Mặc dù cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tiêu cực tới người nông dân, các doanh nghiệp nông nghiệp, ngành công nghiệp ô tô và máy móc… nhưng Thượng nghị sĩ Grassley vẫn cho rằng, thái độ cứng rắn với Trung Quốc của Mỹ là rất cần thiết.
Ông Charles Ernest Grassley (hay còn gọi là Chuck Grassley) là đảng viên Đảng Cộng Hòa đến từ bang Lowa. Ông cũng là Chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện và là nhà tài trợ cho Đạo luật cải cách và sửa đổi kết án Hoa Kỳ. Hôm 28/10, một bài viết của ông đã được đăng ở mục Quan điểm trên trang Fox News. Dưới đây là toàn văn bài viết của ông.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có mối quan hệ song phương được xem là quan trọng nhất ở thế kỷ 21. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này. Nhưng đối với tôi, đó cũng là mối quan hệ phức tạp nhất trong lịch sử.
Trong đó, các lĩnh vực thương mại, phát triển kinh tế và đổi mới công nghệ chỉ là một phần rất nhỏ trong rất nhiều vấn đề hiện đang gây áp lực lên mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Chính vì vậy, Hoa Kỳ đang cố gắng điều hướng các động lực đầy thách thức khi tham gia cuộc chơi. Nhưng điều quan trọng vẫn là cách tiếp cận vấn đề từ vị trí có đầy đủ sức mạnh.
Đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất. Nhất là khi Trung Quốc chiếm hơn 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia.
Năm 2017, giá trị giao dịch thương mại hàng hóa và dịch vụ của Mỹ với Trung Quốc đạt tổng cộng khoảng 710 tỷ USD. Trong đó, Mỹ đã xuất khẩu khoảng 187 tỷ USD và nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc với kim ngạch 522 tỷ USD. Tương ứng với tỷ lệ nhập khẩu và xuất khẩu là 3 – 1.
Đứng trên cương vị là một Thượng nghị sĩ cao cấp của bang Lowa và là người nông dân hộ gia đình, tôi cũng đặc biệt quan tâm đến thương mại nông nghiệp.
Tính đến năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ sang Trung Quốc đạt tổng cộng 20 tỷ USD. Hiện tại, các sản phẩm nông nghiệp này đang kiến tạo nên xương sống của nền kinh tế bang Lowa và nhiều tiểu bang miền Trung Tây.
Mặt khác, Trung Quốc còn là nước tiêu thụ đậu tương lớn nhất của Mỹ. Đó là quốc gia nhập khoảng 60% lượng đậu tương xuất khẩu của bang Lowa.
Bên cạnh đó, ngô, thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn cũng là mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc. Chính vì lý do này mà sự không ổn định trong thương mại, tình trạng thuế quan tăng cao và khả năng Trung Quốc tìm thấy thị trường mới cho những sản phẩm kể trên sẽ tàn phá kinh tế bang Lowa. Kéo theo đó, cuộc sống của người nông dân trên khắp các vùng nông thôn Mỹ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Bởi họ là những người đang phụ thuộc vào việc tiếp cận thị trường Trung Quốc để bán đi sản phẩm của mình.
Nhưng không riêng gì người nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp, ngành công nghiệp ô tô và máy móc cũng sẽ chịu những ảnh hưởng tương tự từ mối quan hệ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tham gia vào các hoạt động thương mại không công bằng và buộc Hoa Kỳ phải đứng lên vì quyền lợi quốc gia.
Điều đó đã khiến tổng thống Trump và chính quyền của ông có lập trường dứt khoát với Trung Quốc. Hiện tại, họ vẫn đang tích cực làm việc để cân bằng sự bất bình đẳng trong thương mại và tôi hoàn toàn ủng hộ những nỗ lực của họ.
Rõ ràng Trung Quốc đã tích cực theo đuổi các hành động làm suy yếu quyền sở hữu, sự đổi mới và quyền làm chủ doanh nghiệp của người Mỹ. Họ cũng không hề tuân theo luật chơi được dựa trên quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Thực tế cho thấy Trung Quốc là nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với GDP 13.000 tỷ USD. Đó là người chơi có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, họ vẫn đơn phương tuyên bố rằng, mình là quốc gia đang phát triển, cần nhận được nhiều sự ưu đãi hơn từ tổ chức WTO.
Song song đó, Trung Quốc còn mua sắm các tài sản của Mỹ một cách có hệ thống và phát hành những khoản vay nặng lãi cho nhiều quốc gia đang phát triển đúng nghĩa.
Lật giở lại quá khứ xa xôi, chính tôi là người đã bỏ phiếu phê chuẩn tại bàn cho Trung Quốc gia nhập và chiếm một ghế tại WTO. Từ đây thị trường của quốc gia đông dân nhất thế giới này đã được mở rộng. Nhưng từ rất lâu rồi, Trung Quốc lại không giữ đúng các cam kết và tuân thủ luật pháp. Trong đó bao gồm cả các hoạt động thương mại không tôn trọng luật sở hữu trí tuệ.
Chúng ta có thể nhận thấy điều này thông qua hoạt động xâm nhập không gian mạng, và các hình thức gián điệp kinh tế khác chống lại công ty Mỹ của Trung Quốc.
Theo đó, Ủy ban về Trộm cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ ước tính rằng: Chi phí thiệt hại mà nền kinh tế Mỹ phải gánh chịu do sự xuất hiện của hàng giả từ Trung Quốc, các phần mềm nhập lậu và hành vi trộm cắp bí mật thương mại có thể lên tới 600 tỷ USD mỗi năm.
VÌ vậy, việc Trung Quốc theo đuổi các công nghệ của Mỹ là hành động không thể đánh giá thấp. Nhất là khi nó được áp dụng cho các chương trình thực hành khai thác hệ thống thị trường tự do của Mỹ.
Song song đó, vấn nạn ăn cắp ý tưởng và sự đổi mới của Mỹ thông qua hành vi cưỡng chế hoặc đánh cắp toàn bộ cũng rất nguy hiểm. Nếu chúng ta cho phép điều này tiếp tục, thì các doanh nghiệp của Hoa Kỳ sẽ rơi vào thế cạnh tranh bất lợi. Từ đây sẽ đe dọa đến sự thịnh vượng lâu dài của Mỹ và sự tăng trưởng kinh tế trong quá trình tạo ra công ăn việc làm.
Vào đầu năm 2018, khi tiến hành chuyến thăm Quốc hội tại Trung Quốc, tôi đã tận mắt chứng kiến sự phát triển kinh tế của quốc gia này. Rõ ràng đây là ngôi nhà của bốn công ty Internet lớn nhất thế giới được đo bằng nguồn vốn hóa thị trường. Sự thật là quốc gia “đang phát triển” Trung Quốc đang vượt mặt Hoa Kỳ trong cuộc đua 5G. Gần một nửa số sinh viên Trung Quốc đang theo học kỹ thuật. Con số này lớn hơn Hoa Kỳ rất nhiều lần (chỉ có khoảng 6% sinh viên theo đuổi bằng kỹ sư).
Theo đó, ta có thể dự đoán được thế hệ tiếp theo của Trung Quốc sẽ có cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để vượt qua vị trí của Mỹ, trên tư cách là nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu.
Điều này sẽ xảy ra nhanh hơn chúng ta tưởng nếu như Hoa Kỳ không làm gì để ngăn chặn. Đặc biệt là khi chế độ độc tài này vẫn thể hiện mong muốn gây ảnh hưởng và kiểm soát các quốc gia trên toàn cầu mỗi ngày.
Vì vậy, chúng ta không nên tự mãn về những gì được xem là tự do trên toàn thế giới, thứ đã được thiết lập từ rất lâu.
Ở thời điểm hiện tại, Tổng thống Trump, ông Robert Lighthizer – Đại diện thương mại Hoa Kỳ, ông Terry Branstad – Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc và rất nhiều người khác vẫn đang tiến hành các bước tích cực, nhằm ngăn chặn hành động sai lầm của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ, và đưa quốc gia của chúng ta trở lại sân chơi bình đẳng.
Kèm theo đó, Quốc hội cũng đang theo đuổi các giải pháp dựa trên luật pháp và sự cải cách, để khiến cho Trung Quốc khó thực hiện những hoạt động thiếu công bằng và bất hợp pháp. Điều này sẽ thành công thông qua quá trình giám sát chặt chẽ hơn các chương trình Visa nhà đầu tư EB-5 và Đạo luật đánh giá đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ.
Có nghĩa là, chúng ta cần tăng cường đánh giá các khoản đầu tư nước ngoài được đề xuất và tác động tiềm năng của nó đối với nền kinh tế Mỹ.
Tất cả những điều kể trên đều là các bước quan trọng mà chúng ta cần thực hiện sắp tới. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là chúng ta không được buông bàn đạp ga. Thay vào đó, Mỹ phải tiếp tục thiết lập mặt trận mạnh mẽ và thống nhất để chống lại những nỗ lực phá hoại nghiêm trọng của Trung Quốc.
Mục đích sau cùng của chúng ta, chính là phơi bày sự dối trá, trộm cắp và lừa gạt của Trung Quốc. Đó là cách mà họ làm để trở thành nhà lãnh đạo kinh tế của thế giới loài người.
Nếu như Hoa Kỳ không làm được điều này chắc chắn đất nước của chúng ta sẽ tụt lại phía sau.
Tú Văn, theo Fox News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét