Mặc dù khủng hoảng ngoại giao giữa 2 nước sau vụ băt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhưng hôm qua nhân ngày Quốc khánh Việt Nam 02.09 Tổng thống CHLB Đức Steinmeier cũng đã gửi một điện thư chúc mừng tới Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang.
“Thưa Ngài Chủ tịch,
Nhân dịp Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thay mặt nhân dân Đức tôi xin gửi đến Ngài và nhân dân đất nước Ngài những lời chúc mừng.
Từ hơn 40 năm nay hai nước chúng ta vun đắp mối quan hệ song phương chặt chẽ. Tôi muốn khích lệ Việt Nam tiến bước một cách kiên trì trên con đường hiện đại hóa và tăng cường nhà nước pháp quyền.
Thưa Ngài Chủ tịch, tôi chúc Ngài và người dân đất nước Ngài hạnh phúc và thịnh vượng.
Frank-Walter Steinmeier
Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức“
Bản dịch điện thư chúc mừng của Tổng thống Đức Steinmeier
Bundespräsident Steinmeier hat Präsident Tran Dai Quang zum Nationalfeiertag gratuliert:
„Herr Präsident,
zum Nationalfeiertag der Sozialistischen Republik Vietnam übermittle ich Ihnen und den Bürgerinnen und Bürgern Ihres Landes, auch im Namen meiner Landsleute, meine Glückwünsche.
Unsere beiden Länder pflegen seit mehr als 40 Jahren enge bilaterale Beziehungen. Ich möchte Vietnam ermutigen, auf dem Weg der Modernisierung zielstrebig voranzuschreiten und Rechtsstaatlichkeit zu stärken.
Ihnen, Herr Präsident, und Ihren Mitbürgerinnen und Mitbürgern, wünsche ich Glück und Wohlergehen.
Frank-Walter Steinmeier
Präsident der Bundesrepublik Deutschland‘‘
Bản gốc tiếng Đức điện thư chúc mừng của Tổng thống Đức Steinmeier
Trong lời chúc mừng, Tổng thống Đức đã khéo léo lưu ý Việt Nam về vấn đề nhà nước pháp quyền.
Cần nhớ, trước khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, hồi đầu tháng 7 tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đích thân thỉnh cầu bà Thủ tướng Đức Merkel giúp đỡ việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Nhưng bà Thủ tướng Đức Merkel đã từ chối và viện dẫn rằng, thủ tục dẫn độ phải làm đúng theo những chuẩn mực của nhà nước pháp quyền. Bà không có quyền và cũng không có thể can thiệp vào thủ tục này được.
Nhật báo Bild, số báo Online ra khuya Thứ Thư 16/08/2017 đưa tin đích thân Thủ tướng Phúc thỉnh cầu Thủ tướng Merkel cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: Bild |
Ngoài ra từ nhiều năm nay, trong viện trợ phát triển cho Việt Nam có chương trình „Đối thoại Đức – Việt về nhà nước pháp quyền“, nhằm giúp đỡ Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền.
Điện thư chúc mừng Quốc khánh 02.09 của Tổng thống CHLB Đức Steinmeier, bản chính và bản dịch, đã được Đại sứ quán Đức cho đăng trên Facebook của Đại sứ quán Đức, nhưng KHÔNG đăng trên trang web chính thức của Đại sứ quán Đức, mà trên đó (ngay trang chính) vẫn còn đăng Tuyên bố của Bộ ngoại giao CHLB Đức khẳng định Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc:
Ảnh chụp màn hình trang web chính thức của Đại sứ quán Đức ở Hà Nội. Nguồn: Vietnam Diplo |
Hiếu Bá Linh
thoibao.de
Đức chúc mừng Việt Nam giữa căng thẳng ngoại giao
Tổng thống Đức đã gửi lời chúc mừng tới Chủ tịch Trần Đại Quang nhân quốc khánh Việt Nam 2/9, trong bối cảnh hai nước vẫn đang tìm cách hóa giải tranh cãi ngoại giao về vụ Trịnh Xuân Thanh.
Lời chúc mừng của Tổng thống Đức trên trang Facebook của cơ quan đại diện ngoại giao của Berlin ở Hà Nội. |
Trang Facebook của Đại sứ quán Đức ở Hà Nội hôm 1/9 đăng tải lời của ông Frank-Walter Steinmeier, trong đó có nhắc tới “nhà nước pháp quyền”.
“Từ hơn 40 năm nay hai nước chúng ta vun đắp mối quan hệ song phương chặt chẽ. Tôi muốn động viên đất nước Việt Nam tiếp tục kiên trì tiến bước trên con đường hiện đại hóa và tăng cường nhà nước pháp quyền”, lời chúc mừng ông Steinmeier viết.
Thông điệp của nguyên thủ Đức được đưa ra một tháng sau khi chính quyền Berlin cáo buộc Việt Nam vi phạm “trắng trợn” luật pháp Đức và quốc tế trong vụ bắt giữ ông Thanh.
Hai tuần sau đó, Hà Nội chủ động tìm cách “tiếp cận” và “đối thoại” với Đức về vụ việc đã đẩy quan hệ đôi bên xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Vụ Trịnh Xuân Thanh đã đẩy quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. |
Bình luận dưới lời chúc của Tổng thống Đức trên trang Facebook của cơ quan đại diện ngoại giao của Berlin ở Việt Nam, Facebooker tên Nguyen Tran viết: “Người trong nước không hiểu gì người Âu Mỹ cả. Đối với họ. Việc nào ra việc nấy. Việc chúc mừng là việc chúc mừng, việc của TXT [Trịnh Xuân Thanh] là việc TXT, họ không có lầm lẫn cho vào chung một nồi như lối suy nghĩ của VN ta đâu. Hơn nữa Đức là nước tam quyền phân lập, mỗi cơ quan có nhiệm vụ riêng của nó, không có việc cơ quan khác ra lệnh cơ quan này phải làm việc nhu ý muốn đâu”.
“Tổng thống Đức chỉ có nhiệm vụ tiếp quốc khách và gởi thư chúc mừng, ông không có quyền ra lệnh thủ tướng Đức hay bộ ngoại giao phải nghe. Thủ tướng Đức hay bộ Ngoại giao không có quyền ra lệnh bộ Tư pháp ngưng điều tra vụ TXT. Họ cũng không dám dính vào, việc này là của bộ Tư pháp... Chính quyền Đức chỉ biết thi hành đúng luật và Hiến pháp… Đừng nghĩ rằng Đức gởi thư chúc mừng là việc TXT sẽ bỏ qua. Âu Mỹ không có chuyện đạp trên Hiến pháp mà ra lệnh cấp dưới làm theo ý của mình…” Nguyen Tran viết tiếp.
Còn trên trang Facebook cá nhân, ông Lê Trung Khoa, một ký giả ở Berlin, viết: “Kỷ niệm 72 năm Quốc khánh 2/9 giữa một nhóm người Việt tụ tập với nhau tại Đại sứ quán Berlin”.
VOA Việt Ngữ không thể tìm thấy các thông tin về lễ kỷ niệm này trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở Đức, nhưng truyền thông trong nước cũng đăng tải thông tin về buổi lễ này.
Đài tiếng nói Việt Nam dẫn lời đại sứ Việt Nam ở Berlin Đoàn Xuân Hưng “thẳng thắn chia sẻ sự cố đáng buồn vừa qua trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước và tin rằng, vì tình hữu nghị thân thiết bấy nay, vì quyền lợi của cả hai dân tộc sự cố đó sớm được giải quyết một cách thấu đáo để quan hệ giữa hai nước nồng ấm như vốn có”.
Không thấy người nước ngoài nào trong các bức ảnh được đăng kèm theo bài viết có tựa đề “Đại sứ quán Việt Nam và kiều bào tại Đức kỷ niệm 72 năm ngày Quốc khánh”.
Không chỉ Đức, chính phủ Mỹ vừa qua cũng gửi lời chúc mừng tới lãnh đạo Việt Nam nhân ngày 2/9.
Trong thông cáo ngày 31/8, Ngoại trưởng Tillerson nói: “Kể từ khi bình thường hóa quan hệ song phương cách đây 22 năm, quan hệ giữa hai nước đã phát triển theo cách thức mà không ai có thể hình dung trước. Hai nước đã vượt qua mâu thuẫn và chia rẽ trong quá khứ, hướng tới mối quan hệ đối tác thịnh vượng, mở rộng mối quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế và giữa người dân hai nước”.
Viễn Đông
(VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét