Thúy Hằng Nghiêm
Bài viết của nhà báo
Nguyễn Thuý Hồng nguyên trưởng đại diện Báo Giáo dục Thời đại tại khu vực Miền
Trung , nếu thật có chuyện chạy tín nhiệm thì thật quá xấu hổ nhục nhã.
Ông Nhạ thoát thật sao?
Tôi
nhận được tin nhắn có vẻ “thảng thốt” như vậy vào lúc 14h45 phút-trước thời
điểm công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm của từng chức danh.
Chưa có đợt lấy phiếu tín nhiệm hay bầu bán nào mà tôi thấy dòng tên Bộ trưởng Giáo dục lại trở thành tâm điểm sự chú ý của dư luận xã hội như vậy. Như cái stt “Nóng đầu tuần”, trước đó dư luận lan truyền tin đồn “tay chân” của vị BT này cho ngừoi đi “ngoại giao” với các đại biểu QH. Tin tức lan truyền ngay tại kỳ họp. Thậm chí, có người còn cho một con số cụ thể là “5 triệu”/đại biểu ( không phải đại biểu nào cũng được nhận). Với niềm tin vào sự quán triệt kỹ càng về tinh thần lấy phiếu tín nhiệm lần này của QH, thêm nữa, nghĩ cái giá của uy tín không rẻ bèo tới mức vậy nên tôi không tin lắm ở dư luận.
Chưa có đợt lấy phiếu tín nhiệm hay bầu bán nào mà tôi thấy dòng tên Bộ trưởng Giáo dục lại trở thành tâm điểm sự chú ý của dư luận xã hội như vậy. Như cái stt “Nóng đầu tuần”, trước đó dư luận lan truyền tin đồn “tay chân” của vị BT này cho ngừoi đi “ngoại giao” với các đại biểu QH. Tin tức lan truyền ngay tại kỳ họp. Thậm chí, có người còn cho một con số cụ thể là “5 triệu”/đại biểu ( không phải đại biểu nào cũng được nhận). Với niềm tin vào sự quán triệt kỹ càng về tinh thần lấy phiếu tín nhiệm lần này của QH, thêm nữa, nghĩ cái giá của uy tín không rẻ bèo tới mức vậy nên tôi không tin lắm ở dư luận.
Nhưng không tin rồi cũng phải tin ! Vì sao kết quả về số phiếu tín nhiệm của BT Nhạ bị ‘’đội sổ” mà nhiều người vẫn còn thất vọng? Thì cứ cho là “kết quả chỉ là tương đối chứ không tuyệt đối” như người phát ngôn của QH trong cuộc phỏng vấn, chia sẻ nhanh trên VTV sau 3h chiều nay, hay sự dự đoán người có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất sẽ là ông Nhạ, ông Thể trúng y, thì số đông vẫn chưa hài lòng về kết quả số phiếu tín nhiệm của ông Nhạ: nó là 28,25% chứ không phải trên 50%. Có vị đã phải thốt lên: “vẫn có những người “tín nhiệm cao” ông Nhạ thì thật không hiểu nổi. Và đây là cái lý do mãi đến 15h QH mới công bố kết quả nhưng lúc 14h30, nhiều báo đã đưa tin, thi nhau giật hàng tít” Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất”.
Ông Nhạ thoát thật sao?
Chỉ đơn giản một câu trả lời: ông ấy thoát thật rồi mà không ai thốt lên nổi, mà nỗi niềm đọng lại thì bề bộn xiết bao! Chỉ vì không ai nghĩ một thành viên của Chính phủ mà người ta có thể liệt kê ra biết bao nhiêu “thành tích” đáng phải “lắc đầu” ở nhiệm kỳ của ông:
1. Chỉ vừa ngồi chưa “nóng ghế” Bộ trưởng, ông đã bị Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse, Cộng Hòa Pháp gửi bản báo cáo dài 10 trang cáo buộc "sự giả khoa học" cũng như "thiếu cả về đạo đức và trình độ" của Bộ trưởng Nhạ đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam.
2. Ông bị Báo chí, mạng xã hội phê phán rùm beng việc bổ nhiệm và tuyển dụng cán bộ sai trái vi phạm qui định tại Văn phòng Bộ và báo Giáo dục và Thời đại.
3. Dư luận lùm xùm về tốn kém trong những dự án 12.000 tỷ đào tạo tiến sĩ, thu hồi lại đề án gần 749 tỷ đồng đổi mới thi THPT Quốc gia…
4. Không thực hiện đúng Nghị quyết QH về chương trình và SGK, phải lùi tiến độ thực hiện CT và SGK mới đến 2 lần.
5. Không trung thực báo cáo kết quả tuyển sinh 2017, 2018 trước Thủ tướng. Khi sự việc gian lận điểm thi ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa bình…vỡ lở mới nhận trách nhiệm khiến CP mất uy tín và lòng tin của xã hội.
6. Có biểu hiện kéo bè kết cánh với ĐHQG trong vụ việc tuyển dụng bổ nhiệm và giao hợp đồng gây bức xúc ngay trong nội bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Luật GD và Luật ĐH bị trễ thời hạn do kém năng lực điều hành...trễ lùi 6 tháng.
8. Phát ngôn về chính sách cẩu thả; như nâng lương, bỏ biên chế giáo viên…đều không thực hiện được. Ban hành chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong các trường phổ thông (ngày 24/9) không chuẩn; hay quan điểm lệch lạc ở vụ ép cô giáo ở Hồng Lĩnh đi tiếp khách.
9. Bạo lực học đường liên tục và gia tăng trong suốt thời kỳ ông Nhạ lên làm BT cho tới nay, khó liệt kê xuể.
10. Dùng tiền ngân sách để mua chuộc báo chí truyền thông: tổ chức cho 12 PV đi nước ngoài, kế hoạch dự chi cho truyền thông báo chí 21 tỷ trong năm.
Những
điều tôi nêu trên thì mọi người đều đã biết cả rồi. Nhưng ông Nhạ có số phiếu
thấp chưa quá bán có nghĩa là cái câu hỏi “ông Nhạ thoát thật sao?” sẽ không ai
trả lời được đinh ninh như trước khi chưa bỏ phiếu”ông ấy không thoát được
đâu”.
Là tôi-Nguyễn Thị Thúy Hồng (ngừoi dạy học từng yêu nghề đến cháy bỏng; ngừoi làm báo hiếm hoi dám lên tiếng phơi bày tiêu cực trong ngành mình, báo mình ngay khi còn đương chức; người từ chối kéo dài tuổi nghỉ hưu khi được tạo điều kiện) chiều nay chỉ biết lẩm nhẩm mà than rằng:
“ Một người làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu làm thầy thì sẽ hại đến muôn đời”. Vậy mà thầy của thầy của thầy của thầy… học trò tên Mỗ này sẽ hệ lụy tới bao nhiêu thế hệ? Bây giờ lấy ai là người can ngăn thầy của thầy của thầy của thầy học trò Mỗ không được làm thầy để lụy đến muôn đời đây?
Là tôi-Nguyễn Thị Thúy Hồng (ngừoi dạy học từng yêu nghề đến cháy bỏng; ngừoi làm báo hiếm hoi dám lên tiếng phơi bày tiêu cực trong ngành mình, báo mình ngay khi còn đương chức; người từ chối kéo dài tuổi nghỉ hưu khi được tạo điều kiện) chiều nay chỉ biết lẩm nhẩm mà than rằng:
“ Một người làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu làm thầy thì sẽ hại đến muôn đời”. Vậy mà thầy của thầy của thầy của thầy… học trò tên Mỗ này sẽ hệ lụy tới bao nhiêu thế hệ? Bây giờ lấy ai là người can ngăn thầy của thầy của thầy của thầy học trò Mỗ không được làm thầy để lụy đến muôn đời đây?
Luật Hiến Pháp
Vì sao đức Khổng Tử phải bằng mọi giá ngăn tên Mỗ làm thầy?
– Người ấy về nước rồi làm quan có sao không?
Khổng Tử rung đùi đáp:
– Không sao.
Lại hỏi tiếp:
– Làm tướng có được không?
Khổng Tử vuốt râu đáp:
– Được.
Lại hỏi tiếp:
– Thế nhỡ về làm giặc?
Khổng Tử vừa ngáp vừa trả lời:
– Cũng không hại gì!
Bấy giờ Tử Cống mới yên tâm mà thủng thẳng bạch với thầy:
– Nghe nói Mỗ ấy xin về nước chỉ để làm thầy!
Khổng Tử vừa nghe câu đó, bỗng giật nẩy mình. Thế là chân không kịp xỏ giày, áo không kịp buộc giải, vội vàng chạy bắn ra khỏi cổng!
Học trò đuổi theo hỏi:
– Thầy chạy đi đâu?
Khổng Tử vừa thở vừa đáp:
– Sang ngay nước Đằng.
Học trò lại hỏi:
– Thầy sang nước Đằng làm gì?
Khổng Tử vẫn vừa chạy vừa trả lời:
– Sang ngăn không cho tên Mỗ này làm thầy. Hắn có làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu hắn làm thầy thì sẽ hại đến muôn đời. Ngay cả ta cũng khó mà tránh khỏi liên luỵ!
***
Đức Khổng Tử khi xưa lỡ chiêu nạp một môn sinh chưa tốt, y lại nóng lòng muốn sang nước Đằng làm thầy khiến cho Khổng Tử phải: ‘giật bắn mình, chân không kịp xỏ giày, áo không kịp buộc giải’ cuống cuồng chạy đi ngăn ngừa tai họa.
Ngày nay không biết có ông thầy nào tên: ‘Mỗ’ giống như câu chuyện kể trên hay không? Nếu có thì biết lấy ai: ‘chân không kịp xỏ giày, áo không kịp buộc giải chạy bắn ra khỏi cổng’ để ngăn ngừa ‘mối hại đến muôn đời’ này đây nhỉ?
Tham khảo: Luận ngữ tân thư (Phạm Lưu Vũ, NXB Đà Nẵng, 8/2018)
Chấn Minh
Nguồn: ĐKN.TV (Đại kỷ nguyên).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét