Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Bi kịch của vị nguyên soái không “tôn thờ” lãnh tụ Mao Trạch Đông

Nguyên soái Trần Nghị được coi là một trong những “khai quốc công thần” của Trung Quốc. Tuy nhiên, vì ông đã từng đắc tội với Mao Trạch Đông, vậy nên cái chết của ông cũng mang nhiều nghi vấn.

nguyên soái, Mao Trạch Đông, bi kich,
Nguyên soái Trần Nghị từng nhiều lần chỉ trích Mao Trạch Đông. (Ảnh: Soha)
Trong Cách mạng Văn hóa, sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông ‘điên cuồng’ đến nỗi tất cả văn chương, bao gồm cả luận văn khoa học, đều phải kèm theo các trích dẫn trong «Mao Chủ tịch ngữ lục», hơn nữa tất cả chữ lấy từ sách của Mao Trạch Đông đều phải in đậm.
Trong khoảng thời gian này, tất cả các bài phát biểu trong đại hội trước tiên phải khởi đầu bằng “Mao Chủ tịch dạy chúng ta rằng….”, thậm chí nói chuyện với nhau trên đường phố cũng phải bắt đầu với «Mao Chủ tịch ngữ lục»; ai ai cũng phải nhảy “điệu múa trung thành” để biểu thị bản thân “trung thành vô hạn với lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch”
Sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông trong đại Cách mạng Văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đến mức độ không thể hiểu nổi. Nếu như có ai đó mà không sùng bái Mao, thì lập tức sẽ bị liệt vào thành phần tạo phản, sẽ bị đấu tố công khai, và kết cục bi thảm là không tránh khỏi.
Ngày 22/6/1929, Trần Nghị chủ trì Đại hội đại biểu Hồng tứ quân (đội quân thứ 4 của Hồng quân công nông Trung Quốc) lần thứ 7 khai mạc tại Trùng Khánh. Tại đại hội, rất nhiều ý kiến được đưa ra nhằm chất vấn Mao Trạch Đông và Chu Đức, thậm chí có những ý kiến thể hiện thái độ hơi quá khích.
Ví như, Lưu An Cung (1899-1929), một chuyên gia quân sự cao cấp, vừa chống một chân lên ghế vừa phê bình Mao chuyên quyền, gia trưởng, không phục tùng chỉ thị của Trung ương.
Sau đó, Trần Nghị còn tiếp tục phê bình Mao gay gắt hơn: “Các đồng chí Mao, Chu, một người là Tấn, một người là Sở. Hai nước lớn ngày ngày binh đao, tôi là nước nhỏ, kẹt ở giữa hai nước lớn mà tôi không muốn đắc tội bên nào. Tôi chỉ sợ Hồng quân rạn nứt nên mong hai đồng chí nương nhẹ tay, nhanh chóng giảng hòa“. Hội trường rộ lên tràng cười không dứt.
nguyên soái, Mao Trạch Đông, bi kich,
Trần Nghị và vợ ông – bà Trương Tây. (Ảnh: Sohu.com)
Mao lúc này vô cùng tức giận. Ông không ngừng châm thuốc và không nói một lời. 16 năm sau – 1945, tại Hội nghị trù bị Đại hội Nhân dân toàn quốc Trung Quốc lần thứ 7 tại Diên An, Thiểm Tây, Trung Quốc, Khang Sinh – người của nhóm Lâm Bưu, Giang Thanh đã gợi lại sự kiện Mao bị phê bình tại hội nghị năm 1929 nhằm đổ tội cho Trần Nghị.
Trần Nghị giải thích, hội nghị năm đó là buổi thảo luận công khai nên tất cả đều bày tỏ hết suy nghĩ của mình mà thôi.
“Mao Trạch Đông không hề vĩ đại”
Do nêu quan điểm thẳng thắn chỉ ra những sai lầm trong Cách mạng Văn hóa, Trần Nghị đã bị Bộ Chính trị ĐCSTQ chỉ trích nặng nề. Đỉnh điểm là ông bị Bộ Chính trị dưới sự thao túng của Lâm Bưu điều chuyển về Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc vào tháng 10/1969.
Tuy không bị cách chức chính thức nhưng hành động này của Lâm Bưu được xem như là biện pháp ngăn ngừa Trần Nghị nổi loạn và cũng là dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của ông.
Trong thời gian 1967 – 1969, Trần Nghị luôn thể hiện quan điểm, thái độ rõ ràng đối với Cách mạng Văn hóa, ông từng nhấn mạnh “bản thân không tôn thờ Mao Trạch Đông”.
Cuối năm 1967, Hồng vệ binh đã tổ chức rất nhiều buổi tranh luận đấu tố, chỉ trích thậm tệ Trần Nghị và sử dụng mọi hình thức để bôi nhọ danh dự ông. Đứng trước những lời phỉ báng và vu khống của Hồng vệ binh, Trần Nghị luôn giữ thái độ phản đối những nước đi sai lầm của “bè lũ bốn tên”.
Thậm chí, ông còn sử dụng chính những quan điểm, chính sách của Trung Nam Hải khi đó để phản bác lại những luận điệu và chỉ trích của Hồng vệ binh. Quan điểm và lập trường chính trị của Trần Nghị tuy không được hưởng ứng rộng rãi nhưng nó cũng tạo được tiếng vang trong dư luận Trung Quốc thời ấy.
Nhận thức được mối nguy hiểm tiềm tàng này, lên nắm quyền sau Đại hội IX ĐCSTQ vào tháng 4/1969, Lâm Bưu đã khẩn trương tìm mọi cách để hạ bệ Trần Nghị, buộc ông phải dời đến Thạch Gia Trang.
nguyên soái, Mao Trạch Đông, bi kich,
Trái qua phải: Đặng Tiểu Bình – Trần Nghị – Hạ Long. (Ảnh: wanhuajing)
Nhắc đến Trần Nghị trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, dư luận Trung Quốc thường nhắc tới bài phát biểu của ông trong một buổi đấu tố. Đây được xem như là “huyết thư” của Trần Nghị nhắm thẳng vào những tư tưởng của giới lãnh đạo trong thời kỳ này.
Ông từng nói với Hồng vệ binh rằng: “Nếu như người làm ngoại giao mà giống như Hồng vệ binh các người, mặc quân phục, đeo biển hiệu Mao Trạch Đông, giương cao biểu ngữ của Mao Trạch Đông, thì có khác gì là mục sư không?”.
Hay “lẽ nào cứ mỗi lần gặp Chủ tịch Mao, tôi lại phải cúi mình chào: Mao Chủ tịch vạn tuế, vạn vạn tuế!”.
Ông khẳng định phản đối Mao Trạch Đông chưa chắc đã là phản cách mạng, ủng hộ Mao Trạch Đông cũng không có nghĩa là làm cách mạng. Trần cho rằng, việc tôn sùng một cách mù quáng những cá nhân sẽ không đem đến điều gì tốt đẹp.
Cái chết còn nhiều nghi vấn
Tháng 8/1969, Trần Nghị cũng như các lão thành cách mạng khác của Trung Quốc được lệnh phải “sơ tán” khỏi Bắc Kinh, và điểm đến của ông là Thạch Gia Trang.
Ròng rã nửa năm sau đó, Trần Nghị và gia đình bị giam lỏng và quản chế tại đây. Trung ương cắt toàn bộ liên lạc với ông, thậm chí, hàng tuần Trần còn phải đi lao động công ích tại các xí nghiệp trong thành phố.
Đến tháng 7/1970, Trần Nghị rất hay đau bụng và thường xuyên bị tiêu chảy. Bác sỹ cũng đã kê một số loại thuốc giảm đau cho ông nhưng uống rồi cũng không có hiệu quả. Bà Trương Tây vợ ông đã tìm mọi cách báo cáo với Quân ủy trung ương đề nghị chuyển ông về Bắc Kinh chữa trị.
Tuy nhiên, phải đến một năm sau, nguyện vọng này mới được đáp ứng, khi Trần Nghị cùng một số lãnh đạo khác được đưa về Bắc Kinh.
nguyên soái, Mao Trạch Đông, bi kich,
Trần Nghị và Mao Trạch Đông. (Ảnh: ccdigs.com)
Nhưng đó chưa phải là tất cả, Trần Nghị tiếp tục bị ép phải tham gia đại hội ở Lư Sơn với cơ thể lâm trọng bệnh. Tại đây, Lâm Bưu đã đón tiếp ông bằng những lời lẽ công kích không thể gay gắt hơn. Bệnh của Trần Nghị từ đấy trở nên trầm trọng hơn và ngày một ốm yếu.
Trước tình hình đó, Trần Nghị đã được Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Chu Ân Lai tạo điều kiện để nhập viện chữa trị. Nhưng đáng chú ý, Trần Nghị liên tục phải chuyển giường bệnh, bên cạnh đó, những tin đồn về việc ông “tạo phản” cứ lan truyền dần trong đội ngũ những y bác sỹ chữa trị cho ông.
Nằm viện một thời gian, các bác sỹ chưa cho kết luận cụ thể về bệnh tình của ông, thay vào đó chỉ là những chẩn đoán sơ sài rằng ông bị mắc bệnh dạ dày. Cuối cùng, vào một ngày đầu hè năm 1972, Trần Nghị được đưa lên bàn mổ để cắt bỏ dị vật được chẩn đoán là “ruột thừa” trong ổ bụng ông.
Ca phẫu thuật trở thành cơn ác mộng khi các bác sỹ kết luận dị vật trong bụng Trần Nghị là một khối u kết tràng và vì “không có sự chuẩn bị trước” nên ca phẫu thuật đã thất bại.
Sau đó ít lâu, Trần Nghị lặng lẽ qua đời trong bệnh viện. Sự ra đi của Trần Nghị để lại nhiều nghi ngờ trong quãng thời gian ngắn ngủi cuối đời đối chọi với bệnh tật của ông, rốt cuộc ai là kẻ đứng đằng sau giật dây tất cả?
Ghi chú: Trần Nghị (1901-1972) tên thật Trần Thế Tuấn, quê Tứ Xuyên, năm 1919 ông sang Pháp du học. Năm 1921 bị bắt áp giải về nước do tham gia phong trào yêu nước của lưu học sinh Trung Quốc ở Pháp. Về quê, ông tham gia Đoàn Thanh niên Trung Quốc, năm 1923 về Bắc Kinh học khoa Văn trường Đại học Trung Pháp và vào ĐCSTQ ở đây.
Sau đó ông tham gia Khởi nghĩa Nam Xương và bắt đầu được giao giữ các chức vụ chỉ huy cấp sư  đoàn, quân đoàn, quân khu. Sau năm 1949 ông được giao giữ chức Thị trưởng Thượng hải, Phó Thủ tướng. Từ tháng 2/1958 ông là Bộ trưởng Ngoại giao, tháng 1/1966 là Phó Chủ tịch Quân ủy. Trong Cách mạng văn hóa, ông bị phê đấu rồi đưa về Thạch Gia Trang, năm 1971 ông mắc bệnh ung thư, được đưa về Bắc Kinh chữa trị và qua đời ngày 6/1/1972.
TinhHoa tổng hợ

Liệu Trung Quốc có đủ phẩm chất để lãnh đạo thế giới?

Trong những tháng gần đây, các hãng truyền thông lớn dồn dập ngợi ca Trung Quốc là “quốc gia lãnh đạo thế giới” mới sau những động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Liệu điều này có thành hiện thực?

Trung Quốc, Tap Can Binh, lãnh đạo thế giới,
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi lời chúc đến lãnh đạo Kim Jong Un của Triều Tiên vào tháng 5/2016. (Ảnh: NDTV)
Ông Trump nhấn mạnh “Nước Mỹ trên hết”; còn Trung Quốc được tán tụng là “quốc gia lãnh đạo thế giới” mới của xu thế toàn cầu hóa (dẫn chứng là lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện khát vọng đó trong bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017).
Ông Trump lôi nước Mỹ ra khỏi hiệp định khí hậu Paris; trong khi Trung Quốc hiện đang được một số hãng tin nghiêm túc nhìn nhận là một nước có thể thay thế Mỹ với tư cách là quốc gia lãnh đạo thế giới về biến đổi khí hậu (mặc dù nhiều người thừa nhận rằng đó có thể là thách thức cho một đất nước vốn đang dẫn đầu trong việc thải CO2 gây ô nhiễm và phụ thuộc nhiều vào than đốt để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình).
Trung Quốc có thể thực sự là một ứng cử viên cho việc dẫn dắt thế giới trong tương lai, nhưng nhất định không phải với sự lãnh đạo hiện thời của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hai vấn đề nổi cộm nhất là: đạo đức và bản chất của chính quyền Trung Quốc.
Bởi hệ tư tưởng lèo lái chính quyền Trung Quốc hiện thời là một hệ tư tưởng vốn mang lại chết chóc, hủy diệt và sự tuyệt vọng cho hàng triệu người trên toàn thế giới.
Đảng do Mao Trạch Đông lãnh đạo chưa bao giờ xin lỗi về việc hàng chục triệu người đã chết trong Đại Nhảy Vọt, một cố gắng tai hại nhằm tập thể hóa trên diện rộng từ cuối những năm 1950 đến đầu những năm 1960.
Trung Quốc, Tap Can Binh, lãnh đạo thế giới,
Nhân viên của Khách sạn Shin Chiao ở Bắc Kinh xây dựng trong sân khách sạn một lò luyện thép nhỏ và đơn sơ vào thời “Đại Nhảy vọt”, tháng 10/1958. (JACQUET-FRANCILLON/AFP/Getty Images)
Đảng đã chính thức đánh giá thời gian cầm quyền của Mao là “ba phần xấu, bảy phần tốt”. Theo “Sách Đen về Chủ nghĩa Cộng sản” của Stéphane Courtois, Mao Chủ tịch đã gây ra cái chết của khoảng 44,5 đến 72 triệu người Trung Quốc, và đã phá hủy nền văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa chỉ trong vòng một thập kỷ.
Đảng vẫn đang cố gắng xóa vết tích cuộc thảm sát sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, 28 năm sau sự kiện này. (Tuần trước, người ta đã bất ngờ khi Facebook, vốn đang tìm cách tiến vào thị trường Trung Quốc, cho thấy dấu hiệu kiểm duyệt những nỗ lực nhằm tưởng niệm sự kiện giết chóc đẫm máu ngày 4/6 của người dùng mạng xã hội này).
Các phương tiện truyền thông của Đảng gần đây tuyên bố rằng, kể từ tháng 6/2018, Quân Giải phóng Nhân dân sẽ không làm kinh doanh nữa, bao gồm cả lĩnh vực chăm sóc y tế. Tuy nhiên, điều mà Đảng chưa bao giờ nhắc đến là việc các bệnh viện quân y là thủ phạm tàn bạo nhất trong vấn nạn mổ cướp nội tạng ở nước này. Tù nhân lương tâm chủ yếu mà nạn mổ cướp nội tạng nhắm vào là những người theo tập Pháp Luân Công, vẫn đang bị lạm dụng tàn bạo gần 18 năm, sau khi cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân ra lệnh phát động chiến dịch đàn áp.
Thật sự rằng, ngay cả khi chính quyền Trung Quốc được lãnh đạo bởi một nhà độc tài ôn hòa, thì bất cứ điểm cộng nào cuối cùng cũng vẫn bị trừ về lâu dài, một khi Đảng vẫn tồn tại. Nhiều bộ máy của Đảng và nhà nước có tiền tố “Nhân dân” trong tên gọi, nhưng những cỗ máy này thực sự tồn tại chỉ để bảo vệ chính quyền Trung Quốc khỏi nhân dân, chứ không phải toàn tâm phục vụ họ.
Liệu tầng lớp bóc lột và “đồ tể Bắc Kinh” có nên được phép lãnh đạo thế giới hay không? Hay thay vào đó, các phương tiện truyền thông thế giới nên tránh tán dương một chính quyền sát nhân vốn vẫn đang bám chắc vào một hệ tư tưởng sắp bước vào ngày tàn?
Theo Epoch Times

Lưu Trọng Văn - Đồng Tâm: Công lý không phải là thứ có được nhờ xin xỏ

Gã muốn một ngày bình yên trên quê hương mình, để vui cùng cỏ cây, hương hoa và trẻ thơ, và ánh mắt đa tình lá răm thôn ả. Muốn, muốn lắm, nhưng giời ạ, mỗi ngày cứ tới tấp tấn công gã những tin anh ách... tức, làm gã không thể không gõ phím mà chả xôn xao gì, náo nức chi như Đặng Thái Sơn gõ phím đàn.

Trong video, cụ ông tên Kình giải thích về tranh chấp khiếu kiện tại xã Đồng Tâm

Này đây sốt dẻo nhà công quyền khởi tố vụ Đồng Tâm.

Ngơ thế quái nào được khi ào ào thác lũ trên báo, trên mạng lời ra tiếng vào loảng xoảng, khóc chửi, hân hoan về cái quyết định này.

Ông nghị Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng trấn an bà con: Bà con cứ bình tĩnh!

Người dân Đồng Tâm bất an. Cụ Kình - linh hồn của dân Đồng Tâm cũng tỏ ra bất an. Không bất an thì việc gì cụ phải gọi điện thoại nhiều lần cho tướng Chung?

Gã buồn.

Xót.

Gã thèm lắm nghe một bác nông dân đứng giữa làng và nói: Này, tướng Chung, dân chúng tôi không cần xin xỏ các ông, các ông cứ theo Luật mà làm. Dân chúng tôi sai thế nào cứ xử, quan các ông sai thế nào cứ xử, kẻ nào cướp đất của dân cứ xử.

Gã hình dung sẽ có những tiếng phụ họa của các cô, các bác nông dân khác:

Phải đấy, cứ phép nước mà làm!

Hê, đây chỉ sợ pháp luật chứ sợ đếch thằng nào!

Hê! Công lý không phải là thứ để đổi chác và xin xỏ!

Các bạn facebook của gã hãy bình tĩnh! Đừng vội nóng giận, đừng vội lôi đá ra khỏi sọt, khỏi rổ.

Gã đang đụng đến một vấn đề mà gã cho là cốt lõi của mọi cốt lõi để cho một xã hội yên bình, để chả còn ngòi nổ nào có thể bất cứ lúc nào bùng cháy.

Pháp luật.

Ai đang chà đạp pháp luật?

Dù là bất cứ ai cũng đều công bằng bị trừng trị như nhau.

Vậy thì nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây bất ổn xã hội, gây náo loạn niềm tin, gây tắc nghẽn mọi hoạt động của một dân tộc chặn mọi ngả phát triển là đâu?

Ai cũng trả lời được câu hỏi này: Do cả xã hội không thượng tôn pháp luật mà xuất phát trước hết từ chính nhà công quyền không thượng tôn pháp luật đối với chính mình dẫn đến người dân vốn bao lâu trong một chính thể luôn tự thấy, tự nhận mình là con kiến, là kẻ thấp cổ bé họng, mất niềm tin vào lẽ công bằng, vào công lý mà Pháp luật là giường cột.

Nếu khi vụ Đồng Tâm xảy ra, nhà công quyền công minh điều tra các kiến nghị của dân, phải trái phân minh thì làm gì có chuyện dân bị dồn tức giận bắt giữ người của công quyền mặc dù biết bắt như vậy là vi phạm pháp luật?

Nếu nhà công quyền trước khi khởi tố những người dân vi phạm pháp luật hoặc đồng thời khởi tố việc bắt người công quyền trái pháp luật, khởi tố những kẻ chiếm đất của dân, chiếm đất quốc phòng, khởi tố những kẻ bắt và đánh đập cụ Kình gẫy xương thì chắc chắn dân cả nước không phản ứng trái chiều và dân Đồng Tâm không cảm thấy bất an.

*** 
Gã chống lại bất cứ ai vi phạm pháp luật.

Tiếc thay cái khẩu hiệu nhan nhản khắp các công sở: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật" nhiều nơi đang chỉ là thứ thời trang mông má chứ không phải là mệnh lệnh chính trị và nhân cách, phẩm chất của công quyền.

Hiến pháp và pháp luật này do chính chính thể cộng sản tạo ra, dù thế nào chăng nữa nó cũng có những cơ sở cần thiết để cho một xã hội lành mạnh.

Gã tôn trọng cái Hiến pháp và Luật pháp ấy, tức là gã đã tỏ thiện chí tôn trọng cái thể chế cộng sản này đấy.

Gã và nhiều đồng bào gã không chống lại những điều cơ bản của Hiến pháp và Pháp luật đồng nghĩa với việc gã và nhiều đồng bào gã chưa hề có tư tưởng chống thể chế cộng sản hiện nay.

Rõ ràng như vậy, cho nhanh.

Vậy thì ai chống thể chế này?

Ai là thế lực phản động?

Chính những kẻ đội danh công quyền bất chấp pháp luật, chà đạp pháp luật do chính họ tạo dựng ra chứ còn ai vào đây nữa.

Thưa bác Tổng Trọng. Giặc ở đó chứ đâu.

Chúng bất chấp pháp luật ăn cắp, ăn cướp tài sản quốc gia, tài sản của dân.

Chúng bất chấp pháp luật hành hạ dân.

Một khi bác dọn sạch giặc trong nhà trước, dân sẽ tin bác, tin vào Pháp luật thì làm gì có những Đồng Tâm nữa mà sợ tiền lệ bạo động?

*** 
Điểm nóng Đồng Tâm ở Hà Nội tưởng hai bên ngấm ngầm thỏa thuận cho yên vừa đột nhiên bùng lửa khi nhà công quyền phát lệnh khởi tố thì một điểm nóng khác ở Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, cũng chưa yên đâu mặc dù bác thủ tướng Phúc đã trấn an dư luận sẽ xây đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất và ra lệnh dừng mọi xây dựng ở sân golf.

Chưa yên vì Pháp luật vẫn chưa được tận gốc thực thi.

Nơi nào Pháp luật tận gốc thực thi công bằng nơi ấy sẽ bình yên!

Gã hoan hô bác tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế QH vừa dũng cảm đề cập tới cái gốc của vụ sân bay Tân Sơn Nhất là ký kết của Bộ Quốc phòng thời tướng Phùng Quang Thanh với nhà đầu tư làm sân golf ở trong sân bay là vi hiến, là trái Luật Đất đai. Bác Kiên nhấn mạnh cương quyết: Hợp đồng thuê đất làm sân golf vô hiệu.

Vụ sân golf chỉ yên nếu ngay lập tức các nhà công quyền khởi tố những kẻ vi phạm Pháp luật vì lợi ích cục bộ của mình.

Trở lại vụ Đồng Tâm, gã một lần nữa cho rằng, chỉ khi Pháp luật công bằng thực thi cho tất cả mọi công dân và nhà công quyền nghiêm minh với những kẻ vi phạm Pháp luật trước thì người dân sẽ đàng hoàng chấp nhận cái luật nhân quả: Mình làm mình chịu.

Người dân sẽ không còn cảm thấy mình là kẻ thấp cổ bé họng vì đứng sau lưng mình là Pháp luật nghiêm minh.

Người dân trong đó có bà con Đồng Tâm sẽ không phải bất an và hạ mình chầu chực công lý và chìa tay xin xỏ công lý khi buộc tướng Chung ký cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự với người dân khi vi phạm pháp luật bắt giữ người công quyền.

Hèn người đi.

Người hèn thì Giống nòi sẽ nhụt, sẽ hèn đi.

Lưu Trọng Văn

(FB Lưu Trọng Văn)

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Tướng Sùng Thìn Cò: Trung Quốc tìm mua hết các loại dược liệu thiên nhiên của ta

Hoàng Đan | 

Tướng Sùng Thìn Cò: Trung Quốc tìm mua hết các loại dược liệu thiên nhiên của ta
Thiếu tướng Sùng Thìn Cò. Ảnh: Quochoi.vn

"Có những loại dược liệu đã tuyệt chủng, có những loại có nguy cơ tuyệt chủng", tướng Sùng Thìn Cò nêu.

Nêu ý kiến chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều 14/6, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò, Phó Tư lệnh Quân khu 2 (Hà Giang) cho biết, từ khi bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1991 đến nay là 26 năm, thương nhân Trung Quốc đã tìm mua hết các loại dược liệu thiên nhiên ở trong rừng của chúng ta.
"Người dân thì khai thác, thu gom bán hết cho Trung Quốc. Có những loại dược liệu đã tuyệt chủng, có những loại có nguy cơ tuyệt chủng.
Không biết Bộ trưởng có biết vấn đề này không và nếu biết, xin hỏi Bộ trưởng tới đây sẽ có giải pháp gì trước tình trạng này?", tướng Cò nêu câu hỏi.
Với vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: "Bộ đã có đề án xây dựng vườn dược liệu nhằm bảo tồn các loại dược liệu quý trong thiên nhiên của Việt Nam".
Trước đó, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) cho rằng, giá thuốc dù có giảm 10%, thậm chí 50% thì cũng rất cao đối với đa số người dân, đặc biệt là đối với các loại thuốc biệt dược.
"Bộ trưởng có đồng ý là nên phát triển công nghiệp dược Việt Nam để người dân được sử dụng thuốc chất lượng, giá cả phải chăng? Làm sao để khuyến khích bệnh nhân, người nhà bệnh nhân sử dụng thuốc của Việt Nam? Có nên yêu cầu bác sĩ khi khám chữa bệnh sử dụng thuốc nội?
Hàng năm người Việt Nam chi 2 tỉ USD để đi điều trị ở nước ngoài, Bộ trưởng làm gì để khuyến khích họ ở lại chữa bệnh ở trong nước, khỏi chảy máu ngoại tệ?", đại biểu hỏi.
Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) thì đề cập vấn đề thuốc đông y còn thả nổi, 80-85% nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, mới chỉ kiểm soát về số lượng chứ chưa kiểm soát được chất lượng. Đại biểu nêu giải pháp đấu thầu dược liệu với Bộ trưởng Y tế và đề nghị cần quan tâm việc này.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, ý kiến đại biểu băn khoăn về chất lượng thuốc y học cổ truyền là đúng trong thời gian trước.
Hiện nay, thuốc nhập về qua tất cả các đường đều phải kiểm nghiệm chất lượng mới được đưa vào chữa bệnh. Bên cạnh đó, Bộ cũng tăng cường thanh kiểm tra, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý tình trạng buôn lậu thuốc y dược.
Bộ cũng phối hợp với Ban chỉ đạo 389 để tăng cường công tác phòng chống buôn lậu thuốc qua biên giới. Công tác đấu thầu thực hiện rất nghiêm túc chứ không phải là loạn giá.
Bộ trưởng Tiến đồng ý với ý kiến đại biểu là tăng cường trồng, sản xuất dược liệu trong nước là rất tốt. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu, đã chỉ đạo các ngành đề xuất cơ chế chính sách để phát triển ngành này.
Bà cũng khẳng định luôn khuyến khích người Việt sử dụng thuốc Việt, có cả các cuộc bình bầu "ngôi sao thuốc Việt" dành cho các doanh nghiệp sản xuất các loại thuốc tốt. Sắp tới Bộ sẽ tăng cường phát triển dược liệu, Đông y.
Trước đó, Bộ trưởng Kim Tiến cũng nhấn mạnh đến chính sách cho cán bộ y tế, đặc biệt là ở cấp cơ sở.
"Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành các nghị định, quy định về chế độ đặc thù. Chúng tôi đi đến các xã miền núi ở tỉnh Điện Biên, hỏi Trạm trưởng Y tế xã thì họ nói rằng tổng thu nhập, bao gồm phụ cấp, được 12 triệu đồng/tháng, anh em yên tâm làm việc.
Lương của bác sĩ mổ ở tuyến huyện có thể được 12 triệu đồng, tuyến tỉnh có thể 15 triệu đồng mỗi tháng. Tiền trực cũng cải thiện, trước anh em nói tiền trực mỗi ca không đủ bát phở, nay đã lên mức 25.000 đồng, có ca lớn thì cũng đến 100.000 đồng", Bộ trưởng nói.
theo Trí Thức Trẻ

Phúc họa ấn định trong lá số tử vi của Trương Lương, Hàn Tín

Hàn Tín và Trương Lương, 2 nhân vật được coi là ‘khai quốc công thần’ giúp Lưu Bang lập nên nhà Hán. Thế nhưng, số phận của 2 người này lại hoàn toàn đối ngược dù cùng mang can Giáp. Phải chăng những phúc họa đã ẩn hiện sẵn trong lá số tử vi của họ?

định số, tử vi, truong luong, phúc họa, Hàn Tín,
Hai người tuổi Giáp thành danh
Trương Lương và Hàn Tín cùng tuổi Giáp. Trương Lương tuổi Giáp Ngọ, sinh ngày 6/5, giờ Thìn. Hàn Tín tuổi Giáp Tuất sinh ngày 5/11 giờ Ngọ.
Trương Lương xuất thân trong dòng họ nhiều đời làm quan lớn ở nước Hàn. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, nước Hàn cũng chung số phận bị tiêu diệt. Trương Lương bèn đem hết gia sản để chiêu mộ tráng sĩ làm thích khách giết Tần Thủy Hoàng để báo thù. Tuy nhiên vụ ám sát không thành công nên ông phải lẩn trốn.
Năm 209 TCN, Trần Thắng khởi nghĩa chống Tần, Trương Lương cũng tụ tập hơn trăm trai tráng hưởng ứng. Năm 208, trên đường sang đất Sở để yết kiến Sở vương Cảnh Câu thì Trương Lương gặp Lưu Bang, bèn theo Lưu Bang. Từ đây, ngày đêm Trương Lương bàn địch mưu kế giúp Lưu Bang lần lượt thâu tóm thiên hạ.
Không thuận lợi như Trương Lương, Hàn Tín sớm mồ côi cha mẹ, tuổi thơ chịu nhiều vất vả. Năm 209 TCN, Hàn Tín xung phong vào quân khởi nghĩa của chú cháu Hạng Lương, Hạng Vũ để chống Tần nhưng không được trọng dụng. Một thời gian sau chán nản, Hàn Tín bỏ theo Lưu Bang nhưng cũng chỉ được một chức quan nhỏ nên lại chán nản bỏ đi.
May lần này Hàn Tín được Tiêu Hà thân hành đi tìm về và hết sức tiến cử lên Lưu Bang. Nhận ra tài năng của Hàn Tín, Lưu Bang lập đàn đích thân lên mặc áo bào trao ấn kiếm phong Hàn Tín làm đại tướng. Anh hùng có đất dụng võ, thỏa sức vẫy vùng, Hàn Tín đã giúp Lưu Bang tiêu diệt hết các thủ lĩnh cát cứ và sau cùng là tiêu diệt cả Hạng Vũ để lập ra nhà Hán.
Trương Lương và Hàn Tín, một người ở trong màn chướng bàn định chiến lược, sách lược; một kẻ xông pha ngoài trận mạc như hai cánh tay của Lưu Bang. Tuy nhiên kết thúc mỗi người một khác. Năm 203 TCN, Hàn Tín chiếm được nước Tề liền có ý muốn Lưu Bang phong mình làm Tề Vương. Lưu Bang đang ở thế bất lợi đành nghe theo nhưng sau khi thống nhất thiên hạ, Hàn Tín lại bị vợ Lưu bang là Lữ Hậu lừa bắt và giết cả ba họ.
Ngược lại, Trương Lương được Lưu Bang cho tùy chọn ba vạn hộ ở đất Tề nhưng ông chỉ xin được phong tước hầu ở đất Lưu. Được ít lâu, Trương Lương cũng xin cáo quan, xa rời vinh hoa để đi ngao du sơn thủy, con ông thế tập tước hầu.
Số phận đã định
định số, tử vi, truong luong, phúc họa, Hàn Tín,
Tạo hình nhân vật Hàn Tín trong phim. (Ảnh: Mkv)
Cả Trương Lương và Hàn Tín đều sinh ở tuổi Giáp song phúc lộc của hai người khác hẳn nhau. Theo quan niệm âm dương, Giáp thuộc hành Mộc, Ngọ thuộc hành Hỏa. Tuổi của Trương Lương là Giáp Ngọ nên can sinh chi là trường hợp tốt đẹp nhất trong sự phối hợp can chi. Trái lại, Hàn Tín tuổi Giáp Tuất. Tuất thuộc hành Thổ nên năm sinh của Hàn Tín là can khắc chi.
Về mặt Tử vi học, cả Lương và Tín đều có mệnh đóng tại vị trí tam hợp Thái Tuế nên đều là những người hành động nêu cao chính nghĩa, lại cùng được bộ Tử Phủ Sát Phá Tham làm nòng cốt nên đắc địa khoa Quyền Lộc. Tuy nhiên, con đường công danh của Trương Lương êm đềm và kết thúc có hậu trong khi Hàn Tín lận đận long đong – một bước lên đỉnh cao quyền lực rồi lại chết thảm. Ấy cũng vì sự sinh khắc can chi đã quy định số phận.
Ba tuổi Giáp được hưởng Lộc tồn thì Giáp Ngọ đứng đầu vì Giáp sinh Ngọ, thứ đến Giáp Dần (Giáp và Dần đồng hành) đứng sau chót mới đến Giáp Tuất vì Giáp khắc Tuất. Trương Lương tuổi Giáp Ngọ đương nhiên được hưởng nhiều hành phúc hơn Hàn Tín tuổi Giáp Tuất.
Thêm vào đó, sự khác biệt trong vị trí cung mệnh trên lá số Tử vi cũng biểu hiện ra cách làm việc của hai nhân vật này. Trương Lương mệnh ở vị trí Quan Phù, theo Tử Vi nghiệm lý là vị trí có ý tứ tính toán kỹ càng dẫn dắt đời sống. Còn Hàn Tín thì mệnh ở vị trí Bạch Hổ, mỗi khi làm việc thì bất cứ giá nào cũng làm cho bằng được.
Sách Tử Vi nghiệm lý viết về Trương Lương đã luận giải:“Trương Lương là một chí sĩ ở trong cái thế quốc phá gia vong, làm việc nghĩa vụ (Tử – Phủ – Hổ cung Dần), cái Thân ở Tuất mới đúng thật là Trương Lương (Vũ khúc), một nghĩa sĩ có thực lực thông văn, đạt võ (Khoa – Quan phù). Thật ra, ông không phải là một viên tướng có sức địch lại muôn người, mà vẫn phải đóng vai trò lao tâm khổ trí của Liêm -Tướng. Ông chỉ là người trù hoạch các cơ cấu chính yếu để bình thiên hạ, đắc nhân tâm, đắc chính nghĩa, tiếng tăm hiển hách (Thái tuế).
Cái điều quan trọng mà người đời thường ca tụng nơi ông ở cái chỗ biết thức thời, không ham phú quý. Sau khi thành công thì ông chu du thiên hạ để hưởng cái thú thanh cao của kẻ sĩ. Đó là cái Thân của tuổi Giáp Ngọ đóng cung Tuất: cái vị trí của người thức thời”.
Trái lại, Hàn Tín có Liêm Tướng ở Ngọ với Hóa Lộc – Đẩu quân là người nặng về quyền lợi, vì thế mới hăm hở làm việc cũng trên cái danh nghĩa sáng ngời (Thái tuế).
Phúc đức của Trương Lương có Tham lang ở Thìn ngộ Tuần hòa hợp đủ nghĩa với vị trí Mệnh, Quan Phù có thể từ bỏ mọi tham vọng để nhàn du sơn thủy. Hàn Tín Phúc Thất Sát triều đẩu bị cả Tuần lẫn Triệt. Phải chăng vì thế cuộc đời đi đến chỗ bị thương. Sau đỉnh cao danh vọng thì cả ba họ bị chu di.
TinhHoa tổng hợp

Việt Nam đang đứng đâu trên bản đồ lúa gạo thế giới?

Một báo cáo vừa được Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) công bố tiếp tục xác nhận Việt Nam có cơ sở để tự hào rằng mình đang là một vựa lúa lớn nuôi sống thế giới.
Trong báo cáo Triển vọng Lương thực Toàn cầu số tháng 6/2017, FAO dự báo sản xuất gạo toàn cầu năm nay sẽ đạt 502,6 triệu tấn, tăng nhẹ so với con số ước tính 499,3 triệu tấn của năm 2016 và cũng cao hơn so với mức bình quân 493,7 triệu tấn/năm của giai đoạn 2013-2015.
Sản lượng gạo của thế giới tăng nhẹ, theo FAO, chủ yếu là do các chính sách thúc đẩy sản xuất tại Châu Á và sự phục hồi sản lượng tại Australia và Nam Mỹ.
FAO nhận định sản lượng gạo của Việt Nam sẽ đạt 28,6 triệu tấn trong năm 2017, tăng nhẹ so với mức 28,3 triệu tấn của năm trước.
Khối lượng này giúp Việt Nam tiếp tục củng cố vị trí thứ năm trong số các nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất thế giới.
Quốc gia được dự báo sản xuất ra khối lượng gạo lớn nhất thế giới trong năm nay là Trung Quốc với 143,5 triệu tấn, tiếp đến là Ấn Độ với 110,4 triệu tấn, Indonesia với 46,6 triệu tấn và Bangladesh với 34,8 triệu tấn – đều tăng nhẹ so với năm trước.
Sản xuất nhiều nhất nhưng Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu nhiều nhất. Quốc gia đông dân nhất thế giới này được dự báo sẽ nhập khẩu 6,4 triệu tấn gạo trong năm 2017, bằng với mức của năm trước.
Các quốc gia nhập khẩu nhiều gạo khác là Nigeria (dự kiến 2,5 triệu tấn), Philippines (1,5 triệu tấn), Cote D’ivoire (1,4 triệu tấn), và các nước Arập Xêut, Iran, Senegal (đều 1,2 triệu tấn).
Đó có thể sẽ là những thị trường mục tiêu cho những nước xuất khẩu lớn như Việt Nam.
Báo cáo cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan.
FAO dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu được 6,9 triệu tấn gạo trong năm 2017, tăng so với con số 6,2 triệu tấn ước tính cho năm 2016.
Con số này cho thấy Việt Nam đang sản xuất gạo nhiều hơn nhưng xuất khẩu ít hơn so với Thái Lan. Xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến đạt 10,5 triệu tấn, tức chiếm gần 1 nửa sản lượng gạo sản xuất ra (22 triệu tấn).
Tỷ trọng xuất khẩu trên sản lượng của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với một số quốc gia xuất khẩu gạo khác, chẳng hạn Pakistan sản xuất được 6,8 triệu tấn nhưng xuất khẩu đến 3,9 triệu tấn, Mỹ sản xuất 6,4 triệu tấn nhưng xuất khẩu 3,6 triệu tấn.
Dự báo về sản xuất và xuất khẩu gạo toàn cầu của FAO
Sau 2 năm giảm, khối lượng xuất khẩu gạo của thế giới được dự báo sẽ tăng 5% trong năm nay lên 43,6 triệu tấn.
Giá gạo cũng có sự cải thiện. FAO dự báo giá gạo năm nay sẽ tăng 8% so với cuối năm ngoái.
Minh Tuệ
Xem thêm: