Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Đề nghị tử hình Nguyễn Xuân Sơn, chung thân Hà Văn Thắm; Đại án Oceanbank: Đường đi hàng trăm tỷ lãi ngoài tới PVN thế nào?

14/09/2017  10:22 GMT+7

- Trong phiên xử đại án Oceanbank sáng nay, nguyên TGĐ Oceanbank Nguyễn Xuân Sơn bị VKS đề nghị tử hình, nguyên Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm bị đề nghị chung thân.


VKS cho rằng, trong quá trình hoạt động tại Oceanbank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc huy động tiền gửi, chi lãi ngoài hợp đồng cho khách hàng, đánh mất niềm tin nơi nhân dân đối với các tổ chức tín dụng.
VKS xác định, công ty BSC là công ty sân sau của Hà Văn Thắm. Hoạt động của BSC được biến tướng để thu tiền của khách hàng. Số tiền thu được là hơn 69 tỷ đồng sau đó được chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn sử dụng.
Đại án Oceanbank, Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm, Ngân hàng Đại Dương, PVN
Hà Văn Thắm. Ảnh Phạm Hải.
Nguyễn Xuân Sơn trong thời gian được PVN cử sang Oceanbank tham gia quản lý với chức vụ TGĐ, đồng thời là người đại diện phần góp vốn của PVN tại Oceanbank đã lạm dụng chức vụ quyền hạn được giao để đưa ra yêu cầu đối với Hà Văn Thắm trong việc chi thêm tiền chăm sóc khách hàng.
Đại án Oceanbank, Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm, Ngân hàng Đại Dương, PVN
Nguyễn Xuân Sơn. Ảnh Phạm Hải
Với cương vị là Chủ tịch HĐQT, Hà Văn Thắm đã triển khai tích cực việc chi tiền lãi ngoài hợp đồng. Thắm được xác định giữ vai trò đồng phạm với Nguyễn Xuân Sơn.
Đại án Oceanbank, Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm, Ngân hàng Đại Dương, PVN
Nguyễn Minh Thu. Ảnh Phạm Hải
VKS đề nghị mức án:
Hà Văn Thắm (45 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank): Chung thân tội Tham ô tài sản ; 19- 20 năm tù tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 20 năm tù tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 18- 20 năm tù tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Tổng hợp hình phạt bị VKS đề nghị là chung thân.
Nguyễn Xuân Sơn (55 tuổi, nguyên TGĐ Oceanbank): tử hình tội Tham ô tài sản; chung thân tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 16- 18 năm tù tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổng hợp hình phạt VKS đề nghị đối với Nguyễn Xuân Sơn là tử hình.
Nguyễn Minh Thu (44 tuổi, nguyên Tổng giám đốc - Chủ tịch HĐQT Oceanbank): 10- 12 năm tù tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 14- 15 năm tù Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Văn Hoàn (40 tuổi, nguyên Phó Tổng giám đốc Oceanbank): 10- 12 năm tù tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 10 -12 năm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Lê Thị Thu Thuỷ (40 tuổi, nguyên Phó tổng giám đốc Oceanbank): 11- 12 năm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Vũ Thị Thuỳ Dương (37 tuổi, nguyên Giám đốc khối kế toán và giao dịch trong nước Oceanbank): 9-10 tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Thị Nga (37 tuổi, nguyên Kế toán trưởng Oceanbank):7- 8 năm tù tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Hoài Nam (40 tuổi, nguyên Giám đốc khối nguồn vốn): 6-7 năm tù tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước vế quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Thị Thu Ba (44 tuổi, nguyên Giám đốc khối ngân hàng bán lẻ Oceanbank): 5- 6 năm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Đỗ Đại Khôi Trang (41 tuổi, nguyên Giám đốc khối khách hàng cá nhân Oceanbank): 7-8 năm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Xuân Thắng (38 tuổi, nguyên Phó giám đốc khối khách hàng lớn và đối tác chiến lược): 3-4 nămtội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Thị Minh Phương: do đang điều trị bệnh hiểm nghèo và được ra quyết định tạm đình chỉ vụ án nên VKS không đề nghị trách nhiệm hình sự.
VKS cũng đề nghị mức án:
Hoàng Thị Hồng Tứ (34 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty BSC): 30-36 tháng tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Phạm Hoàng Giang (42 tuổi, nguyên Tổng giám đốc công ty BSC): 8- 9 năm tù tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Phạm Công Danh (52 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT tập đoàn Thiên Thanh): 16-17 năm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trần Văn Bình (51 tuổi, nguyên Tổng giám đốc công ty Trung Dung): 5-6 năm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Hứa Thị Phấn (70 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty Phú Mỹ): 16- 17 năm tội Vi phạm về quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Đối với nhóm 34 bị cáo là giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch Oceanbank phạm tội Cố ý làm trái quy đinh của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đại diện VKS đề nghị mức án từ 18 tháng tù treo đến 42 tháng tù.
Đại án Oceanbank: Hà Văn Thắm đứng ra 'bảo vệ' các bóng hồng

Đại án Oceanbank: Hà Văn Thắm đứng ra 'bảo vệ' các bóng hồng

Các "bóng hồng" trong đại án Oceanbank thường xuyên rớt nước mắt tại tòa. Hà Văn Thắm không ít lần đứng ra "bảo vệ".
Đại án Oceanbank: 3 cựu sếp đối chất về những túi quà tiền tỷ

Đại án Oceanbank: 3 cựu sếp đối chất về những túi quà tiền tỷ

Những túi quà chứa tiền tỷ được đưa đến tận phòng làm việc của Nguyễn Xuân Sơn rồi xách qua phòng làm việc của Ninh Văn Quỳnh.
Đại án Oceanbank: Ninh Văn Quỳnh xin nộp lại 20 tỷ

Đại án Oceanbank: Ninh Văn Quỳnh xin nộp lại 20 tỷ

Ninh Văn Quỳnh xin nộp lại cơ quan điều tra 20 tỷ đã nhận từ Nguyễn Xuân Sơn để khắc phục hậu quả.
Những ai sẽ bị 'sờ gáy' ở giai đoạn 2 đại án Oceanbank?

Những ai sẽ bị 'sờ gáy' ở giai đoạn 2 đại án Oceanbank?

Phiên tòa xét xử đại án Oceanbank đang diễn ra ở phần xét hỏi, cùng lúc đó, cơ quan Công an tiếp tục điều tra ở giai đoạn 2 của vụ án. Ai sẽ bị "sờ gáy" tiếp?
Đại án Oceanbank: Tranh cãi về đại diện vốn góp của PVN

Đại án Oceanbank: Tranh cãi về đại diện vốn góp của PVN

Trong khi đại diện PVN khẳng định có quyết định cử Nguyễn Xuân Sơn đại diện phần vốn góp của PVN tại Oceanbank, Hà Văn Thắm cho rằng quyết định đó vô hiệu.
Đại án Oceanbank: Hội ngộ không mong đợi của các 'ông lớn'

Đại án Oceanbank: Hội ngộ không mong đợi của các 'ông lớn'

Luôn cảnh giác nhau trong công việc, hai vị từng giữ vụ ở PVN lại có cuộc "hội ngộ" không mong muốn trong trại tạm giam.

T.Nhung


Đại án Oceanbank: Đường đi hàng trăm tỷ lãi ngoài tới PVN thế nào?


Sau khi nhận lại chức TGĐ Oceanbank từ Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu đã trực tiếp phê duyệt, nhận và chi lãi ngoài 125,6 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn cho các khách hàng thuộc nhóm Dầu khí.


Theo cáo trạng, trong thời gian từ năm 2010 đến ngày 31/11/2014, tổng số tiềnOceanbankđã sử dụng để chi lãi ngoài là hơn 1.576 tỷ đồng, được lấy từ các nguồn: Tạm ứng thực hiện nghiệp vụ; Chi thẳng hạch toán vào tài khoản chi trả lãi tiền gửi; Chi từ tài khoản của Vũ Thị Thùy Dương (nguyên GĐ Khối kế toán Oceanbank).
Nguyễn Minh Thu (nguyên TGĐ Oceanbank) khai: Vào tháng 9/2010, khi Nguyễn Xuân Sơn đang làm TGĐ Oceanbank thì được bổ nhiệm làm Phó TGĐ PVN.
Đại án Oceanbank, Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm, Ninh Văn Quỳnh, Ngân hàng Đại Dương, PVN
Bị cáo Minh Thu tại tòa.
Lúc này, Nguyễn Minh Thu được Hội đồng thành viên PVN giới thiệu làm TGĐ Oceanbank thay Nguyễn Xuân Sơn.
Bàn giao công việc cho Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Xuân Sơn đề nghị Thu tiếp tục trực tiếp làm việc với 3 khách hàng lớn là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro (VSP).
Sau khi nhận lại chức TGĐ Oceanbank từ Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu đã trực tiếp phê duyệt, nhận và chi lãi ngoài 125,6 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn cho các khách hàng thuộc nhóm Dầu khí.
Trong đó, bà Thu trực tiếp nhận và chi 57,817 tỷ đồng cho 3 khách hàng lớn trên.
Về cách thức đưa tiền, Thu khai: Khi đi công tác các tỉnh, thành ngoài Hà Nội, Thu báo cho bộ phận kế toán của Oceanbank để chuyển tiền vào tài khoản của nhân viên chi nhánh. Từ đó, Thu lấy tiền chi cho các khách hàng.
Hoặc khi các khách hàng ra Hà Nội công tác, Thu báo kế toán chuẩn bị tiền để chi.
Theo lời khai của Nguyễn Minh Thu, riêng chị này đã trực tiếp nhận và chi trả 48,310 tỷ đồng lãi ngoài cho tiền gửi không kỳ hạn của PVOIL là hơn 15 tỷ đồng; Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là hơn 9,8 tỷ đồng; Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro (VSP) hơn 22,7 tỷ và chi trả hơn 9,5 tỷ đồng lãi ngoài cho tiền gửi có kỳ hạn của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) từ tháng 10/2012- 12/2013.
Thu cũng chi hơn 33 tỷ cho GĐ các chi nhánh tại các địa bàn trực tiếp quản lý, trong đó chi cho Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP) hơn 6 tỷ đồng.
Có hơn 6,5 tỷ đồng được kế toán theo dõi do Phan Thị Tú Anh (GĐ Oceanbank Chi nhánh Quảng Ngãi) sử dụng giao cho BSR. Số tiền này Oceanbank chi ngoài mua ngoại tệ, bảo lãnh cho BSR.
Nguyễn Thị Minh Phương (nguyên TGĐ Oceanbank) cũng từng được phân công chịu trách nhiệm chi trả lãi ngoài cho PVEP hơn 76 tỷ đồng.
Sau 2 ngày tạm nghỉ, ngày 14/9, phiên xử đại án Oceanbank tiếp tục diễn ra. Dự kiến phiên tòa kéo dài trong 20 ngày.
Điều tra mở rộng giai đoạn 2 đại án Oceanbank, ngày 13/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 3 vụ án hình sự lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP); Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR); Tổng Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP) và khởi tố bổ sung đối với bị can Ninh Văn Quỳnh.
Quá trình điều tra vụ án, xác định: Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Hà Văn Thắm (Chủ tịch HĐQT OceanBank) về việc chi trả lãi ngoài huy động vốn, trong thời gian từ 2010 đến ngày 31/11/2014, tổng số tiền OceanBank đã chi trả lãi ngoài cho các khách hàng gửi tiền là hơn 1.576 tỷ đồng.
Số tiền trên được chi cho VSP: 24,27 tỷ đồng; BSR: 19,36 tỷ đồng và PVEP: 76,78 tỷ đồng.
Việc nhận, sử dụng các khoản tiền ngoài lãi suất tại VSP, BSR, PVEP là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu thỏa thuận, móc ngoặc giữa lãnh đạo VSP, BSR, PVEP với lãnh đạo OceanBank trong việc đưa, nhận tiền và để ngoài sổ sách kế toán nhằm chiếm đoạt, phạm vào tội “lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo Điều 280 - Bộ luật Hình sự.
Ngày 13/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự số 17/C46-P11 và khởi tố bổ sung bị can đối với Ninh Văn Quỳnh (nguyên Phó TGĐ PVN) về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 280 - Bộ luật Hình sự.
Đại án Oceanbank: Triệu tập 4 lãnh đạo công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Đại án Oceanbank: Triệu tập 4 lãnh đạo công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm trong vụ án Oceanbank, HĐXX đã triệu tập 4 vị lãnh đạo của công ty lọc hóa dầu Bình Sơn đến phiên tòa tiếp theo.
Đại án Oceanbank: 3 cựu sếp đối chất về những túi quà tiền tỷ

Đại án Oceanbank: 3 cựu sếp đối chất về những túi quà tiền tỷ

Những túi quà chứa tiền tỷ được đưa đến tận phòng làm việc của Nguyễn Xuân Sơn rồi xách qua phòng làm việc của Ninh Văn Quỳnh.
Đại án Oceanbank: Ninh Văn Quỳnh khai nhận tiền tỷ

Đại án Oceanbank: Ninh Văn Quỳnh khai nhận tiền tỷ

Phiên tòa xét xử đại án Oceanbank sáng nay đột ngột nóng do sự có mặt của ông Ninh Văn Quỳnh, nguyên Phó TGĐ PVN.
Đại án Oceanbank: Ninh Văn Quỳnh xin nộp lại 20 tỷ

Đại án Oceanbank: Ninh Văn Quỳnh xin nộp lại 20 tỷ

Ninh Văn Quỳnh xin nộp lại cơ quan điều tra 20 tỷ đã nhận từ Nguyễn Xuân Sơn để khắc phục hậu quả.
Đại án Oceanbank: Tranh cãi về đại diện vốn góp của PVN

Đại án Oceanbank: Tranh cãi về đại diện vốn góp của PVN

Trong khi đại diện PVN khẳng định có quyết định cử Nguyễn Xuân Sơn đại diện phần vốn góp của PVN tại Oceanbank, Hà Văn Thắm cho rằng quyết định đó vô hiệu.
T.Nhung


Hình phạt đề nghị với 51 bị cáo trong đại án OceanBank

Hai cựu tổng giám đốc bị đề nghị án tử hình và 24-27 năm, hai cấp phó 10-12 năm, kế toán trưởng 7-8 năm.


TTHọ tênChức vụTội danh bị cáo buộcMức án đề nghị
1Hà Văn Thắm (45 tuổi)Nguyên chủ tịch HĐQTTham ô tài sảnChung thân
Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng19-20 năm
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản20 năm
Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng18-20 năm 
2Nguyễn Xuân Sơn (55 tuổi)Nguyên tổng giám đốcTham ô tài sảnTử hình
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sảnChung thân
Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng16-18 năm
3Nguyễn Minh Thu (44 tuổi)Nguyên tổng giám đốc – Chủ tịch HĐQT Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản10-12 năm
Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng14-15 năm
4Nguyễn Văn Hoàn (40 tuổi)Nguyên phó tổng giám đốcLạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản10-12 năm
Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng10-12 năm
5Lê Thị Thu Thuỷ (40 tuổi)Nguyên phó tổng giám đốc Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng11-12 năm
6Vũ Thị Thuỳ Dương (37 tuổi)Nguyên giám đốc khối kế toán và giao dịch trong nước Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng9-10 năm
7Nguyễn Thị Nga (37 tuổi)Nguyên kế toán trưởng Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng7-8 năm
8Nguyễn Hoài Nam (40 tuổi)Nguyên giám đốc khối nguồn vốnCố ý làm trái quy định của nhà nước vế quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng6-7 năm
9Nguyễn Thị Thu Ba (44 tuổi)Nguyên giám đốc khối ngân hang bán lẻ Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng5-6 năm
10Đỗ Đại Khôi Trang (41 tuổi)Nguyên giám đốc khối khách hàng cá nhânCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng6-7 năm
11Nguyễn Xuân Thắng (38 tuổi)Nguyên phó giám đốc khối khách hàng lớn và đối tác chiến lượcCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng3-4 năm
Nhóm 34 giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch
12Lê Tuấn Anh (41 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Thăng LongCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng36-42 tháng
13Nguyễn Thị Kiều Liên (39 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Vũng TàuCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng36-42 tháng
14Nguyễn Minh Đạo (48 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Hà NộiCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng36-42 tháng
15Trần Thị Thu Hương (43 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Hải DươngCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng36-42 tháng
16Hoàng Bích Vân (42 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh TP HCMCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng36-42 tháng
17Nguyễn Quốc Chiến (45 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Sài GònCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng36-42 tháng
18Phạm Đình Yên (43 tuổi)Nguyên giám đốc Phòng giao dịch Đào Duy AnhCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng30-36 tháng treo
19Ngô Hải Nam (43 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Quảng NinhCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng30-36 tháng treo
20Phann Thị Tú Anh (53 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Quảng NgãiCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng30-36 tháng treo
21Lê Quỳnh An (45 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh VinhCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng30-36 tháng treo
22Nguyễn Hồng Quân (52 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Cà MauCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng30-36 tháng treo
23Nguyễn Trà My (36 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Thăng LongCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng30-36 tháng treo
24Nguyễn Xuân Sơn (40 tuổi)Nguyên giám đốc Phòng giao dịch Nguyễn Văn TrỗiCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
25Mai Văn Cường (43 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Hải PhòngCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
26Tạ Hoàng Phương (53 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Khánh HoàCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
27Nguyễn Văn Đức (41 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Thanh HoáCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
28Lê Vũ Thuỷ (42 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Bình DươngCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
29Trần Thị Thiên Ngân (40 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Đà NẵngCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
30Lê Bảo Kiên (41 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Phòng giao dịch Hoàn Kiếm (Hà Nội)Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
31Phan Thị Lan (56 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Hà TĩnhCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
32Bùi Đức Quỳnh (41 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Đồng NaiCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
33Ngô Hoàng Long (37 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Phòng giao dịch Âu Cơ (Hà Nội)Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
34Nguyễn Thị Bình Phương (62 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Bắc GiangCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
35Hoàng Phương Nga (41 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Phòng giao dịch Phú Mỹ Hưng (TP HCM)Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
36Nguyễn Lưu Nam (41 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Quy NhơnCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
37Nguyễn Viết Hiền (38 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Phòng giao dịch Âu Cơ (Hà Nội)Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
38Nguyễn Quốc Trưởng (42 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Cần ThơCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
39Đỗ Quốc Trình (38 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh phòng giao dịch Phú Mỹ Hưng (TP HCM)Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
40Trịnh Xuân Hà (36 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Phòng giao dịch Long Biên (Hà Nội)Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
41Trần Anh Thiết (41 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Hà NộiCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
42Nguyễn Thị Loan (38 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Phòng giao dịch Trung Yên (Hà Nội)Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng18-24 tháng tù treo
43Nguyễn Phan Trung Kiên (35 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Phòng giao dịch Đông Đô (Hà Nội)Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng18-24 tháng tù treo
44Nguyễn Văn Chai (43 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Bắc GiangCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng24-30 tháng tù treo
45Nguyễn Quốc Trưởng (42 tuổi)Nguyên giám đốc chi nhánh Cần ThơCố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng18-24 tháng tù treo
46Nguyễn Việt Hà (40 tuổi)Nguyên giám đốc Phòng giao dịch Đào Duy Anh (Hà Nội)Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng18-24 tháng tù treo
47Hoàng Thị Hồng Tứ (34 tuổi)Nguyên chủ tịch HĐQT công ty BSCLạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản30-36 tháng
48Phạm Hoàng Giang (42 tuổi)Nguyên tổng giám đốc công ty BSCLạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản8-9 năm
49Phạm Công Danh (52 tuổi)Chủ tịch HĐQT tập đoàn Thiên ThanhVi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng16-17 năm
50Trần Văn Bình (51 tuổi)Nguyên Tổng giám đốc công ty Trung DungVi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng5-6 năm
51Hứa Thị Phấn (70 tuổi)Nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Phú MỹVi phạm về quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng17-18 năm

Báo Việt Nam và blogger ‘dọn đường’ cho việc bắt ông Đinh La Thăng

Báo Việt Nam và blogger, nhà báo Huy Đức, dồn dập đăng bài được cho là có mục tiêu “dọn đường” cho việc bắt ông Đinh La Thăng, cựu chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PetroVietnam), cựu ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN, cựu bí thư Thành Ủy Sài Gòn.

Ông Đinh La Thăng. (Hình: Báo điện tử Zing)
Báo Tuổi Trẻ hôm 13 Tháng Chín đăng bài “800 tỷ đồng (hơn $35 triệu) của dầu khí ‘bốc hơi’ thế nào?” không nêu đích danh tên ông Thăng như ghi chú “Chủ Tịch Hội Đồng Thành Viên PetroVietnam ký văn bản trình thủ tướng cho phép PetroVietnam góp vốn vào OceanBank hôm 30 Tháng Chín, 2008.”

Trong phiên tòa “đại án” OceanBank, PetroVietnam tham gia với tư cách nguyên đơn dân sự, được xác định mất 800 tỷ đồng trong vụ án này.

Trên trang Facebook cá nhân, nhà báo Huy Đức viết rõ hơn: “Đinh La Thăng cho phép góp 800 tỷ đồng triệu, tương đương 20% vốn điều lệ vào OceanBank. Ông Thăng đã biến ngân hàng này trở thành ‘dịch vụ nội bộ’ của PetroVietnam, các đơn vị thành viên đều phải mở tài khoản tại đây. Bản chất của vụ án này là ‘tham ô’ chứ không phải là ‘cố ý làm trái.’”

“…Chỉ vì xác định không chính xác tội danh, cơ quan điều tra đã mất rất nhiều thời gian với 35 cán bộ chi nhánh ngân hàng thay vì tập trung điều tra các quan tham ở PetroVietnam, đặc biệt là ông Đinh La Thăng. Nếu chỉ xử những người làm công ăn lương ở OceanBank mà không xử các quan chức PetroVietnam ăn chia tiền lãi suất ngoài sổ sách thì vụ án rất dễ bị đi lạc hướng,” ông viết tiếp.

“Nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự ông Đinh La Thăng thì trong vụ PetroVietnam, coi như các cơ quan chống tham nhũng chỉ ‘lượm củi khô,’ chỉ bắt đám thừa hành mà để lọt thủ phạm, để lọt kẻ cầm đầu; những đồng phạm như Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh… ai hiểu nội tình PetroVietnam đều biết, họ không oan, nhưng ở một mức độ nào đó họ đều là nạn nhân của Thăng,” ông viết thêm.

Ông Huy Đức khiến người ta ngạc nhiên khi liên tiếp đăng các post về Đinh La Thăng trên mạng xã hội với những lời lẽ ngày càng gay gắt.

Một bài của ông Huy Đức gần đây viết: “Vô [tù] sớm đỡ đau tim, ông Thăng. ‘Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài’ nhưng một ngày thấp thỏm nằm chờ lại cũng bằng nghìn thu ở tù.”

“Coi kỹ hồ sơ, từ vụ 800 tỷ tới vụ Junin II, công nhận ông Thăng quả là rất gian manh. Từ gần chục năm trước mà ông đã toan tính, cài thế, đẩy tội cho đàn em. Nếu C46 làm tới nơi thì đối tượng bị khởi tố phải lên đến hàng trăm…,” ông viết.

“Chính sách một lựa chọn của ông Thăng, ‘tiền hoặc là một tờ A4,’ đã tha hóa nhiều thế hệ cán bộ. Có thể ông biết rõ, sắp sửa có những ‘tờ A4’ xướng tên mình. Đừng loay hoay ở ngoài để rồi nghe một tiếng còi xe cũng giật thót mình. Hãy nộp lại tiền và nhận tội để tìm một giấc ngủ không cần Macallan30, cho dù là trên sàn bê tông lạnh,” theo Facebook nhà báo Huy Đức.

Cũng trong hôm 13 Tháng Chín, hãng Reuters đăng bài nói họ tiếp cận được tài liệu cho thấy chính phủ thời ông Nguyễn Tấn Dũng “xóa tội” cho ông Trịnh Xuân Thanh, người được cho là nhân vật thân tín với ông Đinh La Thăng.

Theo một lá thư đề ngày 18 Tháng Năm, 2015, được cho là của Bộ Trưởng Thương Mại Vũ Huy Hoàng (thời điểm đó) gửi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Thanh “nhận trách nhiệm” nhưng chính phủ “không thấy có dấu hiệu tiêu cực” liên quan đến ông ta.

“Do vậy, các cơ quan đồng ý không áp dụng biện pháp kỷ luật đối với ông Thanh,” bức thư viết.

Bài báo của Reuters cũng đề cập về những người đang bị điều tra liên quan đến hoạt động của PetroVietnam và nói rằng ông Đinh La Thăng là nhân vật chính trị cao cấp nhất “bị ngã ngựa” khi mất chức bí thư Thành Ủy Sài Gòn và bị loại khỏi Bộ Chính Trị.

“Các cuộc điều tra đang tiếp tục nhắm vào PetroVietnam và Bộ Thương Mại, cũng như Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.”

“Có trông đợi rằng có thêm nhiều thành viên của chính quyền thời ông Dũng sẽ bị truy tố,” theo Reuters.



(Người Việt)

Hang động có lực hấp dẫn thần bí, mọi thứ đi ngang qua đều bị hút vào trong ở Indonesia

Mỗi khi có người và động vật đến gần miệng “Động tử thần” trên đảo Java, Indonesia đều bị một lực hút bí ẩn nào đó kéo vào bên trong. Thậm chí, đứng cách xa 6-7m cũng khó lòng trốn thoát…

động tử thần, đảo Java, lực hút,
Động Java ở Indonesia được gọi là “Động tử thần” (Ảnh minh họa: blog.naver.com)
Đảo Java tại Indonesia là nơi có phong cảnh thiên nhiên mỹ lệ, là một danh lam thắng cảnh hiếm có trên thế giới. Mỗi ngày nơi đây đều đón tiếp khoảng 100.000 khách du lịch, trong đó rất nhiều người đến không phải để ngắm cảnh, mà là để chứng kiến sơn động thần bí, nguy hiểm như trong truyền thuyết.
Khu vực núi của đảo Java có khoảng 6 động lớn, cái nào cũng có cửa động rất lớn nhưng bên trong thì lại rất nhỏ, giống như hình một cái loa. Nhắc đến những hang động này rất nhiều người dân địa phương tỏ ra sợ hãi. Họ nói những động này đã từng nuốt rất nhiều người vào trong.
Họ còn nói thêm, đừng bao giờ xem thường những hang động này, vì nó có lực hút rất lớn, có thể giết người một cách vô hình. Khi người hoặc động vật đi qua cửa động, thì ngay lập tức bị một loại lực hấp dẫn siêu cường kéo vào bên trong, lực hút này vô cùng mạnh, cho dù đứng cách cửa động 6-7m cũng đều bị hút vào. Tại sao những động này lại có lại có lực hút mạnh đến vậy?
Hiện tượng thần bí xuất hiện tại những động này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, rất nhiều chuyên gia đã đến đây thăm dò và nghiên cứu, họ mang rất nhiều thiết bị khoa học kỹ thuật tiến tiến đến, áp dụng rất nhiều các phương pháp đo đạc thăm dò, nhưng vẫn không thể nào tìm ra nguyên nhân.
Năm 1968, có một nhóm các nhà địa chất học người Đức đã đến đây, họ mang theo các thiết bị khoa học kỹ thuật với tổng giá trị lên tới hơn 3 triệu USD, họ cắm trại ở khu vực gần cửa động. Vì để bảo quản những thiết bị này, họ đã dựng một nhà kho nhỏ để giữ các thiết bị ở trong đó. Họ làm việc liên tục một tuần, chuẩn bị mọi thứ rất kỹ lưỡng, nhằm khám phá điều bí ẩn trong động.
Khi tất cả các khâu chuẩn bị được hoàn tất, họ phát hiện một kỹ sư phụ trách thông tin vệ tinh đã biến mất. Cuối cùng, người ta chỉ tìm thấy ba lô công cụ của người kỹ sư này tại khu vực lân cận một cái động rất nhỏ chỉ đủ một người đi qua, còn kỹ sư đó thì biệt vô âm tín. Mọi người cho rằng vụ mất tích này có thể liên quan đến cái động kia, họ cũng đành phải ngưng công việc thăm dò của mình lại. Sau khi nhờ chính phủ Indonesia hỗ trợ tìm kiếm người mất tích, họ lại điều một kỹ sư mới đến.
Tuy nhiên, ngay sau khi tất cả các thiết bị khảo sát được khởi động, thì tất cả đều kinh ngạc khi phát hiện những thiết bị này đều không thể hoạt động bình thường được, mọi người đều bị khuất phục trước sự thần bí này. Họ đành rời các thiết bị này ra khu vực cách xa động hơn để có thể tiến hành công việc của mình.
Sau một tháng thăm dò, họ phát hiện bên dưới 6 động lớn trên mặt đất là một động khổng lồ, tứ phía lưu thông với bên ngoài. 6 động trên mặt đất là những cửa động, ngoài ra còn có rất nhiều cửa động khác chưa được biết đến nữa. Vì không dám đến gần để thăm dò, nên các nhà địa chất học không thể xác định được độ sâu và đường kính của hang động khổng lồ này. Sau đó họ đã rời đi và cho rằng, dưới đó có thể là một bảo tàng, hơn nữa là bảo tàng rất lớn, giống như trong những câu chuyện truyền thuyết.
Có nhà khoa học cho rằng, vì cái động khổng lồ dưới lòng đất này tứ phía thông với bên ngoài, tạo thành một luồng khí lưu thông ở trong động, vì thế ở những cửa mà khí thông vào động xuất hiện lực hút rất lớn. Tuy nhiên cho đến tận bây giờ, chưa có ai có thể thực sự tiến vào trong huyệt động này để khám phá và nghiên cứu, vì thế vẫn chưa có lời giải thích minh xác nào về những hiện tượng thần bí ở trong động.
Lê Hiếu biên dịch

THƯỜNG ỦY PHỤ TRÁCH TUYÊN GIÁO TQ LƯU VÂN SƠN ( PHE GIANG) TUYÊN BỐ ĐẦU HÀNG TẬP CẬN BÌNH; SANG THĂM VN ĐỂ CHIÊU DỤ...

Thường ủy Lưu Vân Sơn tìm đường rút lui trước Đại hội 19

Thường ủy Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn trong bài phát biểu tại lễ khai giảng của trường Đảng Trung ương, đã bày tỏ “lòng trung thành” với ông Tập Cận Bình. Đây được cho là hành động nhằm tìm con đường rút lui trước Đại hội 19.

đại hội 19, Tap Can Binh, Lưu Vân Sơn,
Thường ủy Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn đang tìm đường rút lui trước Đại hội 19. (Ảnh: Bannedbook)
Mới đây, truyền thông Trung Quốc đăng tin, ngày 01/09 Thường ủy Bộ Chính trị phe Giang, Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương Lưu Vân Sơn đã thuyết giảng tại lễ khai giảng năm học mới của trường Đảng Trung ương.
Xem chi tiết nội dung bài thuyết giảng, có thể thấy 3 điểm khác thường sau:
1. Ngoại trừ việc nhiều lần đề cập đến ông Tập Cận Bình, còn có vài lần nhắc đến việc “lấy ông Tập Cận Bình làm hạt nhân của Trung ương”, công khai thừa nhận rằng từ “Đại hội 18″ cho đến nay quá trình trị quốc chỉnh đốn chính trị được tiến hành dưới sự lãnh đạo của “Tập hạt nhân”.
2. Phần mở đầu ông Lưu Vân Sơn có nhắc đến bài thuyết giảng ngày 26/07 của ông Tập Cận Bình, và nói thêm phải nỗ lực học tập theo ông Tập, triệt để thực hiện theo tinh thần của bài thuyết giảng của ông Tập là nhiệm vụ chính trị quan trọng, kiên định giữ gìn “Tập hạt nhân”, lấy ông Tập làm chuẩn, lấy trung ương làm chuẩn.
3. Đề cập đến những đại án phòng chống tham nhũng trong những năm gần đây, nói Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch v.v. đều là những người có dã tâm bành trướng, bằng mặt không bằng lòng, kéo bè kết phái, thực hiện các âm mưu chính trị, xét xử bọn họ chính là thanh trừ “mầm tai họa chính trị”.
Nếu đối chiếu với những bài phát biểu công khai trước kia của ông Lưu Vân Sơn, thì sẽ phát hiện bài phát biểu này rõ ràng là có sự khác biệt rất lớn. Trong những bài phát biểu trước kia, ông Lưu Vân Sơn mặc dù có đề cập đến “Trung ương lấy ông Tập Cận Bình làm trung tâm”, lấy ông Tập Cận Bình làm chuẩn v.v., nhưng chưa từng nói rằng Chu, Bạc, Quách, Từ, Lệnh là có “hoạt động âm mưu chính trị”, xét xử bọn họ là thanh trừ mầm họa chính trị.
Không hoài nghi gì nữa, ý nghĩa sâu xa trong bài phát biểu chính là ông Lưu Vân Sơn muốn biểu lộ “lòng trung thành” với ông Tập Cận Bình.
Cũng mới đây, ông Lưu Vân Sơn cùng với các ông Lý Khắc Cường, Trương Cao Lệ đến tham gia buổi lễ mừng thọ của ông Diêu Y Lâm, cha vợ của ông Vương Kỳ Sơn. Buổi lễ được tổ chức long trọng, điều này cho thấy sự ủng hộ của ông Tập Cận Bình đối với ông Vương Kỳ Sơn. Nhưng điều đặc biệt là hai Thường ủy phe Giang là ông Lưu Vân Sơn và ông Trương Cao Lệ cũng đến tham dự, đằng sau nhất định có nguyên nhân.
Sự thay đổi thái độ của ông Lưu Vân Sơn đối với ông Tập Cận Bình
Tại hội nghị Bắc Đới Hà diễn ra vào tháng 08 năm ngoái, ông Lưu Vân Sơn được ông Tập Cận Bình giao nhiệm vụ hỏi thăm sức khỏe các chuyên gia. Trong bài phát biểu ngắn của mình, ông Lưu Vân Sơn có 2 lần đề cập đến ông Tập Cận Bình, không những chỉ ra việc ông Tập Cận Bình coi trọng nhân tài, mà còn đề cập đến việc ông Tập Cận Bình đưa ra nhiệm vụ chiến lược.
Trong hội nghị Bắc Đới Hà vào tháng 08/2015, ông Lưu Vân Sơn cũng được ông Tập Cận Bình giao nhiệm vụ hỏi thăm sức khỏe các chuyên gia. Trong bài phát biểu ngắn của mình, ông Lưu Vân Sơn cũng đề cập đến việc phát huy tác dụng của nhân tài cũng như các loại kỳ vọng, nhưng không hề nhắc đến ông Tập Cận Bình.
Và trước đó, từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức sau Đại hội 18, ông Lưu Vân Sơn tuy ngoài mặt tỏ ra đồng thuận, nhưng sau lưng luôn tỏ thái độ xem thường, và vẫn ngấm ngầm lợi dụng hệ thống tuyên truyền cản trở việc thực hiện các chủ trương chính sách mới của ông Tập.
Cho đến hội nghị Bắc Đới Hà năm 2016, ông Lưu Vân Sơn mới chuyển sang thái độ “nhận lỗi”, và đến hiện giờ là kiên định giữ gìn “Tập hạt nhân”, lấy ông Tập Cận Bình làm trung tâm.
Nguyên sự thay đổi thái độ chính trị của ông Lưu Vân Sơn
Một là, đại thế lực của phe Giang đã mất, Đại hội 19 sắp tới không phải là một trò đùa, đặc biệt hiện tại ông Tập Cận Bình đã nắm binh quyền ở trong tay, đưa rất nhiều người của mình vào các vị trí lãnh đạo cấp cao, bắt giữ xét xử, miễn nhiệm rất nhiều quan chức cấp cao của phe Giang, cũng như đưa ra “điều lệ vấn hỏi trọng trách”, chỉnh sửa “điều lệ giám sát nội Đảng”, còn hướng thẳng đến những lãnh đạo cấp cao nhất, không có bất kỳ giới hạn nào. Vì thế tất cả những người có mang màu sắc của phe Giang muốn tự bảo vệ mình, thì phải biết xem xét thời thế, ít nhất là phải thể hiện ra sự thay đổi thái độ.
Hai là, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã nắm giữ được rất nhiều chứng cớ liên quan đến việc tham nhũng của gia tộc Lưu Vân Sơn, nếu vẫn tiếp tục theo phe Giang làm mưa làm gió, đối kháng ông Tập, thì nguy hiểm sẽ luôn tiềm ẩn ở trước mắt, đặc biệt là sau Đại hội 19, ông Lưu Vân Sơn sẽ thoái lui không còn quyền lực trong tay nữa, vì thế nên phải tìm đường rút lui cho mình và người nhà.
Lê Hiếu biên dịch

Tân Hoa Xã hôm 13/9 đưa tin ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ dẫn đầu một đoàn đại biểu thăm chính thức Việt Nam và Campuchia từ 18 đến 21/9.

Ông Lưu Vân Sơn, quan chức cao cấp của ĐCS TQ, tiếp ông Thuận Hữu, TBT báo Nhân Dân, ở Bắc Kinh (4/2017)
Ông Lưu Vân Sơn, quan chức cao cấp của ĐCS TQ, tiếp ông Thuận Hữu, TBT báo Nhân Dân, ở Bắc Kinh (4/2017)
Tin cho hay chuyến thăm được thực hiện sau khi ông Lưu nhận lời mời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia. Bản tin Tân Hoa Xã không nói mục đích và nghị trình của chuyến thăm.

Theo thông tin trên báo chí Việt Nam, lần gần đây nhất ông Lưu chủ trì một cuộc gặp với các đại diện Đảng Cộng sản Việt Nam là hồi tháng 4 năm nay.

Hôm 12/4, tại Bắc Kinh, ông Lưu tiếp một đoàn của báo Nhân Dân do ông Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, kiêm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu.

Tại buổi tiếp, ông Lưu nhấn mạnh với ông Thuận Hữu nhấn mạnh rằng hợp tác giữa Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc và báo Nhân Dân của Việt Nam là “bộ phận quan trọng trong hợp tác hai đảng”. Ông Lưu nói thêm hai bên cần thúc đẩy trao đổi đoàn và giao lưu sâu rộng giữa hai tờ báo nói riêng, báo chí hai nước nói chung “góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển”.

Tường thuật của báo Nhân Dân cho hay ông Thuận Hữu bày tỏ mong muốn rằng trong thời gian tới, hai bên tăng cường hợp tác, tổ chức cho phóng viên hai nước tham quan, tìm hiểu các địa phương “nhằm tuyên truyền sâu rộng, tích cực về thành tựu phát triển của mỗi nước, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển”.

Trước đó, hồi cuối năm 2016, ông Lưu Vân Sơn đã tiếp tại Bắc Kinh một đoàn đại biểu khác của ĐCS VN do ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, dẫn đầu.

Tại cuộc gặp, ông Phạm Minh Chính khẳng định “Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn coi trọng và mong muốn cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc nỗ lực củng cố và tăng cường tình hữu nghị truyền thống và quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”.

Đáp lại, ông Lưu bày tỏ “mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi cấp cao, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy kết nối chiến lược, đẩy mạnh giao lưu nhân văn, kiểm soát tốt bất đồng, nhằm thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển ổn định, lành mạnh trong thời gian tới”.

Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trong gần 3 thập niên trở lại đây. Hai nước gần đây gia tăng những phát biểu chính thức đối chọi nhau về vấn đề này, ít nhất ở cấp người phát ngôn bộ ngoại giao.



(VOV)

Biển Đông có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng vì tranh chấp chủ quyền

4:42 am - 14/09/2017

Tàu sân bay Liêu Ninh và các máy bay chiến đấu của Trung Quốc (Ảnh: Youtube)
Tàu sân bay Liêu Ninh và các máy bay chiến đấu của Trung Quốc (Ảnh: Youtube)
Các nhà khoa học cảnh báo Biển Đông có thể phải đối mặt với tình trạng suy thoái môi trường ngày càng tồi tệ trong vòng 2 thập kỷ tới do các quốc gia tuyên bố chủ quyền tập trung vào tranh chấp hơn là cùng nhau thực hiện các biện pháp cứu hộ, theo VOA.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những lỗ hổng dầu mỏ từ các tàu thương mại, tình trạng đánh bắt quá mức, sự suy giảm của các rạn san hô vì Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo. Tất cả những điều này là đe dọa làm thay đổi sinh thái biển có diện tích 3,5 triệu km vuông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn đối với hầu hết khu vực Biển Đông dù một tòa án quốc tế ở La Hay (Hà Lan) đã bác bỏ điều này. Các bên khác nhận chủ quyền tại khu vực là Brunei, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam.
Các nhà phân tích cho rằng hiện giờ Trung Quốc và Hiệp hội ASEAN có cơ hội kết hợp vấn đề bảo vệ môi trường vào bộ quy tắng ứng xử trên Biển Đông mà hai bên đã thiết lập một khuôn khổ chung vào tháng 8.
Liu Nengye, một giảng viên cao cấp tại Đại học Adelaide (Úc), cho biết: “Dù họ sẽ thảo luận gì đi nữa, họ phải bao gồm các vấn đề về môi trường như một phần rất quan trọng của bộ quy tắc ứng xử nhằm hướng dẫn các hoạt động của các quốc gia ven biển.”
Ông Scott Moore, chuyên gia về tài nguyên nước của Nhóm thực hành Toàn cầu về Nước của Ngân hàng Thế giới, cho biết: “Bạn càng có nhiều cơ hội hợp tác, nhiều thể chế cung cấp cơ hội cho việc tương tác, thì bạn càng có triển vọng đạt được một số thỏa thuận về việc chia sẻ nguồn lực và cách thức quản lý các nguồn lực một cách bền vững.”
Ông cho rằng Biển Đông “chắc chắn phải được ưu tiên hàng đầu”.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm ở Biển Đông là khó tránh khỏi vì đây là nơi có một phần ba số lượng vận chuyển hàng hải trên thế giới, với lượng hàng hoá lưu chuyển hàng năm vào khoảng 5,3 nghìn tỷ đô la mỗi năm.
Thu Phương
Xem thêm:

Xích tùng 700 tuổi trên Yên Tử bỗng nhiên chết khô

5:19 pm - 13/09/2017

Cây xích tùng gần chùa Hoa Yên bị chết khô - (Ảnh: BQL rừng và di tích Yên Tử).
Trong vài năm trở lại đây, đã có tới 20 cây xích tùng ở Yên Tử bị chết khô. Gần đây nhất là cây xích tùng gần 700 tuổi với đường kính 30cm nằm gần khu vực chùa Hoa Yên. 
Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, cho biết, cây xích tùng trăm tuổi nằm ở bên sườn núi khu vực chùa Hoa Yên gần đây tự héo dần và chết khô, theo báo Tuổi Trẻ. 
Được biết, trong khoảng 10 năm trở lại đây, đã có 20 cây xích tùng bị chết. Có ba nguyên nhân chính khiến những cây xích tùng được cho là đến 700 năm tuổi này bị chết là do “tuổi cao sức yếu”, sâu bệnh hại và bị đổ do mưa bão.
Đường tùng cổ khoảng 700 tuổi với nhiều cây to vài ba người ôm.
Để đảm bảo an toàn cho du khách và không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, ban quản lý di tích rừng quốc gia Yên Tử đang có phương án hạ giải cây.
Theo báo cáo của Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, trên núi Yên Tử còn 237 cây xích tùng cổ (còn gọi là hoàng đàn giả), phân bố tập trung ở đường tùng, Am Dược, chùa Hoa Yên…
Có 20 cây đã bị chết trong khoảng gần chục năm, còn 130 cây còn lại gốc bị mục rỗng một phần, cụt ngọn, thân nghiêng, sâu bệnh hại nặng, nhiều rễ nổi…
Do nhiều tuổi nên các thân cây bị mục ruỗng, sâu bệnh.
Riêng đường tùng cổ thụ có 69 cây thì 7 cây đã chết đứng, 51 cây bị mục rỗng thân, gốc và sâu bệnh hại.
Được biết, giai đoạn 2009 – 2011, ngân sách địa phương cấp mỗi năm 100 triệu đồng cho ban quản lý để chăm sóc rừng xích tùng, ngăn ngừa sâu bệnh, cắt tỉa cành khô mối mọt, làm cột chống.
Với kinh phí đó mỗi năm chăm sóc được 5-10 cây. Tuy nhiên, sau thời điểm trên thì không có nguồn kinh phí này nữa.
Từ năm 2016, UBND tỉnh Quảng Ninh giao UBND TP Uông Bí phối hợp với Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử xây dựng đề án chăm sóc, bảo tồn rừng xích tùng thực hiện trong 5 năm với tổng số vốn hơn 27 tỉ đồng.
(Ảnh trong bài: Đức Hiếu)
Thanh Thanh (TH)

Triều Tiên có thể kéo Mỹ và Trung Quốc vào chiến tranh?

7:12 pm - 13/09/2017

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Nikkei)
Trong bối cảnh Mỹ và Triều Tiên không ngừng đe dọa lẫn nhau, các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng vẫn tiếp diễn, trong khi Washington khẳng định “mọi lựa chọn” đều để trên bàn, ngày càng có nhiều quan ngại về khả năng chiến tranh thực sự với Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo The Alantic, một số nhà phân tích thậm chí còn lo ngại một kịch bản đen tối hơn: Những sự kiện ở bán đảo Triều Tiên có thể kéo Mỹ và Trung Quốc vào một cuộc chiến tranh quyền lực lớn.
Bẫy Thucydides
Tin vui là không ai nắm trọng trách ở Mỹ hoặc Trung Quốc muốn có một cuộc xung đột quân sự. Mọi người đều biết rằng cuộc chiến giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rất thảm khốc. Điều này dẫn đến nhiều nhà quan sát kết luận rằng một cuộc chiến tranh thật sự giữa Mỹ và Trung Quốc là điều không thể tưởng tượng được.
Nhưng khi nói một cái gì đó là “không thể tưởng tượng được”, chúng ta đang tự nhắc nhở mình về những gì có thể “tưởng tượng được” – chứ không phải về những gì thực tế có thể xảy ra trên thế giới. Vậy, để mở rộng trí tưởng tượng, chúng ta cần nhìn xa hơn vào lịch sử.
Trong khi lịch sử không bao giờ lặp lại nguyên si, nhưng lặp lại ở mức độ tương tự thì có. Vì vậy, chúng ta nên đặt câu hỏi: Các sự kiện trong quá khứ nào giống với tình trạng khó khăn hiện nay do tiến trình hạt nhân của Triều Tiên, và chúng có thể giúp nhìn nhận về những gì chúng ta đang nhìn thấy – hoặc thậm chí là dự đoán những điều có thể xảy ra hay không?
Trong lịch sử, có nhiều câu chuyện về các bên thứ ba nhỏ hơn kéo các quyền lực lớn hơn vào chiến tranh. Nguy cơ này là đặc biệt cấp bách trong trường hợp một quốc gia đang nổi lên đe dọa sẽ thay thế quyền lực của nước “bá chủ” đương thời.
Thucydides, một nhà sử học Hy Lạp, đã quan sát thấy tiềm năng nguy hiểm này hơn 2.400 năm trước, khi mô tả các nguyên nhân của cuộc chiến giữa một Athens đang gia tăng quyền lực và một Sparta cầm quyền. Vào năm 431 trước Công nguyên, dưới sự lãnh đạo của Pericles, Athens đã trở thành một cường quốc hàng hải có đế chế mở rộng sang tận khu vực Đông Địa Trung Hải. Thách thức của nó đối với uy quyền tối cao của Sparta, quốc gia hùng mạnh ở bán đảo Peloponnesia.
Liệu Mỹ-Trung có thể rơi vào Bẫy Thucydides? (Ảnh: theatlantic)
Vấn đề này, gọi là “Bẫy Thucydides”, khiến các đối thủ cạnh tranh chính đặc biệt dễ tổn thương. Các hoạt động của các bên thứ ba có thể không được quan tâm hoặc kiểm soát đúng đắn, nên có thể gây ra các phản ứng dẫn đến nhũng cuộc chiến không ai mong muốn.
Ở Hy Lạp cổ đại, Corinth và Corcyra là những thủ phạm; năm 1914, một tên khủng bố người Serbia là thủ phạm kích hoạt chiến tranh khi ám sát một hoàng tử nước Áo; và ngày nay, có khả năng các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên sẽ đóng vai trò này. Bẫy Thucydides không chỉ áp dụng cho sự thay đổi trong cân bằng quyền lực tổng thể, mà còn trong việc thay đổi một chiều hướng quyết định về sức mạnh quân sự.
Trong số các tiền lệ có thể làm sáng tỏ những rủi ro tương tự Bẫy Thucydides tạo ra trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, chúng ta có thể xét 3 thí dụ nổi bật: Chiến tranh Triều Tiên 1950, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và tình thế tiến thoái lưỡng nan xảy ra khi kẻ thù tiến tới ngưỡng hạt nhân.
Bài học từ cuộc chiến Triều Tiên 1950
Trong cuộc thảo luận với một nhóm các sĩ quan quân đội Trung Quốc (PLA) ở Bắc Kinh hồi tháng 6, nhà báo Graham Allison đã hỏi liệu Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên có thể kéo Trung Quốc và Mỹ vào chiến tranh hay không. Một đại tá PLA trẻ đẹp trả lời: “Hoàn toàn không!”. Sau đó, Allison lại hỏi liệu điều này đã từng xảy ra trước đây. Vị đại tá nọ lại nói rằng anh nghĩ là không, nhưng sau đó một số đồng nghiệp đã nhắc nhở anh ta về những gì xảy ra vào năm 1950.
Trong trường hợp đó, ông nội của Kim Jong Un là Kim Il Sung đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Hàn Quốc. Lực lượng của ông tràn xuống bán đảo Triều Tiên đến mức họ sắp sửa thống nhất đất nước. Vào phút chót, Mỹ đã xuất hiện để giải cứu Hàn Quốc. Một sư đoàn Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng Douglas MacArthur đã đẩy quân đội Triều Tiên trở lại bán đảo.
Quân đội MacArthur vượt qua Vĩ tuyến 38 (là đường phân chia giữa Bắc và Nam Triều Tiên vào cuối thế chiến 2) và nhanh chóng tiến gần đến sông Yalu, biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Nhưng rồi, với sự kinh ngạc của MacArthur, Trung Quốc đã tấn công. Một đội quân nông dân đã đánh lùi quân đội Mỹ quay trở lại Vĩ tuyến 38, nơi Mỹ bị buộc phải đình chiến. Khi chiến tranh kết thúc, hơn 50.000 người Mỹ, hàng trăm ngàn người Trung Quốc, và hàng triệu người Triều Tiên đã thiệt mạng.
Sự việc diễn ra chưa đầy một năm sau khi Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến đẫm máu ở Trung Quốc. Vào thời điểm đó, GDP của Trung Quốc thấp hơn 1/50 của Mỹ và Mỹ là siêu cường hạt nhân duy nhất của thế giới, nước vừa mới thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki 5 năm trước buộc Nhật phải đầu hàng trong thế chiến 2.
Ngày nay, nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về quy mô, và Trung Quốc có vũ khí hạt nhân của riêng mình. Vì vậy, hầu hết giới quan sát đều tin rằng bằng mọi giá Trung Quốc sẽ không chấp nhận được một bán đảo Triều Tiên thống nhất là một đồng minh quân sự của Mỹ.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thừa nhận trước Ủy ban Dịch vụ Vũ khí Hạ viện vào tháng 6 rằng bất kỳ cuộc chiến nào ở Triều Tiên cũng sẽ “thảm khốc”, ông cũng tự tin tuyên bố vào tháng 8 rằng cuộc chiến tranh với CHDCND Triều Tiên sẽ đồng nghĩa với “sự chấm dứt của chế độ Bình Nhưỡng và sự hủy diệt người dân ở đó”. Nhưng Mattis đã không nói, và cũng không đại biểu Quốc hội nào chất vấn ông, đó là “Còn về Trung Quốc thì sao?”.
Lãnh đạo Mỹ-Trung điện đàm để tìm cách kiềm chế Triều Tiên. (Ảnh: Daily Star)
Mỹ nhìn thấy sự miễn cưỡng của Trung Quốc trong việc kìm hãm đồng minh phiền hà Triều Tiên, trong khi lại rất nỗ lực nhằm ngăn chặn Hàn Quốc trong việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa. Điều này được xem như một bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang cố gắng sử dụng khủng hoảng để đẩy Mỹ ra khỏi khu vực lân cận của họ.
Đối với Trung Quốc, các hành động đối phó với Triều Tiên của Mỹ là một phần của bức tranh lớn hơn, trong đó Mỹ đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển quyền lực của Trung Quốc. Những phần khác như: thuyết phục Hàn Quốc và Nhật Bản triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa – bao gồm cả hệ thống THAAD và Aegis – nhằm làm giảm nguy cơ đe dọa hạt nhân của Trung Quốc; và mở rộng hệ thống liên minh của Mỹ bao gồm cả các nước khác, thậm chí cả Ấn Độ, trong một chiến lược mà Mỹ gọi là “phòng ngừa” chống lại Trung Quốc…
Và không nên quên rằng các đồng minh Mỹ cũng có mối quan tâm sâu xa về lợi ích quốc gia trong cuộc khủng hoảng này. Điều này làm gia tăng theo phép nhân số lượng các bên thứ ba có thể kéo Mỹ và Trung Quốc vào chiến tranh, giống như Anh và Đức bị lôi kéo bởi các quốc gia nhỏ hơn trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
Đối với Hàn Quốc, ưu tiên trong cuộc khủng hoảng này là tránh chiến tranh ở khu vực lân cận. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In gần đây phát biểu: “Tôi có thể tự tin nói sẽ không có chiến tranh nữa trên bán đảo Triều Tiên”.
Trong khi đó, chương trình nghị sự của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong việc giải quyết các diễn biến ở Triều Tiên tập trung vào 2 mục tiêu trọng yếu. Thứ nhất, ông phản đối bất kỳ hành động nào của Mỹ có thể gây ra một cuộc tấn công của Triều Tiên vào Nhật Bản, đặc biệt là bằng một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Thứ hai, ông đang lợi dụng sự bất an của công dân Nhật Bản để thúc đẩy cam kết về sửa đổi hiến pháp hòa bình Mỹ áp đặt lên Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và xây dựng lại một quân đội để tương xứng với vị thế của Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Với rất nhiều quan điểm đối nghịch trong cuộc phiêu lưu đa phương này, rủi ro có một hoặc nhiều bên hiểu nhầm những gì nước khác đang làm sẽ tăng theo cấp số nhân.
Thế chiến 1 cho thấy điều gì?
Thế chiến 1 đã đưa ra sự so sánh cổ điển. Làm thế nào việc ám sát Hoàng tử Áo Franz Ferdinand lại làm phát sinh xung đột lớn đến mức các sử gia phải tạo ra một thể loại hoàn toàn mới: Chiến tranh thế giới? Một thế kỷ sau sự kiện đó, các nhà sử học vẫn đang vật lộn với câu hỏi đó.
Hai cuốn sách trăm tuổi có vai trò tốt nhất trong cuộc tranh luận này là cuốn “The Sleepwalkers” của Chris Clark và “The War That Ended Peace” của Margaret MacMillan. Cả 2 cuốn sách đều lưu ý những động lực sâu sắc hơn thúc đẩy các sự kiện trong thập niên trước năm 1914, đặc biệt việc một nước Đức đang nổi lên thách thức sự bá chủ của nước Anh. Nhưng cả 2 cũng nhấn mạnh đến việc quyết định tùy hứng của các nhà lãnh – mà không nhìn thấy đầy đủ những hậu quả hành động của họ mang lại.
Khi kết thúc “Đại chiến”, điều gì đã xảy ra cho tất cả các nhân vật chính và mục tiêu chính của họ? Tất cả đã mất đi điều họ quan tâm nhất: hoàng đế Austro-Hunger bị lật đổ và đế quốc của ông tan rã; vị hoàng đế Nga, người đã cố gắng ủng hộ những người Slavs ở Serbia, bị lật đổ bởi những người Bolshevik; vị vua người Đức, người đã ủng hộ đồng minh duy nhất của ông ở Vienna, đã bị tước quyền; Pháp đổ máu cho cả thế hệ không bao giờ phục hồi trở lại như là một thế lực to lớn; nước Anh từng là chủ nợ thế giới trở thành một con nợ và bước vào con đường suy thoái chậm chạp.
Giả sự họ được trao cơ hội để quyết định lại, ắt hẳn không có nhà lãnh đạo nào của các thế lực lớn trong năm 1914 lại có những lựa chọn mà họ đã làm. Nhưng họ đã làm, và cuộc chiến giữa các cường quốc đã xảy ra.
Thế chiến 1 bùng phát sau một vụ ám sát (Ảnh: Wikipedia)
Những căng thẳng và sợ hãi tương tự khiến Anh và Đức đi vào con đường dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng xuất hiện khi một kẻ thù tiến đến một ngưỡng quyết định trong quyền lực quân sự. Kể từ khi vũ khí nguyên tử xuất hiện vào năm 1945, đã có 7 trường hợp trong đó một quốc gia đứng trên ngưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân có thể đặt ra một mối đe dọa hiện hữu thực sự đối với kẻ thù của nó. Trong mỗi trường hợp, đối thủ vũ trang hạt nhân của họ đều nghiêm túc xem xét một cuộc tấn công quân sự để ngăn chặn điều đó xảy ra.
Cuối năm 1949, sau khi Liên bang Xô viết thử nghiệm thiết bị nguyên tử đầu tiên của mình, Tư lệnh Không quân Mỹ đã yêu cầu Tổng thống Truman cho phép tấn công để giải giáp Moscow. Khi Trung Quốc tiến tới điểm xuất phát hạt nhân đầu những năm 1960, Liên bang Xô viết đã lên kế hoạch tấn công Bắc Kinh và thậm chí đã hỏi ý kiến ​​Mỹ về lựa chọn này. Khi Ấn Độ tiến gần ngưỡng này, Trung Quốc cũng đã xem xét các cuộc tấn công quân sự; và khi Pakistan thử nghiệm hạt nhân, Ấn Độ đã tấn công; và bây giờ, khi Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí, Mỹ đang công khai khả năng lựa chọn giải pháp quân sự. Trong tất cả các trường hợp này, khi một chính phủ cân nhắc các hậu quả tiềm tàng của cuộc tấn công so với sống chung với một kẻ thù vũ trang hạt nhân, họ đã chọn cách thứ hai.
Chỉ có một nhà nước thực hiện kế hoạch quân sự để ngăn chặn một kẻ thù sở hữu vũ khí hạt nhân: Israel. Năm 1981, nó phá hủy một lò phản ứng hạt nhân của Iraq tại Osirak trước khi nó có thể sản xuất plutonium. Năm 2007, nó phá hủy một lò phản ứng hạt nhân Triều Tiên đã bán cho Syria, một trong số đó có thể bây giờ đã sản xuất đủ plutonium cho một số vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, trong cả 2 trường hợp này, kẻ thù của Israel vẫn chưa mua được vũ khí hạt nhân, và trong cả 2 trường hợp, nó chỉ có một mục tiêu để tiêu diệt. Ngược lại, giới chuyên gia tin Triều Tiên hiện đã có tới 60 vũ khí hạt nhân hiện nay, và theo lời của cựu Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Merrill McPeak, phá hủy tất cả các cơ sở hạt nhân bí mật của Triều Tiên ẩn có thể yêu cầu phải “tìm kiếm từng nhà một”.
Từ những trường hợp trên, chúng ta có thể rút ra bài học tối ưu nào để đối phó với cuộc khủng hoảng Triều Tiên ngày nay? Là một nhà thực hành hiện đại có ảnh hưởng nhất trong lịch sử ứng dụng, Henry Kissinger đã cảnh báo, “Lịch sử không phải là một cuốn sách nấu ăn cung cấp các công thức đã được kiểm chứng”. Thay vào đó, nó có thể “làm sáng tỏ những hậu quả của hành động trong các tình huống có thể so sánh được”, và “mỗi thế hệ phải tự khám phá ra những tình huống nào trên thực tế có thể so sánh được”.
Ưu Đàm
Xem thêm: