Hôm thứ Tư (24/10), Viện Hudson Mỹ đã tổ chức diễn đàn thảo luận “Ảnh hưởng của Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào truyền thông nước ngoài”. Ở các thành phố của Mỹ có nhiều người Trung Quốc, hãng truyền thông của Trung Quốc đã tăng nhanh, mặc dù giúp đa dạng hóa các nguồn tin tức và giải trí, nhưng vấn đề là các tổ chức truyền thông này ngày càng có giọng điệu giống Bắc Kinh. Làm cách nào ĐCSTQ gây ảnh hưởng cũng như chiếm được mặt trận tuyên truyền ở nước ngoài như vậy?
1. Kiểm soát truyền thông tiếng Trung
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), nhà văn người Úc gốc Trung Quốc Tề Gia Trác (Qi Jiaxuan) cho biết, mỗi dịp vào ngày kỷ niệm đàn áp Thiên An Môn 4/6/1989, Tề Gia Trác đã tổ chức sự kiện kỷ niệm ở Melbourne với một số người bạn cùng chí hướng. Để thu hút nhiều người tham gia, họ cho quảng cáo trên các tờ báo tiếng Trung tại địa phương.
Tề Gia Trác cho biết có rất nhiều người tham gia hoạt động, bao gồm cả bản thân bà, do chính cái ngày 04/6 mà họ trở thành công dân Australia nên về đạo nghĩa họ nhận thấy phải có trách nhiệm tưởng niệm những người thiệt mạng trong ngày 4/6.
Có 14 tờ báo tiếng Trung ở thành phố Melbourne, nhưng chỉ có tờ Epoch Times và Thời báo Thiên An Môn dám đăng quảng cáo của họ. Một số hãng truyền thông vì ngại ảnh hưởng lợi ích nên không dám đăng, bởi vì nếu đăng thì lãnh sự quán và Công ty Hàng không Phương Đông không đến họ quảng cáo nữa, khiến những tờ báo này khó tồn tại.
Sarah Cook, chuyên viên cao cấp về Đông Á tại tổ chức nhân quyền Mỹ “Ngôi nhà Tự do” (Freedom House) cho rằng Bắc Kinh dùng tiền bạc để kiểm soát kinh tế của giới truyền thông nước ngoài, đây là một trong những thủ đoạn khiến nhiều tổ chức truyền thông nước ngoài tự kiểm duyệt.
2. Quấy rối người gốc Hoa và người thân của họ
Cook cho biết, một cách khác để kiểm soát khiến truyền thông nước ngoài làm theo chiến lược của ĐCSTQ là cho các nhà ngoại giao Trung Quốc ở nước ngoài hoặc các quan chức thực thi pháp luật ở trong nước Trung Quốc quấy rối người làm trong lĩnh vực truyền thông và người thân của họ.
Thời đại số Trung Quốc (China Digital Times) là trang giám sát truyền thông bị ĐCSTQ phong tỏa, tại diễn đàn, người sáng lập và chủ biên Tiêu Cường (Xiao Qiang) cho biết, một sinh viên gốc Hoa năm thứ hai vì tìm đến trang web của ông thực tập mà cảnh sát Trung Quốc đã tìm đến làm phiền nhà bà ngoại của sinh viên này ở Thành Đô. Một người khác đã làm tình nguyện viên dịch cho trang web của ông trong hai tuần, sau đó 6 năm cô này trở về Trung Quốc thì bị cảnh sát tìm gặp tra hỏi. Năm ngoái, chính Tiểu Cường cũng bị một nhà ngoại giao tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco “thăm hỏi”.
3. Tấn công không gian mạng
Trang web “Thời đại số Trung Quốc” thường bị tấn công kiểu câu cá của Trung Quốc, điều này cũng tương tự tình trạng của tờ Epoch Times và Đài Tân Đường Nhân (NTDTV).
4. Mua quảng cáo trên truyền thông tiếng Anh
Vào ngày 23/9, phiên bản tiếng Anh của Nhật báo Trung Quốc (China Daily) công bố tài liệu bốn trang quảng cáo trên trang nhất tờ The Des Moines Register, tờ báo lớn nhất bang Iowa của Mỹ. Trong đó có bài viết tựa đề “Tranh chấp: Hậu quả từ trò điên rồ của Tổng thống Trump”. Bài viết cho rằng tổng thống Mỹ Trump hành động ngu xuẩn khi gây chiến tranh thương mại, làm cho nông trồng dân đậu tương bang Iowa bị thiệt hại nặng nề, và Trung Quốc đã phải chuyển sang nhập khẩu đậu tương từ Nam Mỹ.
5. Dùng tiền làm sa đọa giới truyền thông và chính trị gia nước ngoài
Báo cáo của Viện Hudson chỉ ra, vào năm 2016 “Quỹ Giao lưu Trung – Mỹ” (CUSEF) do Phó Chủ tịch Chính hiệp ĐCSTQ Đổng Kiến Hoa (Tung Chee-hwa) phụ trách đã ủng hộ công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới BLJ Worldwide tại Mỹ hơn 9,8 triệu đô la Mỹ để có thể tiếp xúc với các trường Đại học, chuyên gia cố vấn và giới truyền thông Mỹ. Một phần số tiền này được sử dụng để chi trả cho những chuyến đi đến Trung Quốc của 12 phóng viên truyền thông và 5 nghị sĩ Quốc hội của Mỹ.
Lỗ hổng lớn nhất của hệ thống chính trị Mỹ đối với ĐCSTQ là chiến dịch vận động tranh cử thường xuyên. ĐCSTQ đã thông qua những lỗ hổng quyên góp của các tổ chức như tổ chức phúc lợi xã hội và các công ty trách nhiệm hữu hạn để hỗ trợ một lượng lớn ngân sách chiến dịch tranh cử thông qua Ủy ban hành động Siêu chính trị Mỹ (PAC).
Australia và New Zealand cho phép công dân nước ngoài tham gia vào quá trình tranh cử chính trị tại địa phương thông qua đóng góp tài chính, nhà cầm quyền Bắc Kinh lợi dụng giới nhà giàu bị họ kiểm soát hoặc người phụ trách Hiệp hội Mặt trận Thống nhất địa phương đóng góp cho các chính trị gia địa phương, cựu thủ tướng New Zealand John Key bây giờ là người vận động hành lang của tập đoàn công nghiệp viễn thông Mỹ khổng lồ Comcast ở Trung Quốc. Ông đã bán một bất động sản cho một người Trung Quốc với mức giá cao vượt xa giá thị trường, đã bị giới truyền thông đưa ra ánh sáng.
6. Mua nền tảng truyền thông nước ngoài
Hàng năm ĐCSTQ chi khoảng 65 tỷ nhân dân tệ (khoảng 368,6 triệu đô la Mỹ) cho mở rộng ảnh hưởng ở nước ngoài. Đài Trung ương Trung Quốc (CCTV) chiếm 75% thị phần tại thị trường truyền hình Trung văn ở Bắc Mỹ. Gần đây, ĐCSTQ cũng đã trở thành cổ đông chính của một công ty vệ tinh, và chính công ty vệ tinh này phát các chương trình cho Đài Á châu Tự do (RFA) và Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA).
7. Gây sức ép doanh nghiệp Mỹ để được ủng hộ gián tiếp
Báo cáo của Viện Hudson cũng chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp lớn vì lợi ích kinh tế của họ nên thường xuyên hợp tác với ĐCSTQ. Ví dụ, chủ tịch của Apple đã thỏa hiệp trong yêu cầu kiểm duyệt nội dung của chính phủ Trung Quốc, thậm chí gián tiếp hỗ trợ các chính sách quản lý Internet của ĐCSTQ.
Huệ Anh
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét