Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Công ty Đài Loan ở Cần Thơ cháy: Sự cố hay chủ đích cố tình của ai đó?

(Thời sự) - Sau 5 ngày diễn ra hỏa hoạn chấn động tại công ty TNHH Kwong Lung Meko (TP. Cần Thơ), thời điểm hiện tại đám cháy đã được khống chế hoàn toàn. Ngọn lửa hung hãn tại đây đã tắt, tuy nhiên sự việc này vẫn chưa thể kết thúc, khi mà mới đây, Giám đốc Sở PCCC TP. Cần Thơ vừa tiết lộ những thông tin chấn động liên quan đến công ty có “nguồn gốc” từ Đài Loan này.

Tại cuộc họp báo thường kỳ, Thiếu tướng Trần Thị Ngọc Đẹp, Giám đốc Sở PCCC đã công bố: “Công ty Kwong Lung Meko có hầm chứa 18.600 lít dầu, trong khi công ty không báo cáo về thiết kế hầm dầu này. Nếu cháy hầm dầu này và 50 thùng hóa chất bùng phát theo thì hậu quả không thể lường trước được”. Nghe thông tin mà không khỏi bàng hoàng. Câu hỏi đặt ra, tại sao một doanh nghiệp may mặc của  Đài Loan làm ăn tại Việt Nam lại dám qua mặt cơ quan chức năng xây dựng trái phép hầm chứa dầu và giấu giếm tàng trữ 50 thùng hóa chất độc hại? Động cơ của công ty này làm gì khi che giấu sự tồn tại của những chất dễ gây ra cháy nổ trên?
Sự mờ ám của công ty Kwong Lung Meko chưa dừng lại ở đó. Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP. Cần Thơ cho biết: “Khi xảy ra vụ cháy phía công ty bất cần và không hợp tác”. Tại sao khi thấy tài sản của mình đang bị lửa thêu đốt mà chủ nhân công ty này lo lắng, không tham gia chữa cháy mà lại tỏ ra bất hợp tác với cơ quan chức năng? Bất kỳ ai thấy tài sản của mình bị nguy hiểm điều đứng ngồi không yên và có những hành động can thiệp. Vì sao chủ công ty này đã không làm như vậy? Câu trả lời chỉ có thể là công ty Kwong Lung Meko đang âm mưu, cố tình để hỏa hoạn thêu trụi mọi thứ, hòng kiếm tiền bảo hiểm. Vì số tiền đền bù vốn dĩ lớn gấp nhiều lần số tiền công ty này đã bỏ ra đầu tư.
Nếu lực lượng PCCC không ngăn chặn kịp thời, hầm dầu công ty Kwong Lung Meko cháy thì hậu quả không chỉ là thêu rụi công ty này, những căn nhà người dân bên cạnh mà nguy hiểm hơn là gây chết người.
Nếu lực lượng PCCC không ngăn chặn kịp thời, hầm dầu công ty Kwong Lung Meko cháy thì hậu quả không chỉ là thêu rụi công ty này, những căn nhà người dân bên cạnh mà nguy hiểm hơn là gây chết người.
Trước khi xảy ra hỏa hoạn, công ty Kwong Lung Meko vừa mới mua bảo hiểm cháy nổ vào đầu năm 2017 có mức bồi thường hơn 550 tỷ đồng. Cùng với thông tin Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP Cần Thơ cung cấp: “Công ty Kwong Lung Meko xây dựng nhà xưởng rất phức tạp nên anh em Cảnh sát PCCC khi thâm nhập vào trong phá tường rất khó”. Từ những điều “trùng hợp” quá có lợi cho Kwong Lung Meko như trên, dư luận có quyền nghi vấn: không loại trừ khả năng chính công ty này đã tự tạo ra hỏa hoạn.
Cần nhấn mạnh rằng, nếu đây là sự cố thì có thể cảm thông nhưng là “âm mưu” phá hoại có chủ đích của chính công ty này thì pháp luật cần phải trừng trị thích đáng, bởi hành động “hủy diệt” chính là tội ác. Nếu lực lượng PCCC không ngăn chặn kịp thời, dẫn đến cháy hầm dầu thì hậu quả không chỉ là thêu rụi những căn nhà người dân bên cạnh mà nguy hiểm hơn là gây chết người.
Khói đen và khí độc tỏa ra từ công ty Kwong Lung Meko làm bị thương 50 cán bộ chiến sĩ PCCC tham gia dập lửa
Khói đen và khí độc tỏa ra từ công ty Kwong Lung Meko làm bị thương 50 cán bộ chiến sĩ PCCC tham gia dập lửa
Điều đáng lưu ý nhất là, trong quá trình lực lượng PCCC bảo vệ hầm chứa dầu và triển khai dập lửa, các chất cháy tại công ty tỏa khói độc. 50 cán bộ chiến sĩ PCCC ảnh hưởng khí và khói độc đã bị thương. Đại tá Trần Đức Đình, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP Cần Thơ trong quá trình chỉ huy chữa cháy đã có lần ngất xỉu phải đưa lên xe cấp cứu chăm sóc. Dù là lực lượng PCCC đã được trang bị các thiết bị hỗ trợ đặc thù mà còn bị ảnh hưởng, điều đó cho thấy chất độc này quá nguy hiểm.
Đây cũng chính là những điều cơ quan chức năng cần phải vào cuộc điều tra làm rõ. Không thể để một công ty nước ngoài đến Việt Nam kinh doanh muốn làm gì thì làm, chứa và tàn trữ cái gì cũng không thể quản lý như công ty Kwong Lung Meko.
Thủy Cát

