Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Giáo sư tự hào khoe lách luật, cả ngành phục vụ nhóm người bán sách đánh vần lạ

HỒNG THỦY

(GDVN) - Tại sao quyền hạn trong tay, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không thể biến sách "đánh vần lạ" thành sách giáo khoa" mà phải "lách luật" với 50 triệu đồng?
Cuộc thí điểm triền miên Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục suốt 40 năm qua không chỉ tiêu tốn khá nhiều ngân sách nhà nước, mà còn khiến người dân bỏ ra hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để con em họ "thí điểm" mà không hề hay biết.
Đằng sau cuộc thí điểm này là cả một hệ thống bán "sách giáo khoa" thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm hoàn toàn khép kín theo chỉ đạo chặt chẽ của ngành giáo dục.
Trong bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục phân tích lý do tại sao lại có cuộc trường kỳ thí điểm này.
Giáo sư tự hào khoe lách luật
Trong bài trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân điện tử có tiêu đề "Thực nghiệm là "lời thưa" của tôi với con trẻ" đăng ngày 19/8/2013, Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho biết:
"Cách đây hai năm, anh Luận đã bỏ tiền túi đi tàu hỏa lên Lào Cai, thuê xe ôm đi về năm trường tiểu học ở địa phương để tự tìm hiểu chương trình tiếng Việt thực nghiệm đang được giảng dạy ở đây. 
Sau khi tự mình mắt thấy tai nghe, Bộ trưởng đã biết rằng sách của tôi có thể triển khai đại trà được.
Ngày 21/9/2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, Giáo sư Hồ Ngọc Đại, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Ngô Trần Ái cắt băng Khai trương Trung tâm Công nghệ giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. (Ảnh: gdtd.vn)

Nhân dân tệ (CNY) hóa nền kinh tế Việt Nam?; Cho phép thanh toán bằng Nhân dân tệ: Việt Nam “chui đầu” vào chiến lược thôn tính của Trung Quốc


 



Trong khi thanh toán bằng USD – đồng tiền dự trữ quan trọng và là phương tiện thanh toán quốc tế phổ biến nhất, lại bị nghiêm cấm tại Việt Nam, mọi giao dịch liên quan đến USD đều bị cấm thì mới đây NHNN lại thông báo sắp tới đây, Việt Nam sẽ cho phép thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ (trước tiên là) ở khu vực biên giới. Phải chăng cùng với tiến trình xóa bỏ ngôn ngữ thuần khiết của dân tộc Việt, áp dụng tiếng Việt cải cách mới, ngôn ngữ Bùi Hiền hay như đưa tiếng Trung vào giáo trình giáo dục từ khi còn rất sớm, cho phép xe của Trung Quốc tự do chạy thẳng qua biên giới, tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam và mới đây là đồng ý lưu hành đồng nhân dân tệ (CNY) trên lãnh thổ, Việt Nam đang tự chui đầu vào chiến lược thôn tính của Trung Cộng, tự mình cô lập với phần còn lại của thế giới?
Thôn tính nền kinh tế. Hãy nhớ “Kinh tế là Chính trị”
Từ nhiều năm trước, Trung Cộng đã bắt đầu kiến nghị, đề xuất (thực chất là dụ dỗ, gây áp lực) để mở rộng phạm vi sử dụng đồng Nhân dân tệ tại Việt Nam cùng với đó là những viễn cảnh “đẹp như mơ” khi nâng cao giá trị thương mại, tăng cường giao thương giữa hai nước, mang về cho VN nhiều lợi ích kinh tế đột phá… Bài học chơi với Tàu còn nguyên đó, Cát Linh – Hà Đông chỉ mới thử nghiệm, thảm họa Formosa và hàng chục phố Tàu nhan nhản khắp Việt Nam liệu vẫn chưa khiến chúng ta tỉnh ngộ? Nay ta không chỉ cho phép Tàu Cộng tự do đi vào lãnh thổ, chạy xe hoành hành đất nước như chốn không người cai quản mà còn cho phép chúng đem đồng Nhân dân tệ vứt thẳng vào mặt ta, cười khẩy vì ta quá nhẹ dạ, tự chui đầu vào rọ, hoàn thành nốt dã tâm thôn tính Việt Nam mà không cần tốn một viên đạn, một giọt máu nào.

Chấp nhận thanh toán Nhân dân tệ nghĩa là dâng nền kinh tế Việt Nam cho Trung Quốc

Mahathir dám đối đầu Tập Cận Bình


Ngô Nhân Dụng
Năm ngày trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc, thủ tướng Malaysia cho thấy ông dám đương đầu với chiến thuật xâm lấn bằng tiền của Cộng Sản Trung Hoa trong kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ.
Ngày Thứ Ba vừa rồi, Bác Sĩ Mahathir bin Mohamad đã chấm dứt hai vụ đầu tư lớn của các công ty Trung Hoa tại xứ ông, một dự án xây dựng đường xe lửa tốn $20 tỷ, và một dự án $2.5 tỷ làm đường ống dẫn dầu. Ông Mahathir nêu lý do thực tế: Chúng tôi không thể có tiền trả nợ, mà thật ra chúng tôi cũng không cần.
Trong ngày hôm trước, tại đại sảnh đường Nhân Dân, Bắc Kinh, sau khi gặp Thủ Tướng Trung Quốc Lý Quốc Cường, ông Mahathir tuyên bố thẳng thừng: “Chúng tôi không muốn một tình trạng ‘thuộc địa kiểu mới’ diễn ra!”
Ông thủ tướng Malaysia đã đánh trúng tim đen của ông Tập Cận Bình! Kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ là một bộ mặt giả để che đậy thủ đoạn “Viễn Giao, Cận Công” của giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc.
Vào thế kỷ thứ ba Trước Công Nguyên, nước Tần đã dùng kế của Phạm Thư, “Giao thiệp với nước xa, tấn công nước ở gần” để thôn tính lục quốc, thống nhất thiên hạ. Thiên hạ là tất cả đất đai dưới bầu trời. Bây giờ đối với Cộng Sản Trung Quốc, thiên hạ là cả thế giới.

Khoa học chứng minh sự tồn tại của “thiện ác hữu báo” có tác động đến cơ thể

Khoa học đã chứng minh, những người lương thiện, thích giúp đỡ người khác có đời sống hạnh phúc và tuổi thọ lâu hơn. Những người trong tâm chứa đầy oán hận, làm việc ác thì dễ sinh các bệnh tật và chết sớm hơn. Điều này đã minh chứng cho câu nói “thiện ác hữu báo” thật sự tồn tại.

thiện ác hữu báo, Nhân Quả Báo Ứng, khoa học chứng minh,
Khoa học đã chứng minh sự tồn tại của “thiện ác hữu báo” . (Ảnh minh họa)
Người xưa tin rằng làm việc ác thì sớm hay muộn cũng sẽ bị trừng phạt. Nhiều nghiên cứu ngày nay cũng đã xác nhận rằng thiện và ác thật sự có ảnh hưởng đến cơ thể và làm những việc tốt có thể kéo dài tuổi thọ của một người.

Lịch sử của KGB: Tổ chức gián điệp khét tiếng tàn bạo của Liên Xô

Liên bang Xô Viết nổi tiếng có nhiều tổ chức tình báo khét tiếng hung tàn. Một trong số đó là KGB, tổ chức cảnh sát bí mật đã giúp nhà độc tài Stalin hành quyết hàng triệu người trong những cuộc thanh trừng của ông.

tổ chức gián điệp, lien xo, KGB,
tổ chức gián điệp, lien xo, KGB,
Những thành viên đầu tiên trong đội đặc nhiệm Alpha của KGB Liên Xô năm 1976. (Ảnh qua specnaz.ru)
KGB (Komitet Gosudarstvennoi Bezopasnosti – Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô) chính thức được cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Khrushchev thành lập vào năm 1954. Đây thực chất là một hệ thống cảnh sát chìm dùng để trấn áp những người đối lập và bảo vệ chế độ Xô Viết sau cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917.
Qua nhiều năm, tổ chức này đã được đổi tên nhiều lần, với những cái tên như OGPU, NKVD, MVD, MGB, KGB, FSB.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

ĐÃ HOÀN THÀNH BẢN THẢO:” VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”

Phạm Viết Đào.

Sau một thời gian cân nhắc, lựa chọn, tôi đã hoàn thành việc tập hợp những bản thảo, tư liệu đã viết, đã thu thập gần chục năm nay về cuộc chiến tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang…
Bản thảo đánh máy dày trên 400 trang khổ A 4, co chữ arial 12. Tôi đã nộp cho 1 nhà xuất bản cách đây 1 tháng để xin giấy phép và đang chờ hồi âm.

Chủ tịch nước: Tôn trọng, phát huy tự do tư tưởng của các nhà khoa học

30/08/2018  13:40 GMT+7

 - Chủ tịch nước đề nghị cần tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học.
Sáng nay, MTTQ Việt Nam phối hợp cùng với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ KH-CN tổ chức lễ ra mắt Sách vàng Sáng tạo Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, phát triển và ứng dụng KHCN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch nước: Tôn trọng, phát huy tự do tư tưởng của các nhà khoa học
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Ông ghi nhận, nền KHCN nước nhà đã có bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trên các lĩnh vực. Việc ra mắt cuốn Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2018 với 73 công trình, giải pháp sáng tạo tiêu biểu là sự kiện có ý nghĩa quan trọng.

Hiệp hội Giấy: DN Trung Quốc mang hàng sạch về nước, rác bẩn để lại Việt Nam

Dân trí Hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam sản xuất bột giấy tái chế để mang sản phẩm sạch về nước còn rác thải vứt lại Việt Nam, tiếp tục được Hiệp hội Giấy và Bột giấy cảnh báo, trong văn bản mới đây gửi tới các đơn vị chức năng.
 >> Nhà máy Bột giấy Phương Nam nợ như chúa Chổm


Nhà máy Giấy Lee&Man đã nhiều lần bị người dân phản đối, cho là gây ô nhiễm (Ảnh minh họa)
Nhà máy Giấy Lee&Man đã nhiều lần bị người dân phản đối, cho là gây ô nhiễm (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Hiệp hội này phản ánh, từ cuối năm 2017 đến nay, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam để nhận thầu giấy bao bì và tìm cách liên doanh để sản xuất bột giấy tái chế. Phương pháp này tức là đánh tơi giấy phế liệu thành bột, rồi qua các quá trình sàng lọc rồi xeo thành tấm, cuộn hay ép thành khối bột rồi xuất về Trung Quốc.

NHNN nói gì về việc dùng Nhân dân tệ thanh toán ở biên giới Việt - Trung?

Dân trí "Chúng ta có 7 tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc gồm Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên và chỉ có những khu vực biên giới tại các tỉnh này mới được phép dùng đồng VND, CNY để thanh toán đối với hoạt động thương mại biên giới", ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối cho hay.
 >> Được phép dùng Nhân dân tệ để thanh toán ở biên giới Việt - Trung
 >> Không điều chỉnh theo Nhân dân tệ, tỷ giá USD/VND hạ nhiệt

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 19 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Thông tư này hướng dẫn Nghị định 14 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và thay thế Quyết định 689 ngày 7/6/2004 về việc ban hành quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc.
Theo quy định tại Nghị định 14, hoạt động thương mại biên giới bao gồm: hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân; hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và tại chợ biên giới.
Còn Thông tư 19 quy định cụ thể về đồng tiền được sử dụng trong thanh toán đối với hoạt động thương mại biên giới, theo đó: đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, thương nhân được sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi và đồng bản tệ (CNY, VND) để thanh toán; đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới và tại chợ biên giới, đồng tiền được sử dụng trong thanh toán là đồng bản tệ (CNY, VND).
Về phương thức thanh toán, thanh toán qua ngân hàng là phương thức thanh toán chủ yếu áp dụng đối với hoạt động thương mại biên giới. Ngoài ra, Thông tư 19 quy định phương thức thanh toán bằng tiền mặt (CNY, VND) đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân Việt Nam và thanh toán bằng VND tiền mặt đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới và tại chợ biên giới.
Ngân hàng Nhà nước cho biết: Việc ban hành Thông tư 19 góp phần hoàn thiện chính sách thanh toán biên mậu, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt - Trung ngày càng phát triển
Ngân hàng Nhà nước cho biết: Việc ban hành Thông tư 19 góp phần hoàn thiện chính sách thanh toán biên mậu, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt - Trung ngày càng phát triển

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN THANH HỒNG LO LẮNG VỀ HÀNG KHÔNG TRE VIỆT NAM-( CÓ VAY TIỀN TRUNG QUỐC KHÔNG?)

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng lo lắng về Hàng không Tre Việt

KIẾN VĂN

(GDVN) - Ông Nguyễn Thanh Hồng - Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội đã nêu vấn đề với Bộ Giao thông Vận tải và đang chờ câu trả lời.
Trong văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng - Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho biết, việc một doanh nghiệp trong nước thành lập hãng hàng không là phù hợp với pháp luật Việt Nam và cần khuyến khích để tăng sự cạnh tranh, nâng cao chất lượng vận chuyển, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, thành lập các hãng hàng không phải bảo đảm các yêu cầu khắt khe và thận trọng trong việc cấp phép.

Hiện cử tri có ý kiến băn khoăn, cho rằng với tình trạng quá tải tại các sân bay, tình trạng hủy chuyến, chậm chuyến chưa được giải quyết; an ninh, an toàn hàng không còn nhiều bất cập thì vào thời điểm hiện nay, liệu có nên cho phép thành lập hãng hàng không mới?

Cử tri cũng cho rằng, cần phải minh bạch về tài chính trong việc mua máy bay của hãng Tre Việt (Bamboo Airways) để tránh nguy cơ rủi ro, tăng nợ quốc gia trong huy động vốn và cần chấn chỉnh việc đưa hình ảnh quảng cáo khi chưa được cấp phép.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng. ảnh: quochoi.vn

Bí mật về những tuyệt chiêu phòng the của các mỹ nhân Trung Hoa xưa khiến đàn ông mê đắm bất chấp cả hiểm họa

Bom | 

Bí mật về những tuyệt chiêu phòng the của các mỹ nhân Trung Hoa xưa khiến đàn ông mê đắm bất chấp cả hiểm họa

Không phải nghiễm nhiên mà các mỹ nhân Trung Hoa nổi tiếng lịch sử như Tây Thi, Dương Quý phi, Triệu Phi Yến hay Hạ Cơ được các vị đế vương sủng ái suốt cả mấy thập niên...

Được Hoàng đế mê đắm dù đã đến tuổi tứ tuần
Nhắc tới biểu tượng sắc đẹp của phụ nữ đời Đường không ai là không biết tên Dương Quý Phi - một trong tứ đại mỹ nhân lịch sử Trung Quốc. 
Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, sinh ra ở Vĩnh Lạc, Châu Bồ, nay thuộc huyện Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). 

24.000 đề tài tiến sỹ xuất sắc liên quan đến nông nghiệp, dùng được bao nhiêu?;Nông dân chưa học hết lớp 7 ở Nghệ An sản xuất máy cắ.t đá đầu tiên trên thế giới



24.000 đề tài tiến sỹ xuất sắc liên quan đến nông nghiệp, dùng được bao nhiêu?

VdaiLy Poster | 

Bộ trưởng Nông nghiệp cho hay các đề tài nghiên cứu khoa học rất nhiều, nhưng muốn ứng dụng thì phải “tháo gỡ cơ chế”.
Sáng 13/6 trong phiên chất vấn tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Chiến – Phó chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, đã nêu câu hỏi với Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường về việc ứng dụng các luận án tiến sĩ nông nghiệp.
Ông Chiến nói, ở Việt Nam hiện có 24.000 tiến sĩ, thư viện quốc gia lưu trữ 21.000 luận án, “tôi không hỏi 3.000 luận án tiến sĩ nữa đang ở đâu mà quan tâm đến việc các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành nông nghiệp được chấm điểm xuất sắc, bao nhiêu luận án trong số đó đem ra ứng dụng trong thực tiễn?”.
“Chúng ta đang muốn có giải pháp đột phá trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Xin hỏi Bộ trưởng có ý định sử dụng các luận án tiến sĩ để giải quyết vấn đề này không?”, ông Chiến chất vấn.
Đại biểu Nguyễn Chiến chất vấn bộ trưởng
Đại biểu Nguyễn Chiến chất vấn bộ trưởng
Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Cường khẳng định Việt Nam có rất nhiều đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học, “nhưng có cơ hội ứng dụng hay không thì phải tháo gỡ từ cơ chế”. Cụ thể là phải để nhà khoa học gặp doanh nghiệp, gặp các thành phần khác trong đời sống kinh tế- xã hội.
“Chúng ta đã và đang tháo gỡ để tổng huy động nguồn lực của xã hội cho phát triển nông nghiệp”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ông kể, vừa qua có một chủ doanh nghiệp ở Thái Bình, người này tốt nghiệp Đại học Bách Khoa và đã mày mò nghiên cứu hệ thống xử lý nước phục vụ ngay trên quê hương mình. “Những chuyện đó rất tốt, chúng tôi mong các vị đại biểu cùng giới nghiên cứu khoa học cộng tác với Bộ để giúp nông nghiệp tốt hơn”, ông Cường nói.
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-hang-nghin-luan-an-tien-si-dung-duoc-bao-nhieu-3598826.html


Nông dân chưa học hết lớp 7 ở Nghệ An sản xuất máy cắ.t đá đầu tiên trên thế giới

VdaiLy Poster | 

Nông dân lớp 7 sáng chế robot gieo hạt xuất sang Mỹ, Đức
Nông dân Hải Dương được mọi người thán phục khi sáng chế nông nghiệp do ông tạo ra được Mỹ, Đức đặt hàng.
Mới học hết lớp 7, nhưng ông Phạm Văn Hát (45 tuổi, thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương) đã sáng chế thành công hàng chục máy nông nghiệp, như máy đánh luống, máy thu hoạch rau húng, máy rạch hàng, máy cày hai lưỡi. Trong đó, robot gieo hạt tự động là sản phẩm ông tâm huyết và được nhiều người không chỉ trong nước mà ngay cả Đức, Mỹ cũng quan tâm.
Ông Hát cho biết, mỗi năm ông bán vài chục chiếc với giá 35 triệu đồng cho người Việt và 3.500 USD khi xuất sang Đức hoặc Mỹ. Robot gieo hạt đã được bán đi 14 nước. “Đạt thành quả như hôm nay, tôi và gia đình đã trải qua bao nhiêu gian truân, có lúc tưởng không thể gượng dậy”, ông nói.
nong-dan-lop-7-sang-che-robot-gieo-hat-xuat-sang-my-duc
Ông Phạm Văn Hát đang chỉnh sửa máy. Ảnh: GTVT.
Sinh ra trong gia đình làm nông tám anh chị em, ông Hát phải nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình. Học hết lớp 7, cậu bé Hát khi đó được gửi đến xưởng cơ khí trên thành phố vừa học vừa làm. Có chút kiến thức vững chắc, ông trở về quê hương mở xưởng cơ khí riêng.
Để phát triển kinh tế gia đình, giai đoạn 2007-2010, ông Hát còn thuê ba hec-ta trồng rau sạch. Hồi đó khái niệm “rau hữu cơ”, “rau an toàn” chưa được nhiều người biết đến, nên đầu ra cho sản phẩm không ổn định, khiến gia đình ông lâm cảnh nợ nần với số tiền lên ba tỷ đồng.