Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Biển Đông: Mỹ, Nhật "động thủ" khiến Trung Quốc "toát mồ hôi hột"

10:08' 02/09/2018 (GMT+7)
   |  
- Chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản – Kaga vừa có màn phô trương sức mạnh với nhóm tàu sân bay tấn công đầy uy lực USS Ronald Reagan của Mỹ ở khu vực Biển Đông sóng gió.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan
Tàu sân bay USS Ronald Reagan
Lực lượng hải quân của hai nước Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành các bài tập huấn luyện khả năng triển khai theo đội hình và phối hợp hành động chung. Cuộc tập trận diễn ra vào ngày 31/8. Chiến hạm của hai nước Mỹ và Nhật Bản còn diễn tập các thủ tục tiếp viện cho nhau. Cuộc tập trận đã cho thấy hạm đội của hai bên có thể phối hợp hành động “nhuần nhuyễn” như thế nào, Chuẩn Đô đốc của Mỹ - ông Karl Thomas cho biết.
Ông Thomas – người chỉ huy Đội 70 đóng tại Nhật Bản của Mỹ, nhấn mạnh rằng, cuộc tập trận chung giữa họ đã giúp “tăng cường hơn nữa khả năng tương tác, phối hợp” mà lực lượng hai bên “đã xây dựng trong những năm qua.”
Đội tàu chiến của Nhật Bản dưới sự dẫn dắt của chiến hạm lớn nhất Kaga đã đến Vịnh Subic của Philippines ngày hôm qua (1/9) cùng với hai tàu khu trục. Philippines là chặng dừng chân đầu tiên trong hành trình kéo dài hai tháng của đội tàu chiến Nhật Bản ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chiến lược. Các chiến hạm của Nhật Bản dự kiến sẽ đến thăm một loạt cảng ở Indonesia, Singapore, Ấn Độ và Sri Lanka. Hoạt động triển khai này được cho là nhằm để tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Hải quân Nhật Bản với Hải quân của các nước đối tác đồng thời “đóng góp cho hòa bình và sự ổn định” trong khu vực, chỉ huy của đội tàu Nhật Bản – Chuẩn Đô đốc Tatsuya Fukuda phát biểu.
Chiến hạm JS Kaga - biểu tượng sức mạnh mới của Nhật Bản
Chiến hạm JS Kaga - biểu tượng sức mạnh mới của Nhật Bản

ĐÁNH GIÁ VÀ TRẢ LỜI CHÍNH THỨC CỦA GIỚI CHUYÊN MÔN (VIỆN NGÔN NGỮ HỌC) VỀ ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH CHỮ VIỆT CỦA ÔNG BÙI HIỀN

Hôm qua lúc 00:12· 
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Xin đăng lại bài viết của GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Bài viết của GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp là ý kiến chính thức của Hội đồng Khoa học Viện Ngôn ngữ học trả lời lãnh đạo cấp trên về bản đề xuất cải cách chữ Việt của PGS.TS. Bùi Hiền.
Hội đồng Khoa học của Viện Ngôn ngữ đã lên tiếng từ tháng 1/2018, rất tiếc chẳng có nhà báo nào biết để khai thác thông tin này, vì đây là thông tin chính thức từ một cơ quan khoa học có thẩm quyền.

CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, CHUYỆN LẼ RA KHÔNG NÊN BÀN NỮA
Xi nhan Trái Phải - Cải cách chữ Quốc ngữ, chuyện lẽ ra không nên bàn nữa (Hình 2).
Tưởng chuyện này đã êm rồi (xã hội còn nhiều chuyện cần bàn hơn) nhưng hôm nay đọc những dòng giận dữ của GS Trần Đình Sử trên Tin Nhanh 24h, tôi thấy cần lên tiếng để ủng hộ GS Trần Đình Sử, góp thêm tiếng nói bác bỏ đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền (thông qua Bản đề xuất của tác giả).

Kết cục bi thảm của những kẻ bán nước nhà Trần

02/09/2018  05:39 GMT+7

 - Dù theo những cách khác nhau, nhưng cuối cùng, những kẻ bán nước luôn phải đón nhận kết cục bi thảm.
Nhà Trần (1225-1400) là triều đại nức tiếng trong lịch sử, với chiến công 3 lần đánh bại Mông – Nguyên (đội quân xâm lược hung hãn và tàn bạo nhất thế giới thời bấy giờ).
Chiến tích đó của quân – dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của những vị vua yêu nước và những chiến tướng lừng danh như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, …
Nhưng, đi cùng chiến công hiển hách đó, lịch sử cũng từng “phải” chứng kiến những người vì tư lợi của cá nhân, đã đang tâm phản bội lại người thân, tổ quốc.
Trần Di Ái
Với âm mưu xâm lược nước ta, năm 1281, Hốt Tất Liệt đòi vua Trần Nhân Tông phải sang chầu nhà Nguyên.

Nga mời TQ dự tập trận lớn nhất từ 1981

Nga sẽ tổ chức cuộc tập trận lớn vào tháng tới, với sự tham dự của 300 ngàn quân. Điện Kremlin nói cuộc tập trận Vostok-2018 'lớn nhất từ Chiến tranh Lạnh' sẽ có quân đội Trung Quốc tham gia vì hai nước "hợp tác trong mọi lĩnh vực".

Trực thăng có vũ trang của Nga, Ka-52. Hình chụp hôm 21/08/2018
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nói các đơn vị từ Trung Quốc và Mông Cổ sẽ tham dự cuộc tập trận tại các hoạt động quân sự diễn ra tại miền Trung và Viễn Đông Nga.

Ông so sánh cuộc diễn tập giả định có chiến tranh "Vostok-2018" với các hoạt động của Liên Xô hồi 1981, là khi Nga giả tiến hành cuộc tấn công vào Nato.

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

Nhiệt điện than và bài toán thâm hiểm của Tàu Cộng

 


Trong những năm gần đây, Tàu Cộng đang đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nhiệt điện than lạc hậu ra thế giới bằng hình thức cho vay vốn. Và dĩ nhiên Việt Nam là nước được ưu tiên nhất. Bởi vì Trung Quốc luôn muốn chiếm đất nước ta, biến dân Việt Nam thành dân tộc yếu hèn, bệnh tật triền miên, tinh thần chống Tàu, bảo vệ Biển Đông cũng vì thế mà mất đi. Như vậy để thấy, Trung Quốc hoàn toàn được lợi ích trong âm mưu này, còn dân tộc Việt Nam, ai sẽ được lợi, ai bị hại?
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đóng cửa và giải tán khá nhiều nhà máy nhiệt điện vì tình trạng ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, sức khỏe người dân ở mức cực kỳ báo động và tiến tới điện hạt nhân thay thế. Để gỡ gạc được tiền từ những đống sắt vụn khổng lồ này, đi kèm âm mưu bẫy nợ kinh tế, tiêu diệt nòi giống Việt Nam thì bài toán thanh lý đầy nham hiểm đã được đưa ra.
Trung Quốc đã trả giá môi trường cho nhiệt điện than, nên đang muốn đẩy sang Việt Nam
Nền kinh tế Trung Quốc mất khoảng 300 tỷ USD. Đáng sợ hơn, mỗi năm có khoảng 1,7 triệu trẻ em chết vì ô nhiễm.

Đức Quốc xã làm thế nào để kiểm soát dư luận xã hội?

“Thấm nhuần học thuyết của Đảng quốc xã quan trọng hơn công tác sản xuất”
Hitler và Goebbels đến thăm công ty UFA GmbH (Nguồn: Wikipedia)
Hitler và Goebbels đến thăm công ty UFA GmbH (Nguồn: Wikipedia)
Thời kỳ đầu Quốc xã Đức lên nắm quyền, tỷ lệ thâm nhập của đài phát thanh ở Đức không cao, trong một thời gian ngắn thì không có cách nào khiến nhà nhà người người đều có thể nhanh chóng sở hữu đài radio riêng.
Xuất phát từ thực tế này, chính quyền quốc xã đã ra chính sách nghe đài phát thanh tập thể mọi lúc mọi nơi. Nếu một người nào không có đài radio, thì làm sao họ có thể nghe được những chỉ thị mới nhất của lãnh đạo, từ đó lĩnh hội và hiểu được phương châm chính sách mới của chính phủ và đảng quốc xã cho được? Vậy thì nếu cả tập thể cùng nghe đài phát thanh, sẽ không có ai bị bỏ sót. Nói một cách phũ phàng, thì chính là đến cái tai của người dân trong nước cũng không còn được tự do nữa.

BỘ TƯ PHÁP PHẢI ĐÌNH CHỈ THÔNG TƯ SỐ: 19/2018/TT-NHNN CHO PHÉP LƯU THÔNG ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ TẠI 7 TỈNH BIÊN GIỚI VÌ: VI HIẾN, VI PHẠM LUẬT NGÂN HÀNG VÀ NGHỊ ĐỊNH Số: 89/2016/NĐ-CP

Phạm Viết Đào.

Hiến pháp 2013 quy định:
“Điều 55  
3. Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số: 46/2010/QH12 quy định:
Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 33. Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 34. Mua, bán ngoại tệ giữa Dự trữ ngoại hối nhà nước với ngân sách nhà nước
Thủ tướng Chính phủ quy định mức ngoại tệ Bộ Tài chính được giữ lại từ nguồn thu ngân sách để chi các khoản chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Số ngoại tệ còn lại Bộ Tài chính bán cho Dự trữ ngoại hối nhà nước tập trung tại Ngân hàng Nhà nước…”

Không cấp thị thực cư trú lâu dài cho người Trung Quốc, ông Mahathir Mohamad tiếp tục 'làm khó' Bắc Kinh

VietTimes

Vừa kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh 7 ngày từ 17 đến 21/8 gây xôn xao với việc tuyên bố hủy bỏ 2 dự án lớn trị giá 22 tỷ USD, vị Thủ tướng 93 tuổi của Malaysia lại gây bất ngờ thêm với việc tuyên bố cấm người nước ngoài mua nhà trong dự án địa ốc khủng có vốn đầu tư lên tới 100 tỷ USD của một công ty Trung Quốc.
Một phần Dự án Forest City của Tập đoàn Bích Quế Viên Trung Quốc đang "mắc kẹt" bởi chính sách của Thủ tướng Mahathir Mohamad

Lưu hành đồng tiền Trung Quốc ở VN 'có vi hiến'?

Quốc Phương

Tiền Trung QuốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCó ý kiến chuyên gia cho rằng quyết định mới của Nhà nước Việt Nam là trái với Hiến Pháp và có thể gây tổn hại tới chủ quyền kinh tế, tài chính của Việt Nam
Việc cho phép đồng tiền của Trung Quốc là đồng nhân dân tệ được lưu hành song song với đồng tiền Việt Nam (VNĐ) trên lãnh thổ Việt Nam là 'trái và vi phạm Hiến Pháp' của Việt Nam, một cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với BBC Tiếng Việt hôm 01/9/2018.

HIẾN PHÁP CHỈ CHO PHÉP TRÊN LÃNH THỔ VN CHỈ LƯU HÀNH ĐỒNG TIỀN VN ?



'Tôi đề nghị xét lại việc cho lưu hành tiền TQ ở VN'

"Chủ quyền về tài chính, chủ quyền về tiền tệ là một trong những nội dung hết sức quan trọng về chủ quyền kinh tế," Tiến sỹ Lê Đăng Doanh bình luận với BBC về một quyết định của Nhà nước Việt Nam cho phép lưu hành đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc song song với đồng tiền Việt Nam tại các tỉnh biên giới giáp ranh với Trung Quốc.

Hải Quân Nhật diễn tập với tàu sân bay Mỹ tại Biển Đông

Thùy Dương

mediaNhóm tầu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan tiến hành cuộc diễn tập với khu trục hạm chở trực thăng JS Kaga của Hải Quân Nhật Bản trong vùng Biển Đông ngày 31/08/2018.Ảnh Hải quân Mỹ cung cấp choReuters
Khu trục hạm chở trực thăng Kaga của Nhật hôm qua 31/08/2018 thao dượt chung với tàu sân bay Ronald Reagan của Hoa Kỳ tại khu vực Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền, Japan Times dẫn nguồn từ Hải Quân hai nước thông báo như trên.


Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Trung Quốc có đủ tiềm lực để trở thành siêu cường?

Thứ Sáu, 31/08/2018 13:09 PM GMT+7

(VTC News) - Trung Quốc còn một chặng đường rất dài phải đi nếu muốn trở thành một siêu cường có thể gây ảnh hưởng lớn tới việc định hình thế kỷ 21, theo Bloomberg.
Hơn ai hết, người Mỹ hiểu rõ nhất để trở thành một siêu cường tốn kém thế nào. Họ cần nguồn kinh phí khổng lồ để duy trì lực lượng quân sự hùng mạnh, các phái bộ ngoại giao có tầm ảnh hưởng và viện trợ các quốc gia khác.
Khi khát vọng mở rộng ra toàn cầu của Trung Quốc càng lớn, các áp lực về ảnh hưởng chính trị và kinh tế càng nặng nề hơn. Kể cả khi quốc gia đông dân nhất thế giới có nguồn tài chính khổng lồ đủ để họ trang trải cho những dự án đang bao phủ khắp thế giới, thì vẫn tồn tại những thách thức kinh tế và tài chính trong nước. Và nếu họ thất bại, tham vọng của Chủ tịch Tập sẽ bị giáng một đòn nặng nề. Như Tôn Vũ đã viết trong cuốn "Binh pháp tôn tử": Điều đầu tiên phải tính đến là cái giá phải trả. 
Trung Quoc co du tiem luc de tro thanh sieu cuong? hinh anh 1
 Trung Quốc đang nhăm nhe soán ngôi siêu cường của Mỹ. (Ảnh: Project-Syndicate)
Theo Bloomberg, câu hỏi quan trọng cần đặt ra với Trung Quốc là: Họ đang nhắm tới vị thế nào? Chắc chắn, Trung Quốc muốn thống trị châu Á, biến nơi đây thành sân sau của mình. Nhưng cường quốc trong khu vực khác xa với một siêu cường toàn cầu, khái niệm từng được dùng để mô tả đế quốc Anh, Liên Xô hay Mỹ ngày nay.