thả rùa, có con dài đến cả thước.  Ở phía bên kia của cái cầu tàu là một hồ nuôi cá heo với hai chú cá đã thuần, thường làm cuộc sống hàng ngày của chúng tôi sôi động lên với các cú nhảy, các trò nghịch ngợm của chúng.
Fidel cũng thường để cho mọi người hiểu rằng, đôi khi còn nói thẳng ra, rằng cuộc cách mạng không chừa cho ông cơ hội để nghỉ ngơi, hay giải trí, rằng ông đã không biết tí gì, và còn khinh bỉ, cái thói đi nghỉ dưỡng của bọn tư sản.  Không có gì trên đời dối trá hơn điều đó.  Từ 1977 đến 1994, tôi đã tháp tùng ông hàng trăm lần đến Cayio Piedra, ở đó tôi đã tham gia bằng ngần ấy lần các cuộc thám hiểm câu cá hay săn bắn dưới biển.
Cuộc sống riêng tư của Tổng Chỉ huy trưởng (Comandante) đã là bí mật giữ kín nhất ở Cuba.
Fidel Castro luôn luôn bảo đảm rằng thông tin về gia đình ông ta được giữ kín, đến độ hơn sáu thập niên chúng tôi gần như chẳng biết gì về bảy anh chị em của nhà Castro.  Sự ngăn cách giữa cuộc sống công cộng và riêng tư, hệ quả của khoảng thời gian ông hoạt động bí mật, đã lên đến mức không thể tưởng tượng nổi.
Không một anh chị em nào của Castro từng được mời, hay đặt chân lên Cayo Piedra.  Raul, người gần gũi Fidel nhất, có thể đã đến đó khi Fidel đi vắng, mặc dù cá nhân tôi chưa từng gặp Raul ở đó.
Ngoài những người thân cận nhất trong gia đình, tức là Dalia và năm đứa con của họ, những người từng tự hào đã được thấy tận mắt hòn đảo bí mật, thì chẳng được bao nhiêu người, và cũng hiếm khi xảy ra.

Danh sách khách mời

Ngoài một vài doanh nhân ngoại quốc mà tôi không nhớ tên, và một vài bộ trưởng được lựa chọn cẩn thận, những người khách đến đảo mà tôi nhớ là Tổng thống Columbia Alfonso Lopez Michelsen (1974-1978), người đến đó nghỉ một cuối tuần với phu nhân, Cecilia, vào khoảng năm 1977 hay 1978; doanh nhân Pháp Gerard Bourgoin, còn gọi là Ông Vua Gà, người đến thăm vào khoảng 1990 đúng thời điểm ông ta đang xuât khẩu kỹ thuật nuôi gà của ông ra khắp thế giới; ông chủ của CNN, Ted Turner; siêu sao đưa tin của kênh truyền hình Mỹ ABC, Barbara Walters; và Erich Honecker, lãnh tụ cộng sản của Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR) từ 1976 đến 1989.
Tôi sẽ không bao giờ quên chuyến thăm Cayo Piedra  trong 24 giờ của ông Honecker vào năm 1980.  Tám năm trước, 1972, Fidel Castro đã đặt lại tên đảo Cayo Blanco del Sur là đảo Ernst Thalmann.  Hơn thế nữa: để biểu lộ cách tượng trưng tình hữu nghị giữa “hai nước anh em”, ông ta đã tặng CHDC Đức rẻo đất không người ở này, dài 9 dặm (14,5 km), rộng 500 thước Anh (457 m), chỉ cách một giờ đi thuyền từ hòn đảo riêng của ông.
Ernst Thalmann là một lãnh tụ lịch sử của Đảng CS Đức dưới thời Cộng hòa Weimar, cuối cùng bị bọn Quốc xã xử tử vào năm 1944.  Vào năm 1980, trong cuộc viếng thăm chính thức Cuba của Honecker, người đứng đầu Đông Đức tặng Fidel một bức tượng của Thalmann.  Rất hợp lý, Fidel quyết định đặt bức tượng lên hòn đảo cùng tên – đó là lý do tại sao tôi có mặt trong dịp lạ lùng này khi hai vị nguyên thủ quốc gia đáp tàu Aquarama Đệ nhị, rồi bước xuống một chỗ khỉ ho cò gáy để khai trương bức tượng của một nhân vật bị lãng quên trên một hòn đảo hoang, nơi nó chỉ được chiêm ngưỡng bởi đám kỳ nhông cùng đám chim biển (pelican).
Điều cuối cùng tôi được nghe về bức tượng to lớn của Thalmann, cao gần 2 thước, đã bị lật khỏi bệ bởi cơn bão Mitch năm 1998.
Thực sự, hai người khách thường xuyên của Cayo Piedra ngoài những người trong gia đình là nhà văn Columbia Garcia Marquez và nhà nhân chủng học kiêm địa dư học Antonio Nunez Jimenez.  Hai người là bạn thân của Fidel và là người sử dụng nhà khách của Cayo Piedra thường nhất.

Trong khi Cuba khốn khổ

Fidelo Castro là một thợ lặn xuất sắc và ông thích săn cá bằng lao.  Cái nghi thức lúc đi săn cá về gần như không thay đổi.  Thu hoạch của Fidel sẽ được xếp trên cầu tàu và phân theo loại: cá mè riêng, tôm hùm riêng, vân vân.  Hải sản do Dalia bắt, đi săn riêng dưới sự bảo vệ của  hai người nhái chiến đấu, được xếp kề bên, rồi bà ta và Fidel sẽ duyệt bữa tiệc ngay sau đó trong tiếng khen và đùa vui của đoàn tùy tùng.
“Comandante, ¡es otra una pesca milgrosa! [Chỉ huy trưởng, một mẻ thật thần kỳ!],”  tôi sẽ nói như vậy, chắc mẩm rằng lời khen của mình sẽ giành được nụ cười từ nhân vật chính cũng như mọi người có mặt ở đó.
Cuộc sống ngọt ngào (dolce vita) này cho thấy đặc quyền khủng khiếp so với đời sống của người dân thường Cuba, đời sống kiểu trại lính của họ đã trở nên khó khăn hơn nhiều từ khi bức tường Bá linh sụp đổ và Liên xô tan rã.  Trợ cấp từ Moscow, từng giúp duy trì một mức thịnh vượng nào đó, nay đã cạn.  Nền kinh tế Cuba, dựa vào hơn 80% ngoại thương với các nước Đông Âu, đã đổ sụp như một ngôi nhà hàng mã (house of cards), các hộ dân sống sót nhờ xếp hàng mua bánh mì trong khi GDP sụt giảm 35% và sản lượng điện thì thiếu hụt trầm trọng.
Trong khi đó, Fidel Castro nhấm nháp whiskey với đá lạnh và thưởng thức cá tươi dưới bóng dừa trên hòn đảo riêng của mình.
Theo thongreo

Lượng vốn ODA Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam là 'điều bí mật’

Đăng lúc: 29.11.2016 16:50

In bài viết
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vay vốn Trung Quốc liên tục chậm tiến độ, đội vốn
   Đây là chia sẻ của TS Trần Toàn Thắng, Phó trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tại hội thảo đánh giá về tác động của vốn vay Trung Quốc ngày 29.11.
Dễ chứ không rẻ
Theo TS Trần Toàn Thắng, thông tin về ODA được coi là bí mật: “Chúng tôi gọi sang Bộ Kế hoạch - Đầu tư hỏi về vốn ODA Trung Quốc thì được trả lời đây là vấn đề bí mật. Điều này khác với vốn ODA từ WB hay ADB và nhiều định chế tài chính khác, chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận”.
Hơn nữa, theo ông Thành, một điểm khác trong ODA Trung Quốc là họ không cam kết cung cấp ODA hằng năm cho Việt Nam như các định chế tài chính khác, chỉ làm theo từng dự án riêng.
Nói về ODA Trung Quốc, TS Phạm Sỹ Thành (Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc – VEPR) cho biết những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nước cung cấp tài chính phát triển lớn nhất thế giới với việc cung cấp tới 116,4 tỉ USD ra phạm vi toàn cầu. Sự nở rộ này một phần do điều kiện vay vốn của Trung Quốc rất dễ dàng, thấp hơn nhiều so với các định chế tài chính trên thế giới như WB, ADB… Đặc biệt là không vướng vào vấn đề môi trường và nhân quyền - những điều mà các quốc gia đang phát triển né tránh.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng vay vốn từ Trung Quốc dễ chứ không rẻ, Việt Nam cần cẩn trọng, không nên sốt sắng với việc vay vốn từ Trung Quốc để đầu tư các dự án bởi vì hàng loạt vấn đề như môi trường, lãi suất, tỷ giá, khả năng trả nợ, chất lượng công trình...
Theo chuyên gia này, chính sách của Trung Quốc là cho vay vốn, trả bằng khoáng sản, nguyên liệu. Bài học xảy ra tại Brazil, Venezuela, Angola.... là cảnh báo đối với các nước đang và chậm phát triển, lạm dụng vốn Trung Quốc.
Ông Thành cũng cho biết hầu hết những công trình của Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam đều không có hiệu quả. Trung Quốc biết các quốc gia đang phát triển yếu gì, muốn gì và cần gì. Hơn nữa, tham nhũng ở các quốc gia này rất mạnh nên việc vay vốn dễ dàng sẽ dẫn đến tình  trạng tham nhũng tràn lan, nghiêm trọng hơn, khiến hiệu quả dự án thấp, lãng phí, thất thoát.
“Có những nhà thầu Trung Quốc từng tuyên bố trả hoa hồng 50% mà dự án vẫn rất hiệu quả” – ông Thành nói.
Chuyên gia này cũng cho rằng chúng ta vẫn lập luận vốn vay từ các định chế tài chính khác trên thế giới cũng có nhiều vấn đề chứ chả riêng gì Trung Quốc. Tuy nhiên, các định chế tài chính từ Nhật Bản, WB hay ADB đều có điều kiện ràng buộc chặt chẽ về môi trường, lao động và tính minh bạch.
Ví dụ như vụ PMU18 hoặc dự án đại lộ Đông Tây (TP.HCM), khi dư luận bùng lên, Việt Nam vẫn bác bỏ nghi vấn tham nhũng nhưng phía Nhật Bản đã điều tra, chỉ rõ và xử lý đến nơi đến chốn vấn đề tham nhũng tại đây, yêu cầu nếu không xử lý dứt điểm sẽ cắt ODA.
Theo TS Thành, một trong những vấn đề khiến nhiều người lo ngại trong vốn đầu tư từ Trung Quốc là vấn đề môi trường. Nếu không cảnh giác, các quốc gia đi vay sẽ phải trả giá rất đắt. Ví dụ ô nhiễm môi trường, nhiều người chỉ để ý đến việc xử lý trực tiếp. Ô nhiễm biển thì chỉ để ý việc làm sạch môi trường biển, bồi thường chứ không mấy ai để ý đến sinh kế lâu dài của biết bao người dân ở khu vực đó.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng vay vốn của Trung Quốc đều mang đến việc gánh nợ nhiều hơn so với hình dung ban đầu. Ví dụ như dự án đường  sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, lúc đầu chỉ khoảng 300 triệu USD nhưng hiện nay đã gánh nợ lên gần 900 triệu nhưng vẫn chưa xong, có thể còn phải đi vay tiếp.
“Nguy cơ gánh nợ cao hơn rất nhiều so với vốn vay ban đầu. Khoản chênh lệch có thể có phần trăm ăn chia, trách nhiệm không quy được cho ai” – bà Lan nói.
Tiền đến đâu, người đến đó
Theo TS Phạm Sỹ Thành, các dự án có vốn Trung Quốc đều đi kèm với nhân lực lao  động Trung Quốc bởi quan điểm của quốc gia này là “tiền đi tới đâu thì người tới đó”. Có hàng nghìn cho đến hàng chục nghìn người Trung Quốc tới làm việc tại những quốc gia vay tiền của Trung Quốc. Như vậy, việc vay vốn sẽ tạo ra bao nhiêu việc làm cho lao động bản địa, ông Thành thắc mắc.
Việc đưa lao động Trung Quốc đi khắp các dự án không chỉ khiến mất công ăn việc làm của người bản địa mà còn gây ra xung đột văn hóa với người dân bản địa. Những dự án có vốn vay của Trung Quốc không chỉ dung túng thêm cho tình trạng tham nhũng mà còn làm trầm trọng thêm xung đột của người dân với chính quyền.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng vay nhiều vốn Trung Quốc sẽ chèn ép doanh nghiệp nội địa. Có những dự án chỉ vài trăm triệu đô la, doanh nghiệp nội thừa sức làm nhưng vẫn đi vay bên ngoài. Điều đó khiến cho doanh nghiệp nội không thể lớn lên được, không nâng cao được năng lực quản trị cho doanh nghiệp Việt.
Cùng với đó, đồng vốn Trung Quốc cũng làm đảo lộn quy hoạch phát triển của các ngành, gây khó khăn cho các ngành khác, theo bà Lan.
“Chúng ta coi nhẹ nguồn lực trong nước, vẫn còn tâm lý mong muốn ODA, FDI. Chính quyền nghĩ đến thu hút vốn vay nhiều hơn là huy động nguồn vốn trong dân. Huy động trong dân bằng các tạo điều kiện cho họ đầu tư làm ăn thì mới hiệu quả. Nếu quá nhấn mạnh ngoại lực mà quên đi nội lực thì tiềm năng lớn cũng chỉ để nước ngoài khai thác” – bà Lan nói.
Trí Lâm

Lợi hay hại khi che dấu thông tin?; Kỳ Duyên - Chứng “tự sướng” và phát ngôn bất nhất của ông Q. Vụ trưởng

Che dấu thông tin là căn bệnh của các chế độ toàn trị mặc dù chính sách chống tham nhũng hay tội phạm môi trường luôn được chính quyền đề cao với những nghị quyết mạnh mẽ và quyết liệt.

Vụ trưởng Thanh tra Nguyễn Minh Mẫn.
Vụ trưởng Thanh tra Nguyễn Minh Mẫn.
Quan liêu và xem thường pháp luật

Một audio clip lan truyền trên mạng hồi gần đây ghi lại âm thanh cuộc họp với cán bộ trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu của Vụ trưởng Thanh tra Nguyễn Minh Mẫn đã làm cho dư luận dậy sóng vì tính cách quan liêu và xem thường pháp luật của ông ấy.

Khi nói về vấn đề thanh tra, trong tư cách Vụ trưởng Thanh tra ông Nguyễn Minh Mẫn khẳng định nhân viên dưới quyền không được hé lộ bất cứ thông tin xấu nào vì xấu xa thì phải che đậy lại, ông Mẫn nói:

“Hôm nay tôi nói rõ cho các đồng chí biết bất kỳ đoàn viên đoàn thanh tra nào, kể cả từ trưởng đoàn thanh tra trở xuống mà tiết lộ cái công trình này bị thiếu kém hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài cho báo chí biết thì đồng chí đó chịu trách nhiệm, hôm nay tôi nói rõ luôn. Tại vì xấu xa thì ta đậy lại không dại gì vạch áo cho người xem lưng.”

Ông này nói theo kiểu điếc không sợ súng mà dân gian người ta nói “cả vú lấp miệng em”, dùng quyền lực để mà che giấu. Ông ta nói thế là bất chấp luật pháp, bất chấp cả thời thế.
-Nhà văn Phạm Viết Đào

Nhà báo, nhà văn Phạm Viết Đào, nguyên Trưởng phòng Thanh tra-Phòng chống Tham nhũng thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cho biết ý kiến của ông về phát biểu của ông Vụ trưởng Thanh tra Nguyễn Minh Mẫn:

“Ông này nói theo kiểu điếc không sợ súng mà dân gian người ta nói “cả vú lấp miệng em”, dùng quyền lực để mà che giấu. Ông ta nói thế là bất chấp luật pháp, bất chấp cả thời thế.  Ngay trong luật chống tham nhũng thì một trong những bí quyết, át chủ bài phòng chống tham nhũng của Tổng thanh tra là phải minh bạch hóa nó cũng là một trong những quả đấm là phải minh bạch hóa trong cách chống tham nhũng mà bây giờ ông ấy bịt lại thì đã đi ngược điều đó rồi.

Ông này không hiểu gì về luật pháp và ông cưỡi lên đầu người ta, muốn làm gì thì làm. Thanh tra mà ông lại không hiểu pháp luật, đây là một thất thố ngay trong thanh tra mà không coi luật pháp ra cái gì cả. Ở ngay trong luật thanh tra người ta đòi hỏi sự minh bạch. Luật báo chí chuyên ngành cũng vậy ngay trong thanh tra mà ông chống lại thì ông tồn tại kiểu gì, ông làm ăn kiểu gì vậy?”

Ông Vụ trưởng Thanh tra Nguyễn Minh Mẫn còn vi phạm nguyên tắc báo chí một cách công khai và sự vi phạm này được xem như tuyên chiến với cả nền báo chí Xã hội chủ nghĩa khi ông tuyên bố giữa cuộc họp như sau:

“Về báo chí tôi nói thật với các anh lãnh đạo báo chí lúc này nó nhiều quá, 20 nghìn nhà báo nhất là thành phố Hồ Chí Minh này gần 15 triệu người, kể cả những người vô gia cư, báo chí tập trung ở đây nhiều nhất. Tập trung vào nên không có lịch mà tiếp đâu nên tôi đề nghị là tất cả các thông tin báo chí kể cả trong quá trình đoàn thanh tra làm việc thì các đồng chí không tiếp khách, trừ báo Đảng, tuyên truyền cho các đồng chí trong dịp tết, viết bài như báo Nhân Dân thì các đồng chí biết rồi còn tất cả tôi đề nghị các đồng chí không tiếp, không ai làm gì được đâu.

Tôi nói rõ là bất kỳ nhà báo nào quấy nhiễu các đồng chí thì các đồng chí cứ việc nêu trực tiếp với tôi. Tôi nói thật nhiều đồng chí Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, nhiều Bộ trưởng tôi kết hợp tôi đuổi các nhà báo đấy tôi chẳng ngại đâu. Bởi vì trong quá trình mà báo chí nó nhiễu thì rất là nhục, báo cáo các đồng chí thế. Các đồng chí cố gắng khắc phục ngay từ đầu không tiếp nhà báo.”

Che dấu vì có chia sẻ lợi nhuận?

Thanh tra Chính phủ cố tình che lấp thông tin để che đậy cái xấu cho chế độ là điều có thể hiểu được còn công an muốn che dấu thông tin của tội phạm môi trường lại là một câu chuyện bức xúc khác không thể giải thích ngoại trừ bản thân người che dấu thông tin có chia sẻ lợi nhuận từ hành vi xả thải bất hợp pháp.

xa-thai-622.jpg
Anh Nguyễn Đức Hùng một cư dân của Thôn Hưng Yên 1, Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh Tỉnh Hà Tĩnh sau khi phát hiện một tàu chở chất thải đổ xuống vùng biển trong vịnh Sơn Dương đã quay clip video và post lên trang Facebook của anh hôm 20/11. Ảnh chụp từ video clip
Câu chuyện của anh Nguyễn Đức Hùng một cư dân của Thôn Hưng Yên xã Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh Tỉnh Hà Tĩnh là một ví dụ về thái độ che dấu thông tin tội phạm môi trường của công an Hà Tĩnh.

Sau khi phát hiện một tàu chở chất thải đổ xuống vùng biển trong vịnh Sơn Dương anh Nguyễn Đức Hùng đã quay clip video và post lên trang Facebook cá nhân của mình nhưng sau đó bị công an Hà Tĩnh hăm dọa, buộc anh phải gỡ bỏ clip này xuống. Nói với chúng tôi anh Hùng bức xúc:

“Sau một ngày đăng tải lên thì bị áp lực rất nhiều phía nhất là công an Hà Tĩnh và công an Kỳ Anh. Có hai anh công an tới hỏi thì em viết trên trang Facebook thế nào thì em trả lời như vậy. Sau cuộc gặp thì hai anh nói là bên công an sẽ xác nhận nếu như đúng thì sẽ xử lý theo luật pháp còn nếu sai, không chính xác thì em phải coi lại suy nghĩ của em khi đem lên Facebook.

Chiều hôm ấy có gặp ông Đại tá Đặng Hoài Sơn là trưởng công an Kỳ Anh có gọi phone cho anh của tôi bảo là phải gỡ bỏ cái video clip đó xuống nhưng tôi không gỡ và nói là tôi thấy đúng sự thật thì đem lên chứ chẳng làm gì mà chống phá ai hết. Ông ta nói hình ảnh video mà tôi để trên Facebook mà không lấy xuống thì tôi là một người phản động, Kích động người này người khác để chống phá nhà nước. Ông ta nói phải gỡ xuống còn không nghe thì ông sẽ bắt giam theo cách của ông, và ông sẽ tìm mọi cách để bắt tôi.”

Những vụ che dấu thông tin tương tự vẫn xảy ra hàng ngày trong nhiều lĩnh vực mà chính quyền không thể biết hết vì cán bộ trách nhiệm cũng là người chủ trương che dấu thông tin. Người dân cho rằng người được hưởng lợi từ sự che dấu này hiển nhiên là tội phạm môi trường, kinh tế cũng như những con sâu trong chính quyền, ngược lại, người chịu thiệt hại trực tiếp vẫn là nạn nhân của các vụ xả thải làm bẩn môi trường sống, và kế đó là cả hệ thống chính trị Việt Nam nhiễm độc thói quen che chắn qua cách áp dụng câu “tốt khoe xấu che” một cách sai lầm.

Dư luận lẫn báo chí góp ý chủ trương phòng chống tham nhũng không bao giờ thành công nếu vẫn dung dưỡng tư tưởng che đậy thông tin xấu trong hệ thống cầm quyền. Những người giữ chức vụ cao nhưng khiếm khuyết như ông Vụ trưởng Thanh tra Nguyễn Minh Mẫn và đại tá công an Đặng Hoài Sơn không phải là ít, nó lan tỏa âm thầm trong nội bộ chính quyền bởi sự làm ngơ của cấp cao hơn khi những sai trái này được báo chí hay dân chúng phanh phui.

Mặc Lâm

(RFA)


Liệu những yếu kém của công trình, sự ăn bớt vật tư ra ngoài có phải là vấn đề an ninh, bảo mật QG không? Hay chỉ là “bảo mật” cho một số kẻ vi phạm? Điều lạ, là người cần làm sáng tỏ vụ việc lại tìm cách “bịt” lại.

Cứ tưởng thời đại công nghệ thông tin và sự phát triển của các loại điện thoại di động, thì “tự sướng” (chụp ảnh) chỉ là hội chứng của giới trẻ. Hóa ra, tự sướng là hội chứng lây lan rất nhanh. Người có tính cách nông nổi mà thể hiện cụ thể hội chứng “tự sướng” (phát ngôn), trong khi lẽ ra phải chín chắn và tỉnh táo lẫn khiêm nhường đúng chỗ, ở đây là ông Nguyễn Minh Mẫn- Quyền Vụ trưởng Vụ III (Thanh tra Chính phủ), khiến báo chí, các trang mạng XH lại được dịp ồn ào.

Nhất, nhất, nhất…

Sau những phát ngôn cho phép mình quyền “đuổi nhà báo ngay”, quyền bịt miệng báo chí, bày cho cơ sở cách bưng bít thông tin, ở đây là ĐH Quốc gia t/p Hồ Chí Minh, tại buổi công bố thanh tra ở ĐH này, ngày 28/9, hiếm có một quan chức nào lại tự sướng đến thế về chính mình, một điều tối kỵ về văn hóa ứng xử trước truyền thông.

Xin hãy nghe: 

-Tôi là người chống tham nhũng mạnh nhất của ngành thanh tra, liêm khiết nhất của ngành thanh tra, chưa nhận cái kim sợi chỉ nào của ai. …Từ năm 2011 đến nay, tôi là người trong sạch, liêm khiết và có cống hiến nhiều nhất nên các lãnh đạo TTCP đã giao tôi làm Q. Vụ trưởng Vụ III…. Tôi là cán bộ thanh tra cao cấp đầu tiên chưa động đến cây kim sợi chỉ của ai.  Tôi là một trong những cán bộ làm nhiều việc lớn cho ngành thanh tra. Tôi là người duy nhất kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực và những biểu hiện tha hóa khác, vv và vv...(Plo.vn, ngày 26/11).

Ở bất cứ câu trả lời nào với báo chí, cũng thấy ông sử dụng từ “nhất”: Liêm khiết nhất, có cống hiến nhiều nhất, cán bộ thanh tra cao cấp đầu tiên chưa động đến cây kim sợi chỉ, người duynhất kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực và những biểu hiện tha hóa khác…

Chứng “tự sướng” và phát ngôn bất nhất của ông Q. Vụ trưởng
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Việc ông Mẫn có những phát ngôn vừa qua là không đúng, cần lên án. Ảnh: VietNamNet
Đọc hàng loạt từ nhất, nhất, nhất của ông Quyền Vụ trưởng, người viết bài bỗng ngớ người. Cơ quan TTCP là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, và phòng ngừa chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Vậy nếu theo cái cách ông Nguyễn Minh Mẫn tự đánh giá về mình, thì chả hóa ra cả cơ quan ông còn lại là những người … “tha hóa”, không liêm khiết, không kiên quyết chống tham nhũng? 

Ông có lý khi vô tình khiến cả xã hội nhớ lại một số những vụ việc ồn ào mà cán bộ thanh tra trở thành “tâm điểm” bàn luận. Khiến với xã hội, như… lạ dần lên trong mắt dân!

Tỷ như vụ việc thanh tra Vinashin tới 11 lần nhưng kết luận cả chừng ấy lần là bình thường, không sai phạm. Để cuối cùng, Vinashin lại là một trong những vụ án kinh tế lớn nhất nước. Hơn chục bị cáo là những quan chức, từ Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Vinashin, đến các giám đốc công ty cổ phần, trưởng phòng kinh doanh…đã bị đưa ra tòa với nhiều tội danh- lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, làm thiệt hại gần 1000 tỷ đồng. Vậy khi các quan chức của Vinashin phải vào bóc lịch, thì những ai ai từng tham gia thanh tra tới 11 lần đó, có… vô can không?

Tỷ như vụ việc ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng TTCP đã chiếm dụng nhiều đất đai, nhà ở, biệt thự tại Bến Tre, t/p Hồ Chí Minh. Rút cục, ông này đã phải trả lại nhà, đất và chịu hình thức kỷ luật… cảnh cáo. Một hình thức kỷ luật mà dư luận xã hội cho rằng nhẹ như lông hồng.

Tỷ như vụ việc ông Huỳnh Phong Tranh, cũng nguyên Tổng TTCP, người kế cận ông Truyền, 06 tháng trước khi nghỉ hưu, đã ký quyết định bổ nhiệm ồ ạt 35 trường hợp cán bộ lên quản lý cấp vụ, cấp phòng. Với vụ việc này, ông Huỳnh Phong Tranh là người góp phần cho thành ngữ thời hiện đại “chữ ký hoàng hôn” ra đời.

Không phải vô lý, cha ông xưa có thành ngữ sâu sắc: Uốn lưỡi bẩy lần trước khi  nói.

Và… bất nhất

Thế nhưng, liệu XH có chịu tin cái vị trí “nhất, nhất…” của ông trong TTCP không nếu thấy chính sự… bất nhất của ông kiểu “vẽ đường cho hươu chạy”, khi nói với các thầy cô ở ĐH Quốc gia t/p HCM: …Tôi nói rõ bất kỳ đoàn viên đoàn thanh tra nào tiết lộ công trình này bị yếu kém hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài để báo chí biết thì người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật… Đây toàn là các thầy, các cô đại diện cho các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM… xấu xa thì ta phải đậy lại. Không có dại gì chúng ta đi vạch áo cho người xem lưng…(Pháp luật t/p HCM, ngày 25/11)

Thì XH và dư luận báo chí rất bất bình. Mà bất bình là phải.

Đúng là trong làng báo chí, có những nhà báo mà phẩm cách “làm tiền” chuyên “gây sự cố gặt hợp đồng” với các doanh nghiệp, các địa phương (Tuần Việt Nam, ngày 25/11), đã làm mang tiếng cho cả làng báo, nhưng người viết bài đoan chắc không phải tất cả… “bọn báo chí”. Sự lẫn lộn giữa “truyền thông bất lương”, với những nhà báo phải thực thi bổn phận, đã gây không ít khó khăn cho họ khi làm nghề. Nếu là thanh tra chính trực, lẽ ra ông phải có sự “đồng cảm” với những nhà báo khi họ buộc phải làm nhiệm vụ.  

Chứng “tự sướng” và phát ngôn bất nhất của ông Q. Vụ trưởng
Ảnh minh họa
Nếu không thì thế nào là thanh tra? Thanh tra xong, xấu xa ta đậy lại. Nếu thanh tra tiết lộ công trình này bị yếu kém hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài để báo chí biết thì người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật? Trong bối cảnh XH đầy tham nhũng, hối lộ, ăn hối lộ, thì phát ngôn này của ông Nguyễn Minh Mẫn nên hiểu thế nào? Cho dù, người viết bài biết rằng, có những vấn đề nếu thuộc an ninh, bảo mật QG, báo chí không được phép đăng. Nhưng liệu những yếu kém của công trình, sự ăn bớt vật tư ra ngoài ở ĐHQG t/p HCM có phải là vấn đề an ninh, bảo mật QG không? Hay chỉ là “bảo mật” cho một số kẻ vi phạm? Điều lạ, thanh tra, là người cần làm sáng tỏ vụ việc lại tìm cách “bịt” lại. Vì sao nhỉ?

Với phát ngôn bất nhất này của ông Q. Vụ trưởng, người dân thêm… hoài nghi. 

Đó là người viết chưa bàn đến phẩm cách của ông, đến thông tin 9/10 người đồng sự không đồng ý cắt Q (quyền vụ trưởng) để ông thành Vụ trưởng. Thông tin Phó Tổng TTCP yêu cầu ông kiểm điểm, vì việc tố cáo một Phó Vụ trưởng Vụ III là không đúng, không có cơ sở. Có cả kết quả đánh giá chất lượng đảng viên năm 2012 của chi bộ Vụ III về cá nhân ông không lấy gì làm… "khôi nguyên”:

Thời gian ông Mẫn đứng đầu Vụ, về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý điều hành yếu kém, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm 19 điều đảng viên không được làm, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”; không hoàn thành nhiệm vụ được giao…(Nông nghiệp VN, ngày 24/11) .

Vì đây là những vấn đề nội bộ của TTCP. Nhưng chỉ cần lẩy ra hai vụ việc nội bộ, đủ hiểu ông không thể “nhất, nhất…”

Được biết, mới đây, tại cuộc họp báo thường kỳ của CP, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng CP cho biết sẽ tiếp nhận ý kiến và chuyển đến Tổng TTCP việc ông Q.Vụ trưởng có những phát ngôn không đúng để rút kinh nghiệm và kiểm điểm sâu sắc.

Mà nếu chưa nhất trí nổi, hãy cứ để bạn đọc bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Minh Mẫn có “nhất” không, trong cả phát ngôn lẫn phẩm cách.

Kỳ Duyên  

(Tuần Việt Nam)