Trung Quốc đang ra sức mua một “đế chế” thông qua việc cung cấp cho các nước nghèo trên thế giới những khoản vay cướp bóc, theo nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ.
Trung Quốc đang sử dụng những khoản hối lộ để mua chuộc giới lãnh đạo cấp cao các nước, nhằm đổi lấy các dự án cơ sở hạ tầng gây tổn hại cho người dân ở quốc gia đó. Và ý tưởng xây dựng một “đế chế vận hành bằng kho bạc” này có thể sẽ gây tác động xấu đến từng con nợ, cũng như rủi ro về lợi ích đối với người Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh với người dẫn chương trình Hugh Hewitt. 
“Chúng tôi có ý định chống lại [hành vi của] họ ở bất kỳ thời điểm nào”, ông bổ sung.
Tổng thống Panama, Juan Carlos Varela đã đón tiếp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Panama hôm 19/10/2018. (Ảnh: EFE/ Panamatoday)
Phóng viên Joel Gehrke viết trong một bài báo xuất bản trên trang Washington Examiner: Ông Tập đã phát kiến “Vành đai Con đường” nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng đất liền và trên biển trên toàn thế giới, một trong những chính sách ngoại giao trung tâm của ông trong những năm gần đây. Giới chức Mỹ nhận thấy dự án này là một hình thức để chế độ cộng sản Trung Quốc gia tăng quyền lực trên toàn thế giới, đặc biệt là khi Trung Quốc giành được quyền kiểm soát các cảng và đường sắt có vị trí chiến lược. Bắc Kinh bào chữa rằng các khoản chi cho dự án là đầu tư “win-win” [đôi bên cùng có lợi] tại các địa phương và không ảnh hưởng tài chính phương Tây.
“Mỹ liên tục bịa đặt những lời dối trá và lặp lại những nhận xét vô trách nhiệm phục vụ nhu cầu chính trị của họ, điều đó rất đáng thất vọng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng cho biết trong một cuộc họp báo mới đây.
Đáp lại, giới chức Phương Tây vẫn duy trì quan điểm rằng Trung Quốc đang sử dụng các khoản cho vay cướp bóc nhằm chiếm quyền sở hữu các dự án cơ sở hạ tầng sau khi các nước nghèo không trả nổi nợ.
Trung Quốc đã nổi danh với dự án xây dựng cảng tại Sri Lanka, hòn đảo phía nam Ấn Độ tại trung tâm Ấn – Thái Bình Dương, thuận tiện nắm luôn quyền kiểm soát cảng này, sau khi chính quyền nước này vỡ nợ. Cảng này được xem như một dự án “voi trắng” đem lại giá trị thương mại ít ỏi, theo các quan chức Mỹ. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc đã thấy nó hữu ích và có thể đã có những vở kịch tương tự ngay cả tại Tây bán cầu.
[White elephant – khái niệm ám chỉ các công trình xây dựng tốn kém, thâm hụt ngân sách mà không có lợi ích.]
Cảng Hambantato
Cảng Hambantota trên bờ biển phía nam của Sri Lanka. Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện tại Ấn Độ Dương. (Ảnh: Wanniarachchi/Agence France-Presse / Getty Images)
“Họ đang định vị chính họ tại tất cả các cảng khác nhau – tại Eo biển Malacca, trên Biển Đông. Tiếp đó họ tăng cường ảnh hưởng bằng các tàu tại El Salvador, tàu tại Cuba, tàu tại Haiti…Tôi cho rằng đó là một lý do đáng để lo ngại”, theo Nghị sỹ Ted Yoho, Chủ tịch Tiểu ban Đối Ngoại về châu Á và Thái Bình Dương và thuộc thành viên thuộc tiểu ban Tây Bán cầu.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang chỉ đạo một chiến dịch của Chính quyền Tổng thống Trump nhằm đối kháng với “Vành đai Con đường” bằng cách tạo điều kiện cho đầu tư khu vực tư nhân. Cơ quan Đầu tư Tư nhân Nước ngoài (OPIC) của Mỹ là một phần quan trọng trong nỗ lực đó, với tập trung ban đầu vào Ấn Độ, nơi cơ quan này phát động một chương trình gọi vốn mạo hiểm hôm thứ Tư và cam kết 125 triệu USD cho một quỹ khu vực tư nhân sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp quy mô vừa.
Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump đã ưu tiên quan hệ đối tác Mỹ – Ấn như một đối trọng tiềm năng với Trung Quốc, mối liện kết ngày càng tăng đã thay đổi chính sách “không – đồng minh” với bất kỳ cường quốc nào kể từ Chiến tranh Lạnh Ấn Độ. Tuy nhiên, đầu tư tiền mặt của Trung Quốc cũng đã phát huy tác dụng tại một số nơi, đặc biệt trong nỗ lực thuyết phục các quốc gia Mỹ Latinh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
“Tôi tin tưởng người dân El Salvador sẽ nhận thấy tinh thần ấm áp và hữu nghị của người dân Trung Quốc và nhận được lợi ích hữu hình từ sự hợp tác với Trung Quốc”, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết hồi tháng Tám.
Triệu Hằng

Có thể bạn quan tâm: