Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

VN có thể thành ‘vịnh tránh bão’ trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

27/10/2018  11:01 GMT+7

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho hay, trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang tiếp tục leo thang, Việt Nam có thể trở thành “vịnh tránh bão” trong cuộc chiến này, thay vì chỉ chịu tác động tiêu cực.
Đến 2020, không còn dự án thua lỗ kéo dài
Vẫn còn doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ
XEM CLIP:
Thảo luận về KT-XH sáng nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá, báo cáo của Chính phủ đã phân tích khá toàn diện bối cảnh KT-XH năm 2019.
Ông nhấn mạnh thêm đến một yếu tố bên ngoài có tầm ảnh hưởng lớn tới chúng ta, đó là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang tiếp tục leo thang.
Theo ĐB Đồng, xâu chuỗi các sự kiện kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự liên quan đến Mỹ - Trung cho thấy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã bộc lộ bản chất là 1 cuộc đối đầu chiến lược, không phải thuần túy thương mại.
Ông cho rằng, chúng ta cần xác định rõ đây là cuộc chiến tổng lực, lâu dài đối với cả hai bên, cả về thương mại, kinh tế nói chung, cả về an ninh, quân sự, đối ngoại…
Việt Nam với vị thế đặc biệt là sát cạnh và còn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, cả Mỹ và Trung Quốc hiện là 2 thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất nhì của Việt Nam, rồi vấn đề Biển Đông đầy phức tạp và nhạy cảm… nên sẽ chịu tác động rất lớn bởi cuộc chiến này, dễ thấy ngay là chịu rủi ro cao về thương mại, về tiền tệ và về dòng vốn.
VN có thể thành ‘vịnh tránh bão’ trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng
“Tất nhiên, Việt Nam cũng có thể có cơ hội nhận được nhiều hơn các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ, đón được một phần dòng vốn FDI đang rời khỏi Trung Quốc để né thuế, tức có thể trở thành “vịnh tránh bão” trong cuộc chiến này, thay vì chỉ chịu tác động tiêu cực”, ĐB Hà Sỹ Đồng nói.
Theo ông, đây là thời điểm đặc biệt nhạy cảm, đòi hỏi chính sách ngoại giao của Việt Nam phải hóa giải được tình thế lưỡng nan, cũng như chớp được cơ hội, đồng thời tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro, mối nguy tiềm ẩn.
Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Trị chỉ ra việc trong gói chính sách kinh tế vĩ mô, các chính sách tác động phía tổng cầu như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ đều còn rất ít dư địa.
ĐB Hà Sỹ Đồng cho rằng, động lực cho tăng trưởng kinh tế tới đây chủ yếu phải trông vào các chính sách, giải pháp tác động từ phía tổng cung.
Cụ thể như: Phải có hành động và cân đối nguồn lực để hỗ trợ cho khu vực tư nhân trong nước đầu tư mới sản xuất kinh doanh, để ổn định và mở rộng quy mô sản xuất; Quyết liệt tái cơ cấu kinh tế, quan trọng nhất là thực hiện cho tốt chủ trương thu gọn khu vực kinh tế nhà nước, mở dư địa, khơi thông nguồn lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển…
Đề cập đến vấn đề của địa phương mình, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Trị cho biết, nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ LB Nga đã tổ chức nhiều hội thảo cấp cao, trong đó hai Chính phủ đã thống nhất với đề nghị của Tập đoàn GAZPROM và Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) xây dựng nhà máy điện khí tự nhiên từ mỏ Báo vàng tại Quảng Trị.
"Xét thấy đây là dự án quan trọng của quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng trị, vì vậy chúng tôi kính đề nghị Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan sớm báo cáo Thủ tướng xem xét phê duyệt bổ sung dự án vào quy hoạch điện VII, đưa dự án vào danh mục các dự án ưu tiên Việt - Nga mà phía Nga đang quan tâm để đẩy nhanh tiến độ dự án", ông Đồng nói.
Cài cắm nhân cốt, có thể tạo ra những Vũ “nhôm” khác?
Đề cập đến 12 dự án thua lỗ, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đề nghị những dự án nào không vực dậy được thì phải kiên quyết cho phá sản, dự án nào còn có khả năng thì cần phải tập trung vực dậy.
VN có thể thành ‘vịnh tránh bão’ trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
ĐB Lưu Bình Nhưỡng
Đặc biệt, ông cũng lo ngại về chuyện có thể có sự “cài cắm nhân cốt vào doanh nghiệp để thôn tính, mà theo ông, điều này có thể tạo ra những Vũ "nhôm” khác.
Đại biểu Nhưỡng đề nghị cần sớm bịt các lỗ hổng trong cổ phần hóa, tránh thất thoát tài sản nhà nước, tăng cường thanh ta kiểm toán.
“Nếu không vào cuộc thì đất nước này sẽ thất thoát nhiều tài sản”, ông nhấn mạnh.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, 12 dự án kém hiệu quả ngành công thương đã được báo cáo Quốc hội. 12 dự án này đang được triển khai tích cực, toàn diện đồng bộ, theo lộ trình năm 2018 – 2019 sẽ xử lý tương đối toàn diện những tồn tại để kết thúc vào năm 2020.
Theo Bộ trưởng, có 3 quy tắc lớn phải đảm bảo: Các dự án này phải giải quyết trong khuôn khổ luật pháp, đảm bảo đúng nguyên tắc thị trường, không có chuyện bơm thêm vốn, đảm bảo tính tự chủ và phù hợp hội nhập quốc tế.
Theo tư lệnh ngành công thương, đã có sự phối hợp chặt chẽ các bộ ngành, đến nay tiến độ đã đảm bảo, đạt được kết quả tương đối.
Cũng theo Bộ trưởng Công thương, vấn đề tái cơ cấu, Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu nhiệm kỳ và bộ đã có đề án tái cơ cấu.
Thời gian tới, Chính phủ có chỉ đạo đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế. Trong đó, vấn đề chiến tranh thương mại Việt - Trung không chỉ là vấn đề thương mại nữa, mà là những vấn đề lớn, nên có nhiều hệ lụy.
Bộ trưởng Công thương nhấn mạnh, Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này và các bộ ngành có nghiên cứu, phối hợp thường xuyên, có kiến nghị chỉ đạo để khai thác tốt cơ hội, và hạn chế tối đa các hệ lụy.
Phiếu tín nhiệm và chuyện chọn bộ trưởng

Phiếu tín nhiệm và chuyện chọn bộ trưởng

Hy vọng kết quả phiếu tín nhiệm sẽ góp phần tích cực và tốt đẹp trong bố trí cán bộ lãnh đạo cho những năm tiếp theo, đặc biệt là cho Đại hội 13.
Bức tranh 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ đã sáng sủa hơn

Bức tranh 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ đã sáng sủa hơn

Phó Thủ tướng ghi nhận: Bức tranh của 12 dự án, nhà máy yếu kém, thua lỗ nghìn tỷ ngành Công thương đã khả quan, sáng sủa hơn.
ĐB Hà Sỹ Đồng: Tránh lợi dụng kẽ hở chính sách tạo lợi ích nhóm

ĐB Hà Sỹ Đồng: Tránh lợi dụng kẽ hở chính sách tạo lợi ích nhóm

ĐB Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đề nghị quy định rõ trường hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể, quy hoạch cục bộ, tránh lợi dụng kẽ hở chính sách tạo lợi ích nhóm.
Bộ trưởng Công thương hứa xử 12 dự án thua lỗ trong 3 năm

Bộ trưởng Công thương hứa xử 12 dự án thua lỗ trong 3 năm

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cam kết đến năm 2020 sẽ xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ và sẽ không để dự án thua lỗ mới.
Không phải ép sản xuất bằng mọi giá để thua lỗ

Không phải ép sản xuất bằng mọi giá để thua lỗ

Chủ trì họp Thường trực Chính phủ với một số bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng nhấn mạnh tăng trưởng sản xuất phải gắn liền với hiệu quả.
Hương Quỳnh - Thu Hằng - Duy Tiến - Nguồn clip: VTV

Không có nhận xét nào: