Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

NHỚ VỀ TRẬN THƯ HÙNG ĐẪM MÁU 12/7/1984 TẠI MẶT TRẬN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG ( Phần 2)


THUNG LŨNG CỦA NHỮNG LINH HỒN VÀ NHỮNG ĐÊM KHÔNG NGỦ ( Phần 2)
Ký sự của Đặng Việt Châu về trận 12/7/1984
(Nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn 3, E 876, F 356 )
Kết quả hình ảnh cho CCB 876 Đặng Việt Châu


          Khoảng 8 h sáng, Hoan từ trên đỉnh hang tụt xuống giật mạnh chân tôi làm tôi mở mắt. Thằng Hoan vận tải miệng lắp bắp:" Địch bên D3 đông lắm".Tôi bật dậy xách súng theo Hoan trèo lên vị trí quan sát. Trên mỏm 3 thấy lố nhố quân địch.Bên ấy địch cũng đang thu dọn chiến trường, có cả mấy em quần trắng áo đỏ phất phới. Hoan giương súng đòi bắn, tôi chỉ xuống anh em thương binh tử sĩ ở phía dưới. Hiểu ý, Hoan kéo khóa an toàn khẩu súng, rồi im lặng nhìn sang phía địch.
          Nó cũng căng như mình, đang thu dọn chiến trường. Rời vị trí quan sát, tôi đi một vòng kiểm tra khu vực, mặt đối diện với mỏm 3, cây cối gãy đổ trống hoác. Rừng cây măng đắng bị đạn như bị ai cầm dao chặt gãy gục ngang đầu gối. Không gian bang bạc sương giăng. Mưa lép bép, lành lạnh…
          9 giờ sáng, thiếu úy Phan Văn Long C phó C 16 súng 12,7 ly tìm đến. Mắt Long đỏ hoe, bơ phờ mệt mỏi, báo với tôi tình hình đơn vị của Long: hy sinh 2 đồng chí, bị thương 3 đồng chí. Pháo hỏng 1. Đã cho bộ đội rút quân. Đề nghị tiểu đoàn giúp chuyển tử sĩ và pháo hỏng. Tôi bảo Long, tối nay tôi sẽ cho người đi cùng. Long chào tôi rồi lẫm lũi đi về trận địa.
          Tôi tụt xuống đến hầm của Bính. Lúc này, Bính đang ngồi cạnh võng của Đa B trưởng C10 bị thương ở bụng, được băng bó nhưng ruột cứ trào ra. Đa quằn quại, thở rất mệt nhọc. Tôi cho dùng bát ăn cơm đậy và tiếp tục băng lại. Quá trưa thì Đa tắt thở. Ở hầm thông tin, có chiến sĩ bị thương phần bụng dưới ngày càng phình to lên, đau đớn quằn quại, cứ xin được chết. Tôi nói với Bảo y tá:"Có thể chọc xi-lanh vào mà hút nước tiểu ra". Bảo lắc đầu quầy quậy: "Chưa được học".

Trung Quốc phổ biến ‘địa ngục’ lao động cưỡng bức, giúp hàng hóa ‘Made in China’ đánh bại mọi đối thủ

09:31, 27/03/2018

cưỡng bức lao động
Cưỡng bức lao động vẫn phổ biến tại Trung Quốc

Tóm tắt bài viết

  • Được mệnh danh là 'công xưởng của thế giới', nhiều ngành sản xuất của Trung Quốc phụ thuộc vào lao động giá rẻ, lao động cưỡng bức để kiếm lợi.
  • Vấn đề lao động cưỡng bức ở Trung Quốc không được truyền thông cả trong nước lẫn nước ngoài chú tâm đúng mức, vì những hạn chế trong khảo sát, nghiên cứu và công bố thông tin.
  • Dù lao động cưỡng bức là phi pháp, nhưng tệ nạn này đang diễn ra công khai trong các doanh nghiệp ở Trung Quốc. Không chỉ vậy, nhà nước Trung Quốc vẫn duy trì nhiều trại lao động cưỡng bức đối với các tù nhân lương tâm.
  • Lao động cưỡng bức giúp hàng hóa Trung Quốc được sản xuất với giá rẻ không tưởng, có thể đánh bại mọi đối thủ ở mọi thị trường.
Lao động cưỡng bức ở Trung Quốc ít được chú ý, bất kể thập kỷ được biết đến như ‘công xưởng’ của thế giới, theo The Diplomat.
Ở Trung Quốc, lao động cưỡng bức là chủ đề nhạy cảm. Nhiều năm đã trôi qua dù những trường hợp lao động cưỡng bức nghiêm trọng có thể được nhìn thấy rõ trong ánh sáng ban ngày.

Tổng thống Trump kiên quyết đưa Trung Quốc vào ‘khuôn phép’

13:53, 23/12/2018

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Trang mạng “Creators’ gần đây cho đăng bài viết của nhà bình luận chính trị Armstrong Williams, sáng lập viên của công ty Howard Stirk Holdings và cổ đông thiểu số lớn nhất của các đài truyền hình tại Mỹ, trong đó cho rằng Tổng thống Trump là người rất bền bỉ, quyết tâm đưa Trung Quốc vào ‘khuôn phép’.
Theo ông Williams, trong gần 30 năm, Trung Quốc đã cố gắng trở thành nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới thông qua một loạt các chiến thuật kinh tế ‘láu cá’ và đầy tính chiến lược, như thao túng tiền tệ và thương mại, Trung Quốc đã làm giàu cho chính mình bằng tổn hại lợi ích của các quốc gia khác, nhất là Mỹ.

Vì sao Trụ Vương vô đạo lại được phong Thần?

Phong Thần Diễn Nghĩa là một cuốn huyền sử xoay quanh việc suy vong của nhà Thương và sự nổi lên của nhà Chu, cùng với đó là vô số thần thoại, truyền thuyết xưa, bao gồm cả thần tiên và yêu quái. Nó giống như một thiên sử thi của Đông phương, ngang tầm với Trường ca Iliad của Hy Lạp. Đọc Phong Thần Diễn Nghĩa, chúng ta không khỏi có một thắc mắc trước kết quả vô cùng khó hiểu, đó là nhân vật Trụ Vương vô đạo lại được lãnh nhận chức vụ trên bảng Phong Thần.
Thử giải Phong Thần - Kỳ I: Tại sao Trụ Vương vô đạo vẫn được phong Thần còn hồ ly Đát Kỷ lại bị chém chết?
Đát Kỷ và Trụ Vương
Trụ Vương tên thật là Tử Thụ, là vị vua cuối cùng của đời nhà Thương. Nói đến Trụ Vương, người ta không thể không nhắc tới những tội ác tày trời của vị vua này: Nhục Lâm – Tửu Trì – Lộc Đài – Sái bồn – Bào lạc.
  • Nhục Lâm – Tửu Trì – Lộc Đài là nói đến sự xa hoa vô độ của Trụ Vương. Ông ta cho xây dựng một khu rừng với các xiên thịt thú rừng treo đầy trên cây, gọi là Nhục Lâm; một chiếc hồ đổ đầy rượu, gọi là Tửu Trì; một tòa tháp cao có thể nhìn ngắm đất nước, gọi là Lộc Đài. Để những công trình này hoàn tất đã tốn không biết bao nhiêu xương máu của người dân.
  • Sái bồn – Bào lạc lại là nói đến sự tàn độc của vua Trụ. Sái bồn là một cái hào to chứa nhiều rắn độc, dùng để Trụ Vương và Đát Kỷ tiêu khiển, bằng cách lột hết y phục nạn nhân rồi xô vào để cho rắn cắn đến chết. Còn Bào lạc là một công cụ chuyên để hành hình quan quân, vốn là cái ống đồng nóng đỏ, dùng để dí nạn nhân vào cho da thịt cháy khét đến chết.

Chuyện ít biết về pho tượng nữ thần tự do tại Hà Nội

Cách đây hơn 125 năm, Việt Nam chúng ta cũng đã có một tượng Nữ Thần Tự Do. Vậy lịch sử tượng Tự do soi sáng Thế giới (thông thường được gọi là Nữ Thần Tự Do) từ khi xuất hiện cho đến khi biến mất tại Hà Nội, Việt Nam, là như thế nào?
Chuyện ít biết về pho tượng nữ thần tự do tại Hà Nội
Trái: Đảo Tự do, Mỹ; Giữa: Đảo Thiên Nga, sông Seine, Pháp; Phải: Vườn Hoa Cửa Nam, Việt Nam.
Trước hết cần có vài hàng nói về tượng Nữ Thần Tự Do tại cảng New York.
Tượng Nữ Thần Tự Do tại hải cảng New York trên đảo Liberty phía nam đảo Ellis là một món quà đặc biệt của Pháp tặng Hoa Kỳ và được chính thức khánh thành ngày 28 tháng 10, 1886, sau hơn hai năm thực hiện tượng cùng làm chân đài, để kỷ niệm lễ độc lập ngày 4 tháng 7 1884 của Hoa Kỳ. Người thực hiện là điêu khắc gia Frédéric Auguste Bartholdi. Tượng đúng ra mang tên “Tự do Soi Sáng Thế giới” với biểu hiệu tượng là một người phụ nữ mặc áo choàng rộng đại diện cho Nữ thần La mã mang tên Libertas, đầu đội vương miện có bẩy tia dài và nhọn tượng trưng cho nguồn sáng tỏa chiếu ra khắp 7 đại dương và 7 châu, tay phải dơ cao một bó đuốc, trong tay trái ôm một tấm bảng có ghi ngày độc lập Hoa Kỳ (4/7/1776). Tượng cao 46 m. Dưới chân tượng có sợi xích sắt chặt đứt đoạn hàm ý chống lại ách nô lệ. Tượng là một biểu tượng cho Tự do và cho Hợp Chủng Quốc: một dấu hiệu đón chào tất cả những người di dân từ khắp nơi đến đất hứa.

Con đường thoát Trung của Đài Loan

Bởi
 AdminTD
 -

LS Nguyễn Văn Thân
23-12-2018
Lịch sử Đài Loan bắt đầu từ hàng ngàn năm trước. Dấu tích văn hóa nông nghiệp được tìm thấy vào khoảng 3000 năm TCN khi tổ tiên của người thổ dân Đài Loan đặt chân đến hòn đảo này. Sau khi trở thành thuộc địa của Hòa Lan vào thế kỷ 17, Đài Loan tiếp tục đón nhận nhiều người di dân mới từ Quảng Đông và Phúc Kiến trong đó có một số đông là người Hẹ (Khách Gia).
Vào năm 1662, Trịnh Thành Công (Koxinga) một danh tướng nhà Minh tiếp tục kháng chiến chống Thanh phục Minh nhưng không thành nên phải cùng quân sĩ chạy sang Đài Loan lánh nạn. Quân của Trịnh đánh bại Hòa Lan và tiến hành xây dựng căn cứ kháng chiến tại đây. Nhưng tới năm 1683 thì bị quân Thanh đánh bại và Đài Loan trở thành một bộ phận của Thanh triều. Quyết định sáp nhập và ghi tên Đài Loan vào  bản đồ Trung Quốc của Khang Hy gây ra nhiều tranh cãi trong triều vì các triều đại trước đó chưa bao giờ nghĩ tới việc bành trướng lãnh thổ ngoài khỏi lục địa.

Bài học nào từ Trung Quốc?

Bởi
 AdminTD
 -

23-12-2018
Một cán bộ trong “Chính phủ tỉnh Quảng Tây” có lần nói với tôi trong một cuộc trao đổi nhân dịp tỉnh này tổ chức một cuộc hội chợ mang tên “Trung Quốc và các nước ASEAN”:
– Với vị trí địa lý thuận lợi và một dân tộc thông minh như các bạn, nếu mở cửa thì các bạn sẽ phát triển rất nhanh, thậm chí còn nhanh hơn chúng tôi, nếu đi theo mô hình TQ thì chúng tôi có một lời khuyên: “hãy học những cái hay và tránh xa những cái dở của chúng tôi”.
Ông ta nói thêm:
– Chúng tôi có những cái “hay” tầm cỡ thế giới nhưng cũng có những thứ xấu xa tầm cỡ thế giới.

Giáo dục đã xóa bỏ cái bản thể cá nhân

Bởi
 AdminTD
 -

23-12-2018
Nếu ngay từ đầu chúng ta đã có thể xác quyết rõ ràng với nhau một điều là, mỗi cá thể ngay từ khi sinh ra đã là một bản thể duy biệt, ít nhất là từ mặt hình thức bề ngoài cho đến cả các tính cách bên trong, thì chúng ta sẽ không còn phải vất vả để tìm các phương cách giáo dục để cố gắng làm cho những đứa trẻ trở nên đồng nhất một cách toàn bộ, hoặc để mô tả chính xác hơn thì đó là sự tương cận nhau về mặt tâm tính đến mức gần như không thể nhận ra sự khác biệt của chúng vào một tình cảnh nào đó.

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

NHỚ VỀ TRẬN THƯ HÙNG ĐẪM MÁU 12/7/1984 TẠI MẶT TRẬN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG ( Phần 1)

 
Cao điểm 685-( Lò Vôi thế kỷ)
         
         Lời dẫn: Trận 12/7/1984 là trận thư hùng, đẫm máu tại Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang…
          Sau 1975, đây là một chiến dịch quân sự lớn mang mật danh MB 84; theo nhiều nguồn tin quốc tế và nội bộ, phía Việt Nam huy động cùng lúc 6 trung đoàn của những sư đoàn danh tiếng trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đó là các sư đoàn F 356 ( tham chiến 2 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn vận tải), F 316 ( 1 trung đoàn) , F 313 ( 1 trung đoàn pháo binh) , F 312 ( 1 trung đoàn bộ binh)…
          Những sư đoàn này từng gắn bó với tên tuổi những vị tướng: F 312, Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn, từng tham gia đánh Điện Biên Phủ; F 316 gắn với tên tuổi của Tướng Chu Huy Mân, Vũ Lập, F 316 từng tham gia đánh Điện Biên Phủ; F 316 và F 356 ( tiền thân là F 316 B) tham gia đánh trận mở màn Buôn Ma Thuột…; F 313, đơn vị có mặt sớm và được coi là “ thổ công, thổ địa” của chiến trường Vị Xuyên…
          (Phổ biến chiến dịch MB 84, người đeo kính là Tướng Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng tham mưu trưởng; người ngồi quay lưng là Tướng Lê Duy Mật, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên - Ảnh do Tướng Lê Duy Mật cung cấp...)

           Tham gia chiến dịch MB 84 về phía Bộ Tổng tham mưu, tác giả của chiến dịch này có Phó Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Tướng Lê Ngọc Hiền, Tướng Vũ Lập, Tướng Hoàng Đan, Tướng Nguyễn Hữu An, Tướng Lê Duy Mật, ( được mệnh danh là Tướng Nam chinh bắc chiến),Tướng Nguyễn An…
          Mục tiêu chiến dịch MB 84 là tiến công, đẩy lùi quân Trung Quốc xâm lược, lấn sâu vào lãnh thổ nước tại các cao điểm 772, 685, 1030 ( Đông Sơn) và khu vực ngã ba Thanh Thủy, khu vực cao điểm 400 từ cuối tháng 4 đầu tháng 5/1984…
          Trong 1 ngày đêm giao tranh ác liệt, bộ đội Việt Nam đã không hoàn thành được nhiệm vụ: đẩy lùi quân Trung Quốc và chịu thiệt hại lớn; hơn 1000 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh…
          Nhân cuộc gặp sắp tới của đại diện Ban liên lạc các cựu chiến binh F 356 trong mọi miền của tổ quốc trong tuần tới tại Hà Nội, xin đưa ký sự của CCB Đặng Việt Châu, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 kể về các diễn biến của mũi tiến công mà Tiểu đoàn 3 được giao trọng trách…
          Trong trận 12/7/1985, Tiều đoàn 3 tổn thất trên 100 cán bộ chiến sĩ, trong đó có Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hữu Thanh, quê Hà Nội…
          Trung đoàn 876, Sư 356 tổn thất hơn 600 cán bộ chiến sĩ.
          Sau chiến dịch MB 84 kết thúc, Đặng Việt Châu là người đã “ cả gan” trả lời câu hỏi của Tướng Vũ Lập, Tư lệnh Quân khu 2 và Bộ chỉ huy mặt trận: "Trận này ta thua hay thắng"?; "Ta đã thua, bởi không chiếm được mục tiêu và hi sinh tổn thất quá lớn. Nhưng tinh thần dũng cảm chiến đấu dám đánh, quyết đánh, dám xả thân hi sinh vì sự vẹn toàn của biên giới tổ quốc của cán bộ chiến sĩ ta cần được ghi nhận".

          Theo tác giả của cuốn Dữ Kiện bí mật của chiến tranh Trung- Việt” (Secret Records of Sino-Vietnamese War) của ba tác giả Jin Hui, Zhang Hui Sheng và Zhang Wei Ming ( Trung Quốc) đã được chuyển ngữ qua tiếng Anh cho biết: Sở dĩ Việt Nam thất bại trong chiến dịch MB 84 là do một sĩ quan cao cấp đã tiết lộ toàn bộ kế hoạch của chiến dịch MB 84 cho Tình báo Hoa Nam…
              Hàng năm, các CCB Vị Xuyên vẫn lấy ngày 12/7 làm ngày " GIỖ TRẬN" để tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược.


THUNG LŨNG CỦA NHỮNG LINH HỒN VÀ NHỮNG ĐÊM KHÔNG NGỦ ( Phần 1)
Ký sự của Đặng Việt Châu về trận 12/7/1984
(Nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn 3, E 876, F 356 )
Kết quả hình ảnh cho CCB 876 Đặng Việt Châu

          Sau hơn một tuần trinh sát nắm địch, ngày 2/7, đồng chí Thanh D trưởng trở về báo cáo tình hình và quyết tâm chiến đấu của đơn vị với cấp trên. Lúc này đồng chí Cường, Chính trị viên nhận thức nhiệm vụ không thông suốt, cấp trên quyết định đình chỉ công tác. Đồng chí Tham Tiểu đoàn phó ốm điều trị tại bệnh viện sư đoàn. Chỉ huy Tiểu đoàn chỉ còn lại một mình đồng chí Thanh.Thời gian này, tôi cùng với đồng chí Kham E phó Tham mưu trưởng đi kiểm tra khu vực làng Lò - 468 - 4 Hầm thì được gọi về sở chỉ huy trung đoàn ở Km 2 Mã Tim, thị xã Hà Giang.

           Hôm ấy là ngay 7/7/1984, tôi chính thức nhận nhiệm vụ về làm Chính trị viên, Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn 3 cùng đồng chí Thanh tổ chức chiến đấu.

VIỆT NAM XÂY DỰNG “ NGOẠI GIAO CÂY TRE”?

Nhà văn Phạm Viết Đào

·       1 tháng 9 2016

(Rút từ trong tập bản thảo: "Bút lý-Tiểu luận-Điều tra: VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT TRUNG"
( Đã gửi tặng bạn thảo cho 10 bạn đăng ký qua email: Hoanghtham9@gmail.com)


          Phát biểu khai mạc tại Hội nghị ngành Ngoại giao Việt Nam lần thứ 29, tổ chức tại Hà Nội (từ 22-26/8/2016), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết: ”Xây dựng nên một trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' - mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người, … thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam…”
          Đúc kết về “trường phái ngoại giao” của Việt Nam, mà ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng ”mang đậm bản sắc cây tre”, thì chỉ đúng với tre ở vế đầu “mềm mại mà cứng cỏi”. Những đặc tính còn lại gán cho loài tre là chưa sát hợp và khiên cưỡng như “nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người" - những đặc điểm thuộc tính người - loài tre làm gì có đặc tính đó?!
          Dùng hình tượng cây tre để nói về sự bất khuất của người Việt là ý kiến từng được Tổng thống Mỹ Obama khi phát biểu trước 2000 thanh niên Việt Nam ở Mỹ Đình ngày 24/5/2016.
          Nhưng khi nói đến “trường phái ngoại giao cây tre” thì không biết ông Trọng có tìm hiểu cho đến ngọn ngành về bản chất, bản thể cũng như đặc tính sinh thái của cây tre?

          Đặc điểm của tre

          Tre là loại vật liệu được thông dụng trong kết cấu đồ dùng gia đình, vật liệu xây dựng nhà cửa của người Việt Nam bao đời nay khi sắt thép, xi măng, vật liệu nhựa… chưa phổ biến, như các loại thúng mủng, dần sàng, cán cuốc, cán thuổng, đòn gánh, chõng tre, đũa tre, tăm tre; tre được sử dụng trong kiến thiết nhà cửa, phên vách, chuồng trại, cầu đường…

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

Vật thể lạ phát n.ổ, 3 ngư dân t.ử v.o.ng ở Hoàng Sa

VdaiLy Poster | 

Trong lúc hành nghề khai thác hải sản ở Hoàng Sa, 3 thuyền viên đi trên tàu cá QNg 96399 do ông Nguyễn Chín (xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, đã vớt một vật thể lạ và bị ph.át n.ổ khiến 3 ngư dân t.ử vo.n.g.
Trưa 22-5, t.hi th.ể 3 ngư dân Nguyễn Thắng (53 tuổi), Nguyễn Tấn (40 tuổi) và Dương Ngọc Quang (40 tuổi, cùng ở xã An Hải, huyện Lý Sơn) t.ử v.o.ng ở vùng biển Hoàng Sa về đảo Lý Sơn.
Theo tường trình của thuyền trưởng Nguyễn Chín với cơ quan chức năng: Khoảng 9h sáng 20-5 khi đang hành nghề lặn trên biển, 3 thuyền viên đi trên tàu QNg 96399 sử dụng thuyền thúng bơi, lặn tìm kiếm hải sâm.