Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

BÁO HOÀN CẦU, MỘT TỜ BÁO DIỀU HÂU CỦA TRUNG QUỐC VỪA "CA" VỪA "RU" TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG ?

VNTB - Hoàn Cầu Thời Báo: quan hệ Việt-Trung và nhiệm vụ kép của ông Nguyễn Phú Trọng


Ánh Liên lược dịch (VNTB) 

Một bài viết vào ngày 28.10 của Hoàn Cầu Thời Báo (một trang thông tin thân hữu của ĐCSTQ) cho biết, ông Nguyễn Phú Trọng có hai nhiệm vụ kép cần làm: một là đoàn kết nội bộ trong ĐCSVN và hai là mối quan hệ giữa hai nước Việt - Trung.


Theo tác giả Li Jiangang, một nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc cho biết, với 99,79 (476/477) phiếu bầu trong phiên họp ngày 23.10 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng đã nắm chức vụ Chủ tịch nước. 

Sự lên ngôi lần này thể hiện tập trung quyền lực của vị trí Tổng Bí thư trong Ủy ban TW Đảng, và thay đổi 'tứ trụ' của quốc gia trong vị trí Chủ tịch nước.

Việc bổ nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch, được coi là là 'tiếng vang của sự đồng thuận' trong nội bộ ĐCSVN. Và ông Nguyễn Phú Trọng được đề cử làm Chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời, điều này dường như 'khá ngẫu nhiên và kịch tính.'
TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, thực tế trong nước và quốc tế, đó là một 'quyết định hợp lý và không thể tránh khỏi.' Cụ thể, ông Trọng nổi bật với phẩm chất và năng lực. Sau ĐH XII, ông Trọng đã tập trung xây dựng lại ĐCSVN, chống tham nhũng và thu hút sự chú ý của người dân. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng GDP 6.98%, và đây là mức cao kỷ lục trong 8 năm, đây được coi là điểm thưởng. Việc ông Nguyễn Phú Trọng giữ hai vị trí không phải là ngoại lệ, mà là cơ sở để 'ĐCSVN tham gia vào ngoại giao và thuận tiện cho các bên thực thi chính sách.'

Chính sách đối ngoại và trong nước của Nguyễn Phú Trọng nhất quán, do đó, nhất là trong mối quan hệ Trung-Việt. Ông Trọng thân thiện với Trung Quốc, và Ủy ban Trung ương Đảng do ông lãnh đạo đã nhất quán và thực dụng liên quan đến các chính sách về Trung Quốc. Kể từ khi tái đắc cử của Nguyễn Phú Trọng vào năm 2016, Việt Nam và Trung Quốc đã tăng cường hợp tác ổn định, và các cuộc xung đột phần lớn đã bị hạ nhiệt. 

Trong năm 2017, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước đã viếng thăm nhau. và các quốc gia đã cùng nhau thăm viếng nhau. Ông Triệu Lạc Tế - Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị - Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 9, Nguyễn Phú Trọng cho rằng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc hiện giờ là tốt nhất trong lịch sử.

Ông Nguyễn Phú Trọng nghiên cứu lý thuyết về xây dựng đảng, và quan tâm đến kinh nghiệm quản lý của Trung Quốc. Cả hai nằm trong bối cảnh quan trọng của cải cách và phát triển, mà Việt Nam và Trung Quốc nên học hỏi lẫn nhau. Với Nguyễn Phú Trọng, có giả định về 'nhiệm vụ kép', bao gồm sự đoàn kết nội bộ của ĐCSVN và quan hệ Việt - Trung' là sự ràng buộc phát triển.

Đại hội toàn quốc ĐCSVN lần thứ 13 sẽ được triệu tập vào năm 2021. Chúng ta có mọi lý do để tin rằng dù thời điểm đó, ông Nguyễn Phú Trọng có còn nắm quyền hay không, ông ta sẽ để lại dấu chân không thể xóa nhòa trong cải cách và mở cửa của Việt Nam cũng như phát triển Quan hệ Trung-Việt.

Không có nhận xét nào: