Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Tiền Trung Quốc được lưu hành trên đất Việt: Ai hưởng lợi?

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018 | 4.9.18


Hôm 28 Tháng Tám năm 2018, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN ban hành thông tư số 19/2018, có nội dung hướng dẫn việc “Quản lý ngoại hối” trong hoạt động thương mại tại biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc, sẽ có hiệu lực từ ngày 12 Tháng Mười, 2018 tới đây.

Đồng Nguyên (Yuan) hay Nhân Dân Tệ sẽ được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Trong hình là cảnh đếm tiền Trung Quốc tại ngân hàng Thượng Hải. Tờ 100 Nhân Dân Tệ đổi được $14.6. (Hình: Getty Images)
Theo đó, “các thương nhân, cư dân có hoạt động thương mại qua biên giới giữa hai nước, sẽ được sử dụng đồng tiền thanh toán gồm đồng bạc Việt Nam hoặc ‘Nhân Dân Tệ’ và ngoại tệ tự do chuyển đổi…”

Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại ban hành thông tư này, chỉ đơn thuần là về tài chánh tiền tệ hay vì mục đích chính trị? Việt Nam hay Trung Quốc, ai có lợi trong việc này?

Nguyễn Thông - Thế lực thù địch

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018 | 5.9.18


Hôm trước coi video, thấy cảnh đoàn xe chở và hộ tống ông thủ tướng đi Hà Nam Phủ Lý chi đó dài dằng dặc, rầm rập hung dữ, tiền hô hậu ủng, còi xe công an hú kinh người, xe lao vun vút… không khác gì chạy trốn hoặc đi đánh giặc.

Hình minh họa
Người ta bảo, với các quan lớn thì phải thực hiện “dịch vụ bảo vệ” như thế để đảm bảo an ninh an toàn trước các thế lực thù địch.

Về với dân, tinh những chị Dậu anh Pha, cái Tý cái Tỉu thằng Dần… nhưng luôn lo sợ họ là thế lực thù địch, hoặc bị thế lực thù địch lợi dụng, nên cứ phải ngồi tịt trong cái hòm kín phóng vun vút. Còn có ông khác ở xứ ta xài cả xe chống đạn giá vài chục tỉ, rất kinh.

Trung Quốc đã muốn thì phải chiều

05/09/2018
Từ 12 tháng 10 năm 2018, cho phép sử dụng Nhân dân tệ (Yuan) tại bảy tỉnh tiếp giáp với biên giới Trung Quốc, gồm Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên.
Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Từ 12 tháng 10 năm 2018, cho phép sử dụng Nhân dân tệ (Yuan) tại bảy tỉnh tiếp giáp với biên giới Trung Quốc (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên) là bằng chứng mới nhất, rõ nhất về việc Trung Quốc đã muốn thì phải chiều, bất kể chuyện chiều theo ý muốn của Trung Quốc nguy hại như thế nào cho vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc, độc lập - tự chủ về kinh tế - xã hội và xa hơn nữa là chính trị…

Hết ODA, 'nghề công chức' mất giá

04/09/2018
Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. (Hình: Trích từ website của The Economist)
Tiệc ăn chực nào cũng phải có lúc tàn. Chẵn một phần tư thế kỷ từ lúc bắt đầu ‘ăn đủ, ăn dày’ nguồn tiền ODA - viện trợ phát triển chính thức - của thế giới ‘tư bản giãy chết’, đến tháng Tám năm 2018 chính thể độc đảng ở Việt Nam đã phải gián tiếp thừa nhận hiện thực nợ công ngập đầu: ODA chỉ còn rất ít hoặc sẽ hết sạch.
Những ai sẽ phải thất vọng và tuyệt vọng?
Đứng đầu bảng nạn nhân của hậu quả nợ công ODA là dân. Luôn là nhân dân.
Núi nợ 210% GDP và quả báo ứng nghiệm!
Liệu con số 35 triệu đồng nợ công đè lên mỗi đầu dân từ người già sắp chết đến trẻ sơ sinh mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan có trách nhiệm chính ‘quản lý nguồn vốn ODA’ nhưng từ mấy năm qua đã có nhiều biểu hiện muốn ‘nghỉ ngơi vì quá no’ và muốn đẩy bớt trách trách nhiệm cho các cơ quan khác như Bộ Công thương, Ngân hàng nhà nước, Văn phòng chính phủ cũng đang ‘no’ không kém - công bố có đúng với thực tế?

Chính phủ kiến tạo: Gạt nhau không được thì… thôi!

04/09/2018
Tượng đài Nguyễn Tất Thành và thân phụ Nguyễn Sinh Sắc tại tỉnh Bình Định, 18/5/2017. (Ảnh chụp từ Báo Bình Định)
Bài “Chia nhỏ, đổi tên dự án để xây trung tâm hành chính ngàn tỉ?” trên tờ Thanh Niên số ra ngày 3 tháng 9 rất ngắn nhưng lại khắc họa rất rõ nét diện mạo – khả năng “kiến tạo” của chính phủ…

Quốc ngữ và nỗ lực 'thoát Hán' của các vua nhà Nguyễn

Nguyễn Quang Duy

Gửi tới Diễn đàn BBC từ Melbourne, ÚcVua Thành Thái
Trên Diễn đàn BBC nhà báo Nguyễn Giang đưa ra một cách nhìn khá mới lạ để ghi công và đánh giá những nhân vật lịch sử đã đóng góp cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ.
"Các vị truyền giáo có công tạo ra bộ mẫu chữ, nhưng việc này không có gì quá độc đáo hay quá khó khăn và giả sử nếu không có họ thì việc đó cũng có thể làm được sau này."
Ý kiến cũng nói rằng Trung Hoa, Thái Lan, Ấn Độ, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác đều đã có những văn tự bằng tiếng La Tinh nhưng chưa bao giờ trở thành chữ quốc ngữ của họ.

VNTB - Luật Giáo dục để làm gì?


Trúc Giang (VNTB) 

Giáo sư Hồ Ngọc Đại với dự án “Công nghệ giáo dục” (viết tắt là CGD) đã được thực nghiệm ngay trong hệ thống giáo dục công lập gần 40 năm qua, song vẫn chưa được nghiệm thu. Rồi đến phó giáo sư Bùi Hiền với dự án“cải tiến chữ Quốc ngữ” được Cục Bản quyền chấp nhận bảo hộ, tiếp tục dậy sóng dư luận phản đối.

Câu hỏi đặt ra là nếu căn cứ vào Luật Giáo dục thì những vấn đề nói trên chịu sự điều chỉnh ra sao?

Nguyên lý giáo dục của Việt Nam?

“Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Điều 3, Luật Giáo dục 2005, đã viết như vậy.

Trường CGD Victory do GS Hồ Ngọc Đại thành lập nhìn từ trên cao. Ảnh: cgdvictory.edu.vn

Vì sao bộ sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục" bị phản đối?

Hòa Ái, phóng viên RFA

Phụ huynh phản đối từ ngữ và nội dung trong bài đọc "Quả bứa", trang 87 sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục".
Phụ huynh phản đối từ ngữ và nội dung trong bài đọc "Quả bứa", trang 87 sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục".
 Courtesy: RFA Edited
Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục được giảng dạy trong năm học 2018-2019 gặp phải sự phản đối của không chỉ từ các bậc phụ huynh học sinh tiểu học, mà cả dư luận trong nước vì cách đánh vần mới trong bộ sách này.

Phụ huynh lo lắng

Báo mạng Lao Động Online, vào ngày 26 tháng 8, cho biết bộ sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” được áp dụng từ năm 2014 và trong năm học mới 2018-2019 có đến gần 50 tỉnh, thành cho học sinh học chương trình của bộ sách này.

Tàu chiến Anh thăm Việt Nam

RFA

Tàu đổ bộ HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh tàu cập cảng Portsmouth, Anh. Hình chụp ngày 21/04/10.
Tàu đổ bộ HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh tàu cập cảng Portsmouth, Anh. Hình chụp ngày 21/04/10.
AFP
Tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh đã cập cảng Sài Gòn vào sáng ngày 3/9 trong hoạt động nhằm khẳng định cam kết của Anh đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương.

RIMPAC 2018: Trung Quốc nổi bật thành đối tượng cần triệt hạ

Mai Vân

mediaRIMPAC 2018, các tàu Châu Á: Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines...trên đường đến Hawaii.@ Singapore Ministry of Defence.
Ngày 31/08/2018 vừa qua, trên Biển Đông, khu trục hạm chở trực thăng Kaga, chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản, đã tiến hành một cuộc tập trận chung với tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan. Khi loan tin về sự kiện này, tờ báo Nhật Bản Japan Times ngày 01/09 cho rằng đây là dấu hiệu mới nhất về hoạt động ngày càng gia tăng của Hải Quân Nhật tại vùng Biển Đông, nơi Bắc Kinh đã xây dựng một loạt tiền đồn, gọi là để phòng thủ, nhưng đã bị cả Tokyo lẫn Washington chỉ trích, xem đấy là cơ sở để Trung Quốc hạn chế quyền tự do đi lại trong một vùng biển quốc tế.