Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

MỸ RÚT KHỎI SYRIA: TÍN HIỆU TRUMP NHƯỜNG NHