Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Chủ nghĩa xã hội ở… Mỹ


Nhiều bạn khi mới nghe câu (chủ nghĩa xã hội ở Mỹ) này, sẽ nói là chuyện phiếm. Nghe có vẻ lạ. Nhưng đó lại là chuyện hoàn toàn nghiêm túc. Chỉ vì người Việt ở trong nước thiếu thông tin nên khó hiểu mà thôi.
Khi Tổng thống Mỹ phát biểu ở Liên hiệp quốc vừa qua đả phá kịch liệt chủ nghĩa xã hội (CNXH), một vài bạn quen thuyết âm mưu suy đoán Trump ám chỉ các nước cộng sản còn lại. Sai hoàn toàn. Trump muốn nói đến nước nào thì ông ta chỉ thẳng ra rồi. Đó là Venezuela bị ông Trump lấy ví dụ mang đến nghèo đói, còn Cu Ba thì bị ví dụ làm mất nhân quyền. Còn về Trung Quốc thì ông ta đả phá chuyện khác, chứ không đả phá CNXH Trung Quốc. Không hề. Vậy ông Trump định nói CNXH ở đâu? Chính là ông ấy “đe nẹt” những người theo phái CNXH ở Mỹ. Và cái ô của phái CNXH ở Mỹ chính là đảng Dân chủ Mỹ.


Tại sao lại nói thế?

Vài năm gần đây, có một hiện tượng đặc biệt trong đời sống chính trị nước Mỹ là một số người theo đảng Dân chủ đã tiến gần đến cực tả, hình thành rất nhiều nhóm công khai tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Sander (bị Hilarry Clinton đánh bại) là một người theo trào lưu này. Alexandria Ocasio-Cortez, 28 tuổi,đánh bại các ứng viên kỳ cựu của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử sơ bộ vào Hạ viện vừa qua. Điều đáng nói là A.O. Cortez tuyên truyền chủ nghĩa xã hội dân chủ và được ủng hộ của cử tri. CNXH theo hô hào của những người Dân chủ cực tả Mỹ là bảo hiểm y tế toàn dân, miễn phí học tập tất cả các cấp học, lương tối thiểu 15 đô la, đảm bảo tất cả có công ăn việc làm, đầu tư nhiên liệu xanh… Tất cả các chỉ tiêu đều ở mức lý tưởng.
Điều đáng nói là trong khi ở Mỹ tồn tại một đảng gọi là Đảng Xã hội chủ nghĩa Hoa Kỳ, nhưng các ứng viên của đảng này không có bất cứ cơ hội nào vận động, chứ không nói đến mơ chiến thắng ở một cuộc bầu cử địa phương. Đảng cộng sản Mỹ hiện nay cũng tồn tại èo uột. Nhưng dường như các tư tưởng ý thức hệ của họ xâm chiếm vào được Đảng Dân chủ Mỹ. Nguyên nhân có thể là do hệ thống bầu cử Mỹ chỉ có cơ hội cho hai đảng truyền thống ở Mỹ, nên các ứng viên muốn tiến theo con đường bầu cử thì phải ghi danh theo đảng Dân chủ. Đó cũng là một nguyên nhân. Nhưng một chuyên gia phân tích đời sống chính trị Mỹ là Luật sư Hoàng Duy Hùng ở Texas đã chỉ ra một nguyên nhân sâu sa hơn, liên quan đến cả vấn đề đối ngoại của Mỹ, và liên quan đến đảng Cộng sản Mỹ.
Theo Luật sư Hùng, đảng cộng sản Mỹ đã từng có những thời kỳ ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị Mỹ như khoảng thời gian chiến tranh thế giới thứ 2, thời gian khủng hoảng tên lửa Cu Ba hay thời chiến tranh Việt Nam. Đảng cộng sản Mỹ thành lập năm 1919, hoạt động trong hệ thống cộng sản quốc tế đầu não ở Matxcova và tất nhiên nhận hỗ trợ kinh phí trực tiếp từ đó. Khi Gorbachop tiến hành cải tổ, do lý do nào đó, Đảng CS Mỹ bất đồng ý kiến và từ đó nguồn kinh phí từ Liên Xô bị cắt. Khi mất nguồn hỗ trợ, hoạt động của đảng suy sụp nhanh chóng, và hầu như mất vị thế chính trị cho đến gần đây. Gần đây là chính là thời kỳ sự hưng thịnh của Trung Quốc. Có lẽ rút kinh nghiệm từ việc hỗ trợ kinh phí trực tiếp trước kia cũng có hậu quả không hay, mà Trung Quốc hỗ trợ cộng sản Mỹ theo nhiều phương thức, trong đó có việc chi trả theo “đề tài”. Những người theo dõi chính trị Mỹ chỉ phân tích và biết được sau khi bại lộ nhiều vụ đảng viên cộng sản Mỹ chui sâu vào chính quyền rồi hoạt động gián điệp cho Trung Quốc. Trong đó việc một người có tư tưởng cộng sản, hay xã hội chủ nghĩa tham gia đảng Dân chủ là một hoạt động công khai và khó có thể biết họ có thực sự là đảng viên bí mật của Đảng Cộng sản Mỹ hay không? Họ lấy ở đâu ra tiền để hoạt động? Đó là điều mà chỉ có FBI và CIA trả lời được. Sau một thời gian xã hội Mỹ không để ý, đến một thời kỳ như thời Obama thắng cử, ông đã áp dụng các chính sách không khác thoát thai từ tư tưởng XHCN ở Mỹ. Có người còn coi Obama là cộng sản. Lý tưởng về CNXH thật sự hấp dẫn dân nghèo, trung lưu lớp dưới. Ở đâu có bất công thì các lý tưởng về CNXH phát huy tác dụng. Đường lối của đảng Dân chủ Mỹ giai đoạn gần đây tập trung vào an sinh, tiến bộ xã hội, xã hội mở… cũng khiến họ lôi kéo được dân chúng, đối chọi với đường lối đảng Cộng hòa chú trọng sức mạnh quốc gia, đối ngoại, thiên hướng bảo thủ. Sau khi Trump đắc cử, người ta quan sát thấy nhiều nhóm theo đảng Dân chủ có khuynh hướng cực tả, thi hành biện pháp cực đoan để đạt mục tiêu, như biện pháp ngăn chặn thẩm phán Kavanaught, biện pháp bôi xấu Trump… khiến người ta liên tưởng đến các chính sách của các nước cựu cộng sản, mặc dù nói đến CNXH tốt đẹp nhưng việc làm cực đoan thậm tệ.
Như vậy, việc ông Trump chĩa mũi dùi đả phá chủ nghĩa xã hội, cảnh báo hậu quả xấu của nó như các ví dụ nhãn tiền Venezuela, Cu Ba, là nhằm vào chính công chúng Mỹ, và đả kích vào chính Đảng Dân chủ Mỹ. Thông qua chiến dịch săn lùng gián điệp Trung Quốc, người ta chưa tổng hợp được mối liên hệ rõ ràng với đảng Dân chủ, nhưng lẻ tẻ vụ việc là có. Có một điều rõ ràng, là thời kỳ tổng thống Obama, Trung Quốc đã hành động tung hoành và thành công các chiến lược bành trướng của họ, cứ như Obama là đồng minh của họ vậy.
Cuối cùng, có thể trả lời câu hỏi, Trump đả phá chủ nghĩa xã hội trong bài diễn văn ở Liên hiệp quốc có bao gồm Việt Nam đang xây dựng CNXH và thị trường định hướng XHCN không? Điều này đã khiến nhiều bạn bất mãn với chính quyền Việt Nam cứ mừng âm ỉ. Xin thưa các bạn mừng nhầm. CNXH ở Mỹ có chỉ tiêu rõ ràng, và họ vẫn nêu yêu cầu hàng đầu là nhân quyền theo kiểu Mỹ. Chắc chắn trong tư duy của Trump, Việt Nam hay thậm chí Trung Quốc, cũng không hề có CNXH như ông ấy đang nói đến.

Không có nhận xét nào: