Theo báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050: Giai đoạn từ 2020-2030, tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 km/h-200 km/h), đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h trong tương lai…
“KHI NHÀ VĂN BUỘC PHẢI CẦM BÚT THAY THẾ CHO NHÀ VIẾT SỬ THÌ ĐẤT NƯỚC ĐÓ ĐÃ BẮT ĐẦU ĐIÊU LINH”! (Sử gia Yamamoto Tatsuo Nhật Bản)
Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018
Khởi tố vụ gây rối, chống người thi hành công vụ tại Phan Rí Cửa ( Bình Thuận )
15/06/2018 15:08 GMT+7
TTO - Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã ra các quyết định khởi tố vụ án để điều tra về hành vi gây rối trật tự, hủy hoại tài sản nhà nước và chống đối người thi hành công vụ xảy ra tại thị trấn Phan Rí Cửa.
THIỆT HẠI TỪ KHAI THÁC TITAN Ở BÌNH THUẬN...( TRUNG QUỐC THỊ TRƯỜNG THU MUA TITAN CHÍNH CỦA VIỆT NAM)
Thiệt hại từ khai thác đất đen
20/11/2012 07:41 GMT+7
TT - Những dự án khai thác đất đen (quặng sa khoáng titan - zircon) tại Bình Thuận đang gây ra nhiều hệ lụy về môi trường cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Ao nuôi cá của người dân ở khu vực Long Sơn - Suối Nước, P.Mũi Né, TP Phan Thiết (Bình Thuận) giờ đã cạn nước do họ không dám đầu tư sản xuấtẢnh: NGUYỄN NAM |
Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Thuận, hoạt động khai thác này làm môi trường hư hại khó phục hồi. Người dân thì nói họ không được lợi lộc gì chỉ thấy thiệt hại hết sức nặng nề.
Ảnh hưởng đến cây trồng và nguồn nước
Dự án khai thác và tuyển quặng sa khoáng titan - zircon của Công ty TNHH Phú Hiệp tại khu vực Long Sơn - Suối Nước, P.Mũi Né, TP Phan Thiết (Bình Thuận) được Bộ Tài nguyên - môi trường phê duyệt và UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép trên diện tích 807ha. Trong đó có khoảng 500ha là đất sạch của Nhà nước, còn lại là đất của người dân canh tác. Dự án này đang khiến 2.000 dân có đất canh tác nằm trong dự án lao đao khi chủ đầu tư khai thác cuốn chiếu từng khu, còn thời gian đền bù cho nông dân kéo dài đến 10 năm sau. Bà con nông dân đang bức xúc vì đất canh tác nằm trong dự án sau khi kiểm kê không được đầu tư phát triển sản xuất mới, hoặc bị bỏ hoang và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của dự án đang triển khai.
VOV: Những kẻ "bạo loạn" ở Bình Thuận khai gì?
Những kẻ "bạo loạn" ở Bình Thuận khai gì?
© AFP 2018 / Kao Nguyen
Hơn 200 đối tượng bị bắt đều khai nhận do bị đối tượng xấu dùng tiền mua chuộc, bị kích động bởi những thông tin thiếu chuẩn xác trên mạng xã hội.
Hơn 200 đối tượng đã bị bắt, giữ phục vụ công tác điều tra. Hầu hết họ đều khai nhận với cơ quan điều tra là do bị các đối tượng xấu dùng tiền mua chuộc hoặc bị kích động bởi những thông tin thiếu chuẩn xác trên mạng xã hội.
© ẢNH : VTC NEWS
Vốn là một ngư dân chân chất, nhưng Nguyễn Đình Vũ trú ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đang đứng trước vòng lao lý, do đã tham gia vào đám đông kích động, phá hoại cơ quan chính quyền.
Sau chuyến đi biển, Vũ cùng với một người bạn tên là Đạt luộc ghẹ nhậu. Lúc này trên mạng xã hội đang phát tán các video clip có nội dung kích động, kêu gọi biểu tình trên cả nước để phản đối Quốc hội đang bàn luận về Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (còn gọi là Luật Đặc khu). Vũ đã bị kích động theo đám đông.
Một số đối tượng bị bắt do tham gia gây rối Hơn 200 đối tượng đã bị bắt, giữ phục vụ công tác điều tra. Hầ
"Hai anh em uống mỗi người 3 xị, rồi Đạt mới mở điện thoại cho coi mạng. Đang say nên thấy bức xúc và lấy con dao chạy đi" — Nguyễn Đình Vũ nói.
Đại công trường khai thác Titan lậu ở Bình Thuận - Tin Tức VTV24 ( TRUNG QUỐC THỊ TRƯỜNG CHÍNH MUA TITAN VIỆT NAM?); BÁO XÂY DỰNG: Ai đang bảo kê đại công trường khai thác titan ở Mũi Né - Bình Thuận?
Về việc khai thác titan tại khu vực Long Sơn - Suối Nước
Dù nói hay bình luận thế nào thì việc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ra Quyết định số 1194/QĐ-BTNMT ngày 1/7/2009 cho phép Cty TNHH Phú Hiệp thăm dò quặng sa khoáng titan - zircon khu vực Long Sơn - Suối Nước là trái với Quyết định số 104/2007/QĐ-TT ngày 13/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 - 2015, định hướng năm 2025, vì trong phụ lục kèm theo Quyết định không địa danh này. Bộ TN&MT trích dẫn một số văn bản hành chính (công văn của VPCP, của UBND tỉnh Bình Thuận) làm căn cứ để cấp phép lại càng không đúng. Lý do, việc điều chỉnh quy hoạch phải do Bộ Công Thương trình và cấp nào ký phê duyệt quy hoạch, cấp đó mới có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch. Điều này liệu có cần phân tích thêm? Tuy nhiên, nếu để một văn bản thông thường của cấp dưới “trèo” lên một văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì phải xem lại kỷ cương nền hành chính quốc gia.
Theo báo cáo ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh Bình Thuận gửi Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2004, trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như quy hoạch xây dựng được duyệt, khu vực Long Sơn - Suối Nước được xác định là khu đô thị quốc tế có diện tích 723 ha. Khu dự án này đã có nhiều trường đại học trong và ngoài nước nghiên cứu. Từ đó đến nay, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư hàng chục dự án du lịch tại đây, tốn kém hàng nghìn tỷ đồng để Mũi Né trở thành một khu du lịch hàng đầu của Việt Nam. Thật đau xót khi thấy việc khai thác titan đang hủy diệt môi trường du lịch quý giá và chỉ một thời gian ngắn nữa khu vực này sẽ trở về thời kỳ “đồ đá”, với những hậu quả mà hàng thập kỷ sau không thể khắc phục.
Nga dừng lập các đặc khu kinh tế, đóng cửa 10 đặc khu không hiệu quả
Theo thông tin đăng tải trên thời báo Kommersant, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ đạo Chính phủ nước này dừng thành lập các đặc khu kinh tế mới, ít nhất là đến khi soạn thảo xong hướng tiếp cận thống nhất giữa đặc khu kinh tế và khu vực phát triển vượt trước.
Ngoài ra, 10 đặc khu hoạt động không hiệu quả theo kết luận thanh tra của Văn phòng Kiểm toán và Văn phòng Tổng công tố sẽ bị đóng cửa. Tất cả các đặc khu kinh tế khác sẽ được chuyển quyền quản lý cho địa phương. Những chỉ thị này phải được thực hiện trước ngày 30.6.
Quyết định về số phận của các đặc khu kinh tế được đưa ra sau khi phân tích số liệu thanh tra của Văn phòng Kiểm toán Liên bang. Theo đó, kể từ năm 2006 đến nay, chi phí cho 33 đặc khu kinh tế lên tới 186 tỷ RUB, 24 tỷ trong số đó không được sử dụng. Số tiền thuế và phí thu được từ các khu vực này chỉ là 40 tỷ RUB. Để xây dựng một công ăn việc làm tại các đặc khu kinh tế cần tới 10 triệu RUB – số tiền có thể trả lương cho một lao động phổ thông tại Nga trong vòng 25 năm.
Trả lời phóng viên Kommersant, thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định, thể chế đặc khu kinh tế tỏ ra quá đắt đỏ và không hiệu quả tại Nga.
Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018
ĐIỀM BÁO GÌ ĐÂY KHI BẦU TRỜI SÀI GÒN RỰC CHÁY ?
Ảnh 'hoàng hôn đỏ lửa' giữa Sài Gòn gây sốt mạng xã hội
Chiều ngày 14/6, người dân TP.HCM may mắn chứng kiến bầu trời hoàng hôn rực đỏ hiếm thấy. Nhiều người đã tranh thủ chụp những bức ảnh thật đẹp và chia sẻ lên mạng xã hội.
MỘT BÀI HỌC CHÁT ĐẮNG MANG TÊN: TỔNG THẦU TRUNG QUỐC?
Một bài học rất đắt
-
Do tranh chấp với các tổng thầu Trung Quốc, 4 trong 12 đại dự án thua lỗ phải dùng tới biện pháp là đưa ra trọng tài quốc tế. Có nghĩa, chưa biết chừng nào những lằng nhằng khúc mắc mới có thể chấm dứt.
Tháng 6 năm ngoái, cơ quan điều tra đã khởi tố 5 bị can do liên quan đến hành vi cố ý làm trái tại dự án Nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex Đình Vũ) . Ngoài hậu quả đội vốn “thành hơn 359 triệu USD, nhà máy này liên tục báo lỗ”. Và cho đến giờ, những tranh chấp căng thẳng với nhà thầu Trung Quốc khúc mắc đến nỗi vụ việc phải đưa ra trọng tài quốc tế vào tháng 11 tới.
Nhưng PVTex Đình Vũ chỉ là 1 trong 4 đại dự án thua lỗ phải đưa ra trọng tài quốc tế do những tranh chấp với nhà thầu Trung Quốc.
Luôn bỏ rất thấp để trúng thầu bằng được dự án, sau đó thi công ì ạch và liên tục tăng vốn. Câu chuyện đội vốn tại các dự án do nhà thầu Trung Quốc đã trở thành một tình trạng triền miên không chỉ trong 12 đại dự án thua lỗ của ngành Công thương.
Hôm nay Mỹ sẽ công bố danh sách 900 mặt hàng Trung Quốc bị đánh thuế nhập khẩu
15-06-2018 - 09:12 AM | Tài chính quốc tế
Động thái lần này nhằm vào 10 ngành đã được Trung Quốc xác định sẽ đầu tư phát triển để vươn tới mục tiêu dẫn đầu thế giới trong kế hoạch "Made in China 2025".
- 14-06-2018 Na Uy đề cử ông Trump cho giải Nobel Hòa bình
- 12-06-2018 6 tháng kịch tính đưa Tổng thống Trump và ông Kim Jong Un từ "miệng hố chiến...
- 01-06-2018 Thương mại toàn cầu nếm trái đắng vì cuộc chiến tranh thương mại của Tổng thống...
Bloomberg dẫn lời 2 nguồn tin thân cận cho biết Tổng thống Donald Trump vừa quyết định áp thuế nhập khẩu lên khoảng 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, 1 động thái sẽ làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Danh sách các mặt hàng bị áp thuế sẽ được công bố ngay trong hôm nay (15/6).
Quy mô của lần đánh thuế này giống với những gì đã được đề xuất hồi tháng 4, cho thấy Tổng thống Trump đã không hề nhượng bộ trước những lời cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt về thương mại có thể làm hỏng mối quan hệ Mỹ - Trung trong bối cảnh Mỹ vẫn đang muốn duy trì sức ép buộc Triều Tiên phải từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
Về khả năng Mỹ đưa quân, vũ khí tới đồn trú ở Trường Sa
HỒNG THỦY
(GDVN) - Trung Quốc không dễ manh động khai hỏa tên lửa ở Trường Sa, nhưng hệ thống tác chiến điện từ lại có sức uy hiếp nghiêm trọng an ninh Biển Đông, Mỹ cần xử lý.
Mỹ chuẩn bị trừng phạt Trung Quốc vì quân sự hóa Biển ĐôngTrung Quốc cất tên lửa ở Hoàng Sa vào kho?Trung Quốc do thám tàu hải quân Ấn Độ đến Việt Nam tập trận
Kênh tin tức EBC, Đài Loan ngày 5/6 đưa tin, trong lúc Trung Quốc và Hoa Kỳ đang vờn nhau trên Biển Đông, một nhóm nghiên cứu thân Đảng Dân chủ tiến bộ cầm quyền tại Đài Loan đề xuất với chính quyền đảo này:
Hãy cho Hoa Kỳ thuê đảo Ba Bình mà Đài Loan đang chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) để Washington đưa quân và vũ khí tới đồn trú;
Điều này sẽ giúp ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông. Đề xuất này được một số tướng lĩnh trong các lực lượng vũ trang Đài Loan hưởng ứng.
Đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đảo này đang do Đài Loan chiếm đóng trái phép. Ảnh: EPA. |
Lý do của đề xuất này là thời gian qua Trung Quốc không ngừng quân sự hóa Biển Đông, mà Mỹ chỉ có mỗi cách tiến hành hoạt động tuần tra tự do hàng hải để tỏ lập trường.
Tuy nhiên việc đưa chiến hạm, kể cả B-52 tới gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa hay các đảo ở Hoàng Sa xem ra không ngăn được Bắc Kinh. [1]
Bài học đắt giá từ đặc khu thí điểm cho thuê đất 99 năm ở Campuchia: bị Trung Quốc âm mưu biến thành tiền đồn hải quân tại Đông Nam Á
Đặc khu kinh tế Koh Kong đang được Trung Quốc xây dựng trên một khu đất 45.000 ha của Campuchia với cảng nước sâu, sân bay quốc tế và các cơ sở hạ tầng khác như một thành phố thực thụ.
Dọn đường
Năm 2008, chính quyền Campuchia đã trao cho Tập đoàn Phát triển Liên hiệp Thiên Tân (UDG) của Trung Quốc hợp đồng thuê thời hạn 99 năm vùng đất chiếm khoảng 20% đường bờ biển này với mức giá chỉ 30 USD/ha để xây dựng đặc khu kinh tế. Hiệp hội Các nhà xây dựng Campuchia (CCA) ước tính công trình sân bay quốc tế (vẫn chưa xây dựng) của “khu thí điểm” này có thể đón đến 10 triệu lượt khách/năm.
Theo trang Asia Times, bề ngoài dự án tập trung cho kinh doanh du lịch như một khu nghỉ dưỡng ven biển Dara Sakor nhưng trên nhiều phương diện, nó không khác gì đang dọn đường cho một khu định cư của người Trung Quốc. Trong khi chính quyền Campuchia nêu cao lợi ích kinh tế của đặc khu với người dân, không ít chuyên gia chỉ trích nó đang dần trở thành một khu vực kinh tế khép kín dành cho công nhân, các nhà đầu tư và du khách Trung Quốc.
Công trình cảng nước sâu thuộc dự án Koh Kong tại Campuchia của tập đoàn UDG Trung Quốc Ảnh: C4ADS
LẠY HỒN: NĂM 2020, SAU KHI HOÀN THÀNH TUYẾN CÁT LINH-HÀ ĐÔNG, VIỆT NAM SẼ VAY TIỀN TRUNG QUỐC XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BẮC-NAM TỐC ĐỘ 200-350 KM/H;
Sau năm 2020, Việt Nam sẽ xây dựng tuyến đường sắt Bắc Nam với tốc độ chạy tàu từ 160 km/h-200 km/h. Tới năm 2040, tàu tốc độ cao có thể đạt tới tốc độ 350 km/h.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
VỚI LÒNG TIN ĐÓ ÔNG CHO HẠ BÁO ĐỘNG XUỐNG CẤP 2 VÀ THU HỒI BỚT VŨ KHÍ CỦA DÂN QUÂN? Đại tá Quách Hải Lượng tham gia quân đội năm 13 tu...
-
Phạm Chí Dũng - Bắc Kinh muốn gì qua vụ HD-8? Vụ Trung Quốc điều tàu HD-8, được hộ tống bởi hai tàu hải cảnh, bất thần xâm nhập khu vực ...
-
( Tin tức thời sự ) - Lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên. ...
-
Chỉ là nhân vụ bắt cóc đầu thú, có thuyết âm mưu cho rằng có bàn tay Hoa Nam nhúng vào nhằm chia uyên rẽ thuý. Chợt nhớ chuyện xưa mà khôn...
-
Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018 | 1.12.18