Bút ký Phạm Viết Đào.
Trước cửa hang Nà Cáy; Người đứng góc ảnh là Nguyễn Xung Kích, Mặt trận tổ quốc Hà Giang
Nà Cáy buồn quay quắt
Xác tử sỹ chất đầy bãi đất
Qua một đêm thôi chuột móc hết mắt rồi
Trên thân xác đã trương lên nhung nhúc những đàn giòi
Và ngờm ngợp những đám mây ruồi nhặng...
Khắp lòng hang sực lên mùi máu, mùi cồn
Điện thoại đổ chuông từng nhịp dập dồn
Tin báo về chuẩn bị đón thương binh từ phía trước
Bác sỹ gầm lên hết băng, hết thuốc
Y tá ngẹn ngào hết sạch nước truyền...
Bãi tử sỹ nằm bên cạnh bờ khe
Hình như đã nhiều hơn lúc trước
Lại nghe đâu đây rúc rích tiếng chuột
Những con chuột đói khát, những con chuột vô tâm
Lần bước đến nơi tử sỹ đang nằm
( Thơ Nam Thái Trần)
Đôi lời:
Theo quốc lộ số 2 từ thành phố Hà Giang ngược lên cửa khẩu
Thanh Thủy, tới cây số 17, bên trái dước Hà Giang lên có tẩm biển chỉ địa hang
Nà Cáy…
Trong giai đoạn chiến tranh ác liệt từ 1984-1989, hang Nà
Cáy được sử dụng làm trạm phẩu thuật tiền phương do có địa hình thuận lợi, cách
khu vực chiến sự ác liệt có khoảng 2 km. Hang Nà Cáy nằm phía vách núi dựng
đứng nên pháo Trung Quốc không thể câu qua…
Trong chuyển thăm Hà Giang năm 2011, các CCB Hà Giang đã
đưa tôi lên thăm hang Hà Cáy, nơi in dấu tích xương máu của hàng ngàn liệt sĩ,
thương binh trong những năm tháng ác liệt..
Hiện nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên đặt ở xã Đạo Đức quy tập
1700 hài cốt liệt sĩ, phần lớn trước tiên được quy tập về Nà Cáy, sau đó mới
chuyển về Nghĩa trang Đạo Đức…
Về những dấu tích chiến tranh liên quan tới Nà Cáy, trong
tiểu thuyết Dòng sông Mía của nhà văn Đào Thắng có kể về một câu chuyện: Một bà
mẹ dưới xuôi lên thăm con đang chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên, lên đến nơi thì
thấy cọn mình còn lại xác và lúc nhúc dòi…
Về những cảnh tang thương của chiến tranh tại Nà Cáy, CCB
313 Trần Nam Thái đã ghi trong một bài thơ anh viết từ 1986 về những điều mà
anh chứng kiến: Cảnh đêm đêm, nhữngng đàn chuột bò đi moi mắt những tử sĩ do
chưa kịp chuyển về nghĩa trang Đạo Đức do địch bắn phá ác liệt; bộ đội của ta
lại phải lấy đá nặng đắp lên mặt tử sĩ để chuột không moi mất mắt; Rồi cảnh ban
ngày những đám mây ruồi bu vây các xác tử sĩ; Rồi cảnh xác tử sĩ lúc nhúc dòi;
Rồi cảnh thương binh được cáng về đặt nằm cạnh các xác chết…
Xin ghi lại một vài cảm nhận về hang Nà Cáy và giới thiệu
bài thơ NÀ CÁY, MÙA THU KHÔNG BÌNH YÊN của CCB 313-FB Trần Nam Thái, hiện đang
làm việc tại Học viện Bưu chính Viễn thông Hà Đông…
Ở Vị Xuyên, có 3 nơi đã được lập đền thơ để các CCB và du
khách thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ: Nghĩa trang Vị Xuyên ở xã Đạo Đức; Đền
thờ ở cao điểm 468, nơi quân ta tập kết chuẩn bị các trận đánh chiếm lại cao
điểm 685, 772, 1509…Đến thờ này do các CCB tự bỏ kinh phí ra để lấy chỗ thắp
hương…
Có một am thờ được xây dưới Hang Dơi. Nơi đây từng dấu tích
một quả pháo kích giết chết 47 bộ đội đặc công của ta chuẩn bị xuất kích đánh
chốt…
Sự hy sinh của 47 chiến sĩ đặc công hiện nay vẫn là một dấu
hỏi vì hang này có vách đá dựng đứng, khó lòng Trung Quốc có thể bắn pháo vào
được. Có nhiều CCB cho rằng chính lựu pháo của ta do bắn hút tầm đã bắn trúng
quân ta…
Do đêm đêm sáng sáng, những ngày mờ sương, đơn vị Đoàn 313
đóng phái bên này vẫn nghe tiếng bộ đội hô tập hập luyện quân bên phía Hang
Dơi, thỉnh thoảng bộ đội bên này vẫn bắt gặp các vong sang giao lưu với họ nên
an hem đã lập am thờ…
Bên cạnh 3 địa điểm trên, tại hang Nà Cáy, chính quyền, các
cựu chiến binh cũng nên lập một cái am thờ làm nơi lui tới, hương khói cho
nhiều vong linh vẫn còn lưu tán nơi đây chưa được đón về quê hương bản quán…
Nà Cáy, dấu tích xương máu của hàng ngàn liệt sĩ
Sáng
24/10/2011, tôi thuê một chuyến tăxi để đi từ Hà Giang để đi lên thăm cửa khẩu
Thanh Thủy, thăm những địa danh nổi tiếng của mặt trận Vị Xuyên Hà Giang trong
cuộc chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược từ năm 1981-1988.
Dọc đường đi, anh Nguyễn Tiến Viên, nguyên pháo thủ của E (Trung đoàn ) 457, Sư
313, là người từng gắn bó với mặt trận này từ 1981-1988 làm hướng dân viên tình
nguyện cho tôi.
Trên xe
ngoài anh Viên có anh CCB Tô Việt Hùng, Thượng tá, Chủ nhiệm Tổng Hậu cần Trung
đoàn T 77, Nguyễn Xung Kích, Chánh văn phòng Mặt trận tổ quốc tỉnh Hà Giang; Họ
đều là những cựu binh của Mặt trận Hà Giang.
Xe bon bon trên con đường đã rải nhựa phẳng lỳ khác với con đường mà tôi đã đi
lên đây 2 lần; lần đầu là vào năm 1985, lúc đó chiến sự đang ác liệt và lần thứ
hai cách đây 14 năm, năm 1996…
Vừa đi Nguyễn Tiến Viên vừa chỉ cho tôi chỗ này là vị trí của trận địa pháp
130, điểm kia là chỗ đặt lựu pháo 152; đến cây số 17, từ đây lên Cửa khẩu Thanh
Thủy đường chim bay chưa tới 2 km, anh Viên đưa tôi ghé thăm Hang Nà Cáy, đây
là một trãm phẩu thuật tiền phương của toàn bộ mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang…
Theo anh Nguyễn Tiến Viên, chiến tranh đã lùi xa gần 30 năm nhưng mỗi lần nghĩ
về Nà Cáy, đi qua Nà Cáy anh lại thấy lạnh người và như có một luồng điện chạy
qua sống lưng làm cho cả người anh run lên, nôn nao.