Về thực chất, nguồn thu ngoại tệ từ dầu và khí đốt của ngân sách Việt Nam đã bị “đối tác chiến lược toàn diện” Trung Quốc thẳng tay bóp nghẹt.
Vào tháng Bảy năm 2017, Trung Quốc gây sức ép buộc Reposol phải lặng lẽ rút khỏi nơi này mà không thể khai thác thêm...
|
Vào tháng Mười năm 2018, trùng với việc Ủy ban Tài chính ngân sách của quốc hội Việt Nam phải thừa nhận về việc ‘nguồn thu từ dầu khí không bền vững’, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phải lần đầu tiên thừa nhận một sự thật mà bấy lâu nay tập đoàn này và đảng chỉ muốn che giấu càng nhiều càng tốt: sản lượng dầu tại rất nhiều giếng đang suy giảm tự nhiên do khai thác đã quá lâu. Cộng vào đó là trữ lượng gia tăng quá thấp khiến từ nay đến năm 2025, sản lượng khai thác dầu sẽ giảm đều đặn mỗi năm 10% - tương đương với hơn 2 triệu tấn.
Vào năm 2017, sản lượng khai thác quy dầu của PVN lên tới 25 triệu tấn. Nhưng với đà ‘suy giảm tự nhiên’ và với mức giảm bắt buộc hơn 2 triệu tấn/năm, đến năm 2025 sản lượng khai thác quy dầu sẽ cao lắm là 10 triệu tấn/năm. Còn nếu trong giai đoạn 2019 - 2015 mà PVN phải chịu sức ép quá mạnh từ Chính phủ và Bộ Chính trị đảng để phải giữ nguyên hoặc thậm chí gia tăng sản lượng khai thác dầu khí nhằm bù đắp cho một nền ngân sách mau chóng cạn kiệt, đặc biệt là gần như cạn hoàn toàn các nguồn ngoại tệ dùng để trả nợ nước ngoài và chi xài cho công tác ăn tiêu trong đảng, đến năm 2025 PVN sẽ có thể chẳng còn dầu để khai thác nữa.
Từ năm 2015 đến năm 2017, giá dầu thô quốc tế đã sụt gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 - 60.000 tỷ đồng. Giảm thu từ dầu thô cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngân sách Việt Nam suýt nữa đã rơi vào cảnh cháy túi.
Kết thúc năm 2017, lần đầu tiên sau nhiều năm ngân sách Việt Nam bị hụt thu trên 3% so với dự toán đầu năm, phản ánh tình trạng sức khỏe của nền kinh tế, các doanh nghiệp và người dân đang lao vào suy thoái năm thứ 10 liên tiếp, cùng ngày càng nhiều phản kháng xã hội nổi lên đối với chính sách thuế “thu cùng diệt tận giai đoạn cuối” của Bộ Thắt Cổ (một tục danh mà dân gian đương đại ví cho Bộ Tài chính).
Kết quả thu ngân sách về thực chất chỉ đạt 96,8% dự toán của năm 2017 là một chỉ dấu lớn cho thấy thu ngân sách 2018 nhiều khả năng còn tồi tệ hơn năm 2017 và có thể sẽ sụt tới 5-7% so với dự toán đầu năm 2018, nếu không tính tới phần đè dân thu thuế và “bán mình” - tức phải bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ‘bò sữa’ để có tiền trám vào khoảng trống toang hoác của ngân sách quốc gia.
Vào tháng Mười năm 2018, một bản báo cáo của cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được công bố đã phải thừa nhận rằng phần thu cân đối ngân sách nhà nước 2018 tuy có thể vượt dự toán đầu năm 3%, nhưng đây là số tăng thấp nhất so với kết quả thực hiện dự toán trong 4 năm trở lại đây. Báo cáo này cũng cho biết số thu vượt dự toán chủ yếu từ các nguồn thu về nhà, đất và dầu thô. Tuy nhiên, thu từ đất không ổn định còn thu từ dầu thô chủ yếu do giá dầu lập dự toán thấp hơn thực tế (73,5USD/50USD/thùng) và sản lượng ước tăng 450 nghìn tấn.
Đó chính là nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp khiến chính quyền Việt Nam phải tìm mọi cách tăng thu ngân sách, dù lẽ ra họ cần kéo giãn tiến độ khai thác dầu để “bảo đảm an ninh năng lượng” như những từ ngữ hoa mỹ và thời thượng hiện nay.
Sau khi PVN ‘phát hiện’ mỏ dầu khí lớn nhất là Bạch Hổ sắp suy kiệt, ngân sách đảng chỉ còn biết trông mong vào ba mỏ dầu khí liên doanh khai thác với nước ngoài là mỏ Cá Rồng Đỏ - liên doanh với Công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha, mỏ Lan Đỏ - liên doanh với Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga, và mỏ Cá Voi Xanh - liên doanh với Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ.
Nhưng nguồn thu ngoại tệ từ dầu và khí đốt của ngân sách Việt Nam lại bị “đối tác chiến lược toàn diện” Trung Quốc thẳng tay bóp nghẹt.
PetroVietnam cùng với các đối tác đã không thể ung dung khoan dầu. Có đến hai lần Trung Quốc gây sức ép mạnh khiến các giàn khoan phải ngậm tăm: vào tháng Bảy năm 2017, Trung Quốc gây sức ép buộc Reposol phải lặng lẽ rút khỏi nơi này mà không thể khai thác thêm. Đến tháng Ba năm 2018, một lần nữa Trung Quốc lại gây sức ép buộc chính quyền Việt Nam phải yêu cầu Repsol rút lui, cho dù vì thế mà Việt Nam có thể phải bồi thường cho Repsol đến 200 triệu USD.
Vào giữa năm 2018, một bản đồ được ‘đảng anh’ vẽ lại đã kẻ ra đường lưỡi bò liếm qua hơn 60 lô dầu khí của Việt Nam, khiến cho ‘đảng em’ có muốn khai thác dầu ngay trong ‘vùng chủ quyền lãnh thổ không thể tranh cãi’ của mình cũng đầy gian nan, và càng khiến nguồn thu dầu khí cho ngân sách đảng trở nên không biết đường nào mà lần.
(VNTB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét