Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Bê bối khó tin tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Kỳ II: Thanh tra "lò ấp" tiến sĩ, thạc sĩ: Tiến sĩ kinh tế hướng dẫn NCS quản lý giáo dục; Công bố hàng loạt sai phạm tại 'lò đào tạo tiến sĩ' từng cho ra lò 700 tiến sĩ 1 năm; 3 năm "luyện" hơn 1.100 tiến sĩ?

19:59 28/08/2017

Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam như: Tổ chức và hoạt động chưa đúng Luật Doanh nghiệp; thiếu minh bạch, nhiều lỗ hổng, sai phạm trong công tác cán bộ và quản lý tài chính…

Bộ GD&ĐT vừa ban hành kết luận thanh tra Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN).
Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của doanh nghiệp này như: Tổ chức và hoạt động chưa đúng Luật Doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; hợp tác đầu tư, thuê, cho thuê tài sản lòng vòng, thiếu minh bạch, nhiều lỗ hổng, sai phạm trong công tác cán bộ và quản lý tài chính…
Đó là những điều cần sớm được xử lý, chấn chỉnh tại một đơn vị doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xuất bản.
Bài 1: Ký hàng loạt các quyết định bổ nhiệm không đúng thẩm quyền
Bộ GD & ĐT cho biết, trong 2 năm vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thị trường, về cơ chế giá sách giáo khoa, về thay đổi cán bộ chủ chốt, song NXBGDVN đã có nhiều cố gắng tổ chức biên soạn, biên tập, in và phát hành nhiều loại sách và các sản phẩm bản đồ, tranh ảnh giáo khoa, thiết bị phục vụ giáo dục,... đáp ứng kịp thời yêu cầu dạy và học.
Vốn chủ sở hữu được bảo toàn và phát triển, lợi nhuận năm 2015, 2016 đều cao hơn năm trước. Hằng năm, NXBGDVN được đánh giá doanh nghiệp xếp loại A. Tuy vậy, đáng tiếc là tại doanh nghiệp này lại xảy ra nhiều thiếu sót, sai phạm có tính lịch sử, kéo dài.
Về công tác tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ làm rõ, việc quản lý, điều hành của NXBGDVN đối với các Công ty thành viên, Công ty liên kết có nhiều nội dung chưa đúng quy định của Luật doanh nghiệp và không đúng chức năng, nhiệm vụ quy định tại Mục 3 Chương III Nghị định số 69/2014/NĐ- CP, Chương IV Quyết định số 4169/QĐ-BGDĐT, Chương VI Quyết định số 170/QĐ-BGDĐT.
NXBGDVN chưa xây dựng được đầy đủ hệ thống văn bản, chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ về công tác tổ chức cán bộ để thực hiện mối quan hệ giữa NXBGD miền và các công ty thành viên; kết nạp 1 đơn vị là công ty thành viên nhưng không xin phê duyệt chủ trương của Bộ GD&ĐT; chưa có thỏa thuận liên kết và thỏa thuận về sử dụng thương hiệu với các công ty liên kết theo quy định tại Quyết định số 170/QĐ-BGDĐT.

Hoạt động của Chủ tịch HĐTV, HĐTV có nhiều nội dung chưa tuân thủ đúng quy định. Cụ thể, chưa tách bạch chỉ đạo, điều hành giữa HĐTV và Tổng giám đốc. Ông Mạc Văn Thiện kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và Uỷ viên HĐQT tại 3 công ty thành viên không đúng quy định tại Luật Doanh nghiệp; ký nhiều văn bản không đúng thẩm quyền, thủ tục như: ký 13 quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo tại Công ty mẹ NXBGDVN không đúng thẩm quyền, ký 9 quyết định bổ nhiệm thuộc thẩm quyền nhưng không trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc; ký quyết định bổ nhiệm tại các công ty thành viên không đúng đối tượng và thẩm quyền quy định tại Quyết định số 170/QĐ-BGDĐT; ký quyết định công nhận hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, kế toán trưởng của các công ty thành viên không đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Quyết định số 170/QĐ-BGDĐT; ký thông báo về việc nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu đối với ông Phạm Văn Hồng, ký văn bản về việc phát hành sách giáo khoa song ngữ Việt - Anh và chỉ đạo việc bán 03 lô đất tại Đà Nẵng không đúng thẩm quyền).
Tổng giám đốc chưa xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của NXBGD miền trình HĐTV phê duyệt; ký các quyết định bổ nhiệm nhân sự tại các công ty thành viên không đúng đối tượng và thẩm quyền quy định tại Quyết định số 170/QĐ-BGDĐT; chưa kịp thời thực hiện nghĩa vụ thông báo về việc mình và những người có liên quan làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp tại các doanh nghiệp và kê khai tài sản năm 2016 theo quy định.
Kiểm soát viên hoạt động thiếu hiệu quả, chưa kịp thời phát hiện các thiếu sót, sai phạm của HĐTV, Tổng giám đốc, các đơn vị của NXBGDVN; ký văn bản dưới hình thức “Ban” không đúng quy định tại Quyết định số 170/QĐ-BGDĐT
Có 29 người kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT, ủy viên HĐQT tại các công ty thành viên nhưng không thực hiện cử đại diện phần vốn góp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp; có 4 thành viên HĐTV kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý tại các Công ty thành viên không đúng quy định tại Nghị định số 97/2015/NĐ-CP.
Quá trình thanh tra còn cho thấy, NXBGDVN đã tuyển dụng 10 người (tại Cơ quan Văn phòng, Viện Nghiên cứu Sách và Học liệu giáo dục, NXBGD tại Hà Nội, NXBGD tại TPHCM, NXBGD tại Cần Thơ) chưa đúng theo quy định tại Quyết định số 512/QĐ-NXBGDVN; ký 47 hợp đồng khoán gọn không đúng quy định của Bộ luật Lao động; 16 trường hợp do NXBGD tại Đà Nẵng, NXBGD tại Cần Thơ, NXBGD tại TPHCM ký hợp đồng khoán gọn không qua tuyển dụng không đúng quy định tại Quyết định số 512/QĐ-NXBGDVN; Tổng GĐ Vũ Văn Hùng ký 22 hợp đồng lao động chưa đầy đủ các nội dung theo quy định của Bộ luật Lao động; 1 trường hợp do Tạp chí Toán tuổi thơ ký Hợp đồng liên tiếp 4 lần dưới 1 năm không đúng quy định tại Quyết định số 512/QĐ-NXBGDVN và Bộ luật Lao động.
Trong khi NXBGDVN chưa có văn bản quy định việc kéo dài thời gian công tác để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống thì đã thực hiện kéo dài thời gian công tác cho 12 người trong năm 2015, 2016 chưa theo quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Nhiều công ty không có cổ tức trong 2 năm
Về công tác quản lý tài chính, kết quả Thanh tra làm rõ, mặc dù thương hiệu của NXBGDVN là tài sản vô hình có giá trị lớn nhưng NXBGDVN chưa có Quy chế quản lý thương hiệu chung; chưa có thỏa thuận liên kết, quy chế hoạt động chung trong các công ty thành viên theo đúng quy định tại Quyết định số 170/QĐ-BGDĐT, Nghị định số 69/2014/NĐ-CP.
 Các văn bản về công tác quản lý tài chính chưa được ban hành đầy đủ; chưa xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn; kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của công ty mẹ - công ty con theo đúng quy định tại Quyết định số 4169/QD-BGDĐT, Quyết định số 170/QĐ-BGDĐT; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 2015, 2016 chậm.
Chưa xây dựng đầy đủ tiêu chí phân bổ các khoản chi phí chung cho từng mảng hoạt động; chưa kịp thời đánh giá hàng tồn kho để đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả; chưa xây dựng phương án huy động nguồn tài chính để giảm bớt rủi ro cho thanh toán các khoản nợ phải trả của đơn vị.
Quá trình đầu tư còn dàn trải, còn đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh ở một số lĩnh vực. Đầu tư vốn vào nhiều công ty không hiệu quả, nhiều công ty liên tiếp không có cổ tức trong 2 năm.
Trong tổng số 54 công ty có vốn đầu tư của NXBGDVN, có 36/54 công ty có chi trả cổ tức cho NXBGDVN, có 18/54 công ty hoạt động không hiệu quả, không có cổ tức để chi trả (tổng số vốn đầu tư của NXBGDVN tại 18/54 công ty không có cổ tức là 192,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 35% tổng số vốn đầu tư của NXBGDVN tại các công ty).
Tại thời điểm 31-12-2016, NXBGDVN có vốn đầu tư tại 52 công ty với tổng giá trị đầu tư 546,5 tỷ đồng. Trong tổng số 52 công ty NXBGDVN có vốn đầu tư, có 35/52 công ty chi trả cổ tức cho NXBGDVN, có 17/52 công ty không chi trả cổ tức (Tổng số vốn đầu tư của NXBGDVN tại 17 công ty không trả cổ tức là 178,4 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 32,6% trên tổng số vốn đầu tư của NXBGDVN tại các công ty).
NXBGDVN thoái vốn chậm tại 31 công ty, có một số đơn vị được đầu tư hoạt động thua lỗ liên tiếp. Bị xử phạt vi phạm hành chính về việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Miễn phí quản lý xuất bản, cho phép Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục và Công nghệ Việt Nam không phải trả bản quyền tác giả sách giáo khoa khi phát hành 41 đầu sách song ngữ Việt - Anh chưa có căn cứ, thiếu minh bạch.
Những lỗ hổng nghiêm trọng trong quản lý tài sản
Về quản lý sử dụng (QLSD) tài sản, NXBGDVN chưa kịp thời xây dựng, ban hành Quy chế về QLSD tài sản theo quy định; chưa cụ thể hóa đầy đủ trong hệ thống văn bản nội bộ việc giao nhiệm vụ, việc phân cấp trong QLSD tài sản cho các NXBGD miền và các đơn vị trực thuộc; lập hồ sơ QLSD tài sản, xác định nguyên giá của tài sản cố định chưa đầy đủ theo đúng quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC; chưa thực hiện đầy đủ việc công khai, minh bạch trong QLSD tài sản; chưa xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp để phòng chống lãng phí trong QLSD vốn, các quỹ và tài sản trong doanh nghiệp theo quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
 Chưa xác định đầy đủ giá trị của các tài sản cố định vô hình quyền sử dụng đất, bản quyền tác giả theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC. Mua thêm xe ô tô vượt số lượng, vượt tiêu chuẩn, định mức quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; hồ sơ thực hiện việc mua sắm, bàn giao xe đưa vào sử dụng có nhiều sai sót về trình tự, thủ tục.
Về việc đầu tư, QLSD Dự án tại số 104 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM, Thanh tra Bộ làm rõ: NXBGDVN không trình Bộ GD&ĐT phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP; chấp thuận để 2 công ty con góp vốn đầu tư kinh doanh bất động sản, không tiến hành đánh giá lại tài sản vi phạm quy định tại Thông tư số 117/2010/TT-BTC; phê duyệt tổng mức đầu tư dự án chưa đảm bảo tính khả thi về việc bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2005; không thực hiện việc xác định nguyên giá tài sản vô hình quyền sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC; giao đơn vị không có chức năng ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp đồng cho thuê tòa nhà; việc góp vốn, xác định tỷ lệ phân chia lợi nhuận, xác định giá thành cho thuê không rõ căn cứ, thủ tục lòng vòng, thiếu minh bạch; có nhiều vi phạm trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư.
 Việc đầu tư Dự án tại số 187B Giảng Võ, Hà Nội: NXBGDVN không xin ý kiến Bộ GD&ĐT khi thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp chi phối của NXBGDVN tại Công ty IP Việt Nam; khi đề xuất thực hiện việc thoái vốn chưa xem xét, làm rõ giá trị pháp lý của nội dung thỏa thuận trong Hợp đồng liên doanh về phần lợi nhuận được hưởng từ lợi thế thương mại của khu đất; quá trình triển khai Dự án kéo dài.
Việc thực hiện thuê và cho thuê tài sản có nhiều thiếu sót, sai phạm liên quan đến ký kết hợp đồng, không qua thẩm định giá tài sản; không công khai thông tin; chưa thực hiện đầy đủ việc công khai, minh bạch trong QLSD tài sản; chưa xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp để phòng chống lãng phí trong QLSD vốn, các quỹ và tài sản trong doanh nghiệp theo quy định.
NXBGDVN được thành lập năm 1957, là doanh nghiệp nhà nước do Bộ GD&ĐT nắm giữ 100% vốn điều lệ; được thí điểm chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo Quyết định số 102/2003/QĐ-TTg ngày 21-5-2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3961/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 28-7-2003 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; được chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu từ ngày 06-7-2010 theo Quyết định số 2749/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc chuyển Công ty mẹ - NXBGDVN. NXBGDVN hoạt động kinh doanh đa ngành, nghề, trong đó lĩnh vực sách và thiết bị giáo dục là chính.
52 công ty cổ phần có vốn góp của NXBGDVN, gồm: 11 công ty có tỷ lệ vốn góp trên 50% (gọi là các công ty con, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 1 Quyết định số 170/QĐ-BGDĐT); 26 công ty có tỷ lệ vốn góp từ 20 đến 50%, 15 công ty có tỷ lệ vốn góp dưới 20% (gọi là các công ty liên kết, theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 1 Quyết định số 170/QĐ-BGDĐT). 9 công ty không có vốn góp của NXBGDVN (gọi là các công ty tự nguyện liên kết, theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 1 Quyết định số 170/QĐ-BGDĐT).
Thu Phương

Kỳ II:

Thanh tra "lò ấp" tiến sĩ, thạc sĩ: Tiến sĩ kinh tế hướng dẫn NCS quản lý giáo dục

Dân trí Một trong những sai phạm nghiêm trọng nhất, đáng lo ngại nhất của Học viện Khoa học Xã hội về công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ là phân công hướng dẫn NCS "râu ông nọ cắm cằm bà kia", một giáo sư hướng dẫn đồng thời 12 nghiên cứu sinh .

Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa có kết luận thanh tra về việc xác định chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo, cấp phát văn bằng, chứng chỉ trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội.
Dân trí tiếp tục phản ánh phần II của bài: Choáng với kết luận sai phạm của "lò ấp" tiến sĩ, thạc sĩ của Học viện Khoa học xã hội.
Tuyển sinh tiến sĩ với học viên không đúng chuyên ngành
Theo kết luận của Thanh tra Bộ GD&ĐT, trong thông báo tuyển sinh trình độ tiến sỹ của Học viện Khoa học Xã hội có nội dung về điều kiện dự tuyển của nhiều ngành/chuyên ngành khác với ngành/chuyên ngành đăng ký được dự tuyển nghiên cứu sinh không đúng quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ.
Cụ thể, người có bằng thạc sỹ các ngành Chính trị học, Hành chính học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Quản lý khoa học và công nghệ được dự tuyển cả 04 chuyên ngành Luật (Luật hiến pháp và Luật hành chính, Luật Hình sự và tố tụng hình sự, Luật kinh tế, Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm); Người có bằng thạc sỹ ngành Chính sách công, Quản lý công được dự thi chuyên ngành Kinh tế quốc tế…
Danh mục hướng nghiên cứu, đề tài kèm theo thông báo tuyển sinh của nhiều ngành chưa có đầy đủ thông tin về họ tên, học vị, chức danh người có thể hướng dẫn, số lượng NCS có thể nhận nghiên cứu. Được biết, tổng số NCS trúng tuyển năm 2015 của Học viện là 350. Năm 2016 là 400 NCS.
Đoàn Thanh tra của Bộ GD&ĐT đã kiểm tra xác xuất hồ sơ của 12 NCS trúng tuyển năm 2016 cho thấy, phiếu đánh giá hồ sơ của thí sinh của cả 05 thành viên của tiểu ban chuyên môn chỉ cho điểm đánh giá bài luận về dự định nghiên cứu, không cho điểm hồ sơ trên phiếu đánh giá (kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ; trình độ ngoại ngữ, thành tích nghiên cứu khoa học; kinh nghiệm hoạt động chuyên môn; ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong hai thư giới thiệu), chưa tổng hợp đầy đủ kết quả điểm đánh giá trong Biên bản theo quy định.
Chưa xây dựng ban hành xây dựng chuẩn đầu ra với chuyên ngành tiến sĩ
Đối với tổ chức quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ của Học viện Khoa học Xã hội, theo kết luận của Thanh tra Bộ GD&ĐT thì trong tất cả các chương trình đào tạo đều chưa có đầy đủ nội dung các phần theo đúng quy định; các học phần ở trình độ tiến sĩ không có các học phần lựa chọn theo đúng quy định. Về khối lượng kiến thức tối thiểu, tất cả các CTĐT đều có cấu trúc chương trình gồm 16 tín chỉ cũng chưa đúng quy định.
Một số chương trình đào tạo được Học viện thiết kế chung cho cả 4 ngành đến 5 ngành đào tạo khác nhau, trong đó các học phần về kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành có nội dung hoàn toàn giống nhau.
Đặc biệt, Học viện chưa xây dựng, ban hành chuẩn đầu ra của các ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ; chưa thực hiện việc công bố công khai chương trình đào tạo, mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trên trang thông tin điện tử theo đúng quy định.
Giáo sư hướng dẫn 12 nghiên cứu sinh
Về tổ chức, quản lý đào tạo, theo kết luận Thanh tra, Học viện phân công nhiều người hướng dẫn NCS vượt quá số lượng (Ví dụ: GS.TS Võ Khánh Vinh hướng dẫn 12 NCS; TS Phạm Hữu Nghị hướng dẫn 6 NCS; PGS.TS Nguyễn Như Phát hướng dẫn 8 NCS; PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương hướng dẫn 9 NCS; TS Đặng Vũ Huân hướng dẫn 7 NCS; TS Đặng Quang Phương hướng dẫn 6 NCS; TS Hồ Ngọc Hiển hướng dẫn 6 NCS; PGS.TS Hồ Sỹ Sơn hướng dẫn 9 NCS; PGS.TS Bùi Quang Tuấn hướng dẫn 8 NCS; TS Phí Vĩnh Tường hướng dẫn 6 NCS; …
Kiểm tra danh sách hướng dẫn NCS ngành Quản lý giáo dục (năm 2015) cho thấy có nhiều trường hợp được phân công hướng dẫn chưa đúng quy định như tiến sĩ ngành Kinh tế nhưng được phân công hướng dẫn NCS chuyên ngành Quản lý giáo dục; Tiến sĩ ngành Nhân học được phân công hướng dẫn 7 NCS ngành Dân tộc học.
Từ năm 2016, Học viện đã tự in phôi bằng. Số phôi bằng đã in năm 2016 là 400 phôi bằng tiến sĩ và 1.710 phôi bằng thạc sĩ.
Kiểm tra sổ cấp phát văn bằng cho thấy còn có hiện tượng tẩy xóa, sửa chữa trên sổ; nhiều mục chưa có đầy đủ các thông tin theo đúng quy định.
Đặc biệt, khi kiểm tra xác suất 05 hồ sơ NCS thì có 3/5 hồ sơ NCS có bằng thạc sĩ không phải là ngành đúng và ngành phù hợp với ngành/chuyên ngành NCS đang học hoặc đã tốt nghiệp, ví dụ: NCS tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, trúng tuyển NCS ngành Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật, đã được cấp bằng tiến sĩ.
NCS tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công trúng tuyển NCS ngành Luật hiến pháp và luật hành chính năm 2016. NCS tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ trúng tuyển NCS ngành Luật kinh tế năm 2016.
Luận án thiếu xác nhận của người hướng dẫn, thiếu ý kiến nhận xét của người phản biện
Theo báo cáo tự rà soát của Học viện Khoa học Xã hội, số NCS có bằng thạc sĩ ngành khác với chuyên ngành đã được xét tuyển năm 2015 là 48 NCS, năm 2016 là 41 NCS.
Tuy nhiên, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã kiểm tra một số hồ sơ quản lý đào tạo NCS cho thấy nhiều hồ sơ bản nhận xét tóm tắt luận án tiến sĩ không ghi ngày tháng, không ký tên; Đơn xin bảo vệ luận án cấp học viện của NCS không ghi ngày tháng năm, không có họ tên NCS và không có các thông tin về tên đề tài, chuyên ngành… nhưng lại có xác nhận đồng ý của người hướng dẫn; nghị quyết của Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện không ghi ngày ban hành.
Hay như hồ sơ của NCS P.T.A, chuyên ngành Luật hiến pháp và Luật Hành chính cho thấy không có kế hoạch học tập và nghiên cứu của NCS; Phiếu nhận xét luận án tiến sĩ cấp cơ sở của phản biện 1 PGS.TS Nguyễn Minh Mẫn không có ý kiến nhận xét, không có nội dung đề nghị cho NCS bảo vệ luận án cấp Học viện nhưng có đầy đủ chữ ký, họ tên của người nhận xét.
Hồ sơ của NCS C.X.V, NCS L.H.D chuyên ngành Tội phạm học và điều tra tội phạm: Đơn xin bảo vệ luận văn cấp cơ sở, nhận xét của người hướng dẫn không ghi ngày tháng; Bản giải trình ngày 02/2/2015 về việc bổ sung và sửa chữa luận án sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở không có ý kiến đồng ý và ký xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở theo quy định.

Luận án tiến sĩ không có ý kiến nhận xét, không có nội dung đề nghị cho NCS bảo vệ luận án cấp Học viện nhưng có đầy đủ chữ ký, họ tên của người nhận xét.
Luận án tiến sĩ không có ý kiến nhận xét, không có nội dung đề nghị cho NCS bảo vệ luận án cấp Học viện nhưng có đầy đủ chữ ký, họ tên của người nhận xét.
Hồ sơ của NCS N.T.T, ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Giám đốc Học viện phê duyệt đồng thời hai văn bản trình trong cùng ngày 14/7/2015 về dự kiến người phản biện độc lập khác nhau, Bản nhận xét tóm tắt luận án không ghi ngày tháng, không có xác nhận chữ ký của người nhận xét.
Thậm chí, một số biên bản chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở, cấp Học viện không ghi đầy đủ thông tin của buổi bảo vệ theo quy định, nhất là phần NCS trả lời các câu hỏi của Hội đồng.
Được biết, tổng số NCS đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại Học viện, năm 2015 là 281 luận án, năm 2016 là 265 luận án, năm 2017 (tính đến tháng 4/2017) là 46 luận án.
Chấn chỉnh công tác tuyển sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ
Thanh tra Bộ GD&ĐT kiến nghị Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam làm rõ đặc thù trong việc sử dụng cán bộ khoa học của toàn Viện Hàn lâm trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện và địa điểm đào tạo của Học viện gửi Bộ GDĐT để thực hiện thống nhất theo quy định.
Chấn chỉnh công tác tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo của Học viện Khoa học xã hội; có biện pháp kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót, sai phạm.
Tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có các thiếu sót, sai phạm nêu trong Kết luận thanh tra.
Đối với Học viện Khoa học xã hội, Thanh tra Bộ yêu cầu, thực hiện việc xác định lại chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017 và chỉ tiêu hằng năm theo đúng quy định. Chỉ được tổ chức tuyển sinh, đào tạo ngoài trụ sở chính sau khi có văn bản đồng ý của Bộ GDĐT.
Thông báo tuyển sinh đầy đủ thông tin theo quy định. Rà soát toàn bộ hồ sơ NCS có văn bằng thạc sĩ của ngành/chuyên ngành khác với ngành/chuyên ngành (đang học NCS hoặc đã tốt nghiệp), có giải trình cụ thể đối với từng trường hợp kèm theo minh chứng về việc học chuyển đổi, bổ sung kiến thức theo yêu cầu của ngành/chuyên ngành và đề xuất phương án xử lý, báo cáo Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục đại học) trước ngày 30/8/2017.
Rà soát, có phương án xử lý đối với các trường hợp phân công hướng dẫn luận văn, luận án vượt quá số lượng quy định. Chấn chỉnh công tác phân công hướng dẫn luận văn, luận án...
Kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra các thiếu sót, sai phạm nêu trong Kết luận thanh tra.
Báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra về Bộ GDĐT (qua Thanh tra) trước ngày 30/9/2017.
Hồng Hạnh


Công bố hàng loạt sai phạm tại 'lò đào tạo tiến sĩ' từng cho ra lò 700 tiến sĩ 1 năm


In bài viết
Tại Học viện Khoa học xã hội, có thời điểm tính bình quân 1 ngày sẽ đào tạo ra 1 tiến sĩ
   Trong kết luận thanh tra, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã nêu rõ hàng loạt sai phạm trong công tác đào tạo tiến sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội.
Ngày 26.8, Bộ GD-ĐT đã có kết luận thanh tra về việc xác định chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo, cấp phát văn bằng, chứng chỉ trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Học viện Khoa học xã hội (KHXH), vấn đề khiến nhiều người bức xúc trong thời gian qua.
Chia sẻ với phóng viên trước đó, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết Học viện KHXH không công bố toàn văn luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ trên website của đơn vị này là vi phạm điểm b, khoản 2, Điều 36 của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ.
Trong quy chế, Bộ GD-ĐT đã quy định quy trình đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình đào tạo tiến sĩ. Trong đó có việc cơ sở đào tạo phải công khai thông tin về việc bảo vệ luận án và toàn văn luận án chuẩn bị bảo vệ lên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để các nhà chuyên môn và mọi người có thể tham khảo, giám sát, phát hiện sai sót…
Hiện nay, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam được giao đào tạo 36 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 36 chuyên ngành trình độ tiến sĩ với quy mô đào tạo thời điểm tháng 12.2016 là 3.595 người (nghiên cứu sinh là 1.131 và học viên cao học là 2.464).
Trong bản kết luận của thanh tra Bộ GD-ĐT đã ghi rõ: Năm 2017, Học viện KHXH đã tự xác định chỉ tiêu vượt năng lực đối với trình độ tiến sĩ khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (I) và khối ngành nhân văn; Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin; Dịch vụ xã hội; Khách sạn, du lịch, thể thao và du lịch cá nhân; Dịch vụ vận tải; Môi trường và bảo vệ môi trường; An ninh - Quốc phòng (VII).
Theo quy định hiện hành, nếu chỉ tính riêng đội ngũ cơ hữu của Học viện KHXH thì năm 2017 đơn vị không còn năng lực tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ khối ngành I; vượt 33 chỉ tiêu thạc sĩ với khối ngành kinh doanh quản lý, pháp luật và 53 chỉ tiêu thạc sĩ với khối ngành VII.
Ngày 30.4.2017, Học viện có Công văn số 113/HVKHXH gửi Bộ GD-ĐT đề nghị xác định lại chỉ tiêu của Học viện KHXH, theo đó số lượng chỉ tiêu giảm xuống còn 435 chỉ tiêu tiến sĩ và 1.600 thạc sĩ.
Đề tài bảo vệ tiến sĩ được dư luận cho là ở tầm cỡ tiểu luận ở các trường ĐH
Đối với tổ chức tuyển sinh, theo thông báo của Học viện KHXH, có nhiều trường hợp đã được Học viện xác định là ngành gần và được phép học bổ sung kiến thức để dự thi đào tạo trình độ thạc sỹ, không thuộc khối ngành quản trị, quản lý theo đúng quy định.
Tuy nhiên, khi thanh kiểm tra, Học viện KHXH không cung cấp được minh chứng về việc Hội đồng khoa học và đào tạo của Học viện đã tổ chức họp, xác định các ngành/chuyên ngành phù hợp và ngành/chuyên ngành gần được học bổ sung kiến thức để dự tuyển vào các chuyên ngành luật và một số chuyên ngành khác như nội dung đã giải trình.
Đối với công tác tuyển sinh, đào tạo trình độ tiến sĩ, các sai phạm của Học viện KHXH cũng được chỉ ra như: Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo đúng quy định; Phân công người hướng dẫn luận văn thạc sĩ vượt quá số lượng quy định; phân công thành viên hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ vi phạm quy định; Đặc biệt, phân công người hướng dẫn nghiên cứu sinh không cùng ngành/chuyên ngành với nghiên cứu sinh đã đăng ký; số lượng nghiên cứu sinh đang hướng dẫn tại một thời điểm vượt quá số lượng quy định...
Thanh tra Bộ GD-ĐT đề nghị Viện Hàn lâm KHXH VN chấn chỉnh công tác tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo của Học viện KHXH, đồng thời có biện pháp kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót, sai phạm. Tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có các thiếu sót, sai phạm bị nêu trong kết luận thanh tra.
Khẳng định sẽ ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ mới, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết hiện nay Bộ đang soạn thảo Quy chế đào tạo tiến sĩ mới thay thế quy chế hiện hành.
Quy chế mới sẽ nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo sẽ là yếu tố quyết định quyền tự chủ của cơ sở đào tạo. Bộ cũng sẽ nghiên cứu đưa vào quy chế mới những điều khoản để tăng cường kiểm tra, trách nhiệm giải trình của cơ sở trong quá trình đào tạo tiến sĩ.
Các cơ sở đào tạo cũng sẽ phải công khai thông tin về thành tích nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu sinh đã và đang hướng dẫn… của những tiến sĩ đang làm việc tại cơ sở.
Trước đó, Viện Hàn lâm KHXH VN là đơn vị được cho là "lò đào tạo tiến sĩ" khi đào tạo hàng loạt các tiến sĩ vượt quá chỉ tiêu đăng ký của trường. Thậm chí trong năm 2015-2016, trường đã cho ra lò tới 700 tiến sĩ khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Dạ Thảo

3 năm "luyện" hơn 1.100 tiến sĩ?


27/08/2017 22:32

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kết luận về nhiều sai phạm của Học viện Khoa học Xã hội về chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo, cấp phát văn bằng, chứng chỉ trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

Học viện Khoa học Xã hội (KHXH) thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam được giao đào tạo 36 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 36 chuyên ngành trình độ tiến sĩ (TS).
"Ôm" giáo sư của toàn Viện Hàn lâm KHXH
Năm 2015, học viện có đội ngũ giảng viên cơ hữu theo báo cáo tự kê khai gồm: 21 giáo sư (GS), 152 phó giáo sư (PGS), 3 TS khoa học và 160 TS. Học viện tự xác định và đăng ký chỉ tiêu đào tạo trình độ TS là 350 chỉ tiêu, trình độ thạc sĩ là 1.600 chỉ tiêu.
3 năm luyện hơn 1.100 tiến sĩ? - Ảnh 1.
Bảo vệ luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội Ảnh: YẾN ANH
Năm 2016, đội ngũ giảng viên cơ hữu tự kê khai của học viện gồm: 19 GS, 197 PGS, 196 TS. Học viện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh trình độ TS 400 chỉ tiêu, trình độ thạc sĩ 1.600 chỉ tiêu. Năm 2017, đội ngũ giảng viên cơ hữu theo tự kê khai của học viện để xác định chỉ tiêu gồm: 21 GS, 184 PGS, 249 TS. Học viện đăng ký trình độ TS là 450 chỉ tiêu, trình độ thạc sĩ là 1.740 chỉ tiêu.
Tuy nhiên, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đội ngũ giảng viên cơ hữu được học viện kê khai để xác định chỉ tiêu tuyển sinh bao gồm các cán bộ nghiên cứu của toàn Viện Hàn lâm KHXH (gồm cả cán bộ của Học viện KHXH và cán bộ của các viện, các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH). Tại tháng 1-2017, Viện Hàn lâm KHXH có 21 GS, 174 PGS và 258 TS. Cùng thời gian này, đội ngũ giảng viên của Học viện KHXH chỉ có 7 PGS và 17 TS.
Chương trình đào tạo không bảo đảm yêu cầu
Về tổ chức, quản lý đào tạo, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã kiểm tra xác suất 2 hồ sơ thành lập hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp trình độ thạc sĩ năm 2016 ngành quản lý giáo dục. Kết quả cho thấy PGS-TS Trần Minh Tuấn (ngành kinh tế học), GS-TS Vũ Văn Dũng (ngành tâm lý học), PGS-TS Nguyễn Thị Mai Lan (chuyên ngành tâm lý học), PGS-TS Trần Thị Minh Hằng (ngành tâm lý học) không đủ điều kiện tham gia hội đồng (không cùng ngành/chuyên ngành với học viên) theo quy định.
Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng cho biết qua kiểm tra cho thấy số lượng nghiên cứu sinh (NCS) đang hướng dẫn tại một thời điểm vượt quá số lượng quy định tại điều 25 Quy chế đào tạo trình độ TS ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT).
Kiểm tra danh sách phân công hướng dẫn thạc sĩ ngành luật, ngành chính sách công đợt 1 năm 2015 và ngành công tác xã hội năm 2015 cho thấy có nhiều người được phân công hướng dẫn số lượng học viên tại cùng thời điểm vượt quá số lượng quy định. Một trường hợp được giao hướng dẫn 44 học viên của 3 ngành khác nhau. Một số trường hợp khác hướng dẫn cùng lúc 18, 11, 10 hoặc 9 học viên. Trong khi theo quy định có hiệu lực vào thời điểm đó, người có chức danh GS được hướng dẫn tối đa cùng lúc 7 học viên. Với PGS hoặc TS thì số lượng học viên được hướng dẫn còn ít hơn.
Trong đào tạo TS cũng xảy ra những trường hợp tương tự. Tại một thời điểm có người có học hàm GS cùng hướng dẫn 12 NCS, PGS hướng dẫn 9 NCS, TS hướng dẫn 7 NCS. Trong khi đó quy chế chỉ cho phép 1 GS được hướng dẫn cùng lúc không quá 5 NCS, PGS không quá 4 NCS và TS không quá 3 NCS.
Trong 3 năm từ 2015-2017, học viện tuyển sinh hơn 1.100 TS nhưng chương trình đào tạo của Học viện KHXH lại không bảo đảm yêu cầu theo quy chế. Tất cả các chương trình đào tạo đều chưa có đầy đủ nội dung các phần mà quy chế yêu cầu. Một số chương trình đào tạo được học viện thiết kế chung cho cả 4 đến 5 ngành đào tạo khác nhau, trong đó các học phần về kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành có nội dung giống nhau.
Học một đằng, bằng một nẻo
Kiểm tra danh sách hướng dẫn NCS ngành quản lý giáo dục, thanh tra Bộ GD-ĐT phát hiện nhiều trường hợp phân công hướng dẫn chưa đúng quy định. Ví dụ, người ở ngành kinh tế nhưng được phân công hướng dẫn NCS chuyên ngành quản lý giáo dục...
Kiểm tra xác suất 5 hồ sơ NCS thì 3 có bằng thạc sĩ không phải ngành đúng và phù hợp với ngành/chuyên ngành NCS đang học hoặc đã tốt nghiệp. Khi tổ chức hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp có trường hợp người tham gia hội đồng không cùng ngành/chuyên ngành với học viên.
NHÓM PHÓNG VIÊN

Có nên để nhà thầu Trung Quốc làm sân bay Long Thành?

Phối cảnh phương án kiến trúc nhà ga sân bay Long Thành. Ảnh: ACV

Đào Tuấn

Sự suy xét cần hết sức thận trọng. Bởi một cái “sân” khác: Sân vận động Mỹ Đình cũng còn đang sờ sờ ra đó như một bài học quá đắt cho việc ham rẻ.

Geleximco của đại gia Vũ Văn Tiền cùng đối tác Trung Quốc vừa có văn bản đề xuất muốn xây dựng sân bay Long Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Văn bản cam kết sẽ xây dựng sân bay theo hướng “hiện đại và văn minh”. Thời gian xây dựng và vận hành, rất hấp dẫn, chỉ “từ 3-5 năm”. Còn về giá cả, thật ngọt ngào: Sẽ thấp nhất cho một sân bay mới hiện đại.

Long Thành, được Quốc hội thông qua với tổng mức đầu tư khái toán (thời điểm 2014) lên tới 336.630 tỉ đồng. Rõ ràng là một bài toán kinh phí không hề đơn giản. Chỉ tính riêng kinh phí giải phóng mặt bằng thôi, hiện chúng ta đã thiếu tới 18.000 tỉ đồng mà “chưa biết lấy đâu ra”! PPP, xét ra là hình thức đầu tư rất cần thiết.

Nhưng không phải vì thiếu tiền mà chúng ta quá ham với sự rẻ.

Có lẽ sẽ không thừa khi nhắc lại bài học một cái “sân” khác: SVĐ quốc gia Mỹ Đình.

Năm ấy (2001), dù mức kinh phí được khống chế là 67 triệu USD nhưng chúng ta đã bỏ qua những nhà thầu từng xây SVĐ State de Fcance với giá bỏ thầu cũng chỉ 57 triệu USD (Philipp Holzmann) để chọn nhà thầu Trung Quốc HISG, vốn chưa từng có kinh nghiệm xây dựng các công trình lớn.

Nguyên do chỉ vì HISG bỏ thầu 53 triệu USD - giá thấp nhất trong số các tập đoàn tham gia đấu thầu. Và SVĐ Mỹ Đình sau đó hằng năm phải chi phí hàng tỉ đồng để sửa chữa. Đến độ hồi sửa đường chạy phục vụ SEA Games, Giám đốc sân cho biết, phải cần 40 tỉ đồng để cải tạo toàn bộ đường chạy theo tiêu chuẩn Việt Nam, còn nếu muốn đạt chuẩn quốc tế, phải chi tới 70 tỉ đồng.

Ham rẻ, cho nên các thiết bị bị đánh tráo trắng trợn. Kết luận thanh tra thời điểm tháng 3.2004 cho thấy: 94% các thiết bị sử dụng xây SVĐ (tức là 17/18 triệu USD tiền thiết bị) không đúng với hợp đồng”!

Năm ngoái, khi kể lại chuyện SVĐ Mỹ Đình, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT Hà Quang Dự vẫn tiếc nuối: “Nếu chúng ta chọn nhà thầu Âu - Mỹ, chắc chắn chất lượng SVĐ Mỹ Đình sẽ tốt hơn thế này, thiết kế cũng đẹp hơn. Hằng năm không phải bỏ ra hàng tỉ đồng để sửa sân như suốt những năm qua”!

Chúng ta không đánh đồng các nhà thầu Trung Quốc, nhưng cũng không thể bàng quan với những cái bẫy giá rẻ. Bởi nếu bài học Mỹ Đình còn chưa đủ nặng ký thì hãy nhìn sang Cát Linh - Hà Đông. Mức đầu tư đã đội vốn 100% rồi. Hãy nhìn sang đường ống nước Sông Đà, cách đây 2 tháng lại vừa gặp sự cố, số lần vỡ, gặp sự cố mà nói ra chắc không ai tin nổi- 21 lần cả thảy.

Nguồn: Lao Động

Tân tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc từng đề cập việc sát hại bộ đội Việt Nam

Thứ hai , 28/08/2017 15:52 PM GMT+7

(VTC News) - Lý Tác Thành, người vừa được xác nhận làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc từng chỉ huy và trực tiếp làm thương vong nhiều bộ đội Việt Nam trong chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979.
Trong một tuyên bố ngắn gọn, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận chức vụ mới của Lý Tác Thành là Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc, thay cho ông Phòng Phong Huy.
Trung Quốc không ra thông báo chính thức về việc bổ nhiệm tướng Lý Tác Thành, nhưng một bản tin của Bộ quốc phòng nước này cho thấy chiều ngày 26/8, ông Lý - với chức vụ mới - đã tham gia hội nghị hợp tác 4 bên về chống khủng bố, tổ chức ở Tajikistan, và hội kiến Tham mưu trưởng lục quân Pakistan, tướng Javed Bajwa.
Lý Tác Thành từng tham chiến trong cuộc xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 với vai trò liên đội trưởng.
Khi đăng tin tiểu sử Lý Tác Thành, Nhật báo Bắc Kinh đã đăng tải hình ảnh Lý Tác Thành trong cuộc chiến xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979. Còn tờ Hoàn cầu thời báo hôm 27/8 nhấn mạnh thông tin Lý Tác Thành được phong “anh hùng” trong cuộc chiến xâm lược phi nghĩa này.
24245424876_009dac295b_z 3
Lý Tác Thành (bên trái) trong cuộc chiến xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979. (Ảnh: Sina)
Theo Sina, trích lại từ nguồn lịch sử quân đội Trung Quốc, trong trận chiến vào ngày 17/2/1979, đại đội do Lý Tác Thành chỉ huy vượt biên và bất ngờ tấn công một cao điểm ở khu vực biên giới phía bắc Việt Nam, sát hại nhiều chiến sĩ bộ đội Việt Nam đóng quân tại đây.
Sau khi quân đội Trung Quốc buộc phải rút quân về nước vào ngày 16/3/1979, Quân ủy trung ương Trung Quốc phong danh hiệu “đại đội anh hùng” cho đại đội của Lý Tác Thành. Bản thân Lý Tác Thành được phong danh hiệu “anh hùng”. Lý Tác Thành trở thành một “hiện tượng” và đầu những năm 1980 ông ta tham gia vào chuyến đi tuyên truyền khắp Trung Quốc để kể lại về trận đánh nằm trong cuộc chiến tranh xâm lược trên.
24245438846_cf62c3d32d_z 4
Lý Tác Thành (cầm gậy) trong cuộc chiến xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979. (Ảnh: Sina)
Trong chuyến đi tuyên truyền này, Lý Tác Thành kể chuyện sát hại bộ đội Việt Nam. Một trong các câu chuyện Lý Tác Thành kể, là ông ta đã sát hại một người lính trong công sự của bộ đội Việt Nam.
Quãng thời gian sau đó, Lý Tác Thành liên tục được thăng quân hàm. Năm 1982, Lý Tác Thành được bầu vào đoàn chủ tịch của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 12 khi ông này mới 29 tuổi. Và đến năm 2015, Lý Tác Thành mang quân hàm thượng tướng và trở thành Tư lệnh lục quân Trung Quốc.
23644745543_96ae49d0e8_z 5
Lý Tác Thành (cầm gậy) trong cuộc chiến xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979. (Ảnh: Sina)
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 27/8 cho hay, kể từ năm 2013, tướng Lý Tác Thành là quan chức quân đội được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trọng dụng. Vai trò mới của ông ta rất quan trọng trong quá trình cải cách quân đội của ông Tập.
QUÂN PHAN (TỔNG HỢP)

Bất chấp ô nhiễm: Formosa xả 1 tấn phenol mỗi ngày

(Tin tức thời sự) - Mỗi ngày lò luyện cốc của Formosa Hà Tĩnh xả khoảng 1.000-1.200 m3 nước thải, nếu không được xử lý thì sẽ thải toàn bộ ra biển.

Sáng 26/8, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh miền Trung.
Tại đây, PGS.TS Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho hay Formosa Hà Tĩnh đã xây dựng một lò luyện cốc, tới đây sẽ xây dựng thêm một lò luyện cốc nữa.
Theo PGS Tuyên, mỗi ngày Formosa sản xuất khoảng 2.000 tấn cốc, mỗi tấn cốc sẽ phát ra 0,6 tấn nước thải, tương ứng với việc mỗi ngày Formosa xả khoảng 1.000-1.200 m3 nước thải ô nhiễm.
"Nếu số nước thải trên không được xử lý thì một ngày sẽ có một tấn phenol xả ra biển. Những ngày gần đây, hệ thống xử lý nước thải sinh hoá đã gần đạt chuẩn, và như vậy mỗi ngày Formosa chỉ còn xả ra hơn một kg phenol", ông Tuyên nói.
Bat chap o nhiem: Formosa xa 1 tan phenol moi ngay
Một góc của Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Về xử lý sinh học của Formsa thì giai đoạn đầu chưa hoạt động hiệu quả. Hiện nay Formosa đã nhập xong chế phẩm vi sinh và nuôi cấy xong chế phẩm vi sinh và bắt đầu vận hành.
Vì vậy lượng hóa chất dùng ở hệ Fenton rất nhiều. Do đó khi hệ sinh học hoạt động không hiệu quả thì toàn bộ phần phản ứng Fenton hóa lý thì phải gánh toàn bộ xử phần xử lý Xyanua và Phenol.
Trong hệ ấy người ta bắt buộc dùng Sunphat sắt, có ngày Formosa sử dụng đến 12 tấn. Do không hiệu quả mới dẫn đến một lượng lớn hóa chất xả ra ngoài…
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Viết, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan dân chính Đảng Hà Tĩnh, cho rằng để xử lý ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, cần sự vào cuộc quyết liệt của nhà nước, không nên chỉ chờ tự nhiên.
"Tôi đang mong chờ một cơn bão vào Hà Tĩnh và các tỉnh bị ảnh hưởng sự cố môi trường. Có cơn bão vào, mưa to gió lớn thì đỡ (ô nhiễm) hơn", ông Viết nói.
Theo PGS Tuyên, nếu có bão vào cũng chỉ giúp hòa tan chất ô nhiễm, trong thực tế do nồng độ chất ô nhiễm thấp dần nên hệ sinh thái biển có thể tự phân hủy ngày càng nhanh hơn. Điều quan trọng là giám sát để không xảy ra việc xả thải chất độc vào biển nữa.
Trước đó, ngày 22/8, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã báo cáo kết quả về những mẫu cá được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh lấy vào ngày 5/8, tại Gò cá Cẩm Nhượng, chợ Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), biển Kỳ Anh.
Đây là vùng biển bị ô nhiễm nặng nhất trong thảm họa môi trường miền Trung hồi tháng 4 do hoạt động xả thải của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Theo kết quả kiểm nghiệm này, 5 mẫu nhiễm xyanua gồm cá mỏ neo, cá đuối, ghẹ 3 mắt, cá nhồng, cá man 0,5 mg/kg. 3 mẫu phát hiện nhiễm phenol là cá đuối, cá man và cả ghẹ 3 mắt, gây hoang mang dư luận, vì không biết đã được ăn cá hay chưa?.
Mặt khác, về phía Quảng Trị, lãnh đạo tỉnh này cũng đang lên phương án tiêu hủy 20 tấn cá nhiễm phenol và 40 tấn hải sản đông lạnh khác được các cơ sở kinh doanh thu mua trong thời điểm xảy ra sự cố môi trường biển miền Trung.
20 tấn cá đông lạnh này nhiễm phenol với hàm lượng 0,037 mg/kg, đây là chất cực độc, không được có trong thực phẩm.
Tuệ Lâm (Tổng hợp)
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/bat-chap-o-nhiem-formosa-xa-1-tan-phenol-moi-ngay-3317344/

BÌNH LUẬN CỦA FACEBOOKER HUỲNH NGỌC CHÊNH VÀ GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG VỀ HỆ LỤY CỦA VỤ ÁN TRƯƠNG VĨNH BÌNH KIÊN CP VIỆT NAM

MỘT TỶ HAI TRĂM NĂM MƯƠI TRIỆU USD?
Là số tiền ông Trịnh Vĩnh Bình (Việt Kiều Hà lan) yêu cầu Chính phủ Việt Nam bồi thường thiệt hại trong phiên xử của Trọng tài quốc tế Paris vào ngày 21-8-2017 (dự kiến phiên xứ diễn ra trong 10 ngày)
Một tỷ hai trăm năm mươi triệu USD là bao nhiêu? Nếu lấy số tròn theo tỷ giá hiện nay sẽ là 28 ngàn tỷ đồng Việt nam.
1/- Dùng tờ bạc 500.000 đồng Việt Nam, thì số tờ bạc là (28.000 tỷ đồng/500.000 đồng) = 56 triệu tờ. Mỗi tờ 500.000 đồng Việt Nam dày khoảng 0,1mm. Tức là chồng tiền trả nợ 1 tỷ 250 triệuUSD sẽ cao: (56 triệu tờ x 0,1 mm) = 5,6 triệu mm = 5,6 ngàn mét = 5,6 km.
Đỉnh núi Fanxipang cao nhất Đông Dương chỉ 3.143 mét so với mặt biển, nghĩa là chồng tiền phải bồi thường cho ông Bình nếu thua kiện 1 tỷ 250 triệu USD cao gần gấp hai lần đỉnh Fanxipang!
2/- Bình quân một cây cầu treo ở các tỉnh miền núi phía bắc, miền trung hay tây nguyên có giá khoản 750.000.000đồng .Và như vậy với số tiền 28.000 tỷ sẽ làm được khoản 37.000 cây cầu treo cho các em học sinh và người dân đáng thương ở những vùng này.
3/- Gấp 2,5 lần số tiền 500 triệu USD mà Formasa Hà Tĩnh bồi thường cho dân 4 tỉnh miền trung.qua vụ cá chết.
Nếu Chính phủ Việt Nam thua thì phải lấy từ tiền thuế của người dân (trong đó có tiền của các em bé bỏ học, những người già, những người tàn tật đi bán vé số, tiền của những chị đi bán ve chai đồng nát) để đóng, những cán bộ gây nên thiệt hại cho nhân dân có chịu trách nhiệm gì không hay vẫn nhởn nhơ ăn nhậu như những vụ thua kiện trước kia
(Còn nhớ trước đây đội tuyển bóng đá Việt Nam sẽ bị cấm thi đấu quốc tế nếu Liên đoàn bóng đá Việt Nam không chịu thi hành án cho Huấn luyện viên Letard số tiền 197.800 USD theo phán quyết của Toà án trọng tài thể thao quốc tế.
– Vụ kiện khoảng 10 năm về trước giữa nguyên đơn là ông Maurizio Liberati và bị đơn là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) ngày 9/3/2006 (tòa án Rome Ý) với phần thắng đòi bồi thường 5,2 triệu euro thuộc về ông Maurizio Liberati . (gần 107 tỉ đồng VN) chưa kể tới số tiền khoản 10.000 euro phí luật sư.)
Đó là chưa tính về tổn thất uy tín thương hiệu quốc gia Việt Nam: Cuối năm 2014, qua vụ kiên con ruồi trong chai nước, đại diện Tân Hiệp Phát công bố: Họ đã thiệt hại 2.000 tỉ đồng.
Việt Nam là một nước nghèo đang nổ lực mời gọi đầu tư, qua vụ kiện trên, uy tín thương hiệu quốc gia tổn hại là bao nhiêu, đã mời các chuyên gia tính chưa ? Nhưng chắc chắn là con số sẽ lớn hơn gấp nhiều lần số tiền một tỷ hai trăm năm mươi triệu USD nói trên.
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Đề nghị khởi tố vụ án theo điều 285 Bộ luật hình sự về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng. Có mức hình phạt cao nhất 12 năm tù.
____
LỜI BÌNH VỀ VỤ KIỆN CỦA VIỆT KIỀU TRỊNH VĨNH BÌNH TẠI TÒA ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ PARIS
GS Nguyễn Đăng Hưng
28-8-2017
Khi người dân kiện chính quyền nước mình tại một tòa án trong nước, được thụ lý và thằng kiện thì đó là niềm vinh hạnh cho nhà nước về sự nghiêm minh của luật pháp sở tại, về tính nghiêm túc trong việc bảo vệ quyền lợi người dân!
Tiếc thay, tôi chưa thấy trường hợp trên tại Việt Nam ngày nay!
Khi một Việt kiều hăm hở tự nguyện về nước tham gia đầu tư phát triển rồi phải thoát ngục từ bỏ ra nước ngoài kiện nhà nước tại tòa án quốc tế đã có hành vi sai trái, xâm phạm tài sản, hai lần bội ước và đã hai lần thắng kiện trước mặt công luận thế giới thì quả là nỗi nhục quốc thể chẳng biết chừng nào mới xoá bỏ được.
Hậu quả của vụ việc này sẽ vô cùng tai hại cho các chính sách đầu tư phát triển, kiều hối, các chính sách hợp tác quốc tế, chiêu mộ chất xám Việt Kiều!
Trước mắt, dứt khoát không được lấy tiền thuế của dân dùng cho việc chi trả (hơn 1 tỷ USD!) đền bù cho vụ kiện.
Việc đầu tiên là nên dựa theo bản án quốc tế mà truy tố hình sự nhóm lợi ích từ địa phương Vũng Tàu cho đến Trung Ương, trưng thu đến căn cơ tài sản của nạn nhân đã bị áp đặt xâm hại, dù tẩu tán đến đâu, tịch thu tài sản của các tác giả đã nhẫn tâm thu vén bất kể quyền lợi và danh dự của nhân dân và quốc gia Việt Nam.
Số tiền thu được này mới là tiền thỏa đáng nhất dùng cho việc chi trả án phí vậy!

THẢM HỌA CỦA CHÍNH SÁCH ĐU DÂY VÀ NỀN TẢNG CHẾ ĐỘ DỰA Ý CHÍ CÁ NHÂN VÀ “SECURITATE” CỦA ÔNG NICOLAE CEAUSESCU ( 1 )

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho nicolae ceausescu

Đôi lời phi lộ:

Đã tới thời điểm mà tôi thấy cần và nên công bố những thông tin và tư liệu về đất nước con người Romania dưới thời Nicolae Ceausescu mà tôi đã cất công sưu tầm, nghiên cứu hàng chục năm nay…
 Đây là một công việc hết sức khó khăn, ngần ngại vì đau đớn, dằn vặt…của tôi khi viết về tấn bi kịch xương máu cũng như thảm họa của vợ chồng ông Nicolae Ceausescu và đất nước, nhân dân Romania anh em…
Khi cầm bút viết về tấn bi kịch và thảm họa của Romania và của vợ chồng ông Nicolae-Elena Ceausescu, những ân nhân không bao giờ chúng tôi quên đã buộc tôi phải chịu đựng sức ép của sự lựa chọn: “Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn”…
Đối với cá nhân tôi và trên 3000 lưu học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam, chúng tôi không bao giờ quê được sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, truyền thụ kiến thức, mở lối cho chúng tôi tiếp cận những gì là văn minh của thế giới Âu Châu; Văn minh của nền văn hóa độc đáo của Romania, nền khoa học kỹ thuật đáng tự hào của đất nước con người Romania chân thiện và nhân hậu…Những ân nghĩa không bao giờ quên đó đó chúng tôi thật sự được nhân dân, nhà nước và Chính phủ Romania dưới thời ông Nicolae Ceausescu dành cho một cách hào hiệp, vô tư …
Để viết chuyên để này, tôi đã 5 lần dẫn quay lại đất nước Romania từ sau năm 2000; Tôi thường xuyên vào đọc báo Romania trên mạng.
Tôi đã tham gia thiết lập nhịp cầu giao lưu giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Romania, đưa hơn 20 nhà văn Việt Nam sang thăm Romania và hơn 20 nhà văn Romania sang thăm Việt Nam …Các cuộc giao lưu này tôi đều trực tiếp phiên dịch, nhờ thế mà vốn liếng tiếng Romania của tôi được phục hồi, củng cố nhanh chóng…
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh đã sang thăm Romania năm 2003 gần 10 ngày; mới đây Hữu Thỉnh đề nghị tôi tìm cách thiết kế để ông quay sang thăm Romania lần nữa; Việc tôi xuất ngoại bây giờ chắc khó do bởi cơ quan an ninh Việt Nam…
Chủ tịch Hội Nhà văn Romania Eugen Uricaru đã sang thăm Việt Nam năm 2001, Chủ tịch Hội Nhà văn Bucarest Horea Garbea đã 2 lần sang thăm Việt Nam…
Năm 2000, tôi được Hội Nhà văn Romania mời sang dự Lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Thi hào dân tộc Romania Mihai Eminescu, theo đề nghị của UNESCO, cùng với hơn 40 dịch giả đến từ 20 nước…Tại lễ kỷ niệm này tôi và 10 dịch giả nước ngoài đã được Tổng thống Romania tặng “Medailia Eminescu” vì có công dịch và truyền bá thơ Mihai Eminescu…
Medalia tặng P.V.Đ  do Tổng thống và BT Bộ Văn hóa Romania ký

Tôi biết, khi tôi viết về các biến cố chính trị của đất nước, con người Romania dưới thời ông Nicolae Ceausescu là tôi đang “đánh trống qua cửa nhà sấm” trước các quý vị: Phạm Minh Chính hiện đương Trưởng Ban tổ chức TW.
Ông Phạm Minh Chính tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Bucarest và là Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bucarest sau năm 1990; Ông Nguyễn Văn Son, nguyên Trưởng Ban Đối ngoại TW; người ở chung phòng với tôi tại khu tập thể Tg Copou; Ông Nguyễn Văn Son cùng học khoa Ngôn ngữ hệ Ru-Pháp với tôi, trên tôi 2 năm; Ông Nguyễn Mạnh Kiểm- nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng, nghiên cứu sinh tại Đại học Xây dựng Bucarest; Ông Tống Văn Nga-nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, tốt nghiệp Bách khoa Bucarest, hiện Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam Romania; GS Hoàng Chương, Thực tập sinh nghệ thuật tại Romania, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Romania; nhà báo Hồ Quang Lợi, tốt nghiệp Khoa tiếng Pháp tại Đại học Tổng hợp Bucarest, chuyên gia bình luận các vấn đề quốc tế của báo Quân đội nhân dân…
Ông Trần Xuân Đảm, một trong những sinh viên Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp đại học tại Romania; Ông Trần Xuân Đảm là Đại sứ Việt Nam tại Romania giai đoạn 1989; Vợ chồng nhà ngoại giao Nguyễn Văn Xương-Thoa-Bí thư Đại sứ Việt Nam tại Romania giai đoạn 1989 và sau này là Đại sứ tại Romania và Hàn Quốc…
Đặc biệt, tôi mong nhận được sự chỉ giáo của ông Đại sứ Romania tại Việt Nam hơn 2 nhiệm kỳ Valeriu Arteniu, một người thông thạo tiếng Việt. Một vài lần gặp tôi ông Đại sứ Arteniu vẫn nói đùa: Trong những năm chiến tranh Việt-Mỹ, anh Phạm Viết Đào sang Romania học đại học còn tôi sang Việt Nam vừa học vừa chiến đấu…Đại sứ Valeriu Arteniu sang Việt Nam học Khoa văn cùng khóa với nhà thơ Đỗ Minh Tuấn đã từng đi sơ tán và tránh máy bay Mỹ…
Chắc chắn những thông tin và nhận định của tôi về các biến cố chính trị của đất nước Romania dưới thời ông Nicolae Ceausescu chỉ là những ý kiến cá nhân, đơn lẻ, không chuyên… do vậy khó tránh khỏi phiến diện, chủ quan và có thể có chỗ không chính xác…
Nếu có điều gì đó thất thố, tôi mong được các vị, những người am tường về đất nước, con người và chế độ Nicolae Ceausescu lượng thứ, góp ý, chỉ giáo cho tôi để tôi kịp thời chỉnh sửa, cải chính…
Điều thôi thúc để tôi viết chuyên luận này không nhằm mục đích phê phán mà chỉ muốn nhắc lại những bài học lịch sử, xương máu của nhà lãnh đạo Nicolae Ceausescu và của nhân dân Romania từng phải trả giá.
Những bài học xương máu này mong góp một phần về mặt thông tin đối với Việt Nam trong việc mở của giao lưu với thế giới bên ngoài hiện nay…

Phần 1.
Những ngày đầu tiên ở thủ đô Bucarest; Ảnh chụp cuối tháng 8/1969 
tại Đài ngon lửa Vĩnh Cửu; 
PV.Đ đứng thứ 2 bên trái sang...

Tôi đến thủ đô Bucarest bằng một chuyến tàu lửa liên vận hơn 10 ngày đi từ Hà Nội-Bắc Kinh-Mông Cổ-Maxcơva và Bucarest đúng 6 h sáng ngày 23/8/1969; Do trục trặc về mặt thông tin nên đoàn lưu học sinh chúng tôi khoảng 30 người đã phải ngồi đợi ở garaj de Nord từ 6 h sang tới hơn 12 h…Đến trưa, may mắn có 1 anh lưu học sinh khóa trên từ Timisoara về Bucarest họp, gặp đoàn liền báo cho sứ quán, chúng tôi mới được đưa về Blocul L của Trường đại học Bách khoa Bucarest nghỉ…
Năm đó lưu học sinh Việt Nam sang được tập trung ở Iasi,do chúng tôi về thẳng Bucarest nên không có người đón…
Đến thủ đô Bucarest cảm giác choáng ngợp vì lần đầu tiên được nhìn thấy một thành phố của Đông Âu khang trang, hiện đại và quy củ. Điều bất ngờ là khi chúng tôi đến Bucarest vài ngày đã nhận ngay một thông tin choáng váng do các anh lớp trên cho biết. Chúng mày sang làm gì, bọn tao đang chuẩn bị thu xếp hành lý để về Việt Nam đây. Tổng Bí thư Đảng CS Romania vừa mời và đón TT Mỹ Nixon sang thăm; Romania sẽ chọn đường lối đối ngoại bắt tay, thân thiện với Mỹ, chắc sẽ chia tay khối SEV do Liên Xô đứng đầu; Adio XHCN…
Theo kinh nghiệm của các anh thì khi 2 nước có trục trặc về đường lối đối ngoại, Việt Nam sẽ rút lưu học sinh về. Năm 1962, do Liên Xô dưới thời Khơruxôp được Việt Nam cho là có đường lối xét lại nên tất cả học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh theo lệnh ở nhà đã phải quay về nước…Lưu học sinh Việt Nam ở Romania chắc cũng chuẩn bị quay về Việt Nam thôi vì Romania đã chuyển hướng sáng bắt tay với Mỹ và phương tây…Mà Việt nam thì đang thúc đẩy cuộc chiến tranh chống Mỹ…
Các anh lớp trên cho biết: trong 2 ngày TT Mỹ sang thăm Romania, tất cả lưu học sinh Việt Nam đều bị trục xuất ra khỏi thủ đô Bucarest bằng một tua du lịch do nhà trường tổ chức, đài thọ. Khốn khổ nhất là những anh, chị bị ốm, nằm viện phải ở lại Bucarest thì ngày đêm bị lực lượng SECURITATE canh chừng 24h/24 h…
Nghe thông tin này bọn chúng tôi hết sức ngán ngẩm vì khi xách được valy lên tàu, đứa nào đứa ấy thở phào vì nghĩ mình coi như đã thoát được một cuộc chiến tranh…Nếu phải quay về nước bây giờ cơ hội học đại học là khó và chỉ còn con đường ra trận…
May mắn điều đó đã không xảy ra, sứ quán đã làm công tác tư tưởng cho lưu học sinh, ta vẫn tranh thủ bạn, vẫn ở lại Romania học; còn đường lối đối ngoại của Romania thế nào thì đó là quyền của bạn…
Năm đầu tiên vào học tiếng, chúng tôi được ở chung với các  bạn Romania để nâng cao khả năng giao tiếp. Sau 3 tháng chúng tôi đã có thể bập bẹ giao tiếp, trao đổi với bạn Romania cùng trang lứa. Một trong những chủ đề thường nổ ra tranh luận gay gắt giữa lưu học sinh Việt Nam và các bạn sinh viên Romania, nhiều vụ đã biến thành cãi lộn, suýt đánh nhau vì phía Việt Nam không đủ vốn liếng ngôn ngữ để tranh luận lại, tức mình đành giở nắm đấm ra.
Các bạn Romania cho rằng: Việt Nam đánh đuổi Mỹ là dại; Sao lại đánh đuổi Mỹ đi trong khi Romania đang tìm cách mời Mỹ vào nhưng đang gặp vô cùng khó khăn.TBT Nicolae Ceausescu vừa mời TT Mỹ Nixon sang đấy…
Đó là những câu chuyện đầu tiên xảy ra với chúng tôi khi đặt chân và có chứng kiến được tâm tư, tình cảm của các bạn cùng trang lứa người Romania; đường lối đối ngoại có chiều hướng mở cửa sang phương tây của TBT ĐCS Romania Nicolae Ceausescu…

( Còn nữa… )



Không cho phép xuyên tạc cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc

08:43 28/08/2017

Cứ đến dịp kỷ niệm những sự kiện lớn của dân tộc thì các lực lượng thù địch trong và ngoài nước lại tìm cách xuyên tạc, bóp méo lịch sử hòng chuyển hóa chế độ xã hội ta sang con đường “dân chủ”, “nhân quyền” ngoại nhập. Gần đây những kẻ cơ hội chính trị, bất mãn với thời cuộc, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tăng cường hoạt động chống phá chế độ.
“Đón lõng” sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, một số người đã tung lên mạng bài viết xuyên tạc về cuộc Cách mạng tháng Tám và bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trong đó có người vốn đứng trong hàng ngũ cách mạng (nay đã từ bỏ Đảng), có học hàm, học vị…
Tự cho mình là người am hiểu lịch sử, “tôn trọng sự thật”, có bài của vị giáo sư “biên tập” lại rằng, đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 11-3, vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, lập Chính phủ do Thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu. Ngày 17-8, chính quyền Hà Nội (thuộc Chính phủ Trần Trọng Kim?!!!) tổ chức mít tinh, treo cờ quẻ ly… Từ đó bình luận: Cuộc mít tinh này đã bị người của Việt Minh “cướp đoạt”, “giương cờ đỏ sao vàng” và “kêu gọi đi theo Việt Minh”…
Về chuyện “có đánh Pháp”, “đuổi Nhật” trong cuộc cách mạng này không, vị này viết: “Trên 70 năm qua, nhiều người Việt vẫn tin và khẳng định rằng Việt Minh (có đánh Pháp, đuổi Nhật) thì “thực tế lịch sử đã chỉ ra rõ ràng là không đúng” và “trong thời gian diễn ra Cách mạng tháng Tám, Việt Minh không hề đánh một đơn vị Pháp nào, không hề đuổi một đơn vị Nhật nào…”.
Để kết luận, họ viết: “Từ tháng 4-1945 và đặc biệt từ sau 15-8, nước Việt Nam đã hoàn toàn độc lập. Cách mạng tháng Tám chỉ làm một việc duy nhất là cướp chính quyền để thay đổi chế độ và bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là bản tuyên ngôn lần thứ hai, sau tuyên ngôn của Bảo Đại”.
Diễn biến, bản chất, ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 đã được sử sách ghi rõ với những chứng lý, tư liệu khách quan của lịch sử. Đó là giá trị thiêng liêng, niềm tự hào của người Việt Nam ở bất cứ đâu. Việc nhân những sự kiện trọng đại như vậy để viết lại, xuyên tạc lịch sử là hành động vừa thể hiện tư duy chính trị ấu trĩ và nhân cách, đạo đức giả của những kẻ phản bội dưới cái mác tri thức. Vấn đề đặt ra ở đây là:
 Thứ nhất, một số người lập luận rằng, đã là cách mạng, mà ở đây là Cách mạng tháng Tám thì phải đánh nhau, hai bên phải đổ máu mới là cách mạng! Nhận thức như vậy là ấu trĩ bởi lẽ, mục đích của các cuộc cách mạng là giành chính quyền. Giành được chính quyền mà không đổ máu là phương thức tốt nhất của mọi cuộc cách mạng, kể cả không làm đổ máu kẻ thù. Một trong những giá trị vĩ đại của Cách mạng tháng Tám là điểm này. Đó là một cuộc cách mạng giành chính quyền trong cả nước, trong khi vẫn hiện diện quân đội Pháp và phát xít Nhật mà không có xung đột vũ trang, không đổ máu cho dù là của những lực lượng chính trị nào. 
Cách mạng tháng Tám tuy không đổ máu nhưng là một cuộc cách mạng bạo lực, bạo lực chính trị. Bạo lực đó chính là ý thức chính trị của toàn dân, là sự đoàn kết của toàn dân tộc được tập hợp lại trong các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc… trong Mặt trận Việt Minh. Đó là các cuộc mít tinh biểu tình rầm rộ trong cả nước, chưa kể đó còn là sự hiện diện và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang-du kích, tự vệ ở nông thôn và thành thị.
Cách mạng tháng Tám không đổ máu còn vì sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chớp thời cơ “Pháp chạy, Nhật hàng”, nổi dậy giành chính quyền trước khi quân đội đồng minh hiện diện. Nếu cuộc cách mạng chậm lại, khi quân đội đồng minh (trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) kéo vào thì Việt Nam phải chấp nhận trở thành một quốc gia ủy trị theo sự quyết định của đồng minh (do Mỹ, Anh, Pháp chi phối).
Thứ hai, một số người viết bài phủ nhận Cách mạng tháng Tám, nói rằng trước thời điểm 19-8 và 2-9 đã có chính phủ Trần Trọng Kim và Tuyên ngôn độc lập của Bảo Đại. Nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận hiện đại đều thấy rằng, Cách mạng tháng Tám 1945 đã được Đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị từ Cương lĩnh chính trị năm 1930.
Trước Cách mạng tháng Tám, Việt Nam đã trải qua 3 cao trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương - nay là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo (Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931; phong trào dân chủ Đông Dương 1936-1939; phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945. Trong thời kỳ này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuẩn bị về mọi mặt, từ khẩu hiệu đấu tranh đến tổ chức lực lượng vũ trang và hệ thống chính quyền ở các vùng căn cứ trên cả nước.
Đặc biệt là sự ra đời lực lượng vũ trang và thành lập Ủy ban giải phóng Dân tộc (đồng nghĩa với Chính phủ cách mạng lâm thời). Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, Đảng bám sát tình hình, chỉ đạo kịp thời, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ và chớp thời cơ giành chính quyền về tay nhân dân. 
Sự ấu trĩ hay thủ đoạn chính trị của những người đòi “viết lại lịch sử”, phủ nhận Cách mạng tháng Tám là ở chỗ, họ cố tình lắp ghép những vấn đề, sự kiện khác vào một cách ngô nghê. Chẳng hạn, họ suy diễn vào “lòng tốt” của phát xít Nhật (thực tế Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp cuối năm 1944, đầu 1945 làm chết hơn 2 triệu người dân miền Bắc Việt Nam).
Đồng thời sùng bái ngai vàng của Bảo Đại mà cho rằng chính phủ Trần Trọng Kim là đại diện cho dân tộc Việt Nam, dẫn tới nhận thức ngờ nghệch, coi phát biểu của Bảo Đại là “Tuyên ngôn độc lập”! Nhận thức ngô nghê như vậy mà vẫn cho mình là bậc “tri thức” với những danh hão rồi viết bài xuyên tạc, cổ súy trên mạng.
Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2-9 với Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những sự kiện lịch sử vĩ đại, cũng là 2 giá trị cao cả bậc nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Đó là những giá trị lịch sử có ý nghĩa thời đại, không cho phép bất kỳ ai, dưới danh nghĩa nào, không thể mượn cớ đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền” để bôi đen, xuyên tạc, phủ nhận lịch sử. n

TS. Cao Đức Thái, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Khong-cho-phep-xuyen-tac-cuoc-cach-mang-vi-dai-cua-dan-toc-455684/

Ông Trịnh Vĩnh Bình thắng vụ kiện đòi chính phủ CSVN bồi thường lên đến 1.25 tỷ USD ở Tòa Trọng Tài Quốc Tế

Hôm nay tòa xử vụ kiện tại trụ sở Tòa Trọng Tài Quốc Tế, tại 112, đường Kleber, Quận XIV, Paris (ICC Hearing Centre 112, avenue Kléber 75016 Paris) Số tiền ông Bình đòi chính phủ CSVN bồi thường lên đến 1.25 tỷ USD.

Mời xem Video: Ông Trịnh Vĩnh Bình thắng vụ kiện đòi chính phủ CSVN bồi thường lên đến 1.25 tỷ USD ở Tòa Trọng Tài Quốc Tế


Phiên tòa bắt đầu ngày ngày 21 và 22 tháng 8 năm 2017, phiên tòa đầu tiên dành cho luật sư phía hai bên họp kín, tường trình.

Phía Bộ Tư pháp Việt Nam cử 6 luật sư và một thông dịch viên từ sứ quán CSVN tại Paris cùng dự phiên điều trần kín giữa LS ông Trịnh Vĩnh Bình và LS của Bộ Tư Pháp CSVN.

Vào ngày 22/8/2017, phía VN không chịu bồi thường 1.25 tỉ đô và đưa lời biện hộ là phía VN đã sẵn sàng trả lại tất cả cơ sở địa ốc và đòi trả thêm 3 triệu đô nữa để bồi thường. Ông Trịnh Vĩnh Bình từ chối lấy 3 triệu đô cùng với các cơ sở địa ốc của ông tại VN.

Ngày 25/8/2017 Chính phủ Hòa Lan gửi thư cho Tòa Án Quốc Tế tại Paris, chuyển cho phía CSVN, yêu cầu phía CSVN thực thi đúng cam kết bảo hộ đầu tư song phương là phải bồi thường chính đáng cho ông Bình. Lá thư của Chính Phủ Hòa Lan tuy không mang đặc tính pháp lý, tuy nhiên đã đẩy phiên tòa có lợi cho ông Trịnh Vĩnh Bình.

Ngày 27/8/2017 tin tức loan truyền trên mạng Tòa Án Quốc Tế đã phán quyết ông Trịnh Vĩnh Bình thắng cuộc trong ngày 25/8/2017 với hơn 700 triệu đô và đòi nhà nước CSVN phải trả lại tất cả cơ sở của ông TVB tại Việt Nam. Phía CSVN đồng thời phải chịu hết chi phí cho Tòa Án Quốc Tế.

Phía Bộ Tư Pháp CSVN bãi nại, không chấp nhận phán quyết, không chịu bồi thường và đòi kéo dài phiên tòa để phía CSVN trưng bằng chứng là số tiền ông Trịnh Vĩnh Bình thất thoát tại VN chỉ có khoảng 3 triệu đô là hết cỡ - như phía VN đã trình bày trong phiên tòa kín 2 ngày 21-22 tháng 8 vừa qua.