Phạm Viết Đào.
( Rút từ trong tập bản thảo: VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG)
Đại tướng Lê Đức Anh trong một lần trao đổi với tác giả bài viết, đại tá Khuất Biên Hòa.
( Chú thích ảnh của Vietnamnet)
Xem thêm bài liên quan:
Kiểm chứng 1: Tướng Vũ Lập bị hạ độc vào thời điểm sau khi ông bày tỏ “sự băn khoăn” về
lệnh “lui quân” của BT Bộ Quốc phòng tại mặt trận Vị Xuyên?
Trong bài “Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông”
01/02/2015 08:44
GMT+7 đăng trên Vietnamnet, tác giả là Đại tá Khuất Biên Hòa, thư ký của Đại
tướng Lê Đức Anh có một số thông tin, nhận định cần phải kiểm chứng thêm. Cần phải
trao đổi lại nội dung bài viết này vì: hiện Tướng Lê Đức Anh đang còn sống, nếu
không minh bạch có thể dẫn tới gây hiểu lầm, gây tranh cãi cho một số vấn đề lịch
sử liên quan tới quan hệ Việt-Trung-Mỹ.
Bài viết có đăng kèm ảnh chụp Đại
tướng Lê Đức Anh ngồi đang nói và Đại tá Khuất Biên Hòa đang cầm bút ghi. Đưa
hình ảnh này minh họa cho bài viết chắc tác giả- Đại tá Khuất Biên Hòa muốn thông
điệp về độ xác thực của nguồn tin bài viết; bài viết này đã được ông Lê Đức Anh
đồng ý công bố.
Đây là bài viết công bố năm 2015, sau
khi ông Lê Đức Anh đã nghỉ hưu trên cương vị Chủ tịch nước năm 1997. Như vậy,
nội dung và các thông tin trong bài đã có một độ lùi về mặt thời gian gần 30
năm, sau các sự kiện xảy ra tong bài và sau 10 năm ông Lê Đức Anh rời chính
trường...
Những thông tin trong bài hết sức quan
trọng liên quan tới các sự kiện đối ngoại tầm vĩ mô giữa Việt Nam không chỉ với
Trung Quốc và liên quan tới Cămpuchia và cả với Mỹ.
Thông tin trong bài còn liên quan tới
cuộc chiến tại Mặt trận Vị Xuyên, liên quan tới Thượng tướng Vũ Lập, nguyên Tư
lệnh Quân khu 2, có dư luận qua đời do bị Tình báo Hoa Nam đầu độc. Đại tướng
Lê Đức Anh không chỉ là nhân chứng mà trực tiếp can dự vào những sự kiện quan
trọng gắn với lịch sử Việt Nam đương đại được nêu trong bài viết…
Tướng
Vũ Lập-Tư lệnh Quân khu 2 “ băn khoăn” về lệnh lui binh tại Mặt trận Vị Xuyên ?
Bài viết của Đại tá Khuất Biên Hòa có
đoạn sau đây:
“…Khi lên thị sát
biên giới, tướng Lê Đức Anh nhắc nhở thì anh em thôi, không bắn, không chửi lại
nữa. Ông nói với anh em: “Chừ họ chửi một, các đồng chí chửi lại mười; họ bắn
một, các đồng chí bắn lại mười, cứ như thế này thì không làm được công tác tư
tưởng, không giải quyết dứt điểm được tình hình”. Anh em cán bộ hỏi: "Vậy
thưa Thủ trưởng, giờ ta làm gì để giải quyết được tình hình?". Ông bảo, họ
bắc loa chửi ta thì ta nhắc lại truyền thống và quá trình đoàn kết hữu nghị
giữa hai nước; họ bắn sang ta bằng đạn pháo, thì ta "bắn lại" bằng
tình hữu nghị! Nhất định phải làm mọi cách để nối lại tình hữu nghị, đoàn kết
giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt-Trung. Ở cao điểm Vị Xuyên, bộ đội hai bên
nhìn rất rõ nhau vì chỉ cách nhau mấy chục thước. Ông bảo anh em mang thuốc hút
và diêm quẹt sang mời họ. Bên họ cũng nhiều anh em nghiện thuốc nên họ phấn
khởi lắm. Bộ đội hai bên nói chuyện với nhau và cũng thôi không chửi, không bắn
nhau nữa.
Tại một số điểm chốt, ông bảo
anh em hãy lui về phía sau một quãng. Cán bộ, chiến sỹ đều nói rằng “Nếu mình
lui mà bên kia họ lên thì lo lắm!”. Ông bảo “Cứ rút đi!”. Tiếp đó, ông cho rút
từng phần các đơn vị chủ lực về phía sau, về tuyến hai để đưa dân quân, bộ đội
địa phương và bộ đội biên phòng lên tuyến một. Lúc đó tâm lý chung của các
"Tư lệnh chiến trường" và cán bộ chỉ huy các cấp là lo sợ, không anh
nào dám cho chủ lực và các đơn vị dưới quyền mình lui xuống. Một hôm ông
đến sở chỉ huy của Sư đoàn 316 thuộc Quân khu 2 ở phía dưới Phố Lu; khi tướng
Vũ Lập, Tư lệnh Quân khu kéo đồng chí An là Chỉ huy trưởng Sư đoàn 316 lại gặp
riêng ông và hỏi: "Báo cáo Bộ trưởng, đêm qua đồng chí An này đã báo cáo
tôi cho đơn vị của đồng chí này lui xuống?!" Ông liền trả lời: “Đúng
thế!”, thì tướng Vũ Lập tỏ vẻ sửng sốt, bất ngờ mà nói rằng "Vậy thì xin
anh cho văn bản!" Tướng Anh liền bảo đồng chí Phi Long, Cục phó cục Tác
chiến: “Viết lệnh để tôi ký liền!”. Thấy thái độ kiên quyết của ông, ông Vũ Lập
liền nói vẻ xoa dịu: "Anh lệnh thì chúng tôi chấp hành, dù mệnh lệnh bằng
giấy hay bằng miệng cũng chấp hành. Nhưng anh cho giấy để cơ quan còn lưu
trữ."
Thực chất lúc này,
đối với ý định của ông, chưa phải là điều chỉnh bố trí chiến lược, mà ông chỉ
thực hiện điều chỉnh sơ bộ, vừa để cho thế phòng thủ biên giới của bộ đội ta có
chiều sâu, có thế vững chắc hơn, vừa để thăm dò phía bên kia. Khi trở về Hà
Nội, ông đã báo cáo hết tình hình với Bộ Chính trị.
Tiếp đó, cuối tháng 7/1991,
tướng Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên của Bộ Chính trị sang Trung
Quốc (thực chất là “đi tiền trạm”) bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường
hoá quan hệ hai nước. Cùng đi có đồng chí Hồng Hà, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Sáng ngày 28 bắt đầu khởi hành. Trên đường đi
Bắc Kinh, các ông dừng chân ở Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang,
Quảng Tây…”
Đọc
đoạn trên của bài có 1 thông tin cần phải được minh định: Đại tướng Lê Đức Anh
trên cương vị Bộ Quốc phòng gặp và làm việc với Thượng tướng Vũ Lập, Tư lệnh
Quân khu 2 vào thời gian nào? Tại đâu?