Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Trung Quốc trang bị nhà chứa máy bay và vũ khí trên Biển Đông

1 min trước Gửi bình luận

Biển Đông
Một bức ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên bãi Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông (Ảnh: CSIS)
Các cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Trường Sa có thể phục vụ 3 trung đoàn chiến đấu, theo một báo cáo của Mỹ.
Tính đến cuối năm ngoái, Bắc Kinh đã và đang xây dựng 24 nhà chứa máy bay chiến đấu, các vị trí lắp đặt vũ khí cố định và các cơ sở hạ tầng quân sự khác trên 3 thực thể chính mà Bắc Kinh chiếm đóng trên Biển Đông, hãng tin Kyodo cho biết tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 6/6.
Những thông tin này được nêu trong báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc trình Nghị viện Mỹ về diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Trung Quốc, theo Kyodo.
Ba thực thể mà báo cáo đề cập là các rạn san hô Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.
“Một khi các cơ sở này hoàn thành, Trung Quốc sẽ có khả năng chứa được tới 3 trung đoàn chiến đấu trên quần đảo Trường Sa”, báo cáo cho biết.
Các bên có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bao gồm Trung Quốc, Philippines và Việt Nam.
Báo cáo cũng cho biết, Trung Quốc không khai hoang thêm lượng đất đáng kể nào trên 7 tiền đồn mà Trung Quốc nắm giữ kể từ khi Bắc Kinh kết thúc việc xây dựng đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa vào cuối năm 2015.
Báo cáo của Mỹ nhận định: “Năm 2016, Trung Quốc tập trung nỗ lực chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các tiền đồn trên quần đảo Trường Sa”.
“Mặc dù việc cải tạo đất và các hòn đảo nhân tạo không làm tăng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc như là một vấn đề pháp lý, cũng không tạo ra bất kỳ quyền lợi lãnh hải mới nào, nhưng Trung Quốc sẽ có thể sử dụng các thực thể khai hoang đó làm căn cứ quân sự – dân sự vững chắc nhằm tăng cường sự hiện diện của họ ở Biển Đông và cải thiện khả năng của Trung Quốc trong việc kiểm soát các thực thể và không gian hàng hải gần đó”.
Báo cáo cũng nhắc đến phán quyết của Toà án Quốc tế vào tháng 7 năm 2016 trong đó bác bỏ tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông.
“Kể từ sau phán quyết trọng tài, Trung Quốc đã hạ thấp giọng điệu về đường 9 đoạn trên các phương tiện truyền thông chính thức”, Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định.
Mai Lan
Xem thêm:

TÍN HIỆU TGĐ MOBIFONE LÊ NAM TRÀ SẮP...ĐƯỢC " NHẬP KHO" ?!

Kết quả hình ảnh cho lê nam Trà nguyễn thanh Phượng

Ông Lê Nam Trà thôi chức chủ tịch Mobifone 

07/06/2017 18:05 GMT+7
TTO - Nguồn tin Tuổi Trẻ cho biết Bộ Thông tin và truyền thông đã có quyết định điều chuyển chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone đối với ông Lê Nam Trà. 
Ông Lê Nam Trà thôi chức chủ tịch Mobifone 
Ông Lê Nam Trà - Ảnh: Mobifone
Cuối giờ chiều 7-6, lễ công bố quyết định nói trên đã diễn ra.
Ông Trà được điều chuyển về công tác tại Văn phòng Bộ Thông tin và truyền thông.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Phạm Hồng Hải tạm thời phụ trách điều hành Hội đồng thành viên (HĐTV) của Mobifone.
Ông Lê Nam Trà (56 tuổi) là tổng giám đốc công ty Mobifone từ 12-8-2014. Sau khi nâng cấp Mobifone thành tổng công ty, ông được bổ nhiệm làm tổng giám đốc tổng công ty từ 11-12-2014. Cuối tháng 12-2014, ông kiêm nhiệm chức chủ tịch Mobifone thay người tiền nhiệm nghỉ hưu và tới tháng 4-2015, ông chính thức làm chủ tịch HĐTV Mobifone.
Như tin đã đưa, ngày 6-9-2016 Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra toàn diện thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).
Cuộc thanh tra diễn ra trong 50 ngày.
Ngày 24-4-2017, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho biết đã kết thúc thanh tra trực tiếp theo đúng quy định nhưng chưa ban hành kết luận thanh tra. Lý do: có những vấn đề cần làm việc nhiều lần với đối tượng được thanh tra để làm rõ, đảm bảo khách quan. 
Đ.TR. - THANH HÀ


MONG TỔNG BÍ THƯ VÀ THỦ TƯỚNG HÃY QUYẾT LIỆT XỬ LÝ VỤ NÀY ĐỂ LẤY LẠI LÒNG TIN CỦA ĐẢNG VIÊN TỬ TẾ VÀ NGƯỜI DÂN LƯƠNG THIỆN CÒM CÕI NỘP THUẾ .
AI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHUYỆN NÀY ? VÀ NẾU NHƯ VIỆC NÀY LÀ CỦA CÁC VỊ TIỀN NHIỆM GÂY NÊN THÌ CŨNG PHẢI TRUY ĐẾN CÙNG.

HỎI NHÀ PHÁT KIẾN VŨ TIẾN LỘC: CỤ HỒ ĐỊNH HƯỚNG KTVN LÀ THỊ TRƯỜNG SAO TRƯỚC KHI CHẾT CỤ KÝ ĐIỀU LỆ HTX NÔNG NGHIỆP ?

"90 năm trước, Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường"


HẢI CHÂU



Tại hội nghị giao ban doanh nghiệp ngày 25/8 tại Đà Nẵng, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nêu rõ: “90 năm trước, Bác Hồ đã nói nền kinh tế Việt Nam phải là nền kinh tế nhiều thành phần. Mà nền kinh tế nhiều thành phần có nghĩa là nền kinh tế thị trường!"
Nhà nước đừng làm kinh doanh để cạnh tranh với dân!
Ngày 25/8 tại Đà Nẵng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội nghị giao ban Hiệp hội và doanh nghiệp khu vực miền Trung, đồng thời trao đổi một số vấn đề về cải cách thể chế, hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh mới.
Hội nghị giao ban Hiệp hội và doanh nghiệp khu vực miền Trung do VCCI tổ chức tại Đà Nẵng ngày 25/8 (Ảnh: HC)
Tại hội nghị, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho hay, gần đây có một kết quả nghiên cứu về chỉ số IQ của người Việt Nam cho thấy, trong khu vực ASEAN, chỉ số IQ của người Việt Nam chỉ thua người Singapore. “Vậy thì cái gì kìm hãm sự phát triển của chúng ta? Vấn đề quan trọng là thể chế kinh tế và chúng ta rất cần sự đột phá trên lĩnh vực này” – ông Vũ Tiến Lộc đặt vấn đề.
Theo ông, đột phá về cải cách thể chế kinh tế chính là làm rõ trách nhiệm của Chính phủ và của cộng đồng doanh nghiệp. Tất cả nền tảng và yếu tố quyết định việc Việt Nam cải cách thể chế theo hướng nào, làm như thế nào nằm ở tư duy cốt lõi, ở triết lý của công tác quản lý. Triết lý đó chính là phải xây dựng nền kinh tế thị trường.
“Nền kinh tế thị trường thì Thủ tướng nói rồi, phải theo đúng quy luật của kinh tế thị trường. Chúng ta không được làm khác quy luật kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là kinh tế thị trường toàn cầu, nhất là bây giờ chúng ta gia nhập các Hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với luật chơi toàn cầu. Vì vậy phải xây dựng một nền kinh tế thị trường tuân thủ những nguyên tắc của kinh tế thị trường. Việt Nam không thể bịa ra, đẻ ra những nguyên lý của kinh tế thị trường mà phải tuân thủ nguyên tắc của nó!” – ông Vũ Tiến Lộc nêu rõ.
Nguyên tắc của kinh tế thị trường là gì? Theo ông Vũ Tiến Lộc, đó là phải phân định thật rõ vai trò của Nhà nước với doanh nghiệp. Nhà nước làm gì và doanh nghiệp làm gì? Nhà nước không làm kinh doanh. Nhà nước kiến tạo, nhà nước làm thể chế, nhà nước xây dựng sân chơi, nhà nước tạo luật chơi, nhà nước làm trọng tài, còn việc làm ăn là việc của người dân và doanh nghiệp.
“Nhà nước đừng làm kinh doanh để cạnh tranh với dân. Nhà nước làm kinh doanh thì mọi nước trên thế giới đều thất bại cả. Chính phủ Mỹ, Nhật, Anh thông minh đến thế nhưng làm kinh doanh cũng thua lỗ. Nhân dân mới là người làm kinh doanh, Chính phủ chỉ làm thể chế thôi. Đó là nguyên lý của kinh tế thị trường. Và trong nền kinh tế này thì kinh tế tư nhân giữ vai trò động lực. Mọi nền kinh tế thì kinh tế tư nhân đều giữ vai trò động lực, nếu nói kinh tế nhà nước giữ vai trò động lực là sai. Đó là nguyên tắc của kinh tế thị trường!” – ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế Việt Nam là nhiều thành phần
Vấn đề đặt ra là nguyên tắc của kinh tế thị trường như vậy có trái với tư duy của Đảng, Nhà nước và những giá trị đặc thù của Việt Nam hay không? Ông Vũ Tiến Lộc thừa nhận đây là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người, và ông đề nghị, để làm rõ vấn đề này cần quay trở lại với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “xem Bác nói như thế nào về kinh tế thị trường, về vai trò của doanh nhân, vai trò của nhà nước” và lấy đó để làm điểm tựa.
“Khi nghiên cứu vấn đề này, tôi đã rất bất ngờ và nói với các chuyên gia Mỹ: Các vị thử xem, lý thuyết kinh tế thị trường các vị đang làm hiện nay có khác gì với tư tưởng Hồ Chí Minh hay không? Chả khác gì cả. Tư tưởng kinh tế của Bác Hồ là tư tưởng hàng đầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, không hề thua kém kinh tế thị trường của Harvard hay các trường đại học nào khác!” – ông Vũ Tiến Lộc khẳng định.
Chủ tịch VCCI dẫn chứng, năm 1925, lúc thành lập “Thanh niên Cách mạng đồng chí hội”, trong điều lệ của tổ chức tiền thân của Đảng này, nền kinh tế Việt Nam tương lai mà Bác Hồ định hướng là nền kinh tế thực hiện theo chính sách kinh tế mới của Lê Nin. Và đó là nền kinh tế nhiều thành phần. Ông nêu rõ: “90 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói nền kinh tế Việt Nam phải là nền kinh tế nhiều thành phần. Mà nền kinh tế nhiều thành phần có nghĩa là nền kinh tế thị trường!”.
Ông Vũ Tiến Lộc nêu thêm, sau Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội và ở tại số nhà 48 Hàng Ngang của một nhà tư sản dân tộc là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Bác viết bản “Tuyên ngôn độc lập” ở đây; Thường vụ TƯ Đảng họp ở đây, thông qua bản tuyên ngôn.
“Bác ở nhà của doanh nhân và đứng bên cạnh người Mỹ. Những người Mỹ là người nước ngoài duy nhất có mặt bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày chuẩn bị Quốc khánh 2/9. Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” Bác viết tại nhà của doanh nhân và đọc tại Quảng trường Ba Đình, những câu đầu tiên của Bác là trích từ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Bác hội nhập như thế, Bác chấp nhận những giá trị của phương Tây, luật pháp của phương Tây vào luật pháp Việt Nam. Bác là người đầu tiên hội nhập ở Việt Nam!” – ông Vũ Tiến Lộc nói.
" "
TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI phát biểu tại hội nghị (Ảnh: HC)
Theo ông Vũ Tiến Lộc, sự kiện này thể hiện hai điều. Thứ nhất là Bác Hồ gắn với doanh nhân, tức là gắn với kinh tế thị trường. Thứ hai là Bác gắn với người Mỹ, trích bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ, tức là Bác hội nhập và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại.
Bác không tìm viện trợ bên ngoài mà trông cậy vào doanh nhân trong nước
Ông Lộc cũng nêu rõ, khi mới ra đời, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có ngân sách hoạt động. Lúc đó Bác Hồ trông cậy vào ai? Bác mời các doanh nhân, các nhà tư sản dân tộc đến Phủ Chủ tịch. Bác gọi họ là "các Ngài" và đề nghị họ đóng góp công sức, tiền của cho chính quyền. Bác không nhờ cậy những người khác, không tìm viện trợ từ bên ngoài mà đến với doanh nhân, nhờ cậy doanh nhân. Và giới doanh nhân Việt Nam trở thành giới chức xã hội đầu tiên được Bác Hồ tiếp tại Phủ Chủ tịch trên cương vị Chủ tịch nước VNDCCH.
“Không phải công nhân, không phải nông dân… mà khách đầu tiên, giới đầu tiên Bác cần phải gặp trên cương vị Chủ tịch nước chính là doanh nhân, là các nhà tư sản dân tộc. Bác trông cậy ở họ và họ cũng đã đáp ứng niềm tin của Bác; riêng doanh nhân Hoàng Thị Minh Hồ và Trịnh Văn Bô đã đóng góp 5.000 lượng vàng. Nếu số vàng đó bà Hoàng Thị Minh Hồ (hiện còn sống, khoảng 100 tuổi) gửi vào ngân hàng lấy lãi thì bây giờ trị giá đã khoảng… 7 tỉ USD. Các doanh nhân khác cũng quên mình đi và đóng góp cho dân tộc, cho đất nước. Doanh nhân Việt Nam vĩ đại như thế, họ yêu nước như thế!” – ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Ông thuật lại, ngày 13/10/1945, khi đội ngũ doanh nhân Việt Nam, các nhà công thương gia tập hợp lại để lập ra tổ chức “Công thương cứu quốc đoàn” (tiền thân của VCCI hiện nay), Bác Hồ gửi đến bức thư chỉ 200 chữ nhưng đây có thể xem là văn kiện đầu tiên của Đảng, tuyên ngôn đầu tiên của nhà nước ta về vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân, về kinh tế thị trường và về vai trò của nhà nước.
“Chính xác 100%, không sai một tí nào. Nhưng trong thời gian qua chúng ta chưa làm được như Bác đã nói. Bây giờ đổi mới thể chế là đang trở lại bức thư của Bác Hồ. Làm đúng như thư của Bác Hồ thì đúng là đổi mới” – ông Vũ Tiến Lộc nhận định
Ông Lộc cho biết trong bức thư, Bác Hồ viết: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân đang phải cố gắng nỗ lực để giành lấy hoàn toàn nền độc lập thì giới công thương phải cố gắng nỗ lực để xây dựng nền kinh tế, tài chính vững vàng và thịnh vượng. Việc nước, việc nhà bao giờ cũng đi liền với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công thương nghiệp thịnh vượng”.
Đổi mới kinh tế ở Việt Nam là trở lại với tư tưởng của Bác Hồ
Về trách nhiệm của chính quyền, thư của Bác viết: “Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong cuộc kiến thiết này”. “Như vậy là Chính phủ kiến tạo đấy chứ! Chính phủ có làm kinh doanh đâu. Đất nước có giàu mạnh, dân có giàu mạnh, nền kinh tế có thịnh vượng hay không là bằng việc kinh doanh thịnh vượng của các doanh nhân, các nhà công thương nghiệp chứ không phải nhà nước. Điều này tiếp tục được Bác nêu rõ trong một bài viết năm 1947, rằng sự nghiệp làm ăn là của dân. Không phải Chính phủ bỏ tiền ra làm mà Chính phủ chỉ khuyến khích và cổ động” - ông Lộc bình luận.
Theo ông Vũ Tiến Lộc: “Điều đó quá đúng. Lý thuyết kinh tế thị trường 100%. Trở lại với tư tưởng của Bác về kinh tế thị trường thì hoàn toàn trùng khớp với những khái niệm về kinh tế thị trường hiện đại. Trong những năm qua, vì nhiều lý do mà chúng ta không thực hiện được đúng những chỉ dẫn của Bác. Còn bây giờ, khi nói chúng ta đổi mới, thực ra là quá trình trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam xét trên một góc độ nào đó là sự trở lại với tư tưởng của Bác Hồ!”.
Trong các lần nói sau đó, Bác Hồ cũng định hướng rất rõ cho các doanh nghiệp là phải nâng cao năng suất, sản xuất nhanh, nhiều, tốt, rẻ; phải thực hành tiết kiệm, cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật; phải đề cao kỷ luật, phải quản lý sức người, sức của một cách chặt chẽ, tiết kiệm; phải chăm lo đời sống người lao động, đặc biệt là lao động nữ…
Hiện cả nước đang phát động phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, còn lúc đó Bác viết: “Đồng bào ta nồng nàn yêu nước nên ai cũng muốn dùng hàng do ta sản xuất. Nhưng người sản xuất phải làm hàng tốt và rẻ. Người sản xuất phải giữ chữ tín, phải thật thà, không nên làm hàng trưng bày thì tốt mà hàng bán thì xấu. Những người sản xuất phải tập trung lại thì mới có thể sản xuất được nhiều, tốt, không lãng phí tài năng và thời gian…”.
Đúc kết tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân, ông Vũ Tiến Lộc nêu rõ: “Những tư duy này sẽ định hướng cho chúng ta cải cách thể chế theo hướng nào, phục vụ doanh nghiệp, phục vụ người dân ra sao. Chính quyền phải làm gì? Nếu thấm nhuần những quan điểm này thì tôi nghĩ chúng ta sẽ nghĩ khác, sẽ làm khác. Tại sao Đà Nẵng khác các địa phương khác? Đó là vì Đà Nẵng tư duy khác các địa phương khác. Mọi thứ đều bắt đầu từ tư duy cả!”. 

TỔ CON CHUỒN CỦA VỤ “ĐÁNH ĐÒN HỘI CHỢ”… PHẠM VIẾT ĐÀO-HÀ MINH THÀNH LÀ CHỖ NÀY ĐÂY…

Phạm Viết Đào.

 

Mối quan hệ qua mạng giữa Phạm Viết Đào và Hà Minh Thành có từ năm 2008 khi P.V.Đ tham gia biên tập, viết bài cho trang Website của Hội Nhà văn VN ( Vanvn.net)…

Hồi đó có 2 sự cố đó là Vụ án PCI liên quan tới Huỳnh Ngọc Sĩ và vụ án phi công Đặng Xuân Hợp ăn trộm hàng siêu thị tại Nhật…

Phạm Viết Đào đã viết bài về 2 vụ này đó là bài Thế lực nào đứng sau Huỳnh Ngọc Sĩ ? 2 bài viết được đông đảo bạn đọc quan tâm. Đài BBC đã phỏng vấn P.V.Đ các nội dung liên quan tới bài viết…

Sau khi bài đưa lên mạng, Phạm Viết Đào nhận được email từ Nhật có nick name là Hà Minh Thành cho biết là người tham gia chuyên án PCI và cả vụ trộm của phi công Đặng Xuân Hơp…Thấy nguồn tin sộp, P.V.Đ đã liên hệ đề nghị cung cấp thông tin cho Vanvn.net….

Về vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ, Hà Minh Thành cho biết là người trực tiếp dịch toàn bộ hồ sơ tài liệu vụ án này và tự tay chuyển cho ông Uông Chu Lưu, thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ tư pháp; Hà Minh Thành cho biết là phía Việt Nam dịch lại lấy tiền công dịch trên 1 tỷ đồng mà không chia cho Thành là bất công ?

Sau vụ này Hà Minh Thành có đề nghị VanVn.net đưa tin một số vụ sau đây:

1/ Một số cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật đã bán phôi hộ chiếu Việt Nam cho các tổ chức tội phạm tại Nhật đã bị báo chí Nhật phanh phui vì 1 nhà báo Nhật đã tự tay mua được hộ chiếu Việt Nam để dùng…

2/Tướng Phùng Quang Thanh có lệnh truy nã của Cảnh sát Nhật vì đã xuất bán lậu sung K.59 cho các tổ chức tội phạm Nhật; Cảnh sát Nhật lần theo số serie in trên súng K. 59 cho thấy những lô hàng này có xuất xứ từ Việt Nam và Phùng Quang Thanh có liên quan tới lô súng K.59 mà các tổ chức tội phạm Nhật hành nghề;

Có lẽ do lý do này mà suốt 2 nhiệm kỳ làm BT Bộ Quốc phòng, Phùng Quang Thanh không dám sang Nhật ?

3/ Một số nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật đã bán chui giấy phép lái xe của Việt Nam, khiến cho các cơ quan chức năng Nhật không còn tin cậy vào chứng chỉ lái xe này của Việt Nam cấp. Vì để lấy được bằng lái xe tại Nhật đòi hỏi rất nhiều tiền; mua của Việt Nam rẻ hơn…

4/ Có rất nhiều sự nhũng nhiều của nhân viêc sứ quán Việt trong việc cấp visa cho Việt kiều tại Nhật…

5/ Hà Minh Thành còn kể cho Phạm Viết Đào về nhiều vụ đi dịch cho các quan chức Việt Nam sang đàm phán kêu gọi đầu tư tại Nhật. Nhiều lần Hà Minh Thành cho biết tức muốn rút dày đập vào mặt đám quan chức Việt vì thấy nhục nhã quá…

Thành kể lần một quan chức sang kêu gọi Nhật đầu tư xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam; ông ta khẩn thiết kêu gọi Nhật đầu tư cho 2 nhà máy và nếu đầu tư 2 thì ông muốn treo cờ Nhật cũng được…

Chuyện ông Tô Huy Rứa sang Nhật bị một ông tỉnh trưởng của Nhật “ chọc quê”; Ông ta đề nghị ông Tô Huy Rứa, một nhà lý luận cao cấp của Đảng xin chỉ cho vài cao kiến về cơ chế thị trường định hướng XHCN để tỉnh của ông học và làm theo lời bác Rứa…

Tóm lại là Hà Minh Thành trao đổi cho Phạm Viết Đào nhiều chuyện liên quan tới quan hệ Việt-Nhật nhưng lâu ngày không nhớ hết…

Ngoài chuyện quan hệ Việt- Nhật Hà Minh Thành còn cung cấp thông tin về cuộc chiến Việt-Trung sẽ kể tiếp bài sau…

Phải chăng vì những chuyện trao đổi thông tin này, Phạm Viết Đào cũng đã cân nhắc rất kỹ, không dám phát tán lên mạng mà chỉ đề nghị Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh ký công văn chuyển các thông tin do Hà Minh Thành cung cấp chuyển cho ông Trương Vĩnh Trọng-Phó ban thường trực Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng…

Kết cục “hòn bấc ném đi và hòn chì đã ném” lại như thế nào như các vị đã rõ: Phạm Viết Đào dùng blog và công văn báo cáo chính phủ; còn các nhóm lợi ích thì dùng võ chợ búa có thể thấy qua khẩu khí của Dân trí và TTXVN; còng số 8 và dùng quyền lột trấn lương hưu…của người về hưu…

Họ càng làm thế thì càng có đề tài và kích thích P.V.Đ viết blog…

P.V.Đ.



Xem thêm có cùng chủ đề:

>>;

VÌ SAO MỘT SỐ BÁO “XÚM ĐÁNH ĐÒN HỘI CHỢ” PHẠM VIẾT ĐÀO-HÀ MINH THÀNH NĂM 2011 VỤ “CẬU BÉ SOMA 9 TUỔI”…

Phạm Viết Đào.

Trong năm 2010-2011-2012 có 2 vụ nổi đình đám do báo chí chính thống và một số mạng có tiếng tăm gây: đó là loạt bài bôi bẩn Phạm Viết Đào và Hà Minh Thành về các thông tin liên quan tới câu chuyện cậu bé Soma 9 tuổi, nhường suất ăn cứu trợ trong thảm họa song thần tại Nhật năm 2011; Câu chuyện này được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại trong cuộc trò chuyện với Việt kiều tại Nhật chiều 4/6/2017 được 2 báo đưa tin đó là Tuổi trẻ và Dân trí… (Thủ tướng nhắn nhủ du học sinh: Hãy học hỏi người Nhật - Tuổi trẻ); Thủ tướng ca ngợi bé 9 tuổi nhường phần ăn cho người già ở Nhật Bản-Dân trí )…

Vụ thứ 2 là những thông tin liên quan tới các trận tử chiến diễn ra giữa quân đội ta và quân Trung Quốc tại Mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang giai đoạn 1984-1989; Những thông tin này do Hà Minh Thành gửi cho blog Phạm Viết Đào và một loạt 40 bài điều tra của Phạm Viết Đào sau đó bổ sung viết về các cuộc chiến đẫm máu ít người biết ở mặt trận này…

Không rõ có phải đây là những chiêu dọn đường dư luận để tháng 6/2013 Cơ quan CA Hà Nội khởi tố tống giam Phạm Viết Đào với cái tội danh lãng xẹt, khôi hài: Vi phạm quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức…( Điều 258)…

Mặc dù với cái nguyên cớ lãng xẹt và khôi hài nhưng CAHN đã  huy động lực lượng khoảng 1 trung đội ( gần 30 chiến sĩ lực lưỡng) bao vây, bắt sống Phạm Viết Đào tại nhà riêng đang ngồi lướt WEB chiều 13/6/2013…

Và hệ lụy là sau 15 tháng nhập kho, hàng ngày blogger Phạm Viết Đào phải ăn loại rau muống không rửa, cơm là thứ gạo do dữ trữ quốc gia thải loại dùng để cho chăn nuôi gia súc; Sau khi ra tù sụt giảm 10 kg và phải mất 1 năm chạy chữa mới hoàn nguyên lại được hệ thống tiêu hóa…để không bị bục vỡ như đường nước sông Đà…

Hệ lụy thứ 2 đó là đã nghỉ hưu, nhưng do bị phạt từ nên bị cơ quan bảo hiểm vô cớ tước đoạt 15 tháng lương hưu, không có một căn cứ pháp lý nào để làm cái việc tước đoạt này mà chắc Bảo hiểm xã hội HN đã dựa vào cái lý của người Mông: Đã có cơm tù canh trại nuôi rồi thì cơ quan bảo hiểm không phải nuôi nữa ?

Hiện nay, dân oan Phạm Viết Đào đang ráo riết khởi kiện GĐ Sở Lao động-Thương binh Xã hội, vụ án vòng đi vòng lại hơn 3 năm mà chưa được đưa ra xử. Dân oan Phạm Viết Đào kiên quyết và đòi đến cùng Bảo hiểm XH Hà Nội phải hoàn trả lại 15 tháng lương hưu bị thu giữ trái pháp luật và phải bồi thường những thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành động tước đoạt trái pháp luật này gây ra…

( DÂN OAN PHẠM VIẾT ĐÀO SẼ TỌA KHÁNG TẠI TÒA HÀNH CHÍNH HÀ NỘI NẾU KHIẾU NẠI LẦN 3 NÀY KHÔNG ĐƯỢC GIẢI QUYẾT…)

Blog Phạm Viết Đào sẽ lần lượt bạch hóa trở lại những thông tin liên quan tới chuyện “Cậu bé Soma Nhật 9 tuổi” và những chuyện liên quan tới các bài viết về Mặt trận Vị Xuyên Hà Giang…để tìm ra manh mối liên quan tới cái bản án 15 tháng tù…

Vừa qua, blog Phạm Viết Đào đã đưa lại một số bài viết trên một số báo đăng giai đoạn 2011 xúm đánh đòn hội chợ xin tóm tắt mấy ý sau đây:

“- Có thể là của một cá nhân hoặc một nhóm người trong số người Việt ở Nhật vẫn nuôi sự thù hận với đất nước. Hoặc cũng có thể có sự liên kết giữa những người “cùng chí hướng” này ở địa bàn Nhật, một số nước phương Tây và với cả trong nước…
Dẫu sao, qua vụ việc này, cũng có thể khẳng định: Lợi dụng một vấn đề nhân đạo để làm một việc với ý đồ không nhằm mục đích nhân đạo là một hiện tượng cần cảnh giác. Nhân vật “ảo” cùng câu chuyện “ảo” này quả thật cũng đáng để chúng ta lưu tâm, đề cao cảnh giác hơn trước những thông tin ru ngủ tưởng đâu như vô hại kiểu này đến từ bên ngoài…”( Dân trí)
Điều khôi hài của báo Dân trí là: bức thư Hà Minh Thành gửi cho Phạm Viết Đào và được đưa lên mạng 16/3/2011 chủ yếu Hà Minh Thành nhắn thông tin anh đang tham gia cứu hộ tại Fushikura, qua blog Phạm Viết Đào  nhắn cho ai là người Việt đang có thân nhân ở vùng này có thể liên hệ với anh để cứu trợ…Mục đích thông tin, địa chỉ là để cứu trợ chứ có thù hận gì ai mà Dân trí “ ngậm máu phun người’ bừa…
Còn câu chuyện cậu bé Soma là chuyện làm quà của Hà Minh Thành kể cho blog Phạm Viết Đào, thấy hay thì đưa lên blog cho vui, không hề có ý định gửi đăng báo để lấy nhuận bút hay để nổi tiếng ?
Còn một số báo lấy lại từ blog P.V.Đ để đăng, có báo đã xin phép Hà Minh Thành qua địa chỉ Hà Minh Thành cung cấp trên blog Phạm Viết Đào và có báo xào xáo lại trong đó có Dân trí…
Hà Minh Thành và Phạm Viết Đào không hề gửi cho Dân trí nhưng Dân trí bịa ra hộp thư ghi là nhận từ hộp thư này gửi đến nhưng đọc nội dung bài >> Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhậtđưa lên mạng ngày 17/3/2011 thấy rõ xào xáo từ thông tin của blog Phạm Viết Đào.
Dân trí tự chôm từ blog P.V.Đ về đưa lên rồi sau đó là vu vạ, giở trò ngậm máu phun người, thử hỏi Dân trí ó còn là cơ quan ngôn luận của Hội khuyến học hay hội vu vạ ? Thê rồi khi nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kể lại chuyện này thì Dân trí lại nhanh tại chìa cái bài chôm ra mặc dù đã từ phỉ báng, phỉ nhổ nó ?
Còn cái nhà báo có bút danh là Khải Đơn, chưa thấy cái tên này xuất hiện trên một tờ báo náo cất công sang tận Nhật để điều tra xem cái người mang nick name Hà Minh Thành là ai nghe có thối không ?
Quan hệ giữa Hà Minh Thành và Phạm Viết Đào là quan hệ bạn chơi trên mạng, những chuyện giao lưu giữa 2 người là chuyện giữa 2 blogger, trên blogger có tiêu tốn của ai 1 đồng xu nào đâu; Can hệ gì mà phải tốn công đi điều tra ?
Còn cả cái ông kễnh TTXVN viết cũng rất thối và vô công rồi nghề hết chịu nổi:” TTXVN cũng đã vào cuộc để xác minh: Tin cảnh sát gốc Việt giúp em bé Nhật là "bịa đặt"…
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, thông tin một số báo trong nước đăng câu chuyện cảm động về em bé chín tuổi Haruo Soma do "viên cảnh sát gốc Việt" Hà Minh Thành kể là bịa đặt.

Một số Việt kiều định cư lâu năm ở Nhật, trong đó có người từng học ở trường Đại học Tohoku (Đông Bắc Nhật Bản) từ hơn 40 năm trước, đã cho Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật biết, ở trường đó không có người Việt hoặc người gốc Việt nào đỗ tiến sĩ về Công học, hoặc có lai lịch như Hà Minh Thành tự mô tả…
Tại sao một cơ quan thông tấn mà lại không cử phóng viên của mình đi điều tra mà lại dựa vào sứ quán-có phải là cơ quan báo chí đâu ?
Liệu có chuyện một cán bộ Đại sứ Nhật tại Hà Nội đến đặt vấn đề với cơ quan CAHN hay Bộ công an VN xem trong hàng ngũ cảnh sát VN có ông nào có thân nhân là người Nhật, có bố trước đây là quân đội Thiên Hoàng không ?
Cơ quan công an VN liệu có hợp tác để cung cấp thông tin cho sứ quán nước ngoài để cung cấp thông tin kiểu đó không ? Thế mà Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật không có việc gì làm, bỏ công đi xác minh thông tin có cái ông người Việt với Nick name là Hà Minh Thành, làm việc trong lực lượng cảnh sát gửi cho 1 blogger ở Việt Nam chuyện 1 cậu bé 9 tuổi nhường suất ăn cứu trợ, không ăn tranh của người khác…
Chuyện này chỉ là chuyện blog, chuyện vui trên mạng, chẳng liên quan tới an ninh quốc gia gì cả; Trong khi đó Việt Nam có đại diện ngoài giao trên 80 nước thế mà hiện Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy trốn ra nước ngoài mắt tăm mà chẳng ông sứ quán nào cất công đi tìm giúp Bộ công an cả ?
Blog sẽ vạch rõ tiếp “tổ con chuồn chuồn” của cái vụ đánh đòn hội chợ bẩn thỉu này vào bài sau…

P.V.Đ.

Xem thêm có cùng chủ đề:

>>;