Phạm Viết Đào.
Sau khi thông tin internet được thiết lập tại Việt
Nam, sức lan tỏa nhanh chóng của nó đã đặt ra hàng loạt vấn đề thuộc phạm vi
trách nhiệm của công tác quản lý nhà nước; Bên cạnh mặt hữu ích, tiện lợi nó
đồng thời cũng nảy sinh mặt trái của xã hội internet. Có 2 vấn đề nổi cộm hiện
nay đang phát sinh trong “xã hội” internet:
-Đã hình thành một loạt tội phạm trong xã hội này,
danh từ chuyên môn gọi là hacker; Những tội phạm này sử dụng kỹ thuật chuyên
môn để tán phát những mã độc nhằm thâm nhập, phá hoại, ăn cắp dữ liệu của các
cư dân cộng đồng mạng;
- Sử dung không gian mạng phát tán những thông tin
xấu độc, không đúng sự thật có khả năng làm bất an, rối loạn xã hội…
Từ đặc điểm tình hình đó, rất nhiều quốc gia, các
tập đoàn kinh tế lớn đều có chính sách, biện pháp, hàng rào…để bào vệ hệ thống
thông tin mạng của mình, bảo vệ cuộc sống, bình yên, bảo vệ môi trường pháp lý.
Việt Nam cũng không ngoài quỹ đạo đó trong các biện pháp, chính sách ứng phó
với mặt trái của xã hội internet.
Bộ
Công an “rách trời rơi xuống” soạn Luật An ninh mạng
Theo Hiến pháp và các văn bản pháp luật đã ban hành
thì Bộ Công an là cơ quan được nhà nước giao trọng trách canh cửa bộ Luật Hình
sự.
Hiện tại, Bộ Thông tin truyền thông là cơ quan được
Chính phủ giao trách nhiệm quản nhà nước chuyên ngành về công nghệ và các hoạt
động thông tin internet.
Căn cứ theo Luật Báo chí và Nghị định 72/NĐ-CP/2013
thì Bộ Thông tin-Truyền thông là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý lĩnh vực
thông tin mạng tới các trang thông tin điện tử do Bộ này cấp giấy phép.
Như vậy, xã hội thông tin mạng ví như cộng đồng
facebooker,blogger, tweet… đang hoạt động tại Việt Nam hiện đang “ ngoài vòng
pháp luật”, nghĩa là chưa thuộc quyền quản lý của bộ quản lý nhà nước nào.
Muốn đưa hoạt động của cư các dân của xã hội mạng
này vào khuôn phép quản lý của một bộ quản lý chuyên ngành nào, đòi hỏi Chính
phủ phải ban hành một nghị định để giao cho ai, cơ quan nào chịu trách nhiệm
quản lý nhà nước hoạt lĩnh vực này. Khi được Chính phủ giao bằng nghị định thì lúc
đó bó mới có thẩm quyền soạn luật trình Quốc hội và các văn bản kèm theo để
thực hiện chức năng quản lý.
Nếu muốn ban
hành một bộ luật riêng bảo vệ an ninh không gian mạng thì Chính phủ phải cho
thành lập tại Bộ Thông tin-Truyền thông 1 cục có chức trách quản lý nhà nước về
hoạt động mạng xã hội...Giống Bộ Văn hóa đã thành lập Cục Văn hóa cơ sở để quản
lý, hướng dẫn các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng.
Việc Bộ Công an đường đột soạn Luật An ninh mạng
trình Quốc hội, trong đó có nhiều điều luật cố tình lấn sân, ôm bao về mình
nhiều chức trách của cơ quan khác. Hành vi đó là hành vi vi phạm hiến pháp,
Luật Tổ chức Chính phủ, Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật…