Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Đề nghị Bộ Công an làm rõ việc phóng sinh sinh vật ngoại lai xuống sông Hồng; Hà Nội muốn “tái sinh” 4 dòng sông phía Tây thành phố

Dân trí Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản số 582 gửi Bộ Công an đề nghị điều tra vụ việc phóng sinh sinh vật ngoại lai vào sông Hồng tại bến sông trước cửa đình làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày 5/2 vừa qua.
 >> Nghi vấn thả cá "ăn thịt" xuống sông Hồng: Cá chim trắng có phải loài ngoại lai xâm hại?

Hình ảnh người dân thả cá chim trắng xuống sông Hồng ngày 5/2 (Ảnh Vietnamnet).
Hình ảnh người dân thả cá chim trắng xuống sông Hồng ngày 5/2 (Ảnh Vietnamnet).
Dẫn thông tin báo chí phản ánh về một lượng lớn cá đã được phóng sinh, trong đó có loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại nhưng chưa thống nhất về nguồn gốc, chủng loại, khối lượng cá được phóng sinh, Bộ Tải nguyên và Môi trường cho rằng sự việc đang gây hoang mang trong dư luận và người dân về ảnh hưởng của việc phóng sinh các loài ngoại lai vào môi trường tự nhiên.
Theo phân tích của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại là trái với quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, Luật Đa dạng sinh học năm 2008 (tại Khoản 1 Điều 52) quy định: "Việc nuôi trong loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học và được UBND cấp tỉnh cấp phép".
Nghị định số 155/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (tại Khoản 2 Điều 43): "Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại". Đối với các hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn, tùy mức độ thiệt hại thì mức xử phạt sẽ tăng nặng theo quy định tại Khoản 3, Điều 43 Nghị định này.
Tại Nghị định số 103/2013 của Chính phủ quy địnhvề xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản (tại điểm b Khoản 4 Điều 24) quy định: "Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: b) Nuôi các loài thủy sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng hoặc không có tên trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật".
Ngoài ra, Thông tư số 53/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng về quy định quản lý các loài thủy sinh ngoại lai (tại Khoản 6 Điều 7) "Nghiêm cấm chủ sở hữu tự ý phóng sinh thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại ra môi trường tự nhiên, khu bảo tồn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi này".
Từ phân tích trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai công tác nghiệp vụ để xác định rõ các thông tin liên quan đến vụ việc nêu trên và xử lý theo quy định đối với trách nhiệm tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật.
Thế Kha

Hà Nội muốn “tái sinh” 4 dòng sông phía Tây thành phố

Dân trí Tại cuộc làm việc giữa Bộ NN&PTNT và UBND TP Hà Nội, Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, thời gian tới cần tập trung cải tạo, làm “sống lại” 4 dòng sông phía Tây thành phố là sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch.



Hà Nội muốn làm sống lại 4 dòng sông phía Tây của thành phố, trong đó có sông Tô Lịch.
Hà Nội muốn làm "sống lại" 4 dòng sông phía Tây của thành phố, trong đó có sông Tô Lịch.
Thông tin từ Văn phòng Bộ NN&PTNT cho biết, ngày 16/2, Bộ NN&PTNT và UBND TP Hà Nội đã có cuộc làm việc bàn về công tác phối hợp giữa 2 bên.
Tại buổi làm việc, ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh giá: Tuy nông nghiệp của Hà Nội phát triển nhanh với tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng vẫn dưới tiềm năng. Các sản phẩm mới đáp ứng 69% nhu cầu. Ông Hải phân tích, hiện nay có 3,7 triệu dân Hà Nội sống ở nông thôn, trong đó có 27% làm và thu nhập từ nông nghiệp. Tuy nhiên, giá trị nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội mới chiếm 20%.
Theo ông Hoàng Trung Hải, việc tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ vẫn còn là nhiệm vụ, mục tiêu lớn của thành phố. Dự kiến sẽ có khoảng 1 triệu lao động nông nghiệp cần chuyển dịch. Trong đó, mảng thị trường dịch vụ nông nghiệp còn rất mở, điều này giúp nhà nông nâng cao giá trị gia tăng, năng suất. Điều đáng nói nữa là giá trị nông nghiệp công nghệ cao mới chiếm thấp, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Hà Nội đạt được rất thấp.
“Nông nghiệp Hà Nội nếu không tính đến xuất khẩu là thất bại vì cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nông sản các nước ngay trên địa bàn thành phố. Ví dụ như rau muống Thái Lan cạnh tranh với rau muống Thanh Trì, Phúc Thọ. Nếu không nâng chất lượng sản phẩm thì chúng ta có nguy cơ thua ngay trên sân nhà” – ông Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.
Về vấn đề môi trường của Hà Nội, đặc biệt là ô nhiễm không khí, môi trường nước còn nặng nề, ông Hải cho rằng, cần tập trung cải tạo, làm “sống lại” 4 dòng sông phía Tây thành phố là sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch. Ông Hoàng Trumg Hải đề nghị Bộ NN&PTNT cần chủ trì việc này, có chỉ đạo tập trung, tránh tình trạng mỗi nơi làm một cách, gây mất thời gian, lãng phí.
Xây dựng nông nghiệp Thủ đô theo hướng “dẫn dắt, lan tỏa và đầu tàu”
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, mặc dù gặp phải những khó khăn nhưng sản xuất nông nghiệp Thủ đô vẫn tăng trưởng trên 2%/năm. Nhiều mô hình sản xuất rau an toàn, hoa, cây ăn quả đặc sản, vùng lúa chất lượng cao và chăn nuôi tập trung xa dân cư đạt giá trị cao được phát huy. Nhờ đó, giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế của TP. Hà Nội năm 2015 đạt 233 triệu đồng/ha, tăng 44,6 triệu đồng/ha so với năm 2011. Đây là mức giá trị sản xuất cao nhất nước, bình quân đạt khoảng 100 triệu đồng/ha.
Đến nay, thành phố Hà Nội đã có 255/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt hơn 25% so với mục tiêu đề ra. Đời sống nông dân ngày một cải hiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 14 triệu đồng/người/năm (năm 2011) lên 36 triệu đồng/người/năm (năm 2016).

Ông Hoàng Trung Hải (đứng) lo lắng: Nông nghiệp Hà Nội nếu không tính đến xuất khẩu là thất bại vì cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nông sản các nước ngay trên địa bàn thành phố.
Ông Hoàng Trung Hải (đứng) lo lắng: "Nông nghiệp Hà Nội nếu không tính đến xuất khẩu là thất bại vì cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nông sản các nước ngay trên địa bàn thành phố".
Đáng lưu ý, đến hết năm 2015, TP Hà Nội đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, tạo tiền đề để hình thành nhiều vùng rau an toàn, hoa, cây ăn quả, lúa chất lượng cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm, bò thịt, bò sữa, thủy sản tập trung quy mô lớn.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, đến 30/3/2017, thành phố sẽ hoàn thành việc cấp “sổ đỏ” đất nông nghiệp cho người dân sau dồn điền đổi thửa. Đây sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để người dân đầu tư phát triển bền vững.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá việc hoàn thiện dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận hơn 96% là việc rất khó, chưa nơi nào làm được. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị: Trong thời gian tới Hà Nội cần đưa ra nhiều nhóm giải pháp quyết liệt hơn và thực sự tạo được sự đột phá, trên tinh thần xây dựng nông nghiệp Thủ đô theo hướng “dẫn dắt, lan tỏa và đầu tàu”. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng thành phố cần tận dụng triệt để các yếu tố thuận lợi về địa chính trị, kinh tế, sinh học, địa lý và thị trường (thành phố có 10 triệu dân và 2 triệu người vãng lai).
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, định hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu vào chăn nuôi, thủy sản (đến năm 2020 đạt 54%) của TP Hà Nội là đúng hướng. Bộ trưởng đề nghị thành phố Hà Nội nên tập trung vào những phân khúc có giá trị và tính lan tỏa cao nhất, nhất là khâu giống và phát huy lợi thế của các cây, con đặc sản của thành phố. Qua đó, tạo ra những đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để du lịch phát triển.
Nguyễn Dương

Hạt Giống Yêu Thương (134) Kỷ niệm 38 năm cuộc chiến biên giới Việt – Trung

By
Lê Tâm
Published on
Friday, February 17, 2017 - 12:32
File size
7.1 MB
Duration
15 min 35 sec

0
Nhà văn Phạm Viết Đào đã tìm hiểu nhiều tư liệu và nhân chứng nhằm minh bạch các cuộc chiến tại biên giới từ năm 1975 đến 1988.
Ông cho SBS Việt ngữ biết cũng có thể vì sự tìm tòi và đi sâu vào những chi tiết trong kế hoạch các cuộc chiến tại biên giới, mà ông đã bị án tù 15 tháng.
"Chính xác thì không rõ vì án thì tất nhiên là họ có bản án, trong bản án họ không nói về cái đó, nhưng tôi cảm thấy cái thời gian mà tôi đeo đuổi, cái chủ đề Vị Xuyên ấy mà, thì nó cũng chạm đến một số người, một số thế lực, mà ở trong đó tôi có vạch ra một số sai lầm, mà một trong những sai lầm là phía quân đội Việt Nam đã có những kẻ cộng tác với Trung Quốc, tiết lộ thông tin cho Trung Quốc nên mình bị thua, bị Trung Quốc phát hiện trước, cho nên mình thất bại. Thì trong nhiều bài điều tra tôi chứng minh chuyện đó hiện nay trên mạng vẫn còn. Về những trận pháo binh mà mình bắn nhầm rồi họ biết trước cái hướng của mình và họ bắn, nhân chứng vẫn còn và họ đã kể với tôi. Thì cũng nhiều người, chắc là vì tôi chạm đến những cái việc ấy, cho nên họ tìm cách bịt lại, chứ trong bản án thì họ không nói. Họ nói chuyện khác, cái lỗi lãng xẹt. Nhưng mà cuộc điều tra của tôi thời kỳ mà người ta chưa cho ai nói thì tôi vẫn cứ đào bới, vẫn cứ gặp các sĩ quan tôi đưa lên rồi tôi làm kiến nghị, đề nghị nên cũng chắc làm họ khó chịu. Cũng nhiều người đoán chắc là vì tôi quá xông xáo với lĩnh vực ấy thì người ta phải tìm cách hạn chế bớt".
Nhà văn Phạm Viết Đào có một người em trai hy sinh trong trận đánh ngày 12/7/1984 ở mặt trận Vị Xuyên. Từ năm 1985 nhà văn đã có mặt ở chiến địa này, đã tìm tòi và khơi lên câu chuyện, để trả lại sự thật cho vong linh của những người đã ngã xuống, hiện vẫn còn nằm phiêu bạt nơi biên giới phía Bắc chưa được trở về quê hương.    
Vậy ngày giỗ em của chú là ngày nào?    
“Ngày 12/7, trở thành ngày giỗ trận lớn. Ngày 12/7/1984, trận đánh cao điểm 772 và 1509, mà Trung Quốc họ cũng nói trận ấy là lớn. Mình huy động bốn trung đoàn, bốn sư đoàn mạnh nhất đánh. Cái trận ấy còn có những tình tiết tức là, có những cựu chiến binh kể với tôi là khi mà họ cách chiến hào của Trung Quốc khoảng 100 mét, theo sơ đồ tập là phải dừng lại, và chờ cho pháo mình bắn dọn đường, thế nhưng cái loạt pháo đầu, pháo của mình bắn ngay đúng đội hình của mình. Rất là bí hiểm. Còn gần như pháo Trung Quốc khai hỏa trước khi pháo mình bắn. Cho nên pháo là nó tập trung nó bắn. Quân mình nhảy vào chiến hào thì chẳng thấy lính Trung Quốc đâu. Tức là nó đã rút trước rồi. Để cho mình vào thì pháo bắt đầu nó quay lại nó dập và gần như là trận đó mình bị thua đau. Thì tất cả những cái đó tôi có đi điều tra, chứng minh và đưa lên mạng. Thì cái đó rồi chắc là nó có động chạm đến nhiều người, và những người có những vị trí trong bộ phận này, cho nên họ cũng cảm thấy mình đang bới áo của họ ra chăng? Bây giờ thì người ta công khai nhiều chuyện rồi nhưng mà không phải là người ta mở hết. “
Thưa chú đó có phải là trận đánh khiến cột mốc của Việt Nam bị rơi vào tay Trung Quốc không?
“Cột mốc biên giới Việt Nam thì nhiều chỗ bị lùi. Cái trận mà cái cao điểm lớn nhất bị mất là mất trước đó. Mất từ ngày 28/4/1984. Rồi sau đấy họ tiếp tục chiếm điểm cao 1509 ấy, rồi họ lấn sâu hơn vào đất mình. Rồi sau đấy mình mới tổ chức phản công trở lại, 12/7 là mình phản công trở lại. Nhưng mình phản công rồi không lấy lại được, mình thất bại. Sau đấy thì mới dùng chiến thuật đánh lấn, đánh lấn dần thì mới lấy lại lên được, và hiện nay thì Trung Quốc họ vẫn chiếm 1509. Còn họ trả lại 100, rồi 772, 685 là họ rút họ không ở nữa. Còn cột mốc thì bây giờ họ lấn của mình cái điểm (1509) mà trước là của mình, và họ xây căn cứ ở đấy.”
Trong cuốn sách Bên Thắng Cuộc, tác giả Huy Đức có nói ngày kết thúc chiến tranh Biên giới năm 1979 là ngày 6/3/1979, lúc đó Trung Quốc tuyên bố chiến thắng và rút quân. Sau đó Trung Quốc tiếp tục đánh những trận nào nữa?
“Năm 1979 là họ dừng ở mạn bên này thôi, mạn phía Đông, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh thôi. Nhưng từ năm 1980 là bắt đầu đánh nhau những trận đánh nơi họ vẫn chiếm mình ở vùng Hà Giang, Vị Xuyên. Những năm 1980, 1981 thì chỉ đánh nhau ở cấp tiểu đoàn thôi, quân mình ở các bình độ 1800 rồi tất cả các thứ, họ chiếm phía Vị Xuyên. Khi đánh điểm cao nhất là ngày 28/4/1984, họ đánh lớn nhất vào cao điểm 1509. Thì lúc đó mới trở thành mốc điểm lớn, mình huy động tổng lực để lấy lại cái mảnh đất này. Mình huy động 4 đến 5 sư đoàn lên. Bên kia họ tập trung hai mấy sư đoàn vào đấy, là năm 1984. Giai đoạn đấy là giai đoạn đánh mạn Vị Xuyên này, là đánh lớn đấy, khoảng 4, 5 chục vạn quân họ tập trung vào phía này. Còn từ 1979 là chỉ đánh ở mạn Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, một số nơi thế thôi. Lạng Sơn là ác liệt nhất. Ở đấy có pháo đài Đồng Đăng là họ dùng chất độc giết chết một lúc 400 nhân viên và bộ đội ở trong pháo đài. Ở đây có những người anh hùng của mình, như anh Trần Ngọc Sơn, với 24 viên AK và một quả lựu đạn mà anh Trần Ngọc Sơn diệt được 74 lính Trung Quốc. Là mình cũng đánh một trận kiên cường ở Lạng Sơn đấy. Và tôi cũng đã viết về người anh hùng ấy rồi”.

" HẬU VẬN" BI THƯƠNG CỦA CÁC CCB TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TỪNG THAM GIA CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG

Bài, ảnh và clip do Phạm Viết Đào thực hiện năm 2012...


Clip này lấy từ nguồn INTERNET
Picture
"NGỰ LÂM PHÁO THỦ" E 457-F 313 ĐỖ TRỌNG NĂNG: KỂ VỀ NHỮNG TRẬN ĐÁNH GIỮ ĐẤT Ở VỊ XUYÊN HÀ GIANG VÀ CUỘC CHIẾN GIỮ ĐẤT TẠI QUÊ BÌNH XUYÊN-VĨNH PHÚC:

Đỗ Trọng Năng là Tiều đội trưởng chỉ huy 1 khẩu 105 từng tham gia bắn yểm trợ cho trận bảo vệ Cao điểm 1509 tháng 4/1984 và Chiến dịch MB 84 trận 12/7/1984...
 Đơn vị của anh đã bắn đến những viên đạn cuối; Tiểu đội của anh chỉ giữ lại 3 viên cuối cùng đề phòng nếu bị Trung Quốc tràn sang thì cho hủy pháo và dùng AK đánh nhau với lính Trung Quốc...
 
3/ CCB E 457-F 313 Đỗ Trọng Năng, quê ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Picture
Nồi đau buồn của CCB F 313 trước lô đất của mình bị chiếm xây nhà nghỉ ?


Đỗ Trọng Năng kể về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược giứ đất ở Vị Xuyên Hà Giang
Picture
Các CCB Sát cánh với Đỗ Trọng Năng đấu tranh đòi lại đất tại quê: Ngôi nhà nghỉ phía sau xây trên thửa đất 700 m2 của Đỗ Trọng Năng-CCB E 457-F 313..
Người ngoài cùng bên phải là Kiều Văn Phong-CCB 313; ngoài cùng bên trái là CCB Trần Văn Lựu; Người giơ tay là bố vợ một quan chức cấp cao của tỉnh Vĩnh Phúc...

Hiện nay Đỗ Trọng Năng còn 3-4 sào để làm ruộng; hiện còn 5 khẩu, đứa con trai út đi bộ đội về năm ngoái, lấy vợ sống chung với vợ chồng anh…Hiện gia đình có 5 khẩu có 3 sào để làm ruộng, không thể đủ sống. Mỗi năm mỗi sào được mùa thì được 2 tạ thóc ( 2 tạ x 3 sào= 6 tạ thóc/năm giành cho 5 khẩu; vị chi mỗi người được 120 kg thóc/năm; khoảng 8 kg gạo/người/ tháng…); Còn mất mùa thì được hơn 1 tạ thóc…
Đi bộ đội về do tôi là sĩ quan dự bị nên hàng năm trên vẫn điều đi tập huấn…”
Theo CCB Đường Minh Tuấn22, E 122, F 313, người lính cuối cùng của Sư 313 mở đường máu rút khỏi Cao điểm 1509 chiều 28/4/1984 do hết đạn cho biết: khu vực  xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, trong đoạn ác liệt nhất 1981-1985, đã đóng góp có khoảng 70 lính cho mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang…Đỗ Trọng Năng là một trong những CCB đó.
Được biết, hàng năm các CCB này vẫn tổ chức gặp nhau để ôn lại những ký niệm máu lửa một thời ở Vị Xuyên-Hà Giang và cùng nhau tương trợ động viên nhau cùng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống thường ngày…
Picture

Trong cuộc gặp gỡ cuối tháng 7/2012 các CCB Vị Xuyên-Hà Giang tại nhà Đường Minh Tuấn, tôi hỏi Tuấn: “Thế anh em mình bây giờ sống như thế nào ? Tuấn cho biết: Anh trông anh em thì sẽ thấy; Chỉ có tôi và một số anh em xoay xở được là còn tạm ổn, phần lớn anh em bây giờ vẫn nghèo, chưa kể còn bị di chứng chiến tranh…
Nhân gặp tôi: Đường Minh Tuấn gọi Đỗ Tiến Năng, Kiều Văn Phong: Anh xem, những anh em từ bỏ xương máu ra bảo vệ biên cương tổ quốc nhưng hiện họ về quê làm ăn lại đang bị gặp rắc rối về chuyện đất đai với chính quyền địa phương?”
Nhân có tôi lên, Kiều Văn Phong, Đỗ Tiến Năng và một số CCB xã Thanh Lãng mời tôi sắp xếp thời gian về xã Thanh Lãng của các anh để chứng kiến về những uất ức mà các anh và một số CCB, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng đang bị chính quyền dùng quyền lực nhà nước chiếm giữ đất hương hỏa, đất phần trăm được phân theo Điều 72 của Luật Đất đai 2003 của gia đình họ…
Sau cuộc gặp gỡ này tôi đã lên thôn Thống Nhất xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc gặp các CCB và một số gia đình thương binh, liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hung có đất bị chính quyền huyện Bình Xuyên thu hồi, một số đất số đất này được huyện bán cho một số đối tượng xây nhà nghỉ, nhà ở, nhà hàng; Số lớn còn lại hiện đang bỏ hoang…

Đầu đuôi chuyện thu hồi trái Luật Đất đai và Pháp lệnh ưu đãi người có công diễn ra như sau

Picture
Những gia đình có công bị thu hồi đất 12 năm ở Thanh Lãng, Bình Xuyên

Đầu năm 2005, chính quyền huyện Bình Xuyên Vĩnh Phúc xây dựng một dự án làng nghề tại 2 thôn Thống Nhất và Độc Lập, xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên.
Để thực hiện dự án này ngày 12/9/2005, UBND huyện Bình Xuyên đã ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND thu hồi 92.388,4 m2 của 206 hộ nông dân của 2 thôn Thống Nhất và Độc Lập và 9318 m2 đất giao thông, thủy lợi…
Chính quyền chỉ thông báo với dân bằng miệng rằng sẽ thu hồi sử dụng trong 8 năm ( tức đến năm 2013) sau đó sẽ hoàn trả lại. Họ chỉ tiến hành đền bù cho dân số tiền 14,5 triệu đồng/sào( 360 m2), tương ứng tiền đền bù hoa màu sản xuất trong 2 năm, mỗi năm được 7,250 triệu/sào…Trong khi đó đất đã thu hồi hơn 12 năm…
Sau khi thu hồi, dự án xây dựng làng nghề không thành, chính quyền đã không trả lại đất cho dân mà lại cắt một số đất bán lại cho một số đối tượng theo giá thị trường, theo thông tin của những người mua giá lên tới 300 triệu/100 m2…
Như vậy chính quyền đã mượn đất của dân danh nghĩa trong 8 năm; chỉ đền bù cho dân hoa lợi trong 2 năm 14,5 triệu/1 sào-360 m2 sau đó lại đem bán số đất này cho một số đối tượng với giá 300 triệu/100 m2 để xây dựng nhà nghỉ, nhà ở, nhà hàng…
Bà con nông dân xã Thống Nhất, xã Thanh Lãng đã gửi đơn khiếu nại, tố cáo lên tới những cơ quan cao nhất của nhà nước nhưng cho đến nay, số đất bị mượn của họ đã trên 12 năm vẫn chưa đòi lại được…
Picture
Đất của Mẹ Việt Nam anh hùng Kiều Thị Hựu bị thu hồi, chiếm dụng mất 312 m2

Trong số đất 92.388,4 m2 bị thu hồi và sử dụng sai mục đích của chính quyền huyện Bình Xuyên này trong đó có số đất của một số gia đình chính sách như liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng để dung làm đất hương hỏa, thờ cúng; Còn lại số đất này là đất thuộc diện 5% của bà con nông dân, trong đó có nhiều người từng tham gia chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và chống Trung Quốc tại Vị Xuyên-Hà Giang…
Qua tiếp xúc chúng tôi được biết, những người lính từng tham gia bảo vệ đất ở Vị Xuyên năm xưa như Đỗ Trọng Năng-CCB của Sư 313 bị chiếm mất 700 m2; CCB Kiều Văn Phong-Sư 313 bị chiếm mất 600 m2, CCB Nguyễn Đức Toàn thuộc E 876, Sư 356 bị chiếm mất 360 m2…
Picture

Gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Thu mất 750 m2 có đất hương hỏa; 

Picture
Vợ LS Nguyễn Nghĩa Dâng bị mất 2 sào, trong đó có đất hương hỏa liệt sĩ...

Picture

Vợ con Liệt sĩ Nguyễn Văn Bồng bị mất 2 sào trong đó có đất hương hỏa…

Những thửa đất này thuộc lọa đất “ thượng đẳng điền”, đất 5 % được cấp theo Luật Đất đai 2003 và 2013…
Picture
Những dãy nhà được bán cho một số đối tượng xây nhà trên đất chiếm dụng...
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, số đất 5 % là số đất được chính quyền căn cứ vào tổng số ruộng đất mà bà con nông dân đã đóng góp vào hợp tác xã, chính quyền trích cấp lại 5 % cho bà con để bà con được toàn quyền sử dụng, phục vụ cho cải thiện đời sống gia đình…
Số đất này bà con được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng như làm vườn, trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, có thể chuyển sang xây nhà ở nếu chỗ ở khó khăn, đất làm nhà bị thu hồi cho mục đích công cộng và phải được chính quyền phê duyệt..
Được biết, do áp lực đơn từ của bà con nên Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo chính quyền huyện Bình Xuyên giải quyết dứt điểm vụ khiếu kiện tập thể kéo dài này do việc chiếm đất và sử dụng đất trái pháp luật của bà con nông dân thôn Thống Nhất và Độc Lập…
Theo ông Trần Văn Lựu, một CCB và là người cũng bị mất đất: Chính quyền huyện Bình Xuyên đã nhiều lần gặp dân nhưng đều lần lữa không giải quyết dứt điểm, trả lại đất một quyền lợi sát sườn, hợp pháp của dân.
Vào ngày 20/1/2017 sắp tới này, UBND huyện Bình Xuyên sẽ có cuộc gặp giải quyết khiếu nại của 206 hộ dân liên quan tới số đất bị thu hồi trái Luật Đất đai, trái với Pháp lệnh ưu đã người có công đã được ban hành  năm 1994 và sửa đổi năm 2013; ( số đất này hiện số lớn bỏ hoang, một số được bán xây nhà kiên cố cho một số đối tượng)…
Sáng nay 17/2/2017 tôi có gọi điện cho ông Trần Văn Lựu, một CCB và cũng là người bị chiếm dụng đất cho biết: Tuần sao bà con Thanh Lãnh sẽ lên Văn Phòng chính phủ để gửi đơn đêu kêu đòi số đất bị chiếm dụng trái pháp luật này...
Picture
 Bà con nông dân Thống Nhất, Độc Lập vật vờ bênh cạnh đất đại bị chiếm dụng của họ

Picture
CCB Trần Văn Lựu bị mất 660 m2 đất 5 %; do việc tham gia đấu tranh đòi lại đất nên con trai tham gia lực lượng quân nhân chuyên nghiệp đã không được địa phương xác nhận lý lịch để kết nạp Đảng...
Picture
Hơn  9, 2 ha đất thuộc loại " thượng đẳng điền", " bờ xôi ruộng mật"...bị thu hồi 
trái Luật Đất đai và Pháp lệnh ưu đãi người có công...của 206 hộ đang bỏ hoang hơn 12 năm ?

Phạm Viết Đào..

Số phận những cựu binh Trung Quốc từng xâm lược Việt Nam

CA TP.HCM 
Cựu binh Trung Quốc biểu tình tại tỉnh Hồ Nam tháng 5-2014
(CATP) Trong khi ở ngoài biển Đông, Bắc Kinh đang ngày càng hung hăng leo thang căng thẳng với Việt Nam, ngay bên trong nước họ, hàng ngàn cựu binh từng tràn qua xâm lược Việt Nam năm 1979 đang có nguy cơ bị đánh đập và bỏ tù trong một cuộc chiến mới với các quan chức chính quyền.
Hãng tin Pháp AFP (10-6-2014) đã viết như thế về số phận những cựu binh Trung Quốc này. Hàng ngàn người trong số họ ngày càng biểu tình nhiều hơn tại những địa phương để phản đối không được chi trả các khoản phúc lợi. Teng Xingqiu, một cựu binh tại Yiyang (tỉnh Hồ Nam) cho biết: “Cảnh sát nói với tôi rằng họ hy vọng tôi sẽ rục xương trong tù”. Người đàn ông 56 tuổi ốm yếu, trên thân đầy những vết sẹo mà ông nói do bị cảnh sát đánh đập, đã phải lẩn tránh những đường phố có gắn camera giám sát để tới một quán ăn tồi tàn gặp phóng viên nước ngoài cho an toàn. Teng bị giam trong một “nhà tù đen” - nơi chính quyền địa phương giam giữ những người chống đối. Hầu như ngày nào cựu binh này cũng bị cảnh sát đánh đập và đe dọa giết chết nếu không chịu nhận tội.
Hãng tin AFP cho biết: Teng đã bị đẩy qua biên giới Trung Quốc - Việt Nam trong cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu hồi tháng 1-1979 khi Bắc Kinh xâm lược Việt Nam vì dám đưa quân sang Campuchia đánh đổ chế độ Pon Pot diệt chủng vốn là đồng minh của Trung Quốc. AFP dẫn nguồn từ nhà cầm quyền Bắc Kinh, nói có 6.954 lính Trung Quốc chết trong cuộc chiến đánh Việt Nam năm 1979. Nhiều nguồn khác ước tính số lính Trung Quốc chết lên tới hơn 20.000 người, cao hơn cả số thương vong của Việt Nam.
Không hề có một đài tưởng niệm quốc gia nào cho cuộc chiến đó. Bắc Kinh cũng hiếm khi nhắc tới nó, ngay cả trong những lúc làm dữ với Việt Nam. Nhà sử học Mỹ Xiaoming Zhang gọi cuộc chiến năm 1979 là “cuộc chiến tranh chết chóc và tàn bạo trên mặt đất”. Cựu binh Teng kể lại: “Những người Việt Nam bình thường đã bí mật hợp tác với quân đội, ngay cả những ông già và phụ nữ cũng bắn chúng tôi. Thật là kinh hoàng”. Sau chưa đầy một tháng, Trung Quốc phải rút quân và tuyên bố... chiến thắng!
Chính phủ Trung Quốc đã hứa trợ giúp các cựu binh, đông tới hàng triệu người. Nhưng thực tế cho tới nay đã 35 năm trôi qua, lời hứa bay mất tiêu. Teng kể mình làm đủ mọi việc lặt vặt mà mỗi tháng chỉ kiếm được khoảng 1.000 nhân dân tệ (hơn 3 triệu đồng Việt Nam). Trong khi đó, mức thu nhập bình quân tại Yiyang quê ông khoảng 2.800 tệ (hơn 9 triệu đồng). Ông đã phải ngồi tù hơn ba năm về tội “gây rối nơi công cộng” do cùng với các cựu binh khác mặc quân phục biểu tình phản đối bên ngoài cơ quan chính quyền địa phương.
Hãng tin AFP cho biết: mỗi năm Trung Quốc có hàng trăm cuộc biểu tình phản đối của hàng ngàn cựu binh do họ bị đối xử quá tệ. Hồi cuối tháng 5-2014, có hơn 10.000 cựu binh biểu tình tại 11 tỉnh.
Wang Guolong, một cựu binh có 14 năm quân ngũ, nói rằng: “Họ bắt giam Teng để cảnh cáo chúng tôi, nhưng tình trạng chúng tôi giống nhau. Có hàng triệu cựu binh giống chúng tôi trên khắp đất nước này”. Teng chua chát: “Việc bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình còn nguy hiểm hơn là ra mặt trận. Bạn có thể bị bắt bất cứ lúc nào”.
Giới bình luận quốc tế cho rằng tình cảnh những cựu binh này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới tinh thần của binh lính Trung Quốc. Họ nhìn thấy được tương lai của mình nếu may mắn còn sống sót trở về!

Cung điện hoan lạc xa hoa của Mao Trạch Đông tại Thượng Hải

Mao Trạch Đông (Ảnh: Internet)
Có thể xếp ông Mao Trạch Đông trong danh sách những kẻ tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại. Trong hai mươi tám năm ông ta thống trị Trung Quốc đã có tám mươi triệu người mất mạng oan vì hệ thống chính trị do Mao dựng lên, sức sống của đất nước rơi vào thảm cảnh hoàn toàn kiệt quệ.
Trong lịch sử Trung Quốc ghi dấu ấn nhiều bạo quân, tiêu biểu là Ân Trụ Vương (1105 – 1046 TrCN), nhưng người này cũng không thể so sánh được với ông Mao Trạch Đông. Điều kinh khủng là độ tàn bạo của Mao không thể hiện ra ngoài, trong khi đa số bạo quân dùng dao giết người thì Mao chỉ cần dùng miệng. Khi nói Mao thường cười tủm, phong thái ung dung và giọng điệu êm ái nhưng toàn ngôn từ chính trị vô cùng độc địa, bất cứ ai cũng có thể bị chụp mũ biến thành phần tử đối lập hoặc phạm phải tội lỗi tày trời, bất ngờ bị biến thành đối tượng toàn dân phải giết.
Nhiều người dù chết vẫn tiếp tục còn là kẻ thù của nhân dân, nếu chết không hết tội thì còn bị roi vọt thi thể, liên lụy đến cả dòng họ. Mao chỉ thích làm cho nhân dân tàn sát lẫn nhau để mình ung dung ngồi thưởng thức màn kịch giết người. Có thể nói, vô số sinh mạng bị vùi dập trong những màn kịch dã man do Mao dựng lên.
Độ dã man của Mao không biết phải dùng từ gì để diễn tả được, những thảm cảnh mà Mao gây ra cho người dân vô tội không thể kể xiết, thế nhưng Mao lại được cỗ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xem là “Mặt Trời phương Đông”, “vị cứu tinh của nhân dân”... Nhiều người ngây thơ đã xem Mao như thần thánh, tung hô “vạn tuế”. Loại tuyên truyền lừa dối này đã làm ảnh hưởng đến bao nhiêu thế hệ, đầu độc cho đến tận ngày nay. Cho dù sau này vị trí thần thánh của Mao không còn, nhưng ĐCSTQ vẫn luôn xem Mao như vị tổ sư của mình và tìm mọi cách che giấu những tội lỗi tày trời của ông ta.
Nhưng có một người từng âm thầm ở bên cạnh làm bạn với Mao suốt 22 năm cho đến tận khi Mao đi xuống nấm mồ đã kể lại toàn bộ sự thật về Mao. Người đó chính là ông Lý Chí Tuy (李志绥) với cuốn «Hồi ức bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông» được viết sau khi ông thoát khỏi cái lồng xã hội u tối dưới sự cai trị của ĐCSTQ.
Cuốn sách này là một bằng chứng quan trọng của lịch sử, bác sĩ Lý Chí Tuy đã ghi lại tất cả những gì ông trông thấy, vẽ thành bức tranh sinh động về Mao Trạch Đông trưng bày trước thế nhân. Chiếc mặt nạ của Mao đã bị lột ra, vầng hào quang giả tạo chiếu quanh Mao đã tắt lịm, hình tượng của Mao hiện nguyên hình là một bạo chúa lưu manh cực độ. Trong cái cung sâu thăm thẳm và bị bao phủ quầng sáng làm chói mắt, mọi người khó mà hình dung được cuộc sống thực sự của ông ta.
Cho dù hình ảnh về Mao như bạo quân một thời đại đã đóng đinh trên cây cột ô nhục của dòng lịch sử, nhưng với những ai chưa tìm hiểu về đời sống sinh động thực sự của Mao thì tất cả vẫn chỉ hiện ra như một khái niệm mơ hồ. Bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông là ông Lý Chí Tuy đã lấp vào khoảng trống này. Có lẽ trời xanh đã an bài cho ông Lý Chí Tuy hoàn thành sứ mệnh lịch sử để xóa tan sự hoang tưởng của nhiều người do bị ĐCSTQ tuyên truyền dối trá.
Nghe nói nhiều quan chức cao cấp của ĐCSTQ sau khi đọc cuốn sách này đã lảo đảo đấm ngực dậm chân như có tang cha mẹ chết, như mộ tổ bị người ta đào lên. Họ hiểu cuốn sách cũng chính là bản án kết liễu hình ảnh của ĐCSTQ, vì thế họ hận ông Lý Chí Tuy thấu xương, chửi ông là tên phản bội. Họ tập hợp những người làm việc thân cận với Mao để cùng viết phản bác lại, tố cáo ông Lý Chí Tuy bịa đặt vu khống, sau đó còn tụ tập đám văn nô chuyên viết ca công lập đức cho Mao Trạch Đông ra trận, tô vẽ thêm những tác phẩm ngợi ca để tẩy trắng cho Mao, tiêu biểu như «Hồng tường nội ngoại», «Mao Trạch Đông trong cuộc sống»…
Kỳ thực mọi việc làm của họ đều trở nên tầm thường vô ích. Chính vì thế cuối cùng ĐCSTQ đã phải dùng thủ đoạn lưu manh là cử đặc vụ ám sát ông Lý Chí Tuy để nhằm diệt khẩu. Qua vô số hành vi quá khích của họ đã minh chứng ĐCSTQ hận và sợ hãi ông Lý Chí Tuy đến nhường nào. Tác phẩm của ông Lý Chí Tuy là đòn hiểm đánh trúng vào chỗ đau của ĐCSTQ.
Trong sách, ông Lý Chí Tuy cũng nhắc đến một số địa điểm hưởng lạc của ông Mao Trạch Đông, như Lưu Trang ở Tây Hồ, Trích Thủy Động ở Thiệu Sơn, nhà khách Đông Hồ ở Vũ Hán, nhà khách Tây Giao ở Thượng Hải… Theo sách thì Mao Trạch Đông có mười lăm điểm hành lạc. Ở đây chỉ giới thiệu qua về nhà khách Tây Giao ở Thượng Hải.

Nhà khách Tây Giao ở Thượng Hải

Nhà khách Tây Giao nằm trong khu rừng cây kín đáo phía tây Thượng Hải, được xây dựng khoảng cuối thập niên 50, đầu 60. Diện tích khu rừng rậm này khá lớn, có đến hàng chục ngàn mẫu, là khu vực hiếm có ở vùng bình nguyên Giang Nam, được mệnh danh là lá phổi của Thượng Hải vì giúp điều hòa khí hậu và làm sạch không khí cho Thượng Hải. Trước đây mỗi lần Mao đến Thượng Hải đều trú tại nhà khách Cáp Đồng (哈同). Vì nơi này ở khu vực ồn ào, hơn nữa đội ngũ nhân viên lại phức tạp nên Mao thấy bất tiện, những thông tin Mao tiếp đãi bạn gái dễ dàng bị truyền ra ngoài làm Mao cảm thấy không vui. Thế rồi đến một lần Mao quyết định ở lại trên xe riêng chứ không chịu xuống làm cho vị Bí thư Thượng Hải là ông Kha Khánh Thi (Ke Qingshi – 柯庆施) cảm thấy bất an.
Kha vốn là tâm phúc của Mao, là người rất có vị thế trong Đảng. Ông Kha quyết định xây dựng riêng cho Mao một hành cung riêng. Kha nói: “Mao Chủ tịch là vị thủ lĩnh vĩ đại của chúng ta. Ông hay đến Thượng Hải thị sát công việc là thể hiện sự quan tâm với chúng ta, trân trọng chúng ta, cũng là niềm kiêu hãnh của toàn dân Thượng Hải. Thế nhưng chúng ta lại chưa có chỗ nghỉ ngơi hợp lý cho ông. Sự tắc trách này là lỗi của chúng ta, có lỗi với ông là chúng ta có lỗi với nhân dân cả nước, vì thế chúng ta phải mau giải quyết vấn đề này.
Đề nghị của Kha lập tức được Mao đồng ý và được Trung ương phê chuẩn, vậy là hành cung xây dựng cho Mao trở thành công trình trọng điểm của Thượng Hải, vì là nhiệm vụ chính trị tối mật nên cũng nhanh chóng hoàn thành sau quá trình ngày đêm thi công. Khi đó Trung Quốc đang ở thời kỳ nạn đói bao vây khắp nơi, cuộc sống nhân dân vô cùng thê thảm…
Hành cung của Mao ở bên ngoài không thể nhìn thấy được, vì toàn nhà trệt và ẩn trong khu rừng cây dày đặc. Toàn khu nhà được bố trí khoa học, không gian khoáng đãng, phong thái trang trọng, vật liệu chủ yếu do Hồng Kông cung cấp. Toàn bộ tường của khu nhà là tường cách âm; cửa kính dùng kính chống đạn; chỉ có bên trong nhìn ra được bên ngoài.
Trong nhà có hồ bơi, phòng mát xa và chiếu phim riêng cho Mao Trạch Đông. Khu ngoài là thảm cỏ lớn và hồ nước, vì Mao không thích lâm viên kiểu Trung Quốc nên ngoại cảnh trang trí theo kiểu cách Tây phương, phối toàn cảnh là sự kết hợp kiểu cách cả Đông lẫn Tây. Hành cung được bảo vệ nghiêm mật, là khu vực cấm, người ngoài không được đi vào. Vòng canh gác ngoài cùng nằm ở ngoài khu rừng cây, các giao lộ trong khu vực đều có trạm gác có kéo dây thép gai, cứ cách một đoạn đường là có một trạm gác; những trạm gác phía trong rừng cây có hàng rào điện; hành cung của Mao ở trung tâm, xung quanh được canh phòng nghiêm mật.
Thông vào trong hành cung chỉ có con đường độc nhất và được làm quanh co xuyên dần vào trong, giữa đường có nhiều trạm kiểm soát. Tính tổng số cảnh vệ của toàn khu vực có khoảng từ sáu đến bảy trăm người. Sau khi hành cung xây dựng xong không lâu thì Mao Trạch Đông đến Thượng Hải, vào khoảng năm 1961. Bí thư Kha Khánh Thi thận trọng hầu Mao đi tham quan khu hành cung, hy vọng được Mao khen tặng. Nhưng không ngờ Mao chỉ lạnh lùng nói: “Trồng cỏ thế này để làm gì?….”
Câu nói của Mao làm Kha vô cùng căng thẳng. Ông ta lập tức cho gọi chuyên gia phụ trách quy hoạch khu lâm viên để bàn bạc tìm cách làm yên lòng Mao. Ban đầu họ tính trồng cây lương thực, nhưng nghĩ lại thấy mất nhiều thời gian, vì phải gieo hạt, hiệu quả quá chậm, thế rồi họ quyết định trồng rau thay chỗ cho bãi cỏ. Tuy nhiên để không làm phiền đến Mao, mọi người không được làm ban ngày mà phải làm ban đêm. Điều lệ quy định không được ai làm ồn ào để ảnh hưởng đến giấc ngủ của Mao, ai vi phạm sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.
Vậy là ban đêm ông Bí thư đích thân canh chừng công việc, mọi người thấy biểu hiện căng thẳng như vậy thì không ai dám chểnh mảng. Sau cả đêm bận rộn, cuối cùng cũng hoàn thành xong cái vườn rau thay cho bãi cỏ, ông Bí thư làm xong việc thì mệt mỏi rã rời. Khi Mặt Trời lên cao tới đỉnh đầu Mao mới tỉnh dậy. Vừa nhìn ra ngoài, Mao giật mình khi thấy thảm cỏ bị biến đâu mất, thay vào là một vườn rau. Mao chợt hiểu liền nhìn Kha tươi cười rồi gật đầu khen ngợi.
Câu chuyện này phản ánh sâu sắc sự hống hách bá đạo của Mao và tính tôn ti trong nội bộ ĐCSTQ. Kha là Ủy viên Bộ Chính trị, vừa là nguyên lão trong Đảng, cũng là chư hầu một phương, oai phong khắp một vùng trời, ấy vậy mà trước mặt Mao lại biến thành tên nô tài hèn mọn kính cẩn như thế!
Hành cung này là nơi Mao thường đến ở, Giang Thanh cũng từng đến ở. Nơi đây thậm chí ngay cả ông Chu Ân Lai cũng không được phép đến. Cứ cách vài năm thì Mao đến ở một lần, mỗi lần như vậy khoảng hai tháng, vậy mà phải mất hàng trăm người canh phòng quanh năm, có thể thấy kinh phí cho nó tốn kém lãng phí như thế nào. Sau khi Mao chết, nơi này dường như bị bỏ không, chỉ có ông Trần Vân và ông Lý Tiên Niệm từng đến ở vài ngày. Vào thập niên 80 thế kỷ XX, một lần ông Đặng Tiểu Bình đến Thượng Hải đã ghé thăm nhà khách Tây Giao. Sau khi biết tình hình, ông Đặng Tiểu Bình cảm thấy quá lãng phí, liền ra lệnh cho phép nơi này được đón khách quý bên ngoài, bấy giờ nhà khách này mới được sử dụng trở lại. Sau đó nhà khách được xây dựng mở rộng thêm, tiếng tăm ngày càng lan xa.
Trong hai mươi tám năm Mao cai trị Trung Quốc, rất ít khi ông ta sống ở Bắc Kinh mà chủ yếu trú tại nhiều hành cung khác nhau trên khắp cả nước, cuộc sống hoan lạc không thua gì vua chúa. Trong cảnh lạc thú cõi trần như thế, Mao làm sao biết đời sống khổ cực của nhân dân thế nào. Những việc quốc sự phiền toái Mao càng không muốn để ý. Thứ duy nhất Mao quan tâm là giữ vững địa vị của mình, vì thế những toan tính của Mao chỉ là làm thế nào thanh lý những đối tượng khả nghi, làm sao để mọi người quỳ gối dưới quyền lực của ông ta. Đây mới là bức tranh chân thực về ông Mao Trạch Đông.
Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm: