Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

KIỂM CHỨNG THÔNG TIN BÀI ”ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH VỚI VẤN ĐỀ TRUNG QUỐC VÀ BIỂN ĐÔNG” CỦA ĐẠI TÁ KHUẤT BIÊN HÒA? ( Phần 1)

Phạm Viết Đào.

( Rút từ trong tập bản thảo: VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG)
Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông

        Đại tướng Lê Đức Anh trong một lần trao đổi với tác giả bài viết, đại tá Khuất Biên Hòa. 
                         ( Chú thích ảnh của Vietnamnet)
                                                          
Xem thêm bài liên quan:


Kiểm chứng 1: Tướng Vũ Lập bị hạ độc vào thời điểm sau khi ông bày tỏ “sự băn khoăn” về lệnh “lui quân” của BT Bộ Quốc phòng tại mặt trận Vị Xuyên?

      Trong bài “Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông”

01/02/2015  08:44 GMT+7 đăng trên Vietnamnet, tác giả là Đại tá Khuất Biên Hòa, thư ký của Đại tướng Lê Đức Anh có một số thông tin, nhận định cần phải kiểm chứng thêm. Cần phải trao đổi lại nội dung bài viết này vì: hiện Tướng Lê Đức Anh đang còn sống, nếu không minh bạch có thể dẫn tới gây hiểu lầm, gây tranh cãi cho một số vấn đề lịch sử liên quan tới quan hệ Việt-Trung-Mỹ.
          Bài viết có đăng kèm ảnh chụp Đại tướng Lê Đức Anh ngồi đang nói và Đại tá Khuất Biên Hòa đang cầm bút ghi. Đưa hình ảnh này minh họa cho bài viết chắc tác giả- Đại tá Khuất Biên Hòa muốn thông điệp về độ xác thực của nguồn tin bài viết; bài viết này đã được ông Lê Đức Anh đồng ý công bố.
          Đây là bài viết công bố năm 2015, sau khi ông Lê Đức Anh đã nghỉ hưu trên cương vị Chủ tịch nước năm 1997. Như vậy, nội dung và các thông tin trong bài đã có một độ lùi về mặt thời gian gần 30 năm, sau các sự kiện xảy ra tong bài và sau 10 năm ông Lê Đức Anh rời chính trường...
          Những thông tin trong bài hết sức quan trọng liên quan tới các sự kiện đối ngoại tầm vĩ mô giữa Việt Nam không chỉ với Trung Quốc và liên quan tới Cămpuchia và cả với Mỹ.
          Thông tin trong bài còn liên quan tới cuộc chiến tại Mặt trận Vị Xuyên, liên quan tới Thượng tướng Vũ Lập, nguyên Tư lệnh Quân khu 2, có dư luận qua đời do bị Tình báo Hoa Nam đầu độc. Đại tướng Lê Đức Anh không chỉ là nhân chứng mà trực tiếp can dự vào những sự kiện quan trọng gắn với lịch sử Việt Nam đương đại được nêu trong bài viết…


          Tướng Vũ Lập-Tư lệnh Quân khu 2 “ băn khoăn” về lệnh lui binh tại Mặt trận Vị Xuyên ?
         
          Bài viết của Đại tá Khuất Biên Hòa có đoạn sau đây:
          “…Khi lên thị sát biên giới, tướng Lê Đức Anh nhắc nhở thì anh em thôi, không bắn, không chửi lại nữa. Ông nói với anh em: “Chừ họ chửi một, các đồng chí chửi lại mười; họ bắn một, các đồng chí bắn lại mười, cứ như thế này thì không làm được công tác tư tưởng, không giải quyết dứt điểm được tình hình”. Anh em cán bộ hỏi: "Vậy thưa Thủ trưởng, giờ ta làm gì để giải quyết được tình hình?". Ông bảo, họ bắc loa chửi ta thì ta nhắc lại truyền thống và quá trình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước; họ bắn sang ta bằng đạn pháo, thì ta "bắn lại" bằng tình hữu nghị! Nhất định phải làm mọi cách để nối lại tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt-Trung. Ở cao điểm Vị Xuyên, bộ đội hai bên nhìn rất rõ nhau vì chỉ cách nhau mấy chục thước. Ông bảo anh em mang thuốc hút và diêm quẹt sang mời họ. Bên họ cũng nhiều anh em nghiện thuốc nên họ phấn khởi lắm. Bộ đội hai bên nói chuyện với nhau và cũng thôi không chửi, không bắn nhau nữa.

          Tại một số điểm chốt, ông bảo anh em hãy lui về phía sau một quãng. Cán bộ, chiến sỹ đều nói rằng “Nếu mình lui mà bên kia họ lên thì lo lắm!”. Ông bảo “Cứ rút đi!”. Tiếp đó, ông cho rút từng phần các đơn vị chủ lực về phía sau, về tuyến hai để đưa dân quân, bộ đội địa phương và bộ đội biên phòng lên tuyến một. Lúc đó tâm lý chung của các "Tư lệnh chiến trường" và cán bộ chỉ huy các cấp là lo sợ, không anh nào dám cho chủ lực và các đơn vị dưới quyền mình lui xuống. Một hôm ông đến sở chỉ huy của Sư đoàn 316 thuộc Quân khu 2 ở phía dưới Phố Lu; khi tướng Vũ Lập, Tư lệnh Quân khu kéo đồng chí An là Chỉ huy trưởng Sư đoàn 316 lại gặp riêng ông và hỏi: "Báo cáo Bộ trưởng, đêm qua đồng chí An này đã báo cáo tôi cho đơn vị của đồng chí này lui xuống?!" Ông liền trả lời: “Đúng thế!”, thì tướng Vũ Lập tỏ vẻ sửng sốt, bất ngờ mà nói rằng "Vậy thì xin anh cho văn bản!" Tướng Anh liền bảo đồng chí Phi Long, Cục phó cục Tác chiến: “Viết lệnh để tôi ký liền!”. Thấy thái độ kiên quyết của ông, ông Vũ Lập liền nói vẻ xoa dịu: "Anh lệnh thì chúng tôi chấp hành, dù mệnh lệnh bằng giấy hay bằng miệng cũng chấp hành. Nhưng anh cho giấy để cơ quan còn lưu trữ."
 
          Thực chất lúc này, đối với ý định của ông, chưa phải là điều chỉnh bố trí chiến lược, mà ông chỉ thực hiện điều chỉnh sơ bộ, vừa để cho thế phòng thủ biên giới của bộ đội ta có chiều sâu, có thế vững chắc hơn, vừa để thăm dò phía bên kia. Khi trở về Hà Nội, ông đã báo cáo hết tình hình với Bộ Chính trị.

          Tiếp đó, cuối tháng 7/1991, tướng Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên của Bộ Chính trị sang Trung Quốc (thực chất là “đi tiền trạm”) bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Cùng đi có đồng chí Hồng Hà, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Sáng ngày 28 bắt đầu khởi hành. Trên đường đi Bắc Kinh, các ông dừng chân ở Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây…”

          Đọc đoạn trên của bài có 1 thông tin cần phải được minh định: Đại tướng Lê Đức Anh trên cương vị Bộ Quốc phòng gặp và làm việc với Thượng tướng Vũ Lập, Tư lệnh Quân khu 2 vào thời gian nào? Tại đâu?

          Bài viết không ghi mốc thời gian về cuộc gặp làm việc giữa Tướng Lê Đức Anh trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với Tướng Vũ Lập, trên cương vị Tư lệnh Quân khu 2 vào đoạn kế tiếp sau đó: “Tiếp đó, cuối tháng 7/1991, tướng Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên của Bộ Chính trị sang Trung Quốc”…Bài viết vòn ghi rõ “sáng ngày 28”…
            Nếu người đọc lướt qua thì có thể dễ nhầm cuộc gặp với Tướng Vũ Lập diễn ra quãng đầu năm 1991 hoặc cuối năm 1990?
          Trước hết về mặt thời gian, Theo WikiPedia viết về Đại tướng Lê Đức Anh: ”Tháng 12 năm 1986, ông được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ ngày 16 tháng 2 năm 1987[2] đến 10 tháng 8 năm 1991, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, phó bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân sự Trung ương.” ( WikiPedia)
          Cũng theo WikiPedia thì Thượng tướng Vũ Lập đảm nhận Tư lệnh Quân khu 2  “Từ năm 1978 đến năm 1987…”
          Một nguồn tin khác ghi:” Tướng Vũ Lập qua đời ngày 18/7/1987 sau một cơn đau tim?”
          Qua các nguồn tin trên, đối chiếu và khớp với bài viết có thể xác định được cuộc làm việc của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh chỉ có thể diễn ra từ sau tháng 2-1987, ngày ông nhận chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trước 18/7/1987, ngày qua đời của Tướng Vũ Lập…
          Thời điểm trước tháng 7/1987, mặt trận Vị Xuyên vẫn còn rất nóng bỏng, đúng như bài viết của Đại tá Khuất Biên Hòa. Và như vậy, chủ trương “lui binh” tại Mặt trận Vị Xuyên được xác đình trong giai đoạn từ 2/1987-7/1987. Chủ trương này do đích thân Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp ra lệnh cho Tư lệnh Quân khu 2, Thượng tướng Vũ Lập…
          Bài viết của Đại tá Khuất Biên Hòa cũng đã viết: khi nhận lệnh này Tư lệnh Quân khu 2, Tướng Vũ Lập đã bày tỏ băn khoăn về “ lệnh lui binh” này nên đã đề nghị Tướng Lê Đức Anh ký lệnh bằng văn bản và Tướng Lê Đức Anh đã ký…

            Tướng Lê Đức Anh gặp Tướng Vũ Lập và Sư trương 316 tại Phố Lu, Lão Cai ?
            Trong bài, Đại tá Khuất Biên Hòa có viết Tướng Lê Đức Anh gặp Tướng Vũ Lập và Sư trưởng 316 Nguyễn An tại “sở chỉ huy của Sư đoàn 316 thuộc Quân khu 2 ở phía dưới Phố Lu…”  Đây là thông tin đề nghị Đại tá Khuất Biên Hòa kiểm tra lại?
            Thứ nhất, sau khi tham gia Chiến dịch mang Mật danh MB 84, theo một số CCB thì F 316 không chuyển qua phố Lu Lào Cai đóng quân mà chuyển về Phú Thọ. Thứ 2, trong giai đoạn 1987, chiến sự ác liệt, do đó Bộ chỉ huy Quân khu 2 đóng ở Yên Bái, không ở Phố Lu; Còn Tướng Vũ Lập chỉ có thể ở Yên Bái hoặc Sở chỉ huy tiền phương Mặt trận Vị Xuyên đặt ở thị xã Hà Giang?
            Tóm lại: lệnh lui quân tại Vị Xuyên được phát ra trong giai đoạn từ “2/1987 tới tháng 7/1097”; Tướng Vũ Lập-Tư lệnh Quân khu 2 qua đời, cò nguồn tin cho rằng bị Tình báo Hoa Nam đầu độc sau cái lệnh lui binh của BT Bộ Quốc phòng tại chiến trường Vị Xuyên!

            Một nhân chứng là CCB của chiến trường Vị Xuyên, nhà văn Nguyễn Quốc Hùng,  quê Hải Phòng, thời điểm thực hiện việc lui quân anh là lính của trung đoàn 754 trực thuộc quân khu 2. CCB Nguyễn Quốc Hùng đã kể trong 1 email viết cho tôi cách đây quảng 5-6 năm về cuộc chuyện lui quân ở đơn vị của anh:

            "Ngày ấy, thực trạng trên chiến trường là, bên ta chiếm lại thì dễ nhưng để giữ được thì rất khó. Còn bên nó đánh chiếm thì khó nhưng đã chiếm được là giữ được. Ví như điểm cao 300; 400 ta đã nhiều lần chiếm lại được nhưng không giữ được (hai điểm cao này rất quan trọng vì nó khống chế ngã ba Thanh Thuỷ, con đường tiếp vận chính cho tuyến trên). Bởi vì hoả lực của Trung Quốc mạnh quá, ta củng cố lại hầm hào công sự không được và con đường vận tải tiếp ứng nên thì không thể. Để khắc phục tình trạng này, bên ta thực hiện cách đánh lấn dũi. Tức là đào một đường hầm sâu dưới mặt đất ba mét, từ trận địa bên ta áp sát công sự của đối phương, dùng khoảng một tấn thuốc nổ phá thông, sau đó vận động theo đường hầm đó lên. Một phương án tối ưu. Đại đội em được giao nhiệm vụ đào đường hầm kiểu đó từ H6 lên 400. Khi tập luyện dưới làng Pinh, tham mưu trưởng trung đoàn quán triệt, sư 331 đã đào được hơn một trăm mét trên 1509, khi nào đại đội em đào xong sẽ tổng công kích ba điểm cao quan trọng này. Tập luyện xong, đại đội xuất kích thực hiện nhiệm vụ. Một bộ phận chỉ huy, hậu cần đã tập kết tại H6, chúng em chuẩn bị ba giờ sáng hành quân vào. Nhưng ngay tối đó có lệnh dừng lại. Và cũng chính tối đó, có một đơn vị đã ém quân chuẩn bị đánh 685 cũng được rút ra ngoài..."
 Nhà văn Nguyễn Quốc Hùng góc trái, trong BCH Chi hội nhà văn 
VN Hải Phòng nhiệm kỳ 2018-2023 vừa được bầu
          Qua đoạn viết trên của CCB-nhà văn Nguyễn Quốc Hùng cho thấy: bộ đội quân khu 2 đang dốc toàn lực quyết tâm dành lại những cao điểm bị Trung Quốc xâm chiếm thì buộc phải dừng lại, lui quân sau lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh?

                                                P.V.Đ.
                                             ( Còn nữa...)

( Phần 2:Kiểm chứng 2: ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH HAY ĐẠI TÁ KHUẤT BIÊN HÒA "XÓA ÁN TÍCH ": TRUNG QUỐC DÙNG KHƠ ME ĐỎ ĐÁNH TÂY NAM VÀ TRỰC TIẾP XÂM LƯỢC BIÊN GIỚI PHÍA BẮCVIỆT NAM?

Không có nhận xét nào: