Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Liệu Trung Quốc có đủ phẩm chất để lãnh đạo thế giới?

Trong những tháng gần đây, các hãng truyền thông lớn dồn dập ngợi ca Trung Quốc là “quốc gia lãnh đạo thế giới” mới sau những động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Liệu điều này có thành hiện thực?

Trung Quốc, Tap Can Binh, lãnh đạo thế giới,
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi lời chúc đến lãnh đạo Kim Jong Un của Triều Tiên vào tháng 5/2016. (Ảnh: NDTV)
Ông Trump nhấn mạnh “Nước Mỹ trên hết”; còn Trung Quốc được tán tụng là “quốc gia lãnh đạo thế giới” mới của xu thế toàn cầu hóa (dẫn chứng là lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện khát vọng đó trong bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017).
Ông Trump lôi nước Mỹ ra khỏi hiệp định khí hậu Paris; trong khi Trung Quốc hiện đang được một số hãng tin nghiêm túc nhìn nhận là một nước có thể thay thế Mỹ với tư cách là quốc gia lãnh đạo thế giới về biến đổi khí hậu (mặc dù nhiều người thừa nhận rằng đó có thể là thách thức cho một đất nước vốn đang dẫn đầu trong việc thải CO2 gây ô nhiễm và phụ thuộc nhiều vào than đốt để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình).
Trung Quốc có thể thực sự là một ứng cử viên cho việc dẫn dắt thế giới trong tương lai, nhưng nhất định không phải với sự lãnh đạo hiện thời của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hai vấn đề nổi cộm nhất là: đạo đức và bản chất của chính quyền Trung Quốc.
Bởi hệ tư tưởng lèo lái chính quyền Trung Quốc hiện thời là một hệ tư tưởng vốn mang lại chết chóc, hủy diệt và sự tuyệt vọng cho hàng triệu người trên toàn thế giới.
Đảng do Mao Trạch Đông lãnh đạo chưa bao giờ xin lỗi về việc hàng chục triệu người đã chết trong Đại Nhảy Vọt, một cố gắng tai hại nhằm tập thể hóa trên diện rộng từ cuối những năm 1950 đến đầu những năm 1960.
Trung Quốc, Tap Can Binh, lãnh đạo thế giới,
Nhân viên của Khách sạn Shin Chiao ở Bắc Kinh xây dựng trong sân khách sạn một lò luyện thép nhỏ và đơn sơ vào thời “Đại Nhảy vọt”, tháng 10/1958. (JACQUET-FRANCILLON/AFP/Getty Images)
Đảng đã chính thức đánh giá thời gian cầm quyền của Mao là “ba phần xấu, bảy phần tốt”. Theo “Sách Đen về Chủ nghĩa Cộng sản” của Stéphane Courtois, Mao Chủ tịch đã gây ra cái chết của khoảng 44,5 đến 72 triệu người Trung Quốc, và đã phá hủy nền văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa chỉ trong vòng một thập kỷ.
Đảng vẫn đang cố gắng xóa vết tích cuộc thảm sát sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, 28 năm sau sự kiện này. (Tuần trước, người ta đã bất ngờ khi Facebook, vốn đang tìm cách tiến vào thị trường Trung Quốc, cho thấy dấu hiệu kiểm duyệt những nỗ lực nhằm tưởng niệm sự kiện giết chóc đẫm máu ngày 4/6 của người dùng mạng xã hội này).
Các phương tiện truyền thông của Đảng gần đây tuyên bố rằng, kể từ tháng 6/2018, Quân Giải phóng Nhân dân sẽ không làm kinh doanh nữa, bao gồm cả lĩnh vực chăm sóc y tế. Tuy nhiên, điều mà Đảng chưa bao giờ nhắc đến là việc các bệnh viện quân y là thủ phạm tàn bạo nhất trong vấn nạn mổ cướp nội tạng ở nước này. Tù nhân lương tâm chủ yếu mà nạn mổ cướp nội tạng nhắm vào là những người theo tập Pháp Luân Công, vẫn đang bị lạm dụng tàn bạo gần 18 năm, sau khi cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân ra lệnh phát động chiến dịch đàn áp.
Thật sự rằng, ngay cả khi chính quyền Trung Quốc được lãnh đạo bởi một nhà độc tài ôn hòa, thì bất cứ điểm cộng nào cuối cùng cũng vẫn bị trừ về lâu dài, một khi Đảng vẫn tồn tại. Nhiều bộ máy của Đảng và nhà nước có tiền tố “Nhân dân” trong tên gọi, nhưng những cỗ máy này thực sự tồn tại chỉ để bảo vệ chính quyền Trung Quốc khỏi nhân dân, chứ không phải toàn tâm phục vụ họ.
Liệu tầng lớp bóc lột và “đồ tể Bắc Kinh” có nên được phép lãnh đạo thế giới hay không? Hay thay vào đó, các phương tiện truyền thông thế giới nên tránh tán dương một chính quyền sát nhân vốn vẫn đang bám chắc vào một hệ tư tưởng sắp bước vào ngày tàn?
Theo Epoch Times

Không có nhận xét nào: