Dân trí Tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội chiều 30/10, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã nói về vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng.
>> Họp báo vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng: Nhiều câu hỏi không được trả lời!
>> Vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng: Trả lại 100 USD và miễn giảm tiền phạt?
>> Phó Thủ tướng: Phạt người đổi 100 USD phải hợp pháp, hợp lý
Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, ngày 30/1 công an thành phố Cần Thơ bắt quả tang ông Lê Hồng Lực - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thảo Lực, với hành vi thu mua 100 USD của ông Nguyễn Cà Rê không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Theo Bộ trưởng, căn cứ những điều trên, công an thành phố tiến hành khám xét nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại địa chỉ quê nhà ông Lực. Qua khám xét, tạm giữ hơn 1.000 sản phẩm kim loại màu vàng, màu trắng, đá hột, sổ sách kinh doanh và một số tang vật khác. Ông Lực là chủ nhà không trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, không có giấy phép mua bán ngoại tệ.
"Công an thành phố Cần Thơ có đủ căn cứ chứng minh vi phạm hành chính và UBND TP Cần Thơ đã quyết định xử phạt ông Lực. Căn cứ Nghị định 185 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên hoạt động thương mại buôn bán hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử phạt ông Lực. Hiện công ty và ông Lực đã thi hành xong quyết định xử phạt hành chính, không có khiếu nại, khởi kiện gì", Bộ trưởng thông tin.
Sau phần trả lời của Bộ trưởng Tô Lâm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét, đây là vụ việc gây bức xúc dư luận.
"Dù có quy định xử phạt, nhưng đây là người dân đi đổi chứ không phải cửa hàng kinh doanh ngoại tệ. Việc khám xét nhà cũng phải đúng quy định, đúng thời gian. Dù người dân có vi phạm nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng cần xem xét, sửa lại quy định xử phạt hành chính cho hợp lý", bà Ngân nói.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, phạt hành chính mà 6 - 9 tháng sau mới ra quyết định. Do đó, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo, thực hiện đúng pháp luật nhưng cái gì chưa đúng, chưa hợp lý thì phải sửa cho dân nhờ.
Trước đó, đề cập tới sự việc này tại phiên thảo luận ngày 27/9, Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) thẳng thắn cho rằng, vụ việc đổi 100 USD mà bị xử phạt 90 triệu đồng là "điển hình của sự thiếu trong quy định, yếu trong áp dụng, chưa nghiêm minh trong quản lý Nhà nước, làm dư luận không đồng tình".
"Chúng ta đã giúp người dân nhận diện nơi nào được đổi, nơi nào không được đổi chưa? Sự tồn tại của các điểm đổi ngoại tệ bất hợp pháp còn rất nhiều. Điều đó trước hết là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước", ông nói.
Ông Chiến cũng cho rằng, mức phạt cũng cần phải xem xét lại, vì đổi 10 USD, 100 USD hay 1.000 USD đều phạt từ 80 triệu đồng tới 100 triệu đồng là không phù hợp.
"Cơ chế thị trường có cung ắt có cầu, thị trường buôn bán, chuyển đổi ngoại tệ đen vẫn hoạt động công khai, hầu như không bị xử phạt. Thiết nghĩ, Nhà nước phải thu dẹp trước để người dân không còn vi phạm như anh thợ điện”, ông nói.
Trước đó, trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội chiều 26/10, Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cũng đề cập tới vụ xử phạt này và cho biết: "Khi vào cuộc khảo sát thì đa số người dân không biết đến quy định cụ thể này. Do đó, một vụ việc xử phạt vi phạm hành chính mà công an phải họp báo thì điều này xưa nay cũng hiếm”.
“Ở đây tôi muốn nói đến là việc xem xét, đánh giá trách nhiệm và thực hiện như thế nào? Trong thời gian qua có nhiều văn bản mới ban hành đã gặp phản ứng không đồng tình mạnh mẽ của nhân dân, truyền thông quan tâm đăng tải phản ánh thế là văn bản dừng thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ khi chưa có hiệu lực hoặc có hiệu lực không bao lâu", bà Dung nói.
Phương Dung
Họp báo vụ đổi USD bị phạt: 17 câu hỏi, không có câu trả lời nào cụ thể
Thay vì trả lời thẳng vào các câu hỏi của báo chí, đại diện các cơ quan chức năng Cần Thơ tập trung vào việc một số trang mạng công kích cá nhân ông Trương Quang Hoài Nam, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, người ký quyết định xử phạt.
Hàng chục cơ quan báo đài ‘vây’ lãnh đạo Ban tuyên giáo Thành uỷ Cần Thơ và Sở TT-TT TP.Cần Thơ để tìm câu trả về hướng xử lý cuối cùng đổi với vụ việc đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng
[VIDEO] Nhận định của các luật sư về vụ phạt tiệm vàng đổi 100 USD
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp giao ban báo chí tháng 10 của Ban tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ diễn ra sáng 30.10. Ông Trần Việt Trường, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ; ông Đỗ Hoàng Trung, Giám đốc sở TT-TT TP.Cần Thơ và ông Huỳnh Quốc Hoàng, Chủ tịch Hội Nhà báo TP.Cần Thơ, chủ trì buổi họp giao ban báo chí trên. Cuộc họp diễn ra “nóng hổi” với 17 câu hỏi, chất vấn xoay quanh vụ “đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng”.
Nhiều thông tin bị bóp méo
Ông Đỗ Hoàng Trung cho biết ngày 29.10, UBND có văn bản giao Sở TT-TT kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu và cũng như vụ việc xử phạt tiệm vàng Thảo Lực.
Theo ông Trung, chỉ trong 7 ngày đã 285 tin, bài của khoảng 50 cơ quan báo chí đưa tin về vụ việc này, cho thấy thông tin trên thực sự được dư luận quan tâm.
Tuy nhiên bên cạnh những thông tin chất vấn tích cực, Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ cũng nêu không ít trang mạng có tin, bài khai thác, phản ảnh nội dung công kích cá nhân nhằm vào ông Trương Quang Hoài Nam, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, người ký quyết định xử phạt với ông Nguyễn Cà Rê và chủ tiệm vàng Thảo Lực.
Giám đốc Sở TT-TT TP.Cần Thơ Đỗ Hoàng Trung cho rằng không chỉ mạng xã hội mà có những bài báo đặt tít tựa gây sốc, nội dung moi móc ảnh hưởng đến Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trương Quang Hoài Nam.
Nhiều báo mạng đăng tải “Phó chủ tịch ký xử phạt 100 USD từng dính tai tiếng trong đợt thi tuyển công chức ở Bộ công thương”, thậm chí còn dẫn dắt vô căn cứ như: “Tiền đâu ông Trương Quang Hoài Nam chơi xe hàng hiệu, tiền phạt dân vì đổi USD hay làm lộ đề thi công chức”.
Nói về điều này, Giám đốc Sở TT-TT TP.Cần Thơ cho rằng: “Không chỉ mạng xã hội mà có những bài báo đặt tít tựa gây sốc, nội dung moi móc ảnh hưởng đến ông Trương Quang Hoài Nam. Vụ việc này đâu có dính dáng gì vi phạm trước đó đã được TƯ kết luận. Báo chí nên viết sao cho đúng, TP.Cần Thơ luôn sẵn sàng chia sẻ nhưng cũng đừng để những nội dung thông tin bị bóp méo sai sự thật”.
Nhiều câu hỏi vẫn chờ trả lời
Ở phần các báo đặt câu hỏi trở nên “nóng bỏng” với hàng loạt câu hỏi đề nghị liên quan đến vụ việc “đổi 100 USD”. Nhiều báo đặt vấn đề lệnh khám xét của Chủ tịch UBND Q.Ninh Kiều có đúng thẩm quyền không. Lệnh khám xét là khám xét nhà ở nhưng lực lượng công an lại khám xét luôn doanh nghiệp, như vậy là quyết định khám xét của Q.Ninh Kiều có đủ thẩm quyền không hay cảnh sát kinh tế đã khám xét không có lệnh.
Đại diện Báo Pháp Luật TP.HCM hỏi quan điểm của thành phố đến nay trong vụ tiệm vàng Thảo Lực thế nào. Còn đại diện Báo Tuổi Trẻ nêu vấn đề lệnh khám xét có trước thời điểm bắt quả tang đổi 100 USD, công an nói đúng quy trình, đúng quy định là như thế nào? Căn cứ vào đâu mà tịch thu 20 viên kim cương sung công quỹ?
PV Báo Thanh Niên đặt câu hỏi, thực trạng và việc quản mua bán lý ngoại tệ ở TP.Cần Thơ hiện như thế nào?
Nhiều báo, đài khác đề nghị lãnh đạo TP.Cần Thơ giải thích việc miễn giảm cho ông Nguyễn Cà Rê sẽ căn cứ vào những quy định nào? Ông Nguyễn Cà Rê có phải là “chim mồi”của công an bố trí để “gài bẫy” tiệm vàng Thảo Lực? Liệu vụ việc trên có ẩn khuất gì không khi thông tin “xì” ra ngay thời điểm Công an TP.Cần Thơ có giám đốc mới ?…
Nhà báo Huỳnh Kim, Thời báo Kinh tế Sài Gòn đặt câu hỏi
Tổng cộng có 17 câu hỏi chất vấn của các báo được đưa ra nhưng tất cả đều không được trả lời cụ thể.
>Ông Đỗ Hoàng Trung cho biết: “Hôm qua (29.10), Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ đã chủ trì cuộc họp liên ngành về việc này. Cùng ngày, cơ quan chức năng cũng đã nhận đơn được của ông Nguyễn Cà Rê, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ giao Công an thành phố khẩn trương xác minh, căn cứ pháp luật hiện hành, hoàn cảnh khách quan của ông Rê để xem xét miễn, giảm tiền phạt trước ngày 2.11. Về những thông tin các báo đặt ra thì thành phố sẽ cho rà soát kỹ một lần nữa để có hướng xử lý phù hợp. Các vấn đề các báo nêu liên quan đến quá trình khám xét, bắt giữ việc mua bán ngoại tệ của ông Rê được dư luận rất quan tâm. Phó thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo chủ tịch UBND thành phố báo cáo. Hiện nay thành phố đang rà soát để báo cáo…”.
Ông Trần Việt Trường, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ, cho biết quan điểm của thành phố rất rõ ràng, là rà soát kỹ, quy trình xử lý vụ việc của công an và của thành phố để có hướng xử lý hợp tình, hợp lý và đúng quy định của pháp luật
Phát biểu kết thúc buổi họp, ông Trần Việt Trường cho biết quan điểm của thành phố rất rõ ràng, là rà soát kỹ, quy trình xử lý vụ việc của công an và của thành phố để có hướng xử lý hợp tình, hợp lý và đúng quy định của pháp luật. Xử lý đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật tuy nhiên không gây khó khăn, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cuộc sống của người dân.
Không trả lại 100 USD cho ông Nguyễn Cà Rê
Ngày 30.10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.Cần Thơ đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ tham mưu hướng miễn giảm tiền phạt cho ông Nguyễn Cà Rê. Văn bản này khẳng định việc UBND TP.Cần Thơ ban hành quyết định xử phạt hành chính đổi với tiệm vàng Thảo Lực là đúng với quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng; việc xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Đối với cá nhân ông Nguyễn Cà Rê, việc thực hiện đổi ngoại tệ tại tiệm vàng Thảo Lực là sai quy định của pháp lệnh ngoại hối. Cụ thể vi phạm quy định tại điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 và Khoản 2 điều 3 thông tư số 20/2011/TT- NHNN ngày 29.8.2011, quy định việc mua bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép. Theo Nghị định số 96/2014/NĐ-CP, hành vi đổi ngoại tệ của ông Rê bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ, khung phạt từ 80 – 100 triệu đồng.
Tuy nhiên, căn cứ quy định tại điều 76, 77, Luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) số 15/2012/QH13 ngày 20.6.2012 (Luật XLVPHC) thì (1) trường hợp cá nhân ông Rê bị phạt tiền từ 3 triệu đồng trở lên nếu không có khả năng thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì có thể được xem xét hoãn thi hành quyết định xử phạt, hoặc xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt; (2) cá nhân ông Rê phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử hạt hoặc đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người ra quyết định xử phạt trên cơ sở đó có thể xem xét hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc giảm miễn tiền phạt theo quy định tại điều 76, 77, Luật XLVPHC. NHNN chi nhánh Cần Thơ cũng sẽ có ý kiến báo cáo NHNN xem xét trình Chính phủ sửa đổi bổ sung điều chính Nghị định số 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ để phù hợp hơn với thực tiễn.
Như Thanh Niên đã thông tin, trên cơ sở tờ trình của Công an TP.Cần Thơ, ngày 4.9, UBND TP.Cần Thơ đã có quyết định xử phạt hành chính 90 triệu đồng với ông Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, ở P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Ông Rê đã bị bắt quả tang hành vi phạm việc mua, bán ngoại tệ tại nơi không được thu đổi ngoại tệ khi đổi 100 USD tại tiệm vàng Thảo Lực (Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực) ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều. Ông Rê cũng bị tịch thu số tiền 2.260.000 đồng đã đổi được.
UBND TP.Cần Thơ cũng phạt tiệm vàng Thảo Lực 295 triệu đồng vì một loạt vi phạm. Cơ quan chức năng còn tịch thu của tiệm vàng 20 viên kim cương, gần 19.910 viên đá tổng trị giá hơn 548 triệu đồng.
Theo: https://thanhnien.vn/thoi-su/doi-usd-bi-phat-can-tho-khang-dinh-co-nhieu-thong-tin-bi-bop-meo-1018353.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét