Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Không phải Nga, ông Trump chỉ rõ Trung Quốc mới là nguy cơ thực sự của nước Mỹ

09:29, 20/08/2018

Không phải Nga, ông Trump chỉ rõ, Trung Quốc mới là nguy cơ thực sự của nước Mỹ
 
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy (18/8) đã chỉ mối đe dọa thực sự của nước Mỹ, và gọi những người không nhận thức được điều này là những gã “khờ”, theo Western Journal.
“Tất cả những người khờ khạo trước nay vẫn chỉ tập trung vào Nga nên bắt đầu nhìn sang một đối tượng khác, Trung Quốc”, ông Trump viết trên Twitter. “Nhưng cuối cùng, nếu chúng ta thông minh, cứng rắn và chuẩn bị tốt, chúng ta sẽ hòa hợp với tất cả [các nước]!”.
Ông Trump chỉ rõ đối thủ chính của Mỹ trên Twitter.
Một chuyên gia nói với Western Journal rằng chính sách đối với Trung Quốc của Tổng thống Trump khác hẳn với người tiền nhiệm Obama. Vị cựu tống thống da màu đầu tiên của nước Mỹ tiếp cận vấn đề bằng cách dùng các thỏa thuận đa phương để biến Trung Quốc thành bạn, tuy nhiên, ông Trump lại hướng theo việc cạnh tranh song phương một cách trực tiếp với quốc gia nhiều tham vọng này.

TS. Vũ Ngọc Hoàng - Chuyện Đặc khu Kinh tế

Nhà nước của dân phải luôn biết lắng nghe ý kiến của dân, kể cả trước và sau khi thông qua quyết định. Phản biện khoa học và thảo luận bình đẳng là con đường tiếp cận chân lý mà không có gì có thể thay thế trong khoa học xã hội. Trường hợp vừa rồi là cách tốt cần được phát huy đối với nhiều việc khác. Từ xưa đến nay, kể cả lịch sử tất cả các triều đại, khi nào lãnh đạo đất nước thật sự cầu thị lắng nghe dân thì lòng dân tin tưởng và hướng về triều đình, lúc ấy dân tộc có sức mạnh gấp bội để giữ nước và kiến thiết quốc gia. Còn khi nào triều đình quan liêu, xa dân, không biết lắng nghe mà còn đối phó với nhân dân, thì lòng dân ly tán, sức mạnh quốc gia suy yếu, đến lúc nghiêm trọng thì kẻ thù từ bên ngoài lợi dụng cơ hội ấy để tấn công, đất nước không đứng vững trước hiểm nguy và triều đình suy vong, sụp đổ.

Hình minh họa
Đặc khu- thành công và thất bại

Chuyện đặc khu kinh tế đã bàn từ lâu, hàng chục và hàng trăm năm trước, tại nhiều nước trên thế giới và kể cả ở nước ta. Thế giới đã có hàng nghìn đặc khu kinh tế ở hơn một trăm nước. Một số đặc khu thành công, số lớn hơn thì không thành công hoặc thất bại. Họ tổ chức bao gồm 2 loại hình: Loại thứ nhất, có đơn vị hành chính riêng (của một khu). Loại thứ hai, không có đơn vị hành chánh riêng mà chỉ là cho áp dụng cơ chế đặc biệt trên một vùng lãnh thổ nhất định (khác với cả nước ở bên ngoài đặc khu) tại địa điểm cụ thể nào đó. Loại thứ nhất số lượng rất ít nhưng thường mạnh mẽ hơn về cơ chế chính sách và quyền tự chủ, nhiều nơi gần giống như “khu tự trị” về kinh tế; loại thứ hai nhiều hơn, phổ biến hơn.

Cuộc đấu mậu dịch Tập Cận Bình và Donald Trump đi tới đâu?

Ngô Nhân Dụng

Tuần lễ cuối tháng Tám, 2018, ông Vương Thụ Văn (Wang Shouwen, 王受文), Phó bộ trưởng Bộ Thương vụ Trung Quốc qua Washington gặp ông David Malpass, Thứ trưởng Tài chánh Mỹ. Mục đích của phái đoàn chín người là để giải quyết cuộc chiến tranh mậu dịch giữa hai nước, tránh không làm trầm trọng hơn.
Bắc Kinh đề xuất cuộc họp này, để trong tháng Mười Một hai ông Tập Cận Bình và Donald Trump có thể nói chuyện với nhau (hai lần), khi cùng tới dự hội nghị Châu Á Thái Bình Dương; hoặc Hội nghị G-20 ở Buenos Aires.
Trong thời gian hai ông Vương và Malpass thương thuyết thì văn phòng “đại diện thương mại” Mỹ (một chức vụ tương đương với Bộ trưởng Ngoại thương) vẫn mở cuộc điều trần để nghe giới kinh doanh Mỹ đến góp ý kiến. Đại diện các công ty được cho coi danh sách những món hàng Tàu sắp bị Chính phủ Mỹ đánh thuế thêm. Các công ty Mỹ có thể xin Chính phủ miễn trừ một số hàng nhập cảng, để bảo vệ quyền lợi của họ. Bản danh sách này sẽ dài, bởi vì Chính phủ Trump tính sẽ đánh thuế thêm trên $200 tỷ đô la hàng Trung Quốc nữa.
Từng bước leo thang
Tới giờ, Mỹ đã đánh thuế trên $34 tỷ hàng nhập cảng từ Trung Quốc. Tới cuối tháng Tám sẽ đánh thêm trên $16 tỷ nữa.
Mỗi lần Washington hạ thủ, Bắc Kinh cũng lập tức trả đòn. Ngày Thứ Năm 9 tháng 8, Bắc Kinh đưa ra danh sách mới những món hàng nhập cảng từ Mỹ sẽ bị đánh thuế 25%, tổng số cũng là $16 tỷ mỹ kim, và cũng sẽ áp dụng ngay khi Hải quan Mỹ ra tay. Trong danh sách đó, có một món dự trù sẽ bị đánh nhưng sau cùng được bỏ ra ngoài. Đó là dầu lửa, dầu thô mua từ Mỹ để về chế biến trong nước Tàu.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

5 tội lớn của ngành đường sắt và 5 lời nhắn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể

Bởi
 AdminTD
 -

19-8-2018
Đọc tin báo Vnexpress ngày 18/8/2018 về đường sắt cao tốc Bắc Nam rằng: “Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được xây dựng mới, khổ đường 1.435 mm, từ Hà Nội đến TP HCM, đi qua 20 tỉnh, thành phố, dài khoảng 1.545 km và dự kiến có 23 ga”.
Và rằng: “Trước đó Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thế đã yêu cầu tư vấn so sánh, làm rõ sự khác nhau của hai loại công nghệ về các vấn đề liên quan như suất đầu tư, giá thành, khai thác, vận hành. Những so sánh, đánh giá về công nghệ phải trung thực, nêu bật được ưu, nhược điểm và căn cứ đề xuất áp dụng ở Việt Nam”.
Vì đã thất kinh về vụ THU GIÁ, nên vội vàng gửi đến bộ trưởng Nguyễn Văn Thể 5 lời nhắn sau đây.
I. NĂM TỘI LỚN CỦA NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
1. Đường sắt Việt Nam từ hơn 40 năm nay, kể từ năm 1975, về cơ bản là không thay đổi. Đó là tội lớn thứ nhất.

“Láng giềng thâm độc” Trung Quốc và gọng kềm siết chặt Việt Nam

 

 -
Nếu tìm từ khóa “kinh tế Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc”, cỗ máy tìm kiếm Google cho hần 60 triệu kết quả trong vòng chưa tới một giây, với vô vàn dữ liệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc nền kinh tế của các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc hoàn toàn không phải là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, mà trong đó Trung Quốc hoàn toàn chi phối và lũng đoạn Việt Nam về mọi mặt, từ kinh tế cho đến chính trị và thậm chí là an ninh quốc phòng.
Thực tế hiện tại cho thấy Trung Quốc không chỉ đang tiến hành lấn chiếm biển Đông mà ngay trong nội tại Việt Nam, Trung Quốc hoàn toàn chủ động trong việc lũng đoạn cả kinh tế và chính trị Việt Nam. Vài số liệu cụ thể dưới đây cho thấy lãnh thổ Việt Nam đang đứng trước hiểm họa khôn lường từ Trung Quốc:
Có 23/24 nhà máy ngành xi măng do Trung Quốc làm tổng thầu (theo số liệu của Viện Nghiên cứu cơ khí công bố năm 2014). Có 15/20 dự án nhiệt điện đốt than do Trung Quốc trúng thầu, tỉ lệ nội địa hóa 0%. Có 2/2 dự án bauxite do Trung Quốc làm tổng thầu, nội địa hóa 2%, theo thống kê năm 2014.
Các dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông, đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội- Lào Cai, nhà máy gang thép Lào Cai, nhiệt điện Duyên Hải 1, nhiệt điện Mông Dương 2… đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Trong đó, khi có biến, đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội nối thẳng đến cửa khẩu Kim Thành (và kết nối luôn với cao tốc Hà Khẩu–Côn Minh của Trung Quốc) như mở toang cửa cho giặc tiến vào thủ đô nước ta từ biên giới Việt – Trung.
Việt Nam đã quên mất bài học cảnh giác anh láng giềng phương Bắc?
Trong các dự án có sự tham gia của các tập đoàn nhà nước Trung Quốc, có những dự án có vị trí đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc phòng. Điển hình như Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine trên đèo Hải Vân. Theo lờitrung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, khu vực đèo Hải Vân là “điểm quân sự then chốt và sẽ chia cắt đất nước trong trường hợp có chiến tranh”, ai làm chủ được Hải Vân”sẽ thâu tóm luôn Đà Nẵng và Huế”. Còn về thế trận trên biển, Cửa Khẻm là điểm vươn xa nhất của đèo Hải Vân và gần nhất với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Có được Hải Vân sẽ nắm quyền kiểm soát cả vùng biển. Một khi dự án khu nghỉ dưỡng của công ty Trung Quốc được xây dựng ở đây thì “mọi bí mật quân sự của vùng 3 Hải quân sẽ khó được giữ vững.”

Tập Cận Bình không dám đánh bom nợ

Ngô Nhân Dụng
Ông Vladimir Putin đã thử đánh Mỹ bằng thứ bom này vào đầu năm nay. Trong Tháng Tư, 2018, Nga đã bán 84% số công trái của chính phủ Mỹ (US Treasury bonds), trị giá $81 tỷ. Tháng Ba, Nga còn làm chủ $96 tỷ công trái Mỹ, đến Tháng Năm chỉ còn dưới $15 tỷ.
Khi có người bán một thứ gì, bán rất nhiều và trong một thời gian ngắn, thì “món hàng” đó mất giá trên thị trường ngay lập tức. Giá US Treasury xuống, nghĩa là mức lời, gọi là suất lời (yield), của công trái Mỹ tăng lên. Thí dụ, một công trái mang lãi suất cố định 3%, trước đây bán nguyên giá $1,000, mỗi năm trả $30 thì suất lời, yield cũng là 3%. Nhưng nếu công trái đó mất giá, chỉ còn $960, thì suất lời tăng lên. Chính phủ Mỹ vẫn trả $30, không hơn, nhưng những người chủ mới của công trái lãnh $30 trên số vốn $960 thì suất lời thành 3.75% (30/960).
Chính phủ Nga quyết định tống khứ một số lớn công trái Mỹ ra thị trường cốt để trả đũa Mỹ đánh thuế trên thép và nhôm nhập cảng từ Nga. Sau khi Nga đánh trả đòn, lợi suất của các công trái 10 năm của Mỹ đã tăng vọt lên trên 3%, lần đầu tiên cao như vậy kể từ năm 2014.
Nếu suất lời tăng rồi cứ tiếp tục cao như thế, thì lần sau chính phủ Mỹ đi vay sẽ phải trả lời lãi cao hơn trước.

TÁC GIẢ CUỐN " CHẾT BỞI TRUNG QUỐC"- TS PETER NAVARRO ĐƯỢC TT TRUMP BỔ NHIỆM LÀM QUÂN SƯ CHỐNG TRUNG QUỐC

PHẢI CHĂNG TRUNG QUỐC CŨNG KHÔNG HỌC ĐƯỢC CHỮ NGỜ?
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi và bộ vét
Cách đây 5 năm thì ai dám nghĩ tác giả của cuốn sách Death by China lại có thể làm cố vấn kinh tế cho Tổng Thống Mỹ và có tiếng nói quan trọng tại Tòa Bạch Ốc. Nhưng điều không ngờ lại xảy ra và tác giả của cuốn sách “chết bởi Trung Quốc” đã trở thành cố vấn kinh tế cho Tổng Thống Trump. Đây là tình huống mà giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đã không ngờ tới và chắc chắn sẽ còn phải đau đầu rất nhiều với tác giả của cuốn sách Death by China.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Đọc cuốn sách Death by China thì thấy Tiến sỹ kinh tế Peter Navarro đã vạch trần tất cả những mối nguy đến từ chính sách kinh tế của Trung Quốc. Theo Tiến sỹ kinh tế Peter Navarro thì Trung Quốc đã đưa ra chính sách gian lận thương mại, ăn cắp công nghệ, làm hàng giả, hàng kém chất lượng để phá hủy toàn bộ hệ thống kinh tế chuẩn mực của các nước tư bản giầu có trước đây như Mỹ và Châu Âu. Trung Quốc đã cố tình làm hàng giả, hàng kém chất lượng và bán phá giá để cho nhiều nhà máy, nhiều công ty của Mỹ và Châu Âu bị phá sản.

KỶ NIỆM 50 NĂM BIÊN DỊCH VÀ XUẤT BẢN THƠ VĂN LÝ TRẦN

Tôi tham gia biên dịch “Thơ Văn Lý Trần”

Trần Thị Băng Thanh
Kết quả hình ảnh cho Thơ văn Lý Trần
Cuối năm 1968, tốt nghiệp Lớp Đại học Hán học, 5/6 sinh viên ở lại Viện Văn học, được đưa về Tổ văn học Cổ cận đại. Tôi (Trần Thị Băng Thanh), Hoàng Lê và Ngô Thế Long ở Nhóm Cổ đại, cùng với 3 cán bộ của Viện là Đỗ Văn Hỷ, Nguyễn Văn Phát được giao “làm” Thơ văn Lý Trần (TVLT), do Nguyễn Huệ Chi làm Trưởng nhóm. Sau một thời gian, hình như gần 2 năm, khảo sát đối chiếu với sách vở của Thư viện, cảm thấy không đảm nhiệm nổi tiến độ công việc, Nhóm trưởng Huệ Chi đề nghị Gs Đặng Thai Mai cho Nhóm Cận đại do Trần Nghĩa làm Nhóm trưởng chia sẻ bớt công việc. Vì thế TVLT có thêm Nhóm Lý Trần II. Nhóm II gồm Trần Nghĩa (Nhóm trưởng), Nguyễn Đức Vĩ, Trần Lê Sáng, Đào Thái Tôn, Phạm Đức Duật. Ít lâu sau Nhóm I được bổ sung Phạm Tú Châu cùng tốt nghiệp ĐH Hán học, từ Tổ khác chuyển sang (khi Nguyễn Văn Phát, Ngô Thế Long chuyển đi). Chúng tôi bắt tay vào công việc, mỗi người được giao bản thảo một số tác giả, do hai bác Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình thực hiện từ trước. Nhiệm vụ là tiếp tục việc các bác đã làm, đối chiếu lại để chỉnh sửa và sưu tầm, khảo chứng, biên dịch những tài liệu sưu tầm mới… hình thành bộ Thơ văn của thời đại Lý Trần. Bản thảo đã có từ trước được chia ra, phần ai nấy lo. Công việc chủ yếu là:
Nhóm trưởng có trách nhiệm điều hành công việc, duyệt bản thảo của các thành viên trong Nhóm để hoàn chỉnh từng tập bản thảo bộ sách. Riêng Nhóm trưởng Nhóm I Nguyễn Huệ Chi phải viết phần “Khảo luận”, xác định khái niệm, thời gian, đối tượng của TVLT, khái quát quá trình sưu tập từ các thế kỷ trước, các vấn đề văn bản học trong từng thời kỳ lịch sử… ngoài ra còn đề xuất các loại việc, phần việc, phương pháp làm việc, các quy chuẩn…, định hướng cho công việc. (Xin xem Khảo luận đăng đầu Tập I TVLT).
Bản thân tôi cũng như các thành viên khác của hai Nhóm, theo các tiêu chí và quy chuẩn, phương pháp đề ra trong “Khảo luận”, phải làm các công việc sau:
- Mở rộng nguồn tài liệu để tìm kiếm thêm tác phẩm; thu thập thêm những tác phẩm theo tiêu chí do Nhóm đã quy định, tìm thêm ở các sách mới phát hiện, ở sách nước ngoài, các phát hiện của các học giả từ trước 1945, các học giả ngoài nước, các nhà nghiên cứu Phật giáo, khảo cổ, dân gian, kể cả kho lưu trữ dưới dạng microfilm… và đặc biệt là tham gia công tác điền dã, thu thập thêm hoặc đính ngoa những chỗ các sách Thi văn tập thời trước có thể chép nhầm, hoặc đã chỉnh sửa.

Nguyễn Ngọc Sẵng - Tàu Cộng: Một con đường nhiều bi kịch

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018 | 19.8.18

...Nếu cuộc chiến thương mại vẫn tiếp tục leo thang, niềm tin về kinh tế sẽ lung lay trong lòng dân và sẽ phát sinh thêm nhiều vấn nạn lớn hơn do việc giảm sút xuất cảng. Đã có dấu hiệu trong nội bộ đảng cộng sản Tàu nếu cuộc chiến thương mại không có biện pháp chấm dứt thì quyền lực lãnh đạo của nhóm Tập sẽ gặp khó khăn... Con đường duy nhất là thương thảo với Hoa Kỳ, nhưng thương thảo thế nào để đừng, hoặc ít mất thể diện của cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, tránh chứng tỏ khả năng lãnh đạo kém, gây bất mãn trong nhân dân Tàu..


Hôm 1 tháng 8, chính quyền của Tổng thống Trump xác nhận sẽ tăng thế xuất từ 10 lên 25% trên 200 tỷ hàng hoá nhập cảng từ Tàu Cộng. Việc tăng thuế xuất này sẽ áp dụng trên các linh kiện điện tử, máy móc, phụ tùng xe và sản phẩm công nghệ.

Ông Lighthizer, đại diện thương mại của chính phủ nói rằng “việc tăng thêm thuế này cung cấp thêm những lựa chọn cho Tàu để khuyến khích họ thay đổi chính sách, lối vận hành thương mại đầy tai hại, và chấp nhận những phương thức hướng tới thị trường công bằng hơn và đem lại thịnh vượng cho toàn dân”.

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

VÌ SAO ĐẢNG CỨ IM LẶNG MÃI, KHÔNG LÊN TIẾNG?

                                                       -Nguyễn Đăng Quang-

 Kết quả hình ảnh cho Hội nghị Thành Đô
          Hội nghị Thành Đô (3-4/9/1990) và các thỏa thuận ký kết giữa lãnh đạo 2 Đảng và Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc đến nay đã đúng 38 năm, song vẫn là một bí mật lạnh lùng! Không chỉ nhân dân thế giới mà ngay cả người dân Việt Nam cũng như người dân Trung Quốc đều bị lãnh đạo của họ dấu tiệt, không hé lộ một lời về những gì họ đã thỏa thuận với nhau tại Hội nghị này cách đây 38 năm về trước!
        (Giang Trạch Dân và Lý Bằng hồ hởi chào đón các lãnh đạo ĐCSVN chiều 3/9/1990. Nguồn: Internet)
          Cách đây hơn 4 năm, ngày 28/7/2014, 61 đảng viên tâm huyết của ĐCSVN đã ký “Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên ĐCSVN” (gọi tắt là “Thư ngỏ 61”). Mời đọc tại đây:https://anhbasam.wordpress.com/2014/07/29/thu-ngo-gui-bch-trung-uong-va-toan-the-dang-vien-dang-csvn/. “Thư ngỏ 61” kiến nghị ĐCSVN thực hiện 2 yêu cầu cấp thiết và trọng yếu của đất nước:
          Một:ĐCSVN cần thay đổi cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.”
          Hai: “Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như Thỏa thuận Thành Đô 1990, các thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và trên Vịnh Bắc bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v...”
          Trong 61 đảng viên ký Thư ngỏ này có 1 quân nhân kỳ cựu, 1 “anh bộ đội cụ Hồ” đích thực, đó là Thiếu tướng Lê Duy Mật (1927-2015), cựu Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu II, cựu Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang (1979-1984). Tướng Lê Duy Mật là người rất cương trực, tính khí khẳng khái, là một vị tướng can trường trận mạc, trải khắp các chiến trường A,B,C,K qua 3 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và Tầu xâm lược! Một chi tiết không phải ai cũng biết, 1 tuần trước khi đấy, ngày 20/7/2014, ông đã gửi TBT Nguyễn Phú Trọng, BCT và BBT một Tâm thư với nội dung rất mạnh mẽ và quyết liệt, đó là yêu cầu Đảng phải công khai hóa Thỏa hiệp Thành Đô, đồng thời phải cho Tổng kết cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược. (Xem tại đây:https://bongbvt.blogspot.com/2014/08/thieu-tuong-le-duy-mat-co-hay-khong-mot.html)


         Đặc biệt, trong Tâm thư trên, tướng Lê Duy Mật đã trích dẫn nguyên văn một Điều khoản trong Thỏa hiệp Thành Đô do Tân Hoa xã và Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc tiết lộ: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng CNCS, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa 2 nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa 2 Đảng và nhân dân 2 nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp trong quá khứ. Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... Phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam 30 năm (1990-2020) để ĐCSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Hoa.” (hêt trích)

Chính quyền Trung Quốc đang tăng số lượng và mở rộng nhà tù ở Tân Cương

Trung Quốc đã mở rộng chương trình cải tạo những người được cho là “thành phần nguy hiểm”, với mục tiêu ban đầu nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ nhưng hiện đã bao gồm cả những người theo tôn giáo nói chung, Nhật báo phố Wall (WSJ) đưa tin.
Có tới 1 triệu người, tương đương 7% người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc, hiện đang bị giam giữ trong một hệ thống các trại “cải tạo chính trị”, theo các quan chức Hoa Kỳ và các chuyên gia Liên Hợp Quốc.
Khi các trại cải tạo bị quá tải, một số người Duy Ngô Nhĩ lớn tuổi được chính quyền Bắc Kinh ở địa phương thả tự do, nhưng đã chết ngay sau đó, tờ WSJ dẫn lời người thân của những tù nhân được phóng thích cho hay.
Hình ảnh vệ tinh được WSJ và một chuyên gia phân tích ảnh chỉ rõ, trong hai tuần qua, các trại cải tạo chính trị ở khu vực Tân Cương đã gia tăng về số lượng và nhiều trại đã được mở rộng diện tích cũng như cơi nới hoặc xây mới buồng giam.
Tuy nhiên, quy mô phát triển các trại cải tạo chính trị có thể còn vượt quá những gì WSJ đánh giá do nhiều người Duy Ngô Nhĩ từ chối tiết lộ thông tin vì sợ bị trả thù.
WSJ đã tiếp cận được 6 nhân chứng là những cựu tù nhân. Họ cho biết đã bị ngược đãi trong trại cải tạo khi công an thường trói họ vào ghế và bỏ đói họ.
Ablikim, một cựu tù nhân 22 tuổi, nói: “Họ cũng nói với chúng tôi về tôn giáo, nói rằng những điều tôn giáo nói là không có thật, và rằng tại sao lại tin vào tôn giáo, không có Thượng đế đâu”.
Khu vực Tân Cương nhìn từ google map. (Ảnh: WSJ)

Tổng thống Trump lên án các mạng xã hội ‘kiểm duyệt thông tin’

05:28, 19/08/2018

Tổng thống Trump phát biểu với báo chí trước khi lên trực thăng
 
Tổng thống Trump hôm thứ Bảy (18/8) cảnh báo ông sẽ hành động ngăn chặn tình trạng kiểm duyệt thông tin và “phân biệt đối xử” của một số mạng xã hội đối với những người theo quan điểm bảo thủ ủng hộ truyền thống (conservatives).
Tại khu nghỉ mát của mình ở Bedminster, New Jersey, ông Trump cho biết: “Các mạng xã hội hoàn toàn phân biệt đối xử chống lại tiếng nói của đảng Cộng hòa / Bảo thủ”.
“Nói to và rõ ràng cho chính quyền Trump rằng, chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra”, ông Trump nói. “Kiểm duyệt [thông tin] là một điều rất nguy hiểm và hoàn toàn không thể duy trì trật tự được”, ông tiếp tục. 

Tổng thống Trump đưa ‘Nước Mỹ vĩ đại trở lại’ trong gần 2 năm nhiệm kỳ

By
 tapchivietkieu
 -

0
Ngày 17/8, Tổng thống Donald Trump nói, ông đã hoàn thành khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử – đưa “Nước Mỹ vĩ đại trở lại” chỉ trong gần 2 năm cầm quyền.
Ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2017. Đến nay, Tổng thống đã làm được nhiều điều tốt đẹp, thay đổi cho xứ cờ hoa. Lãnh đạo nước Mỹ dẫn chứng điều này trên trang Twitter cá nhân.
Tổng thống Trump đưa 'Nước Mỹ vĩ đại trở lại' trong gần 2 năm nhiệm kỳ
Tổng thống Trump nhắn đến Thống đốc bang New York Andrew Cuomo trên Twitter của mình. (Ảnh: Twitter)
Hôm 15/8, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo của đảng Dân chủ nói rằng, ông không coi Mỹ là một quốc gia vĩ đại vì phụ nữ tiếp tục bị phân biệt đối xử. Ông Cuomo nhấn mạnh, Mỹ sẽ không bao giờ vĩ đại.