Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Kịch bản thua cuộc..cho thương chiến Mỹ-Trung


1. Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung xảy ra, người ta đã bàn tán râm ran ai thua ai thắng. Lẽ dĩ nhiên, khi xem cuộc đấu thì người xem có quyền đoán thắng thua. Lúc đầu thì còn có người nghi ngờ Mỹ sẽ thắng. Sau thấy các đường đi nước bước của hai bên, lộ rõ không phải là chiến tranh chỉ có thương mại, mà là cuộc chiến tổng hợp, thì việc Mỹ thắng, TQ thua chỉ là thời gian và sự thắng thua cụ thể sẽ như thế nào. Có thể có các kịch bản thắng thua, tùy cách xử lý của đương sự trong cuộc. 

2. TQ có thể có các kịch bản thua cuộc như sau:
- Kịch bản thua nhanh mà êm dịu. Trường hợp TQ chủ động xin thua, đầu hàng ngay, thuận theo các điều kiện của Mỹ, thì Mỹ cũng không còn lý do gì phát động cuộc chiến. Hiện nay Mỹ đang cài thế bao vây thị trường TQ, các nước đồng minh và các khối thương mại, các hiệp ước dần cài điều kiện không kinh doanh với thị trường TQ, thì TQ rất nguy ngập. Vậy thời điểm TQ càng xin hàng sớm, càng xuống nước sớm càng ít hậu quả.Phương án này có thể cứu vãn tình thế của TQ, vẫn giữ được các quan hệ thị trường như cũ, điều chỉnh mềm dẻo, có thể giữ được tính toàn vẹn lãnh thổ, khéo léo thì giữ được nguyên tắc “một nước TQ”, giữ các khu vực chiếm đóng. Tất nhiên, TQ xin thua thì thế giới cũng sẽ không đứng yên chỉ để sắp xếp lại vị trí Mỹ và TQ. Khi đó, TQ phải tình nguyện liên thủ với Mỹ, cùng Mỹ lập lại trật tự thế giới mới. Phương án này lý tưởng nhất cho TQ, nhưng ít khả năng xảy ra. Nếu xảy ra theo kịch bản này, thế giới ít bị sốc, nhưng nước láng giềng như VN thì thiệt thòi nhất, nhưng một nước cạnh tranh như Nga thì mất mát nhiều nhất.
- Kịch bản thua sốc mà ít hậu quả. Khi Mỹ đã hình thành thế bao vây thị trường TQ, đẩy TQ khỏi chuỗi sản xuất toàn cầu. Việc này có thể phải kéo dài vài năm, TQ bị giảm tăng trưởng kinh tế, nội bộ bất ổn, dẫn tới thay đổi màu sắc chính quyền. Dân chủ phải mở rộng, tuyên bố từ bỏ chính sách cũ. Phương án này tương tự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Có thể TQ sẽ bị nội loạn, một số thực thể đòi ly khai, nhưng nếu chính quyền trung ương khéo thì vẫn giữ vững được toàn vẹn lãnh thổ, điều duy nhất làm là thay đổi màu sắc chính trị, một chính quyền khác sẽ cầm quyền. Phương án này sẽ kéo theo hệ lụy làm giảm tăng trưởng kinh tế thế giới, Mỹ sẽ nhân đó mà thay đổi trật tự thế giới, lập lại cơ chế Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, thay đổi WTO và các định chế quốc tế khác có lợi cho họ. Phương án này có lợi cho một nước như Việt Nam, thoát khỏi ảnh hưởng của TQ, tuy có bị ảnh hưởng về phát triển kinh tế nhưng có thể xuất hiện tình hình mới có lợi ở biển Đông. Láng giếng lớn (Nga) cũng thích kịch bản này.
- Kịch bản thua sốc mà nhiều hậu quả. Trong trường hợp Mỹ -Trung không có nhượng bộ, chiến tranh toàn diện sẽ leo thang, có thể Mỹ công nhận độc lập của Đài Loan, hoặc một trong hai phía gây hấn ở biển Đông, hoặc biển Hoa Đông. Trung Quốc sẽ chịu nội loạn to, trường hợp này là sự đổ vỡ kinh khủng và toàn diện. Chắc chắn thế giới và láng giềng nhỏ (như VN) hay lớn (Nga) đều không thích kịch bản này.

3. Nhìn chung, như đã có nghiên cứu cách đây nhiều năm, cứ 24 năm Mỹ lại chủ động gây chiến, 48 năm Mỹ bị động bị lôi cuốn vào một cuộc chiến, cứ 80 năm Mỹ lại tham gia một cuộc chiến mà làm thay đổi thế giới, và nước Mỹ mới thua ở 01 cuộc chiến tranh (VN), hòa ở một cuộc (Triều Tiên) còn là toàn thắng. Từ 2014 đến 2021 là thời gian trùng chập chu kỳ 24 và 80 năm, đó là một quy luật rất đáng chú ý. Còn TQ, từ hơn 1000 năm, sau triều Đường, cứ khi gây chiến và chiến tranh với bên ngoài, TQ đều thua, nhưng sau sự thua trận thì lãnh thổ lại mở rộng, kể cả cuộc chiến tranh 1945. Trong khi đó, trước khi họ mở rộng lãnh thổ do ý trời thì triều đại cũ suy sụp, bao giờ cũng bị chia cắt, cát cứ, kể cả thời gian gần đây, triều đại cuối cùng Thanh sụp đổ, họ cũng phải nội chiến gay go và đến nay thực chất là đang chia cắt lãnh thổ. Biết đâu sau chiến tranh Mỹ- Trung lần này, họ lại thống nhất được Đài Loan sau một số năm phải chia nhỏ ra.

4. Với VN, có một quy luật là, cứ bao giờ TQ loạn, thì VN xuất hiện người cầm đầu xuất sắc để mở ra giai đoạn hưng thịnh. Khi TQ thịnh trị thì VN lại loạn lạc. Lịch sử chỉ rõ điều đó.
Khi Liên Xô sụp đổ, tình hình các nước Đông Âu là rất khủng hoảng, có nhiều nhiễu loạn. Do việc các nước Đông Âu không dự đoán được sự sụp đổ của Liên Xô. Diễn biến sụp đổ Liên bang Xô Viết quá nhanh, nên đồng minh của Liên Xô hoàn toàn bị động, từ đó các nước Đông Âu có cục diện rất bi thảm tùy theo sự chủ động giải quyết của chính quyền. Nay, kịch bản TQ suy sụp đã hé mở, không thể nói là bị động, nên các nước phụ thuộc ít nhiều vào TQ đã chủ động tính bài riêng. Một người ứng biến nhanh như Tổng thống Phi đã xoay nhanh như chong chóng, lại ngả về Mỹ. Một nước như Mã đã nhanh chóng thay đổi chính quyền… Nói chung, khi nước lớn suy vong, nước nhỏ càng chủ động thì đổ vỡ càng ít, nhân dân càng ít đổ máu, dân tộc càng có cơ hưng thịnh hơn. Kịch bản thua cuộc của Việt Nam cộng hòa rất bi thảm một phần do chính quyền bị động, không chủ động làm chủ cuộc chơi, để lại vết thương chia rẽ dân tộc đến nay khó hàn gắn.

Không có nhận xét nào: