Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

10 bí quyết khiến người Đức trường thọ nhất thế giới

Người Đức có tuổi thọ cao (Ảnh: Internet)

Người Đức không chỉ nổi tiếng tinh thần thép và nghiêm túc như những cỗ xe tăng mà còn là một trong những dân tộc có tuổi thọ cao nhất trên thế giới, cao hơn 10 tuổi so với mức trung bình của toàn thế giới. Mười bí quyết dưới đây đã làm nên điều này.
Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới đã báo cáo thống kê y tế thế giới 2016 tại Geneva cho biết, tuổi thọ bình quân của người Đức lại lập kỷ lục cao mới: tuổi thọ bình quân toàn cầu là 71,4 tuổi, của Trung Quốc là 76,1 tuổi, của Đức là 81 tuổi. 130 năm trước, tuổi thọ trung bình của nam giới người Đức là 35 tuổi, ở nữ giới cũng không quá 38 tuổi. Trong vòng 100 năm ngắn ngủi, họ đã trở thành quốc gia nổi tiếng sống thọ.
Mười bí quyết trường thọ của người Đức được lưu truyền như sau:
  1. Ba bữa trong ngày đều ăn tỏi
Bánh mì tỏi (Ảnh: Shutterstock)
Ở Đức, tỏi được dùng rất phổ biến, ví dụ như cho tỏi vào bánh mì, dùng tỏi chiên cá, uống rượu tỏi v.v. Trong siêu thị ở Đức đâu đâu cũng có thể thấy các món ăn làm từ tỏi.
Tỏi vừa có để điều vị, vừa phòng, được gọi là “chất kháng sinh tự nhiên”. Trong tỏi có chứa allicin có thể ức chế vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Ở thành phố Darmstadt, Lễ hội tỏi được tổ chức hằng năm đến nay đã có lịch sử hơn 100 năm, người tổ chức còn chọn ra những cô gái xinh đẹp để làm “Hoàng hậu tỏi”.
  1. Uống trà xanh hoa quả
Trà xanh hoa quả giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. (Ảnh: Internet)
Người Đức rất thích uống cà phê, khắp nơi đều có thể thấy các tiệm cà phê, nhưng hiện nay xu thế uống trà đã rất phổ biến. Họ còn cho thêm dâu khô vào trà xanh để thành trà xanh dâu, thêm lô hội để có trà xanh lô hội…
Uống nhiều trà xanh có thể phòng bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc ung thư. Thường ngày uống trà xanh có thể kìm hãm oxy hóa phá hoại tế bào và các tổ chức trong cơ, giải độc cho gan, đồng thời ức chế sự lan rộng của ung bướu, giảm cơ hội di căn của tế bào ung thư.
  1. Ăn cá vào mỗi ngày thứ sáu
Ăn cá vào thứ sáu đã trở thành thói quen ăn uống của cả người dân ở nước Đức.
Dù là nhà ăn ở công ty, trường học, nhà hàng hay trong gia đình bình thường, cá đều là món chính trên bàn ăn của người Đức.
Bởi vì nguyên nhân tôn giáo nên ở Tây Phương nhiều người không ăn thịt vào thứ sáu, họ chuyển sang ăn cá. Người Đức ý thức rằng ăn nhiều thịt đỏ không có lợi cho sức khỏe, vì thế ngày nay càng ngày càng có nhiều người Đức thích ăn cá, vừa vặn mượn ngày thứ sáu “cưỡng chế” ăn cá, trở thành một thói quen ăn uống của người Đức.
  1. Uống sữa từ nhỏ, nấu ăn cũng dùng sữa
Lượng sữa mà người Đức tiêu thụ mỗi năm đứng đầu toàn thế giới.
Một người Đức tiêu thụ 85 lít sữa mỗi năm, nhiều nhất toàn thế giới. Từ nhỏ họ đã uống nhiều sữa, ngay cả nấu ăn cũng dùng sữa, vì thế người Đức hầu như không bị thiếu canxi. Tất nhiên so với người châu Á, thì người phương Tây có hệ men tiêu hóa sữa được duy trì lâu hơn và hoạt động tốt hơn.
Giá trị dinh dưỡng của sữa rất cao, ngoài protein ra thì còn có các chất béo, canxi, photpho v.v. Thông thường, một người trưởng thành một ngày uống từ 300 – 500 ml sữa một ngày là đủ.
Bữa sáng của người Đức không có nhiều loại, nhưng luôn đảm bảo dinh dưỡng cơ bản nhất đó là sữa và mật ong. Một bữa sáng đơn giản cho người Đức tinh thần tốt trong suốt một ngày.
  1. Mỗi ngày “đứng nhiều hơn ngồi”
Ngồi lâu không có lợi cho sức khỏe.
Người ngồi lâu có nguy cơ mắc các bệnh ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư phổi cao hơn những người ngồi ít.
Người Đức không thích “ngồi”, thường đứng làm việc, đứng họp, đứng giảng bài, như vậy có lợi cho việc giảm triệu chứng đau thắt lưng.
  1. Đi bộ thường xuyên
Bia Đức nổi tiếng cùng lễ hội Oktoberfest (Ảnh: Internet)
Đức là quê hương của bia, nhưng “bụng bia” lại dần giảm theo năm tháng. 2/3 dân số Đức luyện tập thể dục ít nhất 2 lần một tuần, đa phần người trưởng thành đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày. Đặc biệt, mỗi chủ nhật chính là “ngày đi bộ” của họ.
Đi bộ là cách rèn luyện để giảm cân nặng, bảo vệ chức năng tim mạch và đốt cháy calo tốt nhất. Mỗi ngày đi bộ 30 phút có thể giảm nguy cơ mắc các loại bệnh.
  1. Không so đo về ăn mặc sẽ tự thả lỏng bản thân
Việc ăn mặc của người Đức rất tùy ý.
Trong mắt người Đức, ngôi nhà không có ảnh hưởng quá nặng đến gia đình và hạnh phúc. Vì vậy nhiều người sẽ không vay tiền mua nhà, tuy hoàn toàn không phải là mua không nổi. Thật ra, áp lực công việc của người Đức rất lớn, nhưng họ thường cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống, họ không muốn gánh nặng nợ nần, có rất nhiều người dứt khoát ở nhà thuê cả đời.
Việc ăn uống, trang phục ngày thường của họ rất tùy ý, không so đo. Tâm lý tích cực sẽ có được hai cái lợi lớn, một là tâm tình vui vẻ, hai là cơ thể khỏe mạnh. Về mặt ý nghĩa nào đó, tâm lý quyết định sức khỏe.
  1. Biết nghỉ ngơi, không được làm phiền vào ngày nghỉ.
Người Đức cực kỳ xem trọng hoạt động nghỉ ngơi vào ngày nghỉ.
Người Đức rất cẩn thận tỉ mỉ trong công việc, nhưng cũng cực kỳ xem trọng nghỉ ngơi, cuối tuần là dành trọn cho bản thân. Dù nhiệt huyết với công việc thế nào thì cũng tin tưởng rằng chỉ khi nghỉ ngơi đầy đủ thì mới có thể tái nạp năng lượng, hồi phục sức sống. Họ cũng quan tâm đến thời gian nghỉ ngơi của người khác. Nếu như không có việc gì gấp thì bình thường sau 7 giờ tối và vào cuối tuần, ngày nghỉ họ sẽ không gọi điện thoại đến nhà người khác.
  1. Không chấp nhận già, nghỉ hưu cũng không rảnh rỗi
Hài lòng với những gì mình đang có luôn là chìa khóa của hạnh phúc (Ảnh: Internet)
Nghỉ hưu là khởi đầu của một cuộc sống mới.
Người lớn tuổi ở Đức không chấp nhận già, có rất nhiều người chủ động hoãn nghỉ hưu. Trên đường phố Đức, có một số người lớn tuổi chuyên làm công việc chỉ đường cho người nước ngoài, đọc báo cho người mù, họ tìm thấy niềm vui từ những việc như vậy, cuộc sống của họ vì thế mà tràn đầy hạnh phúc.
Nghỉ hưu là khởi đầu của một cuộc sống mới, có thể tự do sắp xếp thời gian làm việc mà mình muốn làm. Bạn có thể hoàn thành những ước mơ chưa thực hiện được khi còn trẻ, có thể làm mới cuộc sống của mình bằng cách vẽ, chụp ảnh, đánh chữ, hưởng thụ “tuổi trẻ thứ hai” sau khi nghỉ hưu…
  1. Không tự ý uống thuốc, uống thuốc phải nghiêm túc tuân theo lời dặn dò của bác sỹ
“Thuốc có ba phần là độc”, không được lạm dụng thuốc.
Một trong những nguyên nhân cho việc hiện nay người bị bệnh thận ở Trung Quốc tăng cao là do bản thân họ lạm dụng thuốc. Còn người Đức từ trước đến nay chưa từng tự ý mua thuốc uống, dù là thuốc bổ cũng phải nghiêm túc tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Câu “thuốc có ba phần độc” cũng được sử dụng ở Đức, họ sẽ chỉ dùng thuốc khi không thể không dùng, sai thuốc, lạm dụng thuốc đều vô cùng nguy hiểm. Ngay cả với thuốc bổ, khi chúng ta uống một cách vô tội vạ thì có thể sẽ gây tổn thương gan và thận.
Thạch Dũng
Xem thêm:

MỐI QUAN HỆ “BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG” GIỮA TRƯỜNG CHINH-LÊ DUẨN VÀ HỒ CHÍ MINH…( Phần 4)

Phạm Viết Đào.


Thảm họa cải cách ruộng đất do Chính phủ Hồ Chí Minh gây ra liền kề tiếp sau chiến thắng vẻ vang Điện Biên Phủ đã vô tình biến cái cái rủi của đất nước, dân tộc thành cái may cho Hồ Chí Minh trên con đường chiếm lĩnh vị trí lãnh tụ độc tôn tại Việt Nam…
Như đã nêu: Đường lối Trường ký kháng chiến nhật định thắng lợi là đường lối của nhóm Trường Chinh, vẫn quen được mệnh danh là “ nhóm cách mạng nội địa”…
Sau cách mạng tháng 8, nhóm cách mạng nội địa chấp nhận vị trí chính trị “ hạng hai” để giương ngọn cờ Hồ Chí Minh vì cho rằng: Muốn giữ được độc lập phải nhờ sự giúp đỡ, cần bắt tay với một số lực lượng chính trị quốc tế ngoại viện; không ai hơn Hồ Chí Minh ở cương vị này…Mặc dù cuộc nổi dậy trong cách mạng tháng 8 ở khắp cả nước đều do các đồng chí của Trường Chinh tổ chức, tiến hành…
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Trường Chinh nghiễm nhiên ngoi lên vị trí thứ 2, sau Hồ Chí Minh trong Chính phủ Việt Minh, với cương vị Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam được bầu năm 1951…
Cuộc cải cách ruộng đất là cái cớ Hồ Chí Minh truất phế cái ghế TBT của Trường Chinh. Thực ra nếu công tâm thì những sai lầm của cải cách ruộng đất đứng về chủ trương, đường lối thì cả Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị lúc đó phải chịu trách nhiệm vì đã ban hành Cương lĩnh và nghị quyết. Còn khi thực thi thì tất cả các cơ sở đảng, chân rết của đảng đều bị vô hiệu; Quyền sinh quyền sát của cuộc thảm sát này nằm trong tay “ đội cải cách”, nhất đội nhì trời…Mà những đội cải cách này do Chính phủ Hồ Chí Minh lập ra…do đó truy trách nhiệm cho các sai lầm trong thực hiện cải cách cho một mình ông Trường Chinh chỉ nắm quyền bộ máy đảng là oan cho Trường Chinh…
Còn nhớ sau trận Nhai Đình thời Tam Quốc thất bại, Gia Cát Lượng buộc phải lui binh và để mất 3 huyện Lũng Tây vừa chiếm đước, lỗi này của Mã Tốc; Gia Cát Lượng đã phân xử phân minh “ gạt lệ chém Mã Tốc” còn mình thì dâng biểu lên Hậu chủ tự cách chức mình xuống “ Hữu Thừa tướng” coi sóc Phủ thừa tướng…
Về phương diện pháp lý, Chính phủ Hồ Chí Minh giai đoạn 1955-1956 là chính phủ được vận hành theo Hiến pháp 1946, hiến pháp này năm 1959 mới sửa đổi, thay đổi về căn bản…
Hiến pháp 1946 là hiến pháp được xây dựng theo mô hình bộ máy nhà nước Pháp; Toàn bộ quyền lực nhà nước nằm trong tay Chủ tịch nước,( Tổng thống). Thủ tướng trong Chính phủ Pháp từ xưa đến nay không được coi là người đứng đầu Chính phủ. Theo Hiến pháp 1946, ông Hồ Chí Minh vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng chính phủ theo Hiến pháp 1946 quyền và trách nhiệm giống như một Chánh Văn phòng, Đổng lý văn phòng. Ông Hồ Chí Minh lại vừa là người đứng đầu Đảng ( Chủ tịch Đảng); Do vậy mọi hệ lụy của cải cách ruộng đất về mặt pháp lý, ông Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm chứ không thể quy cho ông Trường Chinh lúc đó không nắm một cương vị gì trong bộ máy nhà nước và Chính phủ…
Tới Hiến pháp 1959 mới tách ra và phân quyền cho Thủ tướng đứng đầu chính phủ còn chủ tịch nước đứng đầu bộ máy nhà nước; Hiến pháp 1946 không giao trách nhiệm, không coi Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ mà Chủ tịch nước kiêm nhiệm cả 2 chức trách này.
Thế mà ông Trường Chinh với cương vị là TBT phải giơ đầu chịu bang vụ cái cách ruộng đất, một ứng xử giống như kiểu: quýt làm cam chịu ?
Sự cố này có liên quan tới vận số tử vi của ông Hồ Chí Minh…Những người từng có thời gần gũi ông Hồ Chí Minh cho biết ông Hồ Chí Minh có vía rất mạnh, ông xuất hiện ở đâu đều có khả năng át vía đối thủ.
Theo một lá số tử vi người viết bài này sưu tập được qua họ hàng ông Hồ Chí Minh, ông sinh năm Tân Mão, 1891 chứ không phải năm 1890 như vẫn tuyên truyền như lâu nay. Cung Mệnh của ông Hồ Chí Minh an ở cung Thìn; Có Tử vi thủ mạng và các bộ sao cực mạnh về hoạt động kinh doanh chính trường như Vũ Khúc, Phá quân, Liêm trinh… đều nằm trong chòm sao tam chiếu vào cung Mệnh của ông Hồ Chí Minh…
Trong 1 lá số tử vi, 3 cung hợp chiếu vào cung Mệnh đó là: Quan Lộc-Thiên Di-Tài lộc; Tử Vi của ông Hồ Chí Minh 3 cung này an ở các cung: Thân-Tuất-Tí…; Trong khi đó bản mệnh tuổi Mão của ông Hồ Chí Minh bản đồ tam hợp Hợi-Mão-Mùi của ông nằm ở thế áp dưới…
Trong tử vi 3 cung bàng chiếu Quan Lộc-Thiên Di- Tài Lộc có 4 thế xác nhận số phận của thân chủ lá số:
-Thế bình hòa, hay còn gọi là nước chảy bèo trôi, cuộc đời của thân chủ luận thuận hòa với hoàn cảnh số phận; Đó là những người tuổi nào mệnh đóng ở cung đó ví như sinh năm Mão cung mệnh an ở cung Mão…
-Thế đối đầu: Đó là thể mà bản Mệnh nằm ở cung đối đầu: vì dụ người tuổi Mão có bản Mệnh rơi vào cung Tuất…
-Thế bị chèn lướt: Cung Mệnh nằm ở áp dưới luôn bị chèn lướt; Vì dụ người tuổi Mão có Mệnh an ở cung Dần…
Ông Hồ Chí Minh có bản Mệnh nằm ở cung Thìn, bản Mệnh của ông thường đè, lấn hoàn cảnh số phận, đây là số của một chân mệnh đế vương, thủ lĩnh chính trị…
Trong Tử vi người có bản mệnh lấn lướt số phận, hoàn cảnh thường là lá số của các chính khách lớn. Đôi khi do bởi những nỗ lực tàn khốc, những miếng đòn chính trị của họ đã dẹp bỏ các đối thủ nhưng phần nhiều do hoàn cảnh xô đẩy, thời thế tạo anh hùng…
Tử vi của ông Hồ có cả một bộ sao chính tinh cực mạnh và cực vượng; Tử Vi của ông Hồ Chí Minh an ở cung Mệnh đóng tại cung Thìn; Phá quân an ở cung Thiên Di đóng ở cung Tuất…Thuận với các đòn độc trong bóng tối vì Tử Vi đẩu số có một đúc kết: Trai bất nhân Phá quân Thìn, Tuất; Gái bạc tình Tham Sát ( Tham Lang, Thất Sát ) Dần Thân…Thiên di là cung quan hệ xã hội của thân chủ lá số.
Ông Hồ Chí Minh có lá số hưng vượng liên quan tới công danh sự nghiệp nhưng lại cực xấu ở cung Thê…Cung Thê của ông Hồ Chí Minh đóng ở cung Dần, có sao Tham Lang thủ mệnh…
Có ý kiến cho rằng: ông Hồ Chi Minh không lấy vợ là do 2 ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ kiềm chế, phong tỏa bởi vì nhiệm vụ và biểu trưng chính trị; Mặc dù 2 ông này đều 2-3 vợ thế mà lại “chơi ác” ông Hồ…Hai ông này dung cách này để kiềm chế ông Hồ.
Nếu nghiên cứu kỹ lá số Tử Vi của ông Hồ sẽ hiểu được phần nào lý do ông Hồ không dám lập “ hoàng hậu” vì Tử Vi, cung Thê của ông số phận của ông không cho phép…
Trở lại việc lợi dụng cuộc cải cách ruộng đất để hạ bệ ngon lành Trường Chinh, ngôi sao thứ 2 có khả năng làm lu mờ Hồ Chí Minh và chỉ cho một người đứng cạnh mình một ông như ông Tôn Đức Thắng; sự sắp xếp này đủ thấy độ dày dạn chính trường, không cho phép 2 hổ ở chung một núi đã giúp ông Hồ Chí Minh chiếm lĩnh chiếc ghế độc tôn trong bộ máy Đảng và Nhà nước…
Sau cú nốc-ao này Trường Chinh chấp nhận lui vào bóng tôi, ngồi một chiếc ghế hữu danh vô thực: Chủ tịch Quốc hội; mặc dù ảnh ông vẫn được treo sau ông Lê Duẩn và hàng thứ vẫn gọi là “ anh Năm”…Trong số những ủy viên Bộ Chính trị, kể cả Lê Duẩn, ông Hồ Chí Minh vẫn thường gọi là “chú”; Người duy nhất không bị ông Hồ Chí Minh gọi là chú mà gọi là anh đó là ông Trường Chinh-Đặng Xuân Khu…
Việc phế truất Trường Chinh bay khỏi chiếc ghế TBT, một ngôi sao đang ngời sáng sau kháng chiến chống Pháp; đưa Lê Duẩn từ miền nam ra ngồi vào chiếc ghế Bí thư thư nhất Ban chấp hành TW Đảng lao động Việt Nam là một đòn cao thủ võ lâm, một tình toán rất già rơ của ông Hồ Chí Minh…
Với cách sắp xếp cao tay này, một kẻ làm Vương ( có quyền nhưng không có quân-Lê Duẩn); một kẻ làm Bá ( có quân nhưng không có quyền-Trường Chinh ); cùng với việc điều chỉnh Hiến pháp 1959, phân bớt quyền không ôm hết quyền hành vào tay Chủ tịch nước như trong Hiến pháp 1946) đã giúp ông Hồ Chí Minh vững chãi ở ngôi vị lãnh tụ tối cao…
Chuyện này cũng giống như Mao Trạch Đông phân quyền vào 3 cái “chân kiềng”: Chu Ân Lai-Lâm Bưu-Giang Thanh…tự chúng phải đấu tổ, kiểm soát, “oánh lẫn” nhau mà thả cho Mao rảnh rang đi hú hí với gái…
P.V.Đ.

( Còn nữa… )

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979: KHÔNG SỢ KẺ THÙ CHỈ SỢ BỊ LÃNG QUÊN

Chiến tranh biên giới 1979

Không sợ kẻ thù, chỉ sợ lãng quên

Một ngày cuối hè năm 1979, Long về nhà. U anh đang sàng gạo ngoài sân. Long dừng chân cạnh u: “U đang sàng gạo ạ?”. Người mẹ chẳng ngước mắt lên, chỉ nói “Ừ”. Rồi lại cặm cụi làm.
Long bước vào nhà. Lúc này u mới nhìn theo: bà tưởng cái bóng áo xanh lúc nãy là một anh bộ đội ở doanh trại gần nhà đi ngang qua hỏi thăm. Sao lại bước vào nhà? “Ô thằng Long đấy à?” - bà thốt lên. Rồi u chạy vào, ôm chặt Long khóc nức nở.
U đã đòi lập bàn thờ anh được mấy tháng - nhưng thầy anh cản không cho. Thằng Long chưa chết, thầy anh quả quyết, không biết vì sao. Đã mấy lần thầy lên biên giới, cố tìm xác con, nhưng không thấy.
Hôm ấy, cả làng kéo đến nhà Long, bỏ cả buổi xem vô tuyến ở doanh trại bộ đội. Mừng tủi. Đã nửa năm trôi qua, chẳng ai nghĩ Long còn sống.
Làng Trường Lâm ở ngoại ô Hà Nội này, 7 đứa đi chiến trường biên giới, thì đã có bốn người vĩnh viễn không trở về.
Âu Xuân Long nhập ngũ tháng 5/1978. Sau một đợt huấn luyện ngắn, Long được điều lên Văn Lãng, Lạng Sơn. Chàng trai vừa tròn 18 vẫn hồn nhiên như trẻ con. “Trên cột mốc hồi ấy có cây bưởi sai lắm, vẫn ở tuổi tranh nhau cái gậy để chọc bưởi mà, có biết gì đâu” - anh nhớ rất chi tiết những ngày tháng bình yên ấy. Từ quả đồi nơi đóng quân nhìn xuống là biên giới, bà con trong bản vẫn lại qua bình thường buôn bán.
Mọi chuyện chỉ bắt đầu thay đổi từ tháng 8. Buổi sáng 25/8/1978, cách chỗ Long đóng quân chỉ vài cây số, một người bạn đồng niên hy sinh.
Trên đồi Pù Tèo Hào hôm ấy, chiến sĩ Lê Đình Chinh ngã xuống sau một nhát dao của những kẻ thù mặc thường phục tràn từ bên kia biên giới sang. Anh vừa 18 tuổi. Sau này, người ta tìm thấy một lá thư anh Chinh viết ba ngày trước hôm đó.
"Em xác định rằng trong cuộc chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc sẽ có mất mát, cái đó khó mà tránh khỏi. Nhưng em đã sẵn sàng".Lê Đình Chinh
Liệt sĩ Lê Đình Chinh
Người ta gọi Lê Đình Chinh là chiến sĩ đầu tiên hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Ngày 25/8, trong trí nhớ Âu Xuân Long, trở thành dấu mốc của sự căng thẳng leo thang. Phía Trung Quốc bắt đầu tăng tuần suất bắc loa qua biên giới tuyên truyền kích động bằng tiếng Việt. Long không nhớ nội dung chúng nói: “Nói vớ vẩn, nghe làm gì”.
Giai đoạn đó, hai bên đều chưa có động thái quân sự chính thức. Nhưng phía Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng việc chống lại một cuộc tấn công: dân quân được huy động để cắm chông dọc biên giới. “Mình cứ cắm nó lại nhổ” - Âu Xuân Thành, một trong 3 người lính của làng Trường Lâm may mắn trở về, nhớ lại.
Căng thẳng cứ thế tiếp diễn trong hơn nửa năm tiếp theo, cho đến khi kẻ thù đi bước đầu tiên của mình.
5 giờ sáng 17/2/1979, bầu trời biên giới bỗng sáng rực.
Âu Đức Thành đóng quân cách biên giới hơn 10km. Đêm ấy, nhìn về phía chân trời, anh thấy những luồng sáng như chớp trước cơn giông lớn. “Trung Quốc đánh mình rồi” - anh nói với đồng đội. Một cơn mưa đạn pháo trút sang từ phía Bắc. Cuộc chiến tranh biên giới 1979 chính thức bắt đầu.
Long và Thành là lính của Trung đoàn 12, Sư đoàn 3 - những người trấn giữ Đồng Đăng, trận địa ác liệt nhất của cuộc chiến tranh biên giới.
Nhiều đồng đội của các anh, những người cùng tuổi mười tám đôi mươi, đã nằm lại trong cuộc giành giật từng tấc đất biên cương.
“Người chết trên đất thì không sao, nhưng chết dưới ruộng thì ám ảnh lắm” - Thành kể về những ngày đi khâm liệm cho đồng đội. Người chết dưới ruộng, xác sẽ trương lên. Anh không nhớ mình đã chôn bao nhiêu đồng đội. Không có gì để liệm, chỉ có chính võng và tăng (tấm che trên võng) của người chết, cuốn lại, rồi chôn. “Mùi tử khí ám vào người, có những ngày không ăn nổi cơm”.
Hai người bạn chăn trâu cùng làng của Long và Thành hy sinh ở Pháo Đài Đồng Đăng ngày 22/2. Pháo đài ấy đã đẩy lùi hàng chục cuộc tấn công cấp sư đoàn của Trung Quốc trong 5 ngày liên tục. Họ cương quyết không nghe những lời kêu gọi đầu hàng cho đến tận phút cuối. Quân Trung Quốc phá cửa, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, hóa chất vào các lỗ thông hơi, giết cả những người dân vùng xung quanh đang lánh nạn tại nơi này.
Trẻ em biên giới tháng 2/1979
Âu Xuân Long bị địch bắt vào cuối tháng 2. Đời tù binh khởi đầu bằng những trận đòn thù. “Chúng nó bắt được mình thì phải đánh thôi. Anh em bạn bè nó vừa chết mà” - người đàn ông tóc đã bạc gần hết, kể bình thản. Ông bị địch đưa đi mấy ngày mấy đêm, rồi nhốt ở một ngôi trường bỏ hoang, cùng với vài chục bộ đội và hơn hai trăm người dân thường.
Cuộc tấn công dã man không chỉ hướng vào quân đội Việt Nam. Hơn 10.000 dân thường đã thiệt mạng trong cuộc chiến. Mục tiêu của Trung Quốc là một cuộc tấn công phá hoại.
Hàng nghìn công trình công cộng, từ ủy ban, trường học, bệnh viện và xí nghiệp; hàng vạn ngôi nhà và héc-ta hoa màu bị phá.
Long được thả trong đợt trao đổi tù binh ngày 20/6/1979. Anh đi bộ từ cửa khẩu xuống chợ Đồng Đăng, và nhận ra rằng thị xã đã biến mất. “Vắng lạnh lắm. Chúng nó phá từ cái cột điện đến cầu cống”.
Một nửa trong số 3,5 triệu đồng bào sống dọc biên giới phía Bắc, đã mất nhà cửa sau cuộc chiến ấy.
"Chỉ còn nhà sàn của đồng bào dân tộc là nó tha. Còn lại bất kỳ một cái gì bằng xi măng là chúng phá".Âu Xuân Long
Năm 1975, khi nghe tin miền Nam đã được giải phóng, cậu bé Âu Xuân Thành khi ấy đã vô cùng háo hức. Cậu nghe kể rằng miền Nam rất giàu có, và nghĩ: thống nhất được miền Nam thì sướng rồi. “Thấy người ta bảo vùng Đồng Tháp Mười thẳng cánh cò bay, ruộng lúa chẳng cần cầy cấy gì, cứ gieo hạt xuống là rung đùi chờ có gạo ăn thôi. Nghĩ thế là sắp sướng rồi” - ông nhớ lại - “Hồi ấy vẫn còn nghĩ ấu trĩ như thế”.
Sự háo hức qua đi rất nhanh. Năm 1977, căng thẳng Việt-Trung bắt đầu được đẩy lên cao. Năm 1978, chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra. Năm 1979, Âu Đức Thành cầm súng tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc. Ra quân, đi học lái xe rồi trở thành quân nhân chuyên nghiệp, hơn 40 năm sau, cậu bé Thành ngày nào - bây giờ đã nghỉ hưu với hàm trung tá - nhận ra một thực tế.
"Bây giờ nghĩ lại, đất nước mình chưa có lúc nào bình an".
Âu Đức Thành
Sau chiến tranh biên giới 1979, căng thẳng biên giới vẫn tiếp diễn. Năm 1984, Trung Quốc lại mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Hà Giang. Lại một lớp thanh niên nữa của ngôi làng nhỏ bé này ra đi, lại có người không trở về.
Và ngay cả những người trở về cũng chưa lành vết thương chiến tranh, dù hơn 30 năm đã trôi qua.
Thương binh Lương Văn Hường đã mất bàn chân trái ở chiến trường biên giới.
Ông Lương Văn Hường (cùng làng Trường Lâm, Long Biên, Hà Nội) không còn bàn chân trái. Ông đã để lại nó ở Vị Xuyên, Hà Giang, và mang về rất nhiều mảnh đạn trong người - đến bây giờ vẫn chưa lấy hết ra. Nhưng trong trí nhớ của ông, ký ức về cuộc chiến bây giờ đã mờ: cái người cựu chiến binh đối mặt, là cơm áo.
Chiếc xe thương binh để ngoài cửa, chờ có ai vô tình biết số điện thoại gọi đến thì đi. “Người ta giả thương binh, nhưng có sức khỏe, chạy như trâu. Mình què quặt, chỉ ngồi chờ người ta gọi, không kiếm ra tiền”.
Cuộc nói chuyện với ông Hường, không phải là về ký ức huy hoàng của những ngày bảo vệ biên giới. Ông phàn nàn về chế độ với con cái, thỉnh thoảng bị chính quyền “quên”, về những ngày kỷ niệm qua loa, về chính sách.
Ông cũng chẳng hào hứng lắm khi kể về chiến tranh. “Nhà báo có viết thì viết về bọn giả danh thương binh ấy” - ông nhắc đi nhắc lại lời đề nghị. Đấy là nỗi ám ảnh lớn nhất của người đàn ông sắp bước sang tuổi lục tuần.
Sự vinh danh đáng kể nhất mà những cựu binh biên giới - như trong mắt ông Hường - nhận được đến hôm nay, lại là việc người ta giả danh họ, khoác những chiếc áo xanh lá mạ, để kiếm ăn.
“Có một cuộc kỷ niệm cấp tỉnh, cấp nhà nước nào về chiến tranh biên giới không nhỉ?” - ông Thành hỏi người viết. Ông không nhớ rằng có. “Con cái bây giờ, kể cho chúng nó nghe, như kể chuyện cổ tích. Trên TV đài báo có nhắc đến mấy đâu mà chúng nó biết” - người lính già than thở.
Ông không muốn những gì đã diễn ra bị lãng quên. “Phải nhớ chứ. Bây giờ hàn gắn rồi, thì mình không kích động, không hằn thù, nhưng không thể quên được. Phải nhớ là đất nước mình không một ngày bình yên”.
Không chỉ có những cựu binh sợ rằng cuộc chiến tranh ấy sẽ bị lãng quên.
Đó là ngày 17/2/2016, thầy Vũ Văn Khánh quyết định rằng mình sẽ tự tổ chức một cuộc tưởng niệm Chiến tranh biên giới.
Học sinh trường THPT An Thới (Phú Quốc, Kiên Giang) tưởng niệm chiến tranh biên giới.
Khánh là một thầy giáo dạy văn ở trường THPT An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang. Anh thú nhận rằng tới tận năm ngoài 30 tuổi, anh mới lần đầu tiên hiểu kỹ về Chiến tranh biên giới 1979. “Ở ngoài đảo, mình không có điều kiện tiếp cận thông tin, vào Internet, sách giáo khoa thời mình thì không nhắc đến mấy” - anh kể. Khi biết đến, Khánh đã phải nhờ rất nhiều bạn bè ở các trường đại học gửi tài liệu cho đọc, để biết thêm về cuộc chiến ấy. Anh quyết định rằng mình sẽ không để các em học sinh phải chịu điều ấy - dù anh là một thầy giáo dạy văn, không phải dạy sử.
Tiết học Khánh chọn, là sau khi anh giảng xong cho học sinh về “Bình Ngô đại cáo” - tác phẩm tuyên bố chủ quyền dân tộc trước giặc xâm lăng phương Bắc.
Anh dành một tiết học ngồi kể cho học sinh về cuộc chiến, về diễn biến, và những đau thương mà nó mang lại. Rồi người thầy giáo khóc. Gia đình anh cũng có nhiều liệt sĩ. Anh nhớ bà ngoại, mất chồng từ năm 26 tuổi, nhớ người cậu ruột hy sinh ở chiến trường biên giới Tây Nam. Học sinh trong lớp cũng đồng loạt khóc theo. Rồi cả lớp đứng dậy, dành một phút tưởng niệm cho những người đã ngã xuống trong ngày 17/2/1979.
Tiết học ấy sau này trở nên nổi tiếng trên báo chí. Bởi vì nó đặc biệt: những cuộc tưởng niệm như thế không được tổ chức ở nhiều nơi trên đất nước, đặc biệt với những người ngoài quân ngũ.
Nhưng năm nay, gọi điện lại, thầy giáo Khánh tâm sự rằng có lẽ mình sẽ vẫn chỉ tổ chức kỷ niệm cho những lớp anh đứng - với tư cách cá nhân. Sách giáo khoa lịch sử, vẫn chỉ có 11 dòng về chiến tranh biên giới, và nhiều nơi thậm chí 11 dòng này còn được đưa vào chương trình giảm tải, nghĩa là học sinh tự đọc.
Ở trên khắp đất nước, còn có bao nhiêu thanh niên như Khánh, sinh ra ngay sau khi tiếng súng vừa im, đã ngoài 30 nhưng chưa một lần được nghe về “Chiến tranh biên giới”?
Thậm chí là chính những lính năm ấy cũng đang quên. Họ đều đã già. Bây giờ mỗi năm, đến ngày 15/5, ngày thanh niên trong làng nhập ngũ năm 1978 ấy, ông Thành lại đứng ra gọi anh em đồng ngũ gặp mặt. “Không phải để nhậu đâu, mà để nhắc nhau nhớ lại”. Những người lính già, sau bao nhiêu năm chiến đấu với cơm áo, có khi cũng chẳng còn nhớ được chính mình đã làm gì.
“Phải ngồi lại với nhau, để người này nhắc người kia, ngày ấy mày làm gì, làm gì. Không thì chẳng nhớ được đâu” - ông Thành kể.
Những người lính già ấy, nói về chiến tranh với một vẻ đầy bình thản. Nhưng họ chua chát khi nói về sự lãng quên. Chính bản thân họ, sau bao nhiêu năm, cũng không cưỡng lại được sự phai mờ của ký ức. Họ sợ sự quên ấy, chứ không sợ kẻ thù.
Đức Hoàng / Ảnh: Trần Mạnh Thường

Điều gì xảy ra nếu tàu sân bay Mỹ-Trung đụng độ?

Đức Anh | 

Điều gì xảy ra nếu tàu sân bay Mỹ-Trung đụng độ?
Tiêm kích F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay Mỹ

Tàu sân bay của Mỹ vượt trội về năng lực tác chiến trên không nhưng tàu sân bay Liêu Ninh lại có sự hậu thuẫn đắc lực từ lực lượng trên bờ biển.

Trang mạng We are the Mighty (WATM) đưa ra kịch bản giả định: Hạm đội Mỹ và Trung Quốc chạm trán ở tây Thái Bình Dương.
Theo họ, mặc dù Mỹ có thể chiến thắng cuộc giao tranh nhưng tại khu vực này, Trung Quốc cũng có đủ các hệ thống, cơ sở trên bộ hỗ trợ để bù đắp sự chênh lệch lực lượng trên biển.
Mỹ nắm ưu thế về hàng không hải quân
Điều gì xảy ra nếu tàu sân bay Mỹ-Trung đụng độ? - Ảnh 1.
Năng lực hàng không hải quân của Mỹ vượt trội và áp đảo so với Trung Quốc.
Tờ Navy Times ngày 13.2 dẫn 3 nguồn tin hải quân Mỹ cho biết các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) sắp tới có thể do các tàu chiến thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson thực hiện. Nhóm tác chiến này đóng tại căn cứ San Diego thuộc bang California, có các tàu khu trục Wayne E.Meyer, Michael Murphy, cùng tàu tuần dương Lake Champlain.
Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng đã triển khai tới Biển Đông cuối năm 2016 và đầu năm 2017 cùng 3 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển, 2 tàu hộ vệ tên lửa, 1 tàu hộ vệ chống ngầm và 1 tàu chở dầu.
Theo WATM, nếu hai bên xảy ra đụng độ, Hải quân Mỹ sẽ chiếm ưu thế ban đầu dù Trung Quốc có lợi thế về số lượng. Đó là bởi lực lượng tiêm kích trên hạm của Mỹ có khả năng áp đảo so với Trung Quốc.
Năng lực hàng không trên hạm của Liêu Ninh gồm khoảng 13 tiêm kích J-15. Về mặt lý thuyết, J-15 có khả năng cất cánh bằng máy phóng và thu hồi bằng cáp hãm đà (CATOBAR), song trên thực tế nó không có khả năng này.
Hiện Liêu Ninh sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu nên 13 tiêm kích J-15 không thể cất cánh với đầy đủ vũ khí và nhiên liệu.
Nhóm tiêm kích J-15 của Liêu Ninh sẽ đối mặt với không đoàn tiêm kích hạm số 2 (CVW-2), thuộc biên chế tàu sân bay Carl Vinson. CVW-2 có 3 phi đoàn tiêm kích tấn công số 2, 34 và 137. Mỗi phi đoàn có từ 10-12 tiêm kích F/A-18 Hornet.
Tổng cộng có khoảng 34 tiêm kích Hornet. Giúp sức cho chúng là 4 máy bay E-2C Hawkeye thuộc phi đoàn cảnh báo sớm trên tàu sân bay số 113. Toàn bộ lực lượng này lại được hỗ trợ bởi máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growlers thuộc phi đoàn tấn công điện tử 136.
Như vậy, 13 tiêm kích J-15 vừa cất cánh với vũ khí và nhiên liệu hạn chế, vừa không có máy bay cảnh báo sớm hỗ trợ. Chúng phải chống lại 34 máy bay chiến đấu, cùng máy bay cảnh báo sớm và tác chiến điện tử của Mỹ.
Theo WATM, lực lượng Mỹ sẽ tiêu diệt Trung Quốc.
Các máy bay tác chiến điện tử Growler sẽ có nhiệm vụ áp chế năng lực phòng không của 5 tàu chiến Trung Quốc mang tên lửa dẫn đường (các tàu này đều có tên lửa phòng không) và hệ thống phòng thủ tầm gần Type 1130 trên tàu sân bay Liêu Ninh, với khả năng bắn 10.000 viên đạn mỗi phút vào các tên lửa và máy bay đang muốn tấn công con tàu.
Tiêm kích Hornet có thể kết hợp với trực thăng MH-60R thuộc phi đoàn trực thăng tấn công hàng hải 78, hoặc MH-60S thuộc phi đoàn trực thăng số 4. Tuy nhiên, có thể Hải quân Mỹ sẽ giữ các trực thăng làm lực lượng dự phòng.
Nhiều khả năng, những chiếc Hornet vốn chỉ được trang bị để tác chiến đối không sẽ được tăng cường thêm tên lửa chống tàu Harpoon. Điều quan trọng ở đây là phiên bản Harpoon nào sẽ được sử dụng.
Trong tương lai không xa, các phi công hải quân Mỹ sẽ tiếp nhận phiên bản Harpoon Block II với tầm bắn 134 hải lý. Tầm bắn này đủ xa để máy bay có thể tấn công các tàu chiến mang tên lửa dẫn đường từ khu vực nằm ngoài tầm bắn của tên lửa đất-đối-không tầm xa như HQ-9 (tầm bắn 108 hải lý).
Tuy nhiên, nếu tàu Vinson chỉ được trang bị các phiên bản Harpoon cũ thì những tên lửa đó chỉ có tầm bắn 67 hải lý.
Các máy bay Hornet vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ nhưng chúng sẽ phải bay thấp gần mặt nước, rồi vọt lên cao và bắn tên lửa, sau đó tìm cánh né tránh tên lửa và trở về tàu mẹ.
Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc
Điều gì xảy ra nếu tàu sân bay Mỹ-Trung đụng độ? - Ảnh 2.
Năng lực tác chiến của tàu sân bay Liêu Ninh còn kém xa Mỹ nhưng lại có sự hậu thuẫn đắc lực từ tên lửa phóng từ đất liền.
Theo WATM, Hải quân Mỹ có thể tiêu diệt hạm đội Trung Quốc, ngay cả khi họ tổn thất vài chiếc Hornet trong chiến đấu. Nhưng nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ sau đó cần phải rút lui, bởi máy bay và tên lửa Trung Quốc từ các đảo mà nước này chiếm đóng phi pháp và bồi lấp trái phép ở Biển Đông có thể tấn công hạm đội Mỹ bất cứ lúc nào.
Mặc dù nhóm tác chiến Mỹ có thể tấn công tất cả các vị trí bố trí tên lửa Trung Quốc mà họ nắm được, sử dụng tên lửa tấn công mặt đất từ các tàu tuần dương và tàu khu trục nhưng họ sẽ không có đủ hỏa lực để có thể đánh bại toàn bộ lực lượng Trung Quốc trên các đảo mà Bắc Kinh quân sự hóa ở Biển Đông.
Vì vậy, thay vì tiếp tục tấn công, nhóm tàu sân bay Mỹ có thể sử dụng tên lửa Standard Missiles để phòng thủ và rút ra khỏi phạm vi của tên lửa Trung Quốc.
WATM cho rằng, phương án khôn ngoan hơn cả là bảo toàn tàu Vinson, sau đó đưa nó trở lại cùng với một nhóm tác chiến khác và một đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh - lực lượng này có thể đổ bộ lên các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép, sau khi các tên lửa Tomahawk, cùng tiêm kích Harrier, Hornet làm suy yếu lực lượng trên đảo.