Cận cảnh siêu dự án của 'chúa đảo' Tuần Châu ở Hạ Long

Hoàng Nam | 

Cận cảnh siêu dự án của 'chúa đảo' Tuần Châu ở Hạ Long

Tại đảo Tuần Châu (Hạ Long, Quảng Ninh), tập đoàn của "chúa đảo" Đào Hồng Tuyển nổi danh với dự án phức hợp. Ở thời điểm hiện tại, nhiều hạng mục của dự án vẫn dang dở.

Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 1.
Quy hoạch tổng thể đảo Tuần Châu được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt điều chỉnh theo tỷ lệ 1/2.000 bằng quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 17/2/2011. Các công trình trên đảo, theo quy hoạch, là tổng hoà của một khu du lịch quốc tế hiện đại như bến tàu, khách sạn nhà hàng, công viên, khu vui chơi giải trí, khu phố thương mại...
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 2.
Các công trình trên đảo Tuần Châu bắt đầu được xây dựng từ khoảng những năm 1997, thời điểm Chủ tịch HĐQT Tuần Châu, ông Đào Hồng Tuyển, được gọi là người "có ý tưởng điên rồ" với việc làm con đường độc đạo dài 2 km nối từ đất liền ra biển. Tuy nhiên hiện tại, nhiều hạng mục trên đảo vẫn còn dở dang. Nhiều bãi đất để trống, cỏ mọc um tùm.
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 3.
Phế liệu xây dựng ngổn ngang. Vào mùa không phải cao điểm du lịch, khu vực đảo Tuần Châu hầu như không có người đi lại.
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 4.
Cận cảnh một công trình khách sạn trên đảo Tuần Châu. Khách sạn này có vị trí tương đối đẹp, nằm ngay ven đường chính.
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 5.
Theo lời người dân tại đây, khách sạn này đã được xây dựng khá lâu nhưng không hiểu vì sao mà mãi vẫn chưa được hoàn thiện.
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 6.
Một số công trình nhà phố có vị trí khá đẹp song vẫn đang trong quá trình xây dựng dù thời điểm bàn giao dự kiến là giữa năm 2016.
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 7.
Cảnh hoang tàn lộ rõ tại một khu nhà khác. Những tấm cửa sắt bị bỏ trơ bên ngoài. Cỏ mọc um tùm trong khuôn viên nhà và trên phần vỉa hè bên ngoài.
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 8.
Vật liệu xây dựng vẫn để ngổn ngang trước dãy nhà phố đã bàn giao.
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 9.
Nhiều công trình còn dang dở.
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 10.
Một khu nhà thuộc dự án Marina Tuần Châu đang ngưng xây dựng.
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 11.
Hệ thống shophouse được quảng cáo là có địa thế "lưng tựa núi, mặt hướng vịnh" mang đến vượng khí tài lộc và cơ hội kinh doanh vàng cho chủ sở hữu đóng cửa im lìm dù vào những ngày cuối tuần.
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 12.
Một số căn nhà phố còn lộ rõ dấu hiệu không có người sử dụng với lớp cửa bám đầy sơn.
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 13.
Không ít chủ đầu tư đang rao bán, rao cho thuê các căn shophouse tại Tuần Châu. Anh Giang, chủ sở hữu căn nhà phố này, cho biết anh đang rao bán 3 căn tại đây với giá 3,1 tỷ đồng một căn. Anh cho biết thời điểm anh mua, mỗi căn có giá 3,7 tỷ đồng. "Cần tiền đầu tư nên tôi bán gấp", anh chia sẻ.
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 14.
Dự án nhà phố có tổng diện tích 31,968 m2, được đầu tư xây dựng với 296 căn hộ chia thành 2 loại gồm căn hộ loại 1 cao 3,5 tầng, vị trí hướng ra cảng, mặt tiền rộng 6 m, sâu 18 m, độ cao 14,5 m, diện tích sàn 504 m, mặt tiền đường rộng 13 m. Loại tiếp theo là căn hộ loại 2 cao 4,5 tầng, vị trí nằm trên đường đôi rộng 26 m, mặt tiền 6 m, sâu 18 m, độ cao 17 m, diện tích mặt sàn 650 m.
Cận cảnh siêu dự án của chúa đảo Tuần Châu ở Hạ Long - Ảnh 15.
Quy hoạch Tuần Châu được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2011.
Chiều 4/8/2014, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Tuần Châu.
Ngân hàng cam kết xem xét tài trợ cho Tập đoàn Tuần Châu 10.000 tỷ đồng đối với các dự án cho tập đoàn này làm chủ đầu tư trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, số vốn này được tài trợ cho việc phát triển toàn bộ dự án trong đảo Tuần Châu gồm có thành phố cảng bến du thuyền Tuần Châu, thành phố thông minh.
Tuy nhiên, đến hiện tại, con số và chi tiết việc giải ngân 10.000 tỷ đồng này chưa được cập nhật. Một nguồn tin từ ngân hàng cho hay ngân hàng không phát ngôn về việc giải ngân vốn này.

theo Zing

VĂN CAO TỪNG MANG SÚNG ĐI ÁM SÁT; PHẠM DUY CƯỚP MICRO HÁT "TIẾN QUÂN CA" NGÀY 17/8/1945 TẠO HIỆU ỨNG NHƯ BOM NỔ


Trình Quang Phú.
( Ghi theo lời kể của Văn Cao )
-  Như vậy là ông đã cầm súng? –Võ An Ninh hỏi.
- Không chỉ cầm súng mà còn chỉ huy người cầm súng – Văn Cao tợp một ngụm rượu và khẳng định – Không những thế, tôi đã nổ súng và… đã giết một tên phản quốc...
-Cuộc mít tinh dưới cờ vàng ba sọc của chính phủ Trần Trọng Kim. Có lẽ Thành ủy biết nên đã chuẩn bị kỹ. Một lá cờ đỏ sao vàng to từ bao lơn nhà hát buông xuống phủ kín cờ vàng ba sọc. 
Và không ai khác, chính Phạm Duy đã nhảy lên bục, cướp micro để hát vang bài “Tiến quân ca”... 
Không biết tập khi nào, chuẩn bị khi nào, mà trên tay nhiều người đều có tờ nhạc bài “Tiến quân ca”. Cả rừng người hát theo Phạm Duy, nó vang lên như quả bom trung nổ... 


…Hôm đó, khi lên đến động Người Xưa, sau khi tham quan, nghe thuyết minh về hang động có mộ người xưa cách đó cả vạn năm… Văn Cao ra đứng ở góc cửa hang có nhiều cây nguyên sinh và nghe chim hót… Ông vẫy tay gọi cụ Võ An Ninh và tôi lại gần, hỏi: “Các ông có nghe bản nhạc của rừng không? Đó, tiếng ve kêu, tiếng chim hót, tiếng rì rào của gió và cây… Đã không?” Ngừng một chút, ông nói tiếp: “Không có gì đáng thưởng cho chúng ta lúc này hơn là một ly rượu. Đúng không cụ Võ?”
-          Nhưng lấy đâu ra rượu bây giờ? – Cụ Võ hỏi lại.
Văn Cao cười mỉm:
-          Muốn thì ắt phải có.
Và ông luồn tay vào túi áo ngực trong của áo vest, lấy ra một bình rượu dẹp kiểu Tây và móc ra từ túi một cái cốc nhỏ:
-          Nào, một ngụm chứ? – Ông cười. Cụ Võ An Ninh và tôi cùng cười vui tán thưởng.
-          Xin bái phục. Xin bái phục. – Cụ Võ An Ninh đáp lời Văn Cao.
Thế là ba chúng tôi mỗi người một ngụm rượu giữa rừng già Cúc Phương. Văn Cao uống thêm một lần rót và như tỉnh ra, ông nói chuyện vui vẻ suốt quảng đường xuống núi. Và chúng tôi trở thành thân thiện như đã quen biết lâu ngày.
Chúng tôi cùng nghỉ trong căn nhà sàn rộng của Vườn quốc gia cất rất khang trang, nằm giữa rừng già. Đêm xuống, trời se se lạnh, cái lạnh của núi của rừng như thấm nhanh vào da thịt hơn. Một số người quấn mền ngủ sớm. Có người đọc, viết. Mấy chúng tôi ngồi quanh bếp lửa đun nước uống trà. Văn Cao nói:
-          Trà là khúc dạo đầu, có phần hai chứ?
Biết ý Văn Cao, tôi nhờ anh em ở Vườn quốc gia chuẩn bị rượu gạo và thịt khô để nướng lửa hồng. Chúng tôi quây quần bên nhau, rượu vào lời ra. Đêm đó, tôi mới biết được thêm một góc khuất của Văn Cao. Thú thật, tôi cứ nghĩ ông là lớp nhạc sĩ, thi sĩ tiền chiến chắc sẽ rất lãng tử, rất mềm yếu như thân hình yếu ớt của ông. Nhưng không, thời trẻ ông tập võ, đấu võ đài, rất mạnh mẽ. Bên cạnh một nhạc sĩ với những bài ca đi vào lòng người như: Buồn tàn thu, Thiên thai, Suối mơ, ông là người đã lập ra đội Việt Minh đặc biệt – như một lực lượng biệt động hoạt động giữa nội thành mà ông gọi là đội “biệt động ngày ấy”.
Ông kể: “Sau khi viết bài “Tiến quân ca” năm 1944, tôi trở thành người của Việt Minh và những ngày ấy, để chuẩn bị cho Cách mạng Tháng 8, lực lượng nội thành hoạt động rất khó bởi bọn Việt gian phản động chỉ điểm. Tổ chức giao cho tôi lập ra đội Việt Minh đặc biệt. Ngày đó, tôi còn thanh niên tráng kiện, được giao nhiệm vụ phiêu lưu này, tôi khoái lắm. Năm ấy tôi còn ở 45 Nguyễn Thượng Hiền. Trên căn gác nhỏ đó, tôi tập hợp được số anh em để lập ra đội “biệt động”. Tôi tập võ thuật, tập bắn súng ngắn cho anh em và kéo được cả một cậu giỏi hóa trang”. 
-          Như vậy là ông đã cầm súng? –Võ An Ninh hỏi.
-          Không chỉ cầm súng mà còn chỉ huy người cầm súng – Văn Cao tợp một ngụm rượu và khẳng định – Không những thế, tôi đã nổ súng và… đã giết một tên phản quốc.
Câu chuyện trở nên ly kỳ. Tất cả chúng tôi đều bị cuốn vào và bán tín bán nghi bởi vì bàn tay nhỏ bé kia là bàn tay gảy trên phím đàn, viết lên những bản tình ca, viết lên những bài ca cách mạng nhiệt huyết, viết nên những bài thơ và hơn thế, còn vẽ nên những bức tranh. Bàn tay của một nghệ sĩ và người nghệ sĩ ấy đang bị dính vào một vụ án nhân văn giai phẩm… có thể có không?
-          Ông nói hay rượu nói đó? – Võ An Ninh hỏi.
-          Ông này hay nhỉ? Rượu chỉ giúp cho người ta nói thật và làm cho người ta dễ nói ra sự thật – Văn Cao trả lời và khẳng định đó chỉ mới là một phần của sự thật.
Quả như vậy. Đội “biệt động” Việt Minh của ông đã răn đe, cảnh cáo nhiều tên Việt gian, chỉ điểm và đã làm chúng chùn tay. Ông kể lại hai vụ án rất ly kỳ hấp dẫn:
Đó là lần thực hiện chỉ thị của Xứ ủy phải trừng trị tên Võ Văn Cẩm cầm đầu tổ chức thanh niên Đại Việt, rất độc hại, thường phục kích cán bộ nội thành của ta. Sau cả tuần lễ trinh sát, đã lập phương án và chọn ngày hành động, Văn Cao là tổ trưởng một tổ ba người vũ trang. Hai đồng chí kia có nhiệm vụ hỗ trợ, bảo vệ Văn Cao. Tổ Văn Cao bám theo tên Cẩm từ phố Nhà thờ, qua nhiều phố xá đến gần chợ Hôm. Tên Cẩm ngồi trên xe kéo, tên cận vệ đạp xe theo. Văn Cao phục sẳn, chỉ cần chờ tín hiệu của đồng đội là xông ra dí súng bóp cò. Nhưng hôm đó đồng đội của ông hăng hái quá, muốn lập công đã nổ súng trước, nhưng lại bắn không trúng, nên hắn chạy thoát. Tên hộ vệ quay súng đuổi theo đồng đội của ông, một đồng đội khác đã bắn hạ hắn.
-          Trận ấy – Văn Cao kể - chúng tôi không giết được hắn và tôi cũng chưa nổ súng nhưng tiếng vang rất lớn. Bọn Việt gian run sợ, co vòi…
-          Anh kể vụ anh nổ súng đi, chuyện hấp dẫn quá – Một biên tập viên nhà xuất bản Thanh Niên đề nghị.
-          Nào, tất cả làm một ly rồi muốn kể gì thì kể - Một người đề nghị.
Thịt nai nướng lên thơm phức, mọi người nhâm nhi và uống rượu nghe Văn Cao kể chuyện.
-          Ông nói chí phải – Văn Cao nói và giơ cao ly rượu. Mọi người vui vẻ hưởng ứng.
Sau một chầu rượu, Văn Cao tiếp tục:
Lần này là việc hạ sát tên Đỗ Đức Phin ở Hải Phòng. Hắn là một tên Việt gian nguy hiểm đã phá nhiều cơ sở Cách mạng ở Hải Phòng. Cấp trên ra lệnh phải hạ sát hắn.
Văn Cao xuống Hải Phòng, cải trang thành một ông già quê đạp xe vào thành phố. Sau khi tiếp cận cơ sở cùng với một tổ để trinh sát. Ngày G đến, Văn Cao cải trang thành một nhà thầu khoác áo măng tô, đầu đội mũ phớt, trong ngực áo giắt một khẩu Bronin và ở thắt lưng giắt một khẩu côn đạn đã lên nòng.
Văn Cao kể:
“Anh em ta biết cuối giờ chiều y thường tới tiệm hút thuốc phiện ở đường Phan Bội Châu. Chúng tôi quyết hạ hắn ở đây. Một cậu cảnh giới, một cậu đạp xe đèo mình đi. Đến góc đường, chúng mình thấy một cậu bé (là cơ sở của ta) đang nhảy cò cò một chân. Đó là dấu hiệu có tên phản động đang hút trên lầu. Tôi xuống xe đạp, đi thẳng lên lầu. Bên bàn hút có 2-3 người. Tên Phin và cận vệ của hắn đều hút, đang phê. Tôi rút khẩu côn dí thẳng vào hắn và nói to:
-          Mọi người nằm im. Việt Minh đây. Chúng tôi tuyên bố xử tử tên Việt gian Đỗ Đức Phin bán dân hại nước, chống phá cách mạng.
Tên cận vệ run quá lăn xuống gầm giường. Tên Phin quay lại ngơ ngác. Tôi hét to: “Phin, mi phải đền tội!” và bóp cò. Nhưng quỷ ôn, súng côn bị hóc không nổ, tôi bình tĩnh nhét súng vào túi áo và móc ngay khẩu Bronin ra nổ luôn hai phát kết liễu đời hắn và nhanh chóng lao xuống gác, nhảy lên xe đạp của đồng đội…
-          Chuyện ly kỳ quá. Không ngờ.
Mọi người thán phục người nhạc sĩ tài ba đã từng là một chiến sĩ biệt động ngoan cường… Nhưng vì lúc đó đang thời kỳ vụ án nhân văn giai phẩm còn chưa giải tỏa nên cũng không ai dám viết về ông, chỉ thương ông và để trong lòng…

Phạm Duy hát Tiến quân ca gây hiệu ứng như bom nổ ngày 17/8/1945
Sáng hôm đó, theo yêu cầu tha thiết của tôi, ông kể cho tôi đôi nét về lịch sử bài Quốc Ca.
 “Chuyện đó phải nói như thế này:
Những năm 1940-1943, tôi viết nhiều bản tình ca và bài hát hướng đạo. Thanh niên rất thích. Ngày đó Phạm Duy hoạt động cách mạng trước tôi, mỗi lần từ Hải Phòng xuống ga anh lại về căn gác của tôi, nay là số 45 Nguyễn Thượng Hiền nhưng hồi đó là phố Mongrand và mang số nhà 171. Một hôm, Phạm Duy hỏi tôi:
-          Văn còn nhớ Vũ Quý không?([1])
-          Có chứ. - Vũ Quý trước hay tập bơi, thi bơi với chúng tôi ở Hải Phòng nên tôi rất nhớ. Tôi hỏi Phạm Duy:
-          Anh ấy vẫn ở Hải Phòng à?
-          Không, anh ấy đang ở Hà Nội. Văn thích gặp không?
-          Tớ thích anh ta, nhất là cái đoạn mật thám Pháp phục mãi mà không bắt được làm tớ rất phục.
Vậy là trưa hôm sau, tại một tiệm ăn trước ga Hàng Cỏ, tôi gặp lại Vũ Quý. Sau mới biết anh ấy là Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội. Anh ấy hỏi tôi có thích hoạt động không. Thế là từ đó tôi đi theo cách mạng.
Một lần giữa năm 1944, Vũ Quý bảo tôi:
-          Lực lượng ta thiếu bài hát, khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, anh soạn vài bài hát cách mạng cho quân đội ta nhé.
Vũ Quý dặn tôi viết phải hùng hồn hơn những bài hành khúc Đống Đa, Thăng Long tôi đã soạn trước đây.
Nhiệm vụ được giao. Viết thế nào đây? Tôi thả mình đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, rảo trên các phố, trong đầu tôi suy nghĩ lung tung. Ở bờ hồ, tôi lại gặp những người đói và rách, cả những em bé… Một câu hỏi vụt đến: làm sao hết cảnh lầm than đói rách bần hàn này? Tôi trở về căn gác nhỏ. Giữa đêm đông, đói và rét, tôi lấy giấy đốt để sưởi ấm, ngồi vào bàn và viết.
Tôi miệt mài mấy ngày, viết lời trước, phổ nhạc sau. Lời viết mấy lần vẫn không vừa ý. Ngày thứ ba, tôi viết xong, đang hát một mình thì Phạm Duy về. Anh ta hát và khen được. Sau đó Vũ Quý và Nguyễn Đình Thi đến, tôi và Phạm Duy hát cho hai anh nghe. Cả hai có vẻ vừa lòng. Vũ Quý vỗ vai tôi: “Được lắm Văn ơi!”. Tôi lấy đề bài ca là “Tiến quân ca”. Vậy thôi, đâu có nghĩ là mình viết Quốc ca. Sang năm 1945, tôi viết tiếp bài “Chiến sĩ Việt Minh”. Hai bài này được phổ biến lan truyền khá nhanh, nhưng họ hát bài “Tiến quân ca” nhiều hơn”.

Theo Văn cao kể, trước Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (Tuyên Quang) ngày 16-17/8/1945, Nguyễn Đình Thi đến lấy hai bài “Tiến quân ca” và “Bài ca Việt Minh” của Văn Cao mang đi. Nguyễn Đình Thi tổ chức hát hai bài này cùng với bài “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi để cho Bác Hồ nghe. Nghe đi nghe lại xong, Bác gọi vài người nữa, trong đó có Huy Cận cùng nghe và Bác chọn bài “Tiến quân ca” làm bài hát chính thức của ngày ra mắt Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam tại mái đình Tân Trào. Văn Cao nói: “Lúc đó, lời bài hát theo tình hình đất nước nên khác với bây giờ, như:
Thề phục quốc, tiến lên Việt Nam
Lập quyền dân, tiến lên Việt Nam
Đài hạnh phúc, đắp xây tự do
Việt Nam tranh đấu, chống quân ngoại xâm
Hoặc như câu cuối là:
Tiến lên, cùng thét lên
Chí trai là đây nơi ước nguyền
…”
Bài hát được chính thức hát làm quốc ca trong ngày 2/9/1945, ngày khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lời bài hát này giữ mãi đến sau ngày hòa bình 1955 mới sửa lại và được Quốc hội thông qua.
Văn Cao nói một câu rất vui: “Tôi nói thật với ông, hồi đó tôi đâu biết là mình viết Quốc Ca. Ngày 2/9/1945, nghe mọi người hát chào cờ tôi sung sướng vô cùng, hồn mình như bay lơ lửng dưới ánh cờ đỏ sao vàng”.
Tôi xin ông kể vài kỉ niệm đặc biệt về bài “Tiến quân ca”. Ông trầm ngâm uống một ngụm rượu rồi nói: “Nhiều nhiều lắm. Từ ngày đó đến bây giờ nhiều lắm. Nhưng có lẽ lần đầu tiên là ở quảng trường Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội”. Ông đưa tôi tờ tạp chí Sông Hương số tháng 7/1987. Ông lật lật và bảo tôi: “Đọc đi, hồi ký của mình đấy”. Nói vậy nhưng ông vẫn kể:
“Ngày đó, Nhật đầu hàng đồng minh. Khâm sai đại thần Phan Kế Toại (sau này được cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) đã tổ chức cuộc mít tinh để biểu thị sự yêu độc lập. Cuộc mít tinh dưới cờ vàng ba sọc của chính phủ Trần Trọng Kim. Có lẽ Thành ủy biết nên đã chuẩn bị kỹ. Một lá cờ đỏ sao vàng to từ bao lơn nhà hát buông xuống phủ kín cờ vàng ba sọc. Và không ai khác, chính Phạm Duy đã nhảy lên bục, cướp micro để hát vang bài “Tiến quân ca”. Không biết tập khi nào, chuẩn bị khi nào, mà trên tay nhiều người đều có tờ nhạc bài “Tiến quân ca”. Cả rừng người hát theo Phạm Duy, nó vang lên như quả bom trung nổ. Tôi xúc động quá không giữ nổi, nước mắt trào ra. Thế là bỗng chốc biến thành cuộc mít tinh của Mặt trận Việt Minh. Đó là ngày 17/8/1945”
                   GS-TS Trình Quang Phú.
 Ngày 20/7/2016

 (Trích từ “MỘT THOÁNG VĂN CAO” của Trình Quang Phú-Tạp chí Nhà văn văn Tác phẩm số 2/2017)





([1] Văn là tên gọi thâm mật của Văn Cao