Cao điểm 685-( Lò Vôi thế kỷ)
Lời
dẫn: Trận 12/7/1984 là trận thư hùng, đẫm máu
tại Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang…
Sau
1975, đây là một chiến dịch quân sự lớn mang mật danh MB 84; theo nhiều nguồn
tin quốc tế và nội bộ, phía Việt Nam huy động cùng lúc 6 trung đoàn của những
sư đoàn danh tiếng trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đó là các sư đoàn F
356 ( tham chiến 2 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn vận tải), F 316 ( 1 trung
đoàn) , F 313 ( 1 trung đoàn pháo binh) , F 312 ( 1 trung đoàn bộ binh)…
Những
sư đoàn này từng gắn bó với tên tuổi những vị tướng: F 312, Đại đoàn trưởng Lê
Trọng Tấn, từng tham gia đánh Điện Biên Phủ; F 316 gắn với tên tuổi của Tướng
Chu Huy Mân, Vũ Lập, F 316 từng tham gia đánh Điện Biên Phủ; F 316 và F 356 (
tiền thân là F 316 B) tham gia đánh trận mở màn Buôn Ma Thuột…; F 313, đơn vị
có mặt sớm và được coi là “ thổ công, thổ địa” của chiến trường Vị Xuyên…
(Phổ biến chiến dịch MB 84, người đeo kính là Tướng Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng tham mưu trưởng; người ngồi quay lưng là Tướng Lê Duy Mật, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên - Ảnh do Tướng Lê Duy Mật cung cấp...)
Tham
gia chiến dịch MB 84 về phía Bộ Tổng tham mưu, tác giả của chiến dịch này có
Phó Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Tướng Lê Ngọc Hiền, Tướng Vũ Lập, Tướng
Hoàng Đan, Tướng Nguyễn Hữu An, Tướng Lê Duy Mật, ( được mệnh danh là Tướng Nam
chinh bắc chiến),Tướng Nguyễn An…
Mục
tiêu chiến dịch MB 84 là tiến công, đẩy lùi quân Trung Quốc xâm lược, lấn sâu
vào lãnh thổ nước tại các cao điểm 772, 685, 1030 ( Đông Sơn) và khu vực ngã ba
Thanh Thủy, khu vực cao điểm 400 từ cuối tháng 4 đầu tháng 5/1984…
Trong
1 ngày đêm giao tranh ác liệt, bộ đội Việt Nam đã không hoàn thành được nhiệm vụ:
đẩy lùi quân Trung Quốc và chịu thiệt hại lớn; hơn 1000 cán bộ, chiến sĩ đã hy
sinh…
Nhân
cuộc gặp sắp tới của đại diện Ban liên lạc các cựu chiến binh F 356 trong mọi
miền của tổ quốc trong tuần tới tại Hà Nội, xin đưa ký sự của CCB Đặng Việt Châu, nguyên
Chính trị viên Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 kể về các diễn biến của
mũi tiến công mà Tiểu đoàn 3 được giao trọng trách…
Trong
trận 12/7/1985, Tiều đoàn 3 tổn thất trên 100 cán bộ chiến sĩ, trong đó có Tiểu
đoàn trưởng Nguyễn Hữu Thanh, quê Hà Nội…
Trung
đoàn 876, Sư 356 tổn thất hơn 600 cán bộ chiến sĩ.
Sau
chiến dịch MB 84 kết thúc, Đặng Việt Châu là người đã “ cả gan” trả lời câu hỏi
của Tướng Vũ Lập, Tư lệnh Quân khu 2 và Bộ chỉ huy mặt trận: "Trận
này ta thua hay thắng"?; "Ta đã thua, bởi không chiếm được mục tiêu và hi sinh tổn thất quá lớn.
Nhưng tinh thần dũng cảm chiến đấu dám đánh, quyết đánh, dám xả thân hi sinh vì
sự vẹn toàn của biên giới tổ quốc của cán bộ chiến sĩ ta cần được ghi nhận".
Theo
tác giả của cuốn “Dữ Kiện bí mật của chiến tranh
Trung- Việt” (Secret Records of Sino-Vietnamese War) của ba tác giả Jin
Hui, Zhang Hui Sheng và Zhang Wei Ming ( Trung Quốc) đã được chuyển ngữ qua
tiếng Anh cho biết: Sở dĩ Việt Nam thất bại trong chiến dịch MB 84 là do một
sĩ quan cao cấp đã tiết lộ toàn bộ kế hoạch của chiến dịch MB 84 cho Tình báo
Hoa Nam…
Hàng năm, các CCB Vị Xuyên vẫn lấy ngày 12/7 làm ngày " GIỖ TRẬN" để tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược.
THUNG LŨNG CỦA NHỮNG LINH HỒN VÀ NHỮNG ĐÊM KHÔNG NGỦ ( Phần 1)
Ký sự của Đặng Việt Châu về trận 12/7/1984
(Nguyên Chính trị
viên Tiểu đoàn 3, E 876, F 356 )
Sau hơn một tuần trinh sát nắm địch, ngày 2/7, đồng chí
Thanh D trưởng trở về báo cáo tình hình và quyết tâm chiến đấu của đơn vị với cấp
trên. Lúc này đồng chí Cường, Chính trị viên nhận thức nhiệm vụ không thông suốt,
cấp trên quyết định đình chỉ công tác. Đồng chí Tham Tiểu đoàn phó ốm điều trị
tại bệnh viện sư đoàn. Chỉ huy Tiểu đoàn chỉ còn lại một mình đồng chí Thanh.Thời
gian này, tôi cùng với đồng chí Kham E phó Tham mưu trưởng đi kiểm tra khu vực
làng Lò - 468 - 4 Hầm thì được gọi về sở chỉ huy trung đoàn ở Km 2 Mã Tim, thị
xã Hà Giang.
Hôm ấy là ngay 7/7/1984, tôi chính thức nhận nhiệm vụ về
làm Chính trị viên, Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn 3 cùng đồng chí Thanh tổ chức chiến
đấu.