Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Trở ngại lớn nhất trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình là gì?

Ông Tập Cận Bình lên nắm quyền và giương cao ngọn cờ chống tham nhũng cũng đã được 5 năm, hơn 200 tham quan từ cấp thứ trưởng trở lên thuộc tập đoàn Giang Trạch Dân đã bị trừng trị, như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh lần lượt bị “ngã ngựa”. Thông qua cải cách quân đội, ông Tập Cận Bình dần dần nắm giữ quyền lực trong quân đội, người thuộc phe của ông Tập Cận Bình tại các tỉnh thành liên tiếp ngồi lên vị trí cao, tập đoàn và thế lực của Giang Trạch Dân gặp phải sự tấn công áp đảo.

Trở ngại lớn nhất trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập là gì (Ảnh: Getty Images)
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, hành động chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình lại liên tiếp gặp phải sự kháng cự của tập đoàn ông Giang Trạch Dân. Cùng với việc Đại hội 19 sắp diễn ra, ván cờ thượng tầng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng trở nên đầy kịch tính. Đồng thời, chính quyền ông Tập Cận Bình cũng đang đối mặt với khó khăn trên quốc tế, tình hình căng thẳng ở Bắc Triều Tiên và biên giới Trung – Ấn, quan hệ Trung – Mỹ rơi vào cục diện bế tắc.

Điều gì đã tạo thành cục diện khó khăn cho ông Tập Cận Bình ? Trở ngại lớn nhất trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập là gì ? Trước tiên hãy bắt đầu từ Kim Jong-un.

Kim Jong-un điên cuồng với kế hoạch tên lửa đạn đạo?

Mấy tháng gần đây, tình hình trên bán đảo Triều Tiên được quốc tế quan tâm nhiều. Từ góc độ thế giới, hành động liên tục phóng tên lửa và phát triển vũ khí hạt nhân của ông Kim Jong-un là một loại hành động mất lý trí và dường như là điên cuồng. Trong tình hình thế giới lên án và áp đặt lệnh cấm cũng như Mỹ đe dọa sẽ dùng vũ lực để đáp trả, những hành động điên cuồng của chính quyền họ Kim không hề thuyên giảm, kết cục của Bắc Triều Tiên sẽ là tự tìm đường diệt vong.

Nhìn sâu hơn vào bản chất các vấn đề của Bắc Triều Tiên, có thể thấy hành động bên ngoài trông có vẻ điên cuồng của Kim Jong-un thực ra có mưu toan chính trị thâm sâu. Từ hiện thực mà nói, sách lược chính trị này của Kim Jong-un đã thu được kết quả.

Thực chất của khủng hoảng Bắc Triều Tiên và vấn đề Bắc Triều Tiên, chính là nước cờ chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ.

Bắc Triều Tiên và Trung Quốc có cùng hình thái ý thức chủ nghĩa cộng sản, từ bản chất đều coi Mỹ là kẻ thù thực sự. Bắc Triều Tiên là công cụ mà chính quyền Trung Quốc nuôi dưỡng để đối kháng với Mỹ và thế giới tự do, đường sinh tử của Bắc Triều Tiên do Trung Quốc nắm trong tay. Dù Bắc Triều Tiên có không nghe lời Trung Quốc, thậm chí là trở mặt, nhưng chính quyền Trung Quốc lại rất khó để vứt bỏ công cụ này.

Kim Jong-un biết rằng, nếu Mỹ muốn động vũ khí với Bắc Triều Tiên, trước tiên phải qua được quan ải Bắc Kinh. Trước khi Mỹ và Trung Quốc chưa đạt được hiệp định về vấn đề Bắc Triều Tiên, chỉ cần Bắc Triều Tiên không vượt qua ranh giới chịu đựng của Mỹ, đơn thuần là liên tục tiến hành phóng tên lửa thì Mỹ sẽ chưa có hành động quân sự, chỉ dừng ở mức yêu cầu Bắc Kinh gây áp lực lên Bình Nhưỡng. Do đó Bắc Triều Tiên không ngừng phóng tên lửa nhằm khiêu khích và chọc tức Mỹ, tạo ra cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong tình huống không biết làm gì hơn, Mỹ lại đành phải kêu gọi chính quyền Trung Quốc gây áp lực lên Bắc Triều Tiên. Hiện nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc, cuộc chiến thương mại Trung- Mỹ đã cận kề, đây cũng là điềm báo cho quan hệ Trung-Mỹ trở nên tồi tệ. Tóm lại, cục thế đang tiến triển theo hướng mong đợi của Kim Jong-un.

Sự tồn tại của chính quyền họ Kim ít nhất cần có hai điều kiện tiền đề. Thứ nhất, trong vấn đề dư luận trong nước, cần dùng chiêu bài chống Mỹ để có được chính quyền có tính hợp pháp. Thứ hai, cần chính quyền ĐCSTQ tồn tại để ủng hộ và cung cấp nguồn tài nguyên.

Việc đáng sợ nhất đối với Bắc Triều Tiên chính là quan hệ giữa Trung  -Mỹ cải thiện, chỉ khi quan hệ Trung – Mỹ sứt mẻ thì Bắc Triều Tiên mới có cơ hội tiếp tục duy trì thống trị độc tài dưới sự ủng hộ của ĐCSTQ. Do đó, Bắc Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa, mục đích là khiến cho mối quan hệ Trung – Mỹ bị sứt mẻ, và để bảo vệ chính quyền của mình. Trước đó Bắc Triều Tiên cũng từng sử dụng phương thức này để ép buộc Hàn Quốc triển khai  hệ thống lá chắn tên lửa THAAD, làm ảnh hưởng quan hệ Trung – Hàn. Tại thời điểm quan hệ Seoul – Bắc Kinh rơi vào căng thẳng, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động ở Trung Quốc đều bị ảnh hưởng theo.

Nguyên nhân chủ yếu mà Kim Jong-un lựa chọn phương thức mạo hiểm này là vì đã đặt cược vào một việc: Kim Jong-un và tâp đoàn Giang Trạch Dân có quan hệ mật thiết với nhà họ Kim đều cho rằng, mặc dù sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã lựa chọn sách lược ngoại giao xa rời Bắc Triều Tiên, nhưng ông Tập trong khi tiếp tục duy trì ĐSCTQ sẽ không dám hoàn toàn từ bỏ Bắc Triều Tiên, bởi vì chính quyền ĐCSTQ không thể tồn tại nếu thiếu Bắc Triều Tiên.

Sau khi đặt cược vào việc này và mạnh tay thực thi kế hoạch điên cuồng của mình, từ tình hình hiện nay mà xét, sách lược trói buộc Tập Cận Bình của Kim Jong-un đang phát triển có hiệu quả. Nếu như quan hệ Trung – Mỹ trở nên xấu đi một bước nữa, phe cánh tả trong nội bộ ĐCSTQ và tập đoàn Giang Trạch Dân sẽ thắng thế, cuối cùng kinh tế, chính trị và xã hội Trung Quốc chuyển biến xấu hơn, Trung Quốc sẽ chìm trong tai nạn.

Mối nguy trong nước của ông Tập Cận Bình

Trong ĐCSTQ, ai cũng phải thừa nhận thực tế rằng không có quan chức nào không tham ô. Tập đoàn Giang Trạch Dân và tập đoàn lợi ích trong nội bộ Đảng đang lợi dụng chính thể chế của ĐCSTQ để đối kháng với ông Tập Cận Bình.

Ông Tập Cận Bình chống tham nhũng đã không chỉ động chạm đến tập đoàn lợi ích bên trong Đảng và tập đoàn Giang Trạch Dân, mà còn động chạm đến lợi ích căn bản của ĐCSTQ. Sự hủ bại của ĐCSTQ là sự hủ bại mang tính thể chế, thủ đoạn thống trị của ĐCSTQ lựa chọn là dựa vào dối trá và bạo lực. Không có bạo lực và dối trá, ĐCSTQ sẽ không thể tồn tại. Lịch sử và hiện thực đã chứng minh rõ, ĐCSTQ là chính quyền tàn hại dân chúng để đạt được ý đồ của mình và tội ác cùng cực, sự tồn tại của nó chỉ có thể mang đến tai họa cho dân tộc Trung Hoa và nhân loại.

Bản chất, lịch sử tội ác và hiện thực của ĐCSTQ đều hoàn toàn đối lập với nguyện vọng và mục tiêu cá nhân của ông Tập Cận Bình. Trong thể chế của ĐCSTQ, tất cả mục tiêu của ông Tập Cận Bình đều không thể thực hiện.

Tư tưởng Mác – Lê và hình thái ý thức chủ nghĩa cộng sản không hợp với văn hóa Trung Hoa truyền thống mà ông Tập đề xướng, nó giống như nước với lửa. Trong thể chế của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình lợi dụng quyền lực của Đảng để trừng trị tham nhũng hủ bại, đây là việc hoàn toàn đúng đắn, được người dân ủng hộ. Tuy nhiên, cũng trong thể chế của ĐCSTQ, các vấn đề của xã hội Trung Quốc không thể giải quyết từ gốc rễ. Thậm chí dưới sự vận hành của thể chế cộng sản, hàng loạt các vấn đề khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng hơn. Thù trong giặc ngoài mà hiện nay chính quyền của ông Tập đang phải đối mặt, có nhiều nguyên nhân là do nhân tố thể chế của ĐCSTQ tạo thành.

Nhưng từ đầu năm đến nay, hành động chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ thế lực phản đối ông trong nội bộ ĐCSTQ. Hành động kháng cự này không còn chỉ là hành động phản công của thế lực còn sót lại của tập đoàn Giang Trạch Dân, mà có rất nhiều nhân tố là do tập đoàn Giang Trạch Dân đang lợi dụng thể chế của ĐCSTQ để chống lại Tập Cận Bình. Ví dụ như, tập đoàn Giang Trạch Dân ở nước ngoài liên tiếp vạch trần ông Vương Kỳ Sơn, một trợ thủ đắc lực của ông Tập Cận Bình trong việc chống tham  nhũng, thực ra cũng là đang gửi thông điệp cuối  cùng đến ông Tập Cận Bình: “Chúng ta đều không có ai trong sạch, nếu ông  thật sự muốn chống tham nhũng, thì ĐCSTQ sẽ kết thúc, muốn chết thì chúng ta cùng chết, ông có thật sự dám không?”

Trong tình huống như thế này, từ những nước cờ gay cấn trong nội bộ ĐCSTQ, cho đến khủng hoảng Bắc Triều Tiên trên quốc tế, hiện nay ông Tập Cận Bình đang ở trong thế khó khăn sợ “đập chuột vỡ bình”, lưỡng lự không dứt khoát.

Giới quan sát cũng thấy, một mặt, ông Tập Cận Bình muốn có hành động thực sự, xóa bỏ hoàn toàn đối thủ chính trị, để cho xã hội Trung Quốc bước ra khỏi cục thế khó khăn; một mặt, dưới thể chế của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình bị uy hiếp bởi thế lực phản đối trong nội bộ mà đứng đầu là ông Giang Trạch Dân.

Nếu ông Tập Cận Bình không thể vứt bỏ “tình cảm bảo vệ đảng”, thì sẽ không cách nào thoát khỏi sự ngăn cản và uy hiếp của tập đoàn Giang Trạch Dân, trong nội bộ ĐCSTQ và sẽ phải đối mặt với trở ngại mọi lúc mọi nơi. Song muốn bảo vệ Đảng, thì cần phải duy trì cái gọi là ổn định đại cục, bất cứ việc gì gây nguy hiểm cho Đảng thì đều trở thành “cấm địa”, đương nhiên cũng bao gồm cả việc trừng trị tội bức hại Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân. Trong nước, ông Tập Cận Bình vẫn luôn bị phe ông Giang Trạch Dân trói buộc trên “chiến xa” bức hại Pháp Luân Công. Trên quốc tế, chỉ riêng vấn đề Bắc Triều Tiên, thì cũng đã bị chính quyền của ông Kim Jong-un trói buộc, mối quan hệ với Mỹ cũng bị sứt mẻ, ảnh hưởng tới quan hệ thương mại Trung – Mỹ. Trên quốc tế, vì bảo vệ Đảng, nên cần phải tiếp tục giơ cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác và hình thái ý thức chủ nghĩa cộng sản, việc này hoàn toàn trái ngược với giá trị phổ quát của tự do nhân quyền, và làm Trung Quốc không cách nào hòa nhập vào xã hội quốc tế, trong tương lai, sau khi ĐCSTQ bị lịch sử đào thải, nó sẽ để lại tổn thất lớn cho Trung Quốc.

Lối thoát của ông Tập Cận Bình

Trung Quốc hiện nay, đang trong thời khắc thay đổi to lớn, mỗi bước đi của người cầm quyền đều sẽ tạo thành ảnh hưởng lớn trong tương lai, và cũng vô cùng quan trọn đối với tương lai của cá nhân người cầm quyền. Ông Tập Cận Bình, cũng đang trong thời khắc quan trọng như vậy, đang đối mặt với lựa chọn sinh tử và quyết định của ông Tập liên quan đến sự tồn tại hay diệt vong của Trung Quốc.

Trong thời khắc lịch sử quan trọng này, nếu như ông Tập Cận Bình dám từ bỏ chính quyền ĐCSTQ đã gây hại cho Trung Hoa gần trăm năm nay, xây dựng lại truyền thống Trung Hoa, có thể sẽ phục hưng lại những giá trị vĩ đại cho Trung Hoa. Ngược lại, nếu vẫn ôm giữ chủ nghĩa cộng sản ngoại lai đến từ phương Tây, thì sẽ khó có thể tiến về phía trước, không chỉ tất cả những cố gắng đã làm trước đây cuối cùng sẽ trở thành một trận đấu đá quyền lực đầy máu tanh trong nội bộ Đảng, mà chính bản thân mình cũng sẽ trở thành vật hy sinh cho chính quyền ĐCSTQ, cho dù có hoài bão to lớn, cuối cùng sẽ tan biến theo mây khói, trôi theo dòng nước.

Trí Đạt

(Trí Thức)

DIỄN NGHĨA 3 “KỊCH BẢN” LIÊN QUAN TỚI NHỮNG CUỘC TẬP TRẬN CỦA TRUNG QUỐC DỊP QUỐC KHÁNH 2/9…

La Quán Cơm.
Bài liên quan:

>


Trung Quốc có thể “3 bè bảy mối” trong các quyết sách đối nội, song trong các quan hệ đối ngoại, Trung Quốc xưa nay đều nhất quán không chỉ với Việt Nam mà đối với tất cả các nước lân bang và với thế giới.
Nhìn sâu váo lịch sử đối ngoại của Trung Quốc, chúng ta ít thấy Trung Quốc không có một mối liên minh bền chặt nào với một quốc gia lân bang nào ? Triều Tiên ư? Pakistan ư ? Và bây giờ là Nga của thời Putin chuyên chế ? Họ không có bạn bè đúng nghĩa hay liên minh gì theo cách hiểu văn minh, mặc dù họ đang hô và bỏ ra hàng trăm tỷ USD cho cái dự án Một vành đai, một con đường…
Trung Quốc không bao giờ “bắt cá một tay”, “ bỏ trứng vào một giỏ”. Mỗi khi Trung Quốc giương cung bắn một mũi tên, vung một đường gươm, mũi giáo trong các chính sách đối ngoại đều nhằm đạt hai, ba mục tiêu; Dân chơi cờ gọi đó là lối đánh 1 nước tính nhiều nước sau? Khi đưa ra một chính sách đối ngoại nào Trung Quốc đều tính tới tính lui, tỉnh đủ đáp án… cho cả liên quan tới dăm ba phương án kế sau, hệ lụy…
Hành động của Trung Quốc ồ ại đưa lực lượng quân đội, hải quân ồ ạt đến tập trận, diễu võ giương oai tại vùng biển thuộc hải phận Việt Nam, tại vùng biên giới sát tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam dịp Quốc khánh 2/9 có thể ví với hành vi của một kẻ côn đồ kiểu Năm Cam: Thấy hàng xóm có kỵ giỗ thì một mặt cho gia nhân mang vài thẻ hương sang lấy lệ; Nhưng mặt khác lại thuê du côn, đầu gấu mang gậy gộc, giáo mác múa may hò hét trước ngõ nhà người ta thách thức, dọa nạt…
Hành vi này không chỉ gây phiền lòng, bất an cho gia chủ mà còn gây phiền long bất an cho quan khách, họ hàng con cháu của gia chủ. Bởi dịp giỗ kỵ là dịp gia chủ mời bà con thân thích, họ hàng đến giữ vừa để hương khói cho người quá cố; Là dịp để thắt chặt quan hệ ruột thịt, thậm chí đây cũng là dịp để gắn kết hơn các phi vụ làm ăn với bạn hành…
Thế mà năm nay dịp 2/9/2017…
Có 3 “kịch bản” mà dân vỉa hè Hà Nội đang xao xác bàn luận về hành động tai ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc, hành vi của những kẻ đại diện cho hơn 1 tỷ dân vẫn tự nhận có nên văn minh cổ đại vào loại nhất nhì của thế giới:

Kịch bản 1: Để dọa nạt và tống tiền Việt Nam

Đây là hành động đòi bản quyền tác giả của cái dây chuyền công nghệ của cái “mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” có nguồn gốc Tàu. Giống như nhạc sĩ Phó Đức Phương thấy ai hát nhạc, sử dụng các tác phẩm âm nhạc kể cả đám ma, đám cưới thì cho người đến đòi tiền bản quyền…Trung tâm Bản quyền tác giả âm nhạc của Phó Đức Phương khi đi đòi tác quyền, cử người, đánh công văn không đòi được thì nhờ Thanh tra bộ Văn hóa đòi hộ. Còn Trung Quốc thì dùng quân đội…
Hành vi này nhằm răn đe Mỹ, Tây Âu, Ấn Độ đang nhăm nhe vào Biển Đông để hợp tác với Việt Nam khai thác dầu…Gần đây, Trung Quốc còn quảng cáo đã thành công trong việc khai thác và chế tác băng cháy ở Biển Đông để kích hoạt dư luận trong nước ủng hộ hành động leo thang quân sự trên Biển Đông…
Hành vi động binh này, Trung Quốc còn nhằm đánh động, mặc cả với Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Âu, Ấn Độ… trong các tranh chấp ngày càng xảy ra quyết liệt tại các địa bàn, khu vực khác…
Hành vi này một mặt răn đe bên ngoài, cô lập Việt Nam, buộc Việt Nam phải qụy lụy Trung Quốc, nô lệ cái bản quyền của cái “dây chuyền công nghệ”-mô hình “ kinh tế thị trường định hướng XHCN” và cả cái dây chuyền " đả hổ đập ruồi"…
Để trả tác quyền cho cái dây chuyền công nghệ này, trong quá khứ Việt Nam đã từng trao cho Trung Quốc hàng trăm km 2 đất đai ở khu vực biên giới phía bắc; chấp nhận cho vào xây dựng và chuyển giao việc xây dựng khu liên hợp khai thác quặng bauxite Tây Nguyên, 90 % các nhà máy nhiệt điện đều vào tay các nhà thấu Trung Quốc xây lắp; rồi đường sắt độ thị Hà Nội; rồi Formosa Hà Tĩnh danh nghĩa Đài Loan là chủ đầu tư nhưng phần lớn trong đó các dự án theo nhiều nguồn tin thì Trung Quốc chi phối phần lớn vốn đầu tư vào Formosa Hà Tĩnh…
Sắp tới Trung Quốc còn đánh tiếng đòi làm sân bay Long Thành, đường sắt Sài Gòn-Cần Thơ; một số nhiệt điện mà chắc máy móc công nghệ lượm lặt từ các nhà máy nhiệt điện thải loại của Trung Quốc…
Hành động tập trận này liệu có là hành vi đe dọa, dọn đường cho một cuộc chiến chớp nhoáng trên Biển Đông, nhằm chiếm đoạt tất cả các hòn đảo đang được Việt Nam chiếm giữ bấy lâu nay trên vùng biển Trường Sa. Nếu chiếm được, Trung Quốc sẽ khồng chế hoàn toàn vùng biển sầm uất về mật độ giao thông, giàu có về thủy hải sản và băng cháy…
Hành vi tập trận này phải chăng nhằm dọn đường, chuẩn bị cho cú đột kích vào khu vực miền trung từ Hã Tĩnh tới Đà Nẵng để cắt đôi Việt Nam; Trung Quốc đã ém sẵn 1 vạn quân, tương đương một sư đoàn tại khu công nghiệp Formosa…Đám này chỉ cần cởi áo, giao súng cho họ thì lập tức Đèo Ngang, khu vực Đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà thành những thành đồng phòng thủ kiên cố bất khả chiến bại…
Theo người viết bài này: Trung Quốc liều lĩnh phát động một cuộc chiến tranh nóng trên Biển Đông, dồn hỏa lực hải quân, lục quân đổ bộ vào khu vực miền Trung của Việt Nam trong thời điểm hiện nay là một kịch bản ít xảy ra vì khả năng thu lợi thấp, rủi ro cao…

Kịch bản thứ 2: Yểm trợ cho ông Nguyễn Phú Trọng giữ vững ekip  để Trung Quốc  thu tiền tác quyền dây chuyền công nghệ: “ cơ chế thị trường định hướng XHCN”…

Trung Quốc tập trận, ồ ạt diễu võ dương oai là muốn đánh động cho các lực lượng trong nước Việt Nam biết: Trung Quốc đang ra sức dồn lực bảo vệ cái dây chuyền công nghệ do Trung Quốc viện trợ không hoàn lại và cài đặt cho bộ máy Đảng, nhà nước Việt Nam…
Bấy lâu nay người ta dồn bao nhiêu tiền của đầu tư cái dây chuyền công nghệ này giao vào tay anh để anh làm “Tổng Giám đốc”, chủ tài khoản; vậy thì làm sao quay mặt không trả tiền bản quyền, tiền vốn, lãi của máy móc công nghệ đầu tư mặc dù danh nghĩa là viện trợ do không hoàn lại do bởi 2 đảng,  2 nhà nước luôn cần tới nhau bởi: "Sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan"Tôi giúp anh, anh ăn nên làm ra rồi thì không được phép quay mặt lại với tôi, hành động tập trận này hàm nghĩa này chăng ?
 Nếu một lực lượng nào đó trong nước lăm le lật đổ ông Trọng khi ông Trọng đang “dốc bóng” để thực hiện chiến dịch “đuổi hổ, đập ruồi” nhằm củng cố thế và lực và để xoa dịu lòng dân đang ngán tận cổ cái dây chuyền công nghệ do Trung Quốc viện trợ đó; Trong đó có cả cái dây chuyền “ đả hộ diệt ruồi”. Nếu xảy ra hành vi phản kháng thì Trung Quốc nhảy vào can thiệp…
Tỷ dụ, nếu ông Nguyễn Tấn Dũng tập hợp quân từ quân khu 5, quân khu 7, quân khu 9 trở vào, kéo quân ra bắc thì sẽ vấp phải 1 sư đoàn quân thiện chiến của Tàu cộng đang được ém ở Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh lao ra chốt chặn ở Đèo Ngang, Hải Vân quan chặn đứng nếu muốn đi đường bộ…Còn đường biển thì hải quân Trung Quốc dăng lưới sắt từ Hoàng Sa, một con tép, con tôm cũng không bơi nổi ra miền bắc…
Còn không quân nếu bay từ Đà Nẵng ra, bay giờ nào, ký hiệu máy bay là gì, tọa độ hướng bay của máy bay ra sao sẽ có các gián điệp nằm vùng của Trung Quốc bấy lâu nay được cài cắm trong các khu nghỉ dưỡng ở biển Đà Nẵng; Mua nhà xung quanh sân bay Đà Nẵng, bằng các  rada bỏ túi lập tức họ sẽ báo về Nam Ninh, Quảng Châu Trung Quốc…
Từ Đà Nẵng ra Hà Nội đường bay khoảng 600 km, trong khi từ sân bay Nam Ninh sang Hà Nội chỉ có 400 km; Chắc chắn nếu xảy ra không chiến, không quân Trung Quốc lợi thế hơn…
Kịch bản này có yếu tố siêu thực: Ông Nguyễn Tấn Dũng khó lòng tập hợp, lôi kéo được các tướng lĩnh từ Quân khu 5 trở vào ủng hộ mình quay súng chống lại ông Trọng khi ông Dũng không còn chức quyền: Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi…
Ông Nguyễn Tấn Dũng sử dụng lực lượng quân sự từ quân khu 5 trở vào để tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ ông Trọng là khả năng là khả năng sác suất rất thấp, ít khả thi; Chắc Trung Quốc không đưa phương án này vào kịch bản ủng hộ, bảo vệ ông Trọng đề phòng ông Dũng đảo chính ?!

Kịch bản 3: Tập trận để giải vây và cứu nguy cho ê kip Nguyễn Tấn Dũng đang bị dồn vào chân tường

Hành động tập trận này nhằm răn đe ông Nguyễn Phú Trọng: chỉ được phép đập ruồi còn hổ thì chỉ có thể đuổi về rừng…nào đó ở Tâu Âu hoặc Mỹ…Nếu không nghe, không hiểu sự cảnh báo này tất yếu sẽ xảy ra đánh nhau với Trung Quốc thì khò lòng ngồi yên với nhau mà đập ruồi chứ đừng mong đuổi hổ ?
Sẽ bàn kỹ kịch bản này trong kỳ sau…

L.Q.C.
( Còn nữa )

Trương Duy Nhất - Phiên toà lịch sử chỉ xử Thăng không lôi được Ba Dũng?

Hình dáng về một phiên toà lịch sử đang rất gần. Có thể, khó để lôi được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra toà, nhưng dàn bị cáo trước vành móng ngựa sẽ hiện diện, chắc chắn ít nhất một cựu Uỷ viên Bộ Chính trị, nhân vật từng được kỳ vọng cho ngôi vị Thủ tướng. Xem ra, Đinh La Thăng khó có cơ hội làm "người tử tế" như Ba Dũng.


Cùng lúc đại án Ocean bank đang xử, với lời khai về những bó tiền hối lộ khổng lồ cung phụng "bề trên", hôm qua 31/8/2017, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự "Cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PVN.

Những đốm lửa từ cái "lò" ông Trọng đang bén gần hơn, phả nóng cánh cửa tư gia của những kẻ mà chưa cần nhắc tên, ai cũng biết.

Hình dáng về một phiên toà lịch sử đang rất gần. Có thể, khó để lôi được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra toà, nhưng dàn bị cáo trước vành móng ngựa sẽ hiện diện, chắc chắn ít nhất một cựu Uỷ viên Bộ Chính trị, nhân vật từng được kỳ vọng cho ngôi vị Thủ tướng.

Xem ra, Đinh La Thăng khó có cơ hội làm "người tử tế" như Ba Dũng.


Trương Duy Nhất

(Blog Trương Duy Nhất)

“Quan lộ” của cựu Tổng Giám đốc Oceanbank và cách xài “tiền chùa”

Nguyễn Hưng | 

“Quan lộ” của cựu Tổng Giám đốc Oceanbank và cách xài “tiền chùa”
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tại phiên toà.

Phiên toà xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) đã diễn ra được 5 ngày. Trong đại án này, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm là cấp dưới có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng gây thiệt hại cho ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng.

Ngoài vai trò chủ mưu của Hà Văn Thắm, một nhân vật khác cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của Oceanbank là Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962, quê Hà Tĩnh; hiện sống tại Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội), cựu Tổng Giám đốc Oceanbank bị truy tố về ba tội danh: tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ông này bị cáo buộc đã có hành vi lợi dụng chức vụ được giao, ban hành, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động trái pháp luật chiếm đoạt hơn 246 tỷ đồng.
Theo dõi quá trình xét xử đại án này, chúng tôi thấy quan lộ của Nguyễn Xuân Sơn quá thần tốc và cả cách nhận tiền, tiêu tiền thật đáng sợ.
Oceanbank có hơn 1.000 cổ đông góp vốn do Hà Văn Thắm là Chủ tịch HĐQT. Cuối năm 2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã ký thoả thuận với Oceanbank và trở thành cổ đông, góp 20% vốn điều lệ vào ngân hàng này, qua đó đã cử Nguyễn Xuân Sơn tham gia thành viên HĐQT ngân hàng, kiêm chức vụ Tổng Giám đốc Oceanbank.
Đầu năm 2009, khi Thắm trao đổi, bàn bạc về việc huy động vốn cho Oceanbank, với vị thế của người được Tập đoàn lớn cử sang làm đối tác chiến lược tham gia HĐQT và điều hành ngân hàng, Sơn chủ động đề nghị Thắm phải chi thêm khoản “chăm sóc khách hàng” ngoài lãi suất tiền gửi quy định trong hợp đồng đối với số tiền huy động của các đơn vị thành viên PVN.
Số tiền này, Sơn được toàn quyền quyết định mà không cần trao đổi với ai. Do Oceanbank có quy mô nhỏ, khó cạnh tranh trong việc huy động vốn nên Thắm đã đồng ý đề nghị trên của Sơn.
Để có nguồn tiền “chăm sóc khách hàng” theo yêu cầu của Sơn, Thắm sử dụng Công ty cổ phần BSC Việt Nam (viết tắt là Công ty BSC) do Thắm thành lập từ năm 2008 để thực hiện việc ký các hợp đồng làm dịch vụ đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Oceabank nhằm thu phí.
Được sự đồng ý của Thắm, Sơn đã chỉ đạo Phó Tổng Giám đốc Oceanbank Nguyễn Minh Thu, phụ trách Khối nguồn vốn triển khai thực hiện việc thu thêm phí ngoài tỷ giá theo quy định trong hợp đồng bán ngoại tệ cho khách hàng thông qua việc yêu cầu khách hàng ký hợp đồng dịch vụ với Công ty BSC nhằm tạo thêm nguồn thu theo yêu cầu của mình và chiếm đoạt gần 69 tỷ đồng.
Tại phiên toà, Sơn thừa nhận, có nhận số tiền này từ Thắm và cấp dưới của Thắm chuyển cho được lấy từ Công ty BSC. Nhưng Sơn biện minh rằng “Bị cáo nghĩ đấy là tiền của Thắm chứ không phải tiền của Oceanbank”.
Một trong những doanh nghiệp lớn đã gửi tiền tại Oceanbank là Liên doanh Dầu khí Việt-Nga (Vietsovpetro). Thời điểm doanh nghiệp này gửi tiền nhiều nhất tại Oceanbank tới hơn 100 triệu USD (khoảng 2.000 tỷ đồng).
Sơn khai, chỉ riêng doanh nghiệp này, bị cáo trực tiếp đưa tiền cho Kế toán trưởng là Võ Quang Huy và Tổng Giám đốc Nguyễn Hữu Tuyến khoảng 10 lần, mỗi lần từ 10 đến 20 ngàn USD hoặc từ 200 đến 300 triệu đồng.
Còn những doanh nghiệp lớn khác là khách hàng lớn khác cũng gửi từ 1.000 đến 1.500 tỷ đồng cũng đều được Oceanbank “chăm sóc” rất chu đáo.
Cũng vì lời khai này của Sơn mà HĐXX đã yêu cầu triệu tập ông Huy và ông Tuyến đến toà để đối chất.
Trong 5 ngày xét xử vừa qua, mỗi khi được HĐXX thẩm vấn cách tiêu những khoản tiền kếch xù từ Oceanbank việc gì, bị cáo Sơn đều khai đã chi từng này tiền và quà cho ông nọ, bà kia là quan chức, hoặc doanh nghiệp.
Khai là vậy, nhưng Nguyễn Xuân Sơn không chứng minh được với lý do: “Tiền mang đi biếu, tặng mà Toà yêu cầu bị cáo chứng minh thì khó quá. Mình đi biếu, tặng quà, tiền mà lại bảo người được biếu, được tặng ký xác nhận làm sao được”.
Chủ tọa hỏi “Cáo trạng xác định, bị cáo lợi dụng chức vụ được giao để ban hành, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động trái pháp luật chiếm đoạt số tiền hơn 246 tỷ đồng.
Vậy toàn bộ số tiền này đều mang đi biếu, tặng hết sao?”. Nguyễn Xuân Sơn trả lời “cũng có những khoản chi khác nữa nhưng để hạch toán vào chứng từ kế toán thì rất khó”.
Sau khi gây ra thiệt hại lớn về kinh tế cho Oceanbank, bị cáo Sơn được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc PVN. Những tưởng khi ngồi vào ghế mới, ông ta không tham gia gì vào hoạt động của Oceanbank nữa nhưng thực tế không phải như vậy.
Khi Nguyễn Xuân Sơn được bổ nhiệm chức vụ mới cũng là thời điểm Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Minh Thu tiếp quản vị trí Tổng Giám đốc Oceanbank.
Từ đầu năm 2011 đến cuối năm 2014, thực hiện theo chỉ đạo của Hà Văn Thắm, Thu trực tiếp chỉ đạo các khối nghiệp vụ của Hội sở Oceanbank và Giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch Oceanbank chi trả lãi ngoài huy động vốn cho khách hàng tiền gửi trái quy định về lãi trần suất huy động vốn do Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời kỳ với tổng số tiền khoảng 540 tỷ đồng.
Thu khai “Thời điểm này, theo bàn giao công việc và chỉ đạo của Sơn, bị cáo đã trực tiếp phê duyệt, nhận và chi tiền lãi ngoài hơn 125 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn cho các khách hàng thuộc nhóm Tập đoàn PVN do Nguyễn Xuân Sơn phụ trách.
Cũng vì nhóm khách hàng của PVN gửi tiền tại Oceanbank rất lớn nên bị cáo không thể không nghe theo ý kiến của Sơn”.
Nguyễn Xuân Sơn từ vị trí là Tổng Giám đốc Công ty Tài chính dầu khí Việt Nam (PVFC), cuối năm 2008, do PVN ký thỏa thuận với Oceanbank và trở thành cổ đông, đối tác chiến lược, góp 20% vốn điều lệ vào Oceanbank, sau đó Sơn được PVN giới thiệu làm thành viên HĐQT và được HĐQT Oceanbank bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Oceanbank từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2010.
Từ chức tại Oceanbank, Sơn được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc PVN rồi Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN.
Khi Sơn chuyển về PVN đảm nhận cương vị mới, người kế nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Oceanbank là Nguyễn Minh Thu lại chính là cấp dưới một thời của Sơn kể từ thời còn công tác ở PVFC (một đơn vị thành viên của PVN) khi Thu lần lượt đảm nhận các chức vụ từ chuyên viên đến trưởng phòng.
Có thể thấy, không phải chỉ đến khi chuyển sang công tác tại Oceanbank, Thu mới là cánh tay của Nguyễn Xuân Sơn mà mối quan hệ cấp trên cấp dưới giữa họ đã được củng cố từ thời còn ở PVFC.
Những sai phạm nghiêm trọng trong việc quản lý, điều hành Oceanbank là nguyên nhân trực tiếp đưa bộ ba nổi tiếng của Oceanbank là Hà Văn Thắm - Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Minh Thu vào vòng lao lý.
Trước khi công tác trong ngành Dầu khí, rồi chuyển sang Oceanbank và lại trở lại làm lãnh đạo cao nhất của ngành Dầu khí, Nguyễn Xuân Sơn tốt nghiệp Trường Đại học Nam Carolina (Hoa Kỳ), chuyên ngành Quản trị kinh doanh, cấp đào tạo trên đại học; Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành Vật giá và Trường Đào tạo cán bộ dầu khí.
theo Công an nhân dân

Văn tế thập loại quan tham


Phạm Lưu Vũ.


(Kẻ hậu sinh cung kính lạy cụ Đồ Chiểu)

Hỡi ơi! Thuế nặng phí dày, lòng dân bải hoải.

Trăm năm công đánh giặc, chưa chắc mà nay ở ngôi cao,

Mấy đời móc túi dân, thân tuy béo tiếng tham như chó

Nhớ quân xưa:

Con cái nhà ai,

Ăn no dửng mỡ.

Quen thân nhung lụa, đâu biết lòng dân,

Chỉ biết chọi nhau, ở trong biệt phủ.

Việc hát, việc hò, việc đàn, việc đúm… thân vốn quen rồi,

Học ăn, học nói, học chữ, học nghề… mắt đâu thèm ngó.

Nghiệp ăn hại kết tinh từ kiếp trước, cha quan to thì mình tất quan to,

Mùi tham lam đã ngấm đến cao lâu, thích hối lộ như mèo hoang thích chuột.

Chỗ thấy đường xe đông như nước, muốn lập trạm thu;

Ngày xem ngân sách cạn như chùi, muốn nâng thuế VAT.

Một mối lợi danh ngồn ngộn, há để ai cướp mất của ai,

Hai tầng quyền lực ngút trời, đâu dung lũ dân đen khốn khó.

Nào sợ ai đòi, ai bắt? phen này xin thỏa sức tung hoành,

Chẳng thèm biết ngượng, biết ghê, chuyến này quyết ra tay vơ vét.

Khá ngon thay:

Vốn chẳng phải quan to, quan nhỏ, khối thằng theo đóm được an tàn,

Chẳng qua là con bạc, con buôn, quan hệ tốt thiếu gì dự án.

Mười tám môn hối lộ, nào biệt thự, nào nhà,

Chín chục triệu dân đen, cứ tha hồ móc túi.

Ngoài cật đã có tờ quyết định, nào đợi dân kịp trở tay,

Trong xe chồng một đống hồ sơ, đâu cần đến lương tri, công lý.

Cửa quan đã đẻ ra cơ chế, liền sinh ra nhóm nọ nhóm kia,

Nhân danh người nhà tướng, nhà quan, chả cần vốn cũng tay không bắt giặc.

Chi nhọc thương thảo với giá này, giá nọ, lấn vườn, cướp ruộng, coi giặc cũng như dân,

Nào sợ thằng Vươn bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, dễ dàng như tập trận.

Kẻ dùi cui, người roi điện, làm cho dân lành, con nít hồn kinh,

Bọn hè trước, lũ ó sau, thương thay lão già gãy cẳng.

Tấm gương đạo đức đâu rồi?

Ai biết tính người vội bỏ.

Một kiếp quan trường rằng chữ lợi, ai hay quả báo nhãn tiền,

Trăm năm địa ngục ấy chữ nguy, nào đợi nhân nào quả nấy.

Núi sông mờ mịt, mà cỏ cây mấy dặm sầu giăng;

Thiên hạ thái bình, để già trẻ hai hàng lệ nhỏ.

Bên ngoài giặc cướp, Hán gian ùa tới, mà biển khơi đã chết còn dày đặc âm binh,

Bên trong quan tham, giữ ghế hành dân, mà hiệu lực nhất nhất theo kim tiền chỉ đạo.

Nhưng nghĩ rằng:

Tấc đấc ngọn rau ơn xương máu, tài bồi cho cả nước nhà ta,

Bát cơm manh áo sống ở đời, tối mắt mấy đời cha con nó.

Vì ai khiến dân đen khốn khổ, thuế phí chồng nhau,

Vì ai xui vườn ruộng tan tành, động mồ động mả?

Sống làm quan tham lam vô đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn,

Chết làm ma ở chốn cửu tuyền, ngửi phân lợn, uống nước đồng, nghe càng thêm hổ.

Thà chưa thác mà đặng lòng sám hối, ăn năn may tổ phụ còn vinh;

Hơn sống dai mà chịu chữ cẩu quan, ở với nhân dân cũng ngượng.

Thôi đi thôi!

Đường quan lộ, năm năm ư một khóa, có tham lam cũng lưu lại chút tình,

Nẻo công danh, một kiếp đặng một lần, cẩn thận kẻo sa phải vòng lao lý.

Đau đớn bấy! người tình ngồi tiếc của, Buổi vàng son sung sướng đâu rồi,

Não nùng thay! vợ trẻ chạy nuôi chồng, con xế cũ đậu ngoài song sắt.

Ôi!

Một khóa quan tham;

Nghìn năm nhục nhã.

Giặc cướp vẫn giăng đầy đâu đó, ai làm cho bốn phía mây đen,

Ông cha ta còn gửi cốt nơi đây, ai cứu đặng mấy phường con đỏ.

Sống mà cả nước non đều hận, oan gia đầy, muôn vạn kiếp còn theo,

Thác đừng trông đền miếu để thờ, tiếng gian trải muôn đời ai cũng chửi.

Sống tạo nghiệp, thác thì trả nghiệp, linh hồn theo ám cháu con, muôn kiếp không ngóc đầu lên được,

Sống thờ giặc, thác phải thờ ma, lời Phật dạy đã rành rành, một chữ “đọa” đủ mà cảnh tỉnh.

Hỡi ơi!

Nước mắt dân lành lau chẳng ráo, thương vì hai chữ dân oan,

Cây hương liệt sĩ thắp nên thơm, cám bởi một câu bội nghĩa.

May ra thì hưởng!

Qua lời chúc mừng Quốc khánh 2/9 Tổng thống Đức lưu ý Việt Nam về Nhà nước Pháp quyền; Quan hệ ngoại giao Đức-Việt căng thẳng; Vĩ sao Tổng thống Đức vẫn gửi điện chúc mừng quốc khánh ?

Mặc dù khủng hoảng ngoại giao giữa 2 nước sau vụ băt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhưng hôm qua nhân ngày Quốc khánh Việt Nam 02.09 Tổng thống CHLB Đức Steinmeier cũng đã gửi một điện thư chúc mừng tới Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang.

Ảnh chụp màn hình Facebook của Đại sứ quán Đức ở Việt Nam

Tổng thống Đức Steinmeier đã chúc mừng Chủ tịch Trần Đại Quang nhân dịp Quốc khánh:

“Thưa Ngài Chủ tịch,

Nhân dịp Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thay mặt nhân dân Đức tôi xin gửi đến Ngài và nhân dân đất nước Ngài những lời chúc mừng.

Từ hơn 40 năm nay hai nước chúng ta vun đắp mối quan hệ song phương chặt chẽ. Tôi muốn khích lệ Việt Nam tiến bước một cách kiên trì trên con đường hiện đại hóa và tăng cường nhà nước pháp quyền.

Thưa Ngài Chủ tịch, tôi chúc Ngài và người dân đất nước Ngài hạnh phúc và thịnh vượng.

Frank-Walter Steinmeier

Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức“

Bản dịch điện thư chúc mừng của Tổng thống Đức Steinmeier

Bundespräsident Steinmeier hat Präsident Tran Dai Quang zum Nationalfeiertag gratuliert:

„Herr Präsident,

zum Nationalfeiertag der Sozialistischen Republik Vietnam übermittle ich Ihnen und den Bürgerinnen und Bürgern Ihres Landes, auch im Namen meiner Landsleute, meine Glückwünsche.

Unsere beiden Länder pflegen seit mehr als 40 Jahren enge bilaterale Beziehungen. Ich möchte Vietnam ermutigen, auf dem Weg der Modernisierung zielstrebig voranzuschreiten und Rechtsstaatlichkeit zu stärken.

Ihnen, Herr Präsident, und Ihren Mitbürgerinnen und Mitbürgern, wünsche ich Glück und Wohlergehen.

Frank-Walter Steinmeier

Präsident der Bundesrepublik Deutschland‘‘

Bản gốc tiếng Đức điện thư chúc mừng của Tổng thống Đức Steinmeier

Trong lời chúc mừng, Tổng thống Đức đã khéo léo lưu ý Việt Nam về vấn đề nhà nước pháp quyền.

Cần nhớ, trước khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, hồi đầu tháng 7 tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đích thân thỉnh cầu bà Thủ tướng Đức Merkel giúp đỡ việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Nhưng bà Thủ tướng Đức Merkel đã từ chối và viện dẫn rằng, thủ tục dẫn độ phải làm đúng theo những chuẩn mực của nhà nước pháp quyền. Bà không có quyền và cũng không có thể can thiệp vào thủ tục này được.

Nhật báo Bild, số báo Online ra khuya Thứ Thư 16/08/2017 đưa tin đích thân Thủ tướng Phúc thỉnh cầu Thủ tướng Merkel cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: Bild

Ngoài ra từ nhiều năm nay, trong viện trợ phát triển cho Việt Nam có chương trình „Đối thoại Đức – Việt về nhà nước pháp quyền“, nhằm giúp đỡ Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền.

Điện thư chúc mừng Quốc khánh 02.09 của Tổng thống CHLB Đức Steinmeier, bản chính và bản dịch, đã được Đại sứ quán Đức cho đăng trên Facebook của Đại sứ quán Đức, nhưng KHÔNG đăng trên trang web chính thức của Đại sứ quán Đức, mà trên đó (ngay trang chính) vẫn còn đăng Tuyên bố của Bộ ngoại giao CHLB Đức khẳng định Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc:


Ảnh chụp màn hình trang web chính thức của Đại sứ quán Đức ở Hà Nội. Nguồn: Vietnam Diplo

Hiếu Bá Linh
thoibao.de


Tổng thống Đức đã gửi lời chúc mừng tới Chủ tịch Trần Đại Quang nhân quốc khánh Việt Nam 2/9, trong bối cảnh hai nước vẫn đang tìm cách hóa giải tranh cãi ngoại giao về vụ Trịnh Xuân Thanh.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier.
Lời chúc mừng của Tổng thống Đức trên trang Facebook của cơ quan đại diện ngoại giao của Berlin ở Hà Nội.
Trang Facebook của Đại sứ quán Đức ở Hà Nội hôm 1/9 đăng tải lời của ông Frank-Walter Steinmeier, trong đó có nhắc tới “nhà nước pháp quyền”.

“Từ hơn 40 năm nay hai nước chúng ta vun đắp mối quan hệ song phương chặt chẽ. Tôi muốn động viên đất nước Việt Nam tiếp tục kiên trì tiến bước trên con đường hiện đại hóa và tăng cường nhà nước pháp quyền”, lời chúc mừng ông Steinmeier viết.

Thông điệp của nguyên thủ Đức được đưa ra một tháng sau khi chính quyền Berlin cáo buộc Việt Nam vi phạm “trắng trợn” luật pháp Đức và quốc tế trong vụ bắt giữ ông Thanh.

Hai tuần sau đó, Hà Nội chủ động tìm cách “tiếp cận” và “đối thoại” với Đức về vụ việc đã đẩy quan hệ đôi bên xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Vụ Trịnh Xuân Thanh đã đẩy quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Vụ Trịnh Xuân Thanh đã đẩy quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Bình luận dưới lời chúc của Tổng thống Đức trên trang Facebook của cơ quan đại diện ngoại giao của Berlin ở Việt Nam, Facebooker tên Nguyen Tran viết: “Người trong nước không hiểu gì người Âu Mỹ cả. Đối với họ. Việc nào ra việc nấy. Việc chúc mừng là việc chúc mừng, việc của TXT [Trịnh Xuân Thanh] là việc TXT, họ không có lầm lẫn cho vào chung một nồi như lối suy nghĩ của VN ta đâu. Hơn nữa Đức là nước tam quyền phân lập, mỗi cơ quan có nhiệm vụ riêng của nó, không có việc cơ quan khác ra lệnh cơ quan này phải làm việc nhu ý muốn đâu”.

“Tổng thống Đức chỉ có nhiệm vụ tiếp quốc khách và gởi thư chúc mừng, ông không có quyền ra lệnh thủ tướng Đức hay bộ ngoại giao phải nghe. Thủ tướng Đức hay bộ Ngoại giao không có quyền ra lệnh bộ Tư pháp ngưng điều tra vụ TXT. Họ cũng không dám dính vào, việc này là của bộ Tư pháp... Chính quyền Đức chỉ biết thi hành đúng luật và Hiến pháp… Đừng nghĩ rằng Đức gởi thư chúc mừng là việc TXT sẽ bỏ qua. Âu Mỹ không có chuyện đạp trên Hiến pháp mà ra lệnh cấp dưới làm theo ý của mình…” Nguyen Tran viết tiếp.

Còn trên trang Facebook cá nhân, ông Lê Trung Khoa, một ký giả ở Berlin, viết: “Kỷ niệm 72 năm Quốc khánh 2/9 giữa một nhóm người Việt tụ tập với nhau tại Đại sứ quán Berlin”.

VOA Việt Ngữ không thể tìm thấy các thông tin về lễ kỷ niệm này trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở Đức, nhưng truyền thông trong nước cũng đăng tải thông tin về buổi lễ này.

Đài tiếng nói Việt Nam dẫn lời đại sứ Việt Nam ở Berlin Đoàn Xuân Hưng “thẳng thắn chia sẻ sự cố đáng buồn vừa qua trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước và tin rằng, vì tình hữu nghị thân thiết bấy nay, vì quyền lợi của cả hai dân tộc sự cố đó sớm được giải quyết một cách thấu đáo để quan hệ giữa hai nước nồng ấm như vốn có”.

Không thấy người nước ngoài nào trong các bức ảnh được đăng kèm theo bài viết có tựa đề “Đại sứ quán Việt Nam và kiều bào tại Đức kỷ niệm 72 năm ngày Quốc khánh”.

Không chỉ Đức, chính phủ Mỹ vừa qua cũng gửi lời chúc mừng tới lãnh đạo Việt Nam nhân ngày 2/9.

Trong thông cáo ngày 31/8, Ngoại trưởng Tillerson nói: “Kể từ khi bình thường hóa quan hệ song phương cách đây 22 năm, quan hệ giữa hai nước đã phát triển theo cách thức mà không ai có thể hình dung trước. Hai nước đã vượt qua mâu thuẫn và chia rẽ trong quá khứ, hướng tới mối quan hệ đối tác thịnh vượng, mở rộng mối quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế và giữa người dân hai nước”.

Viễn Đông

(VOA)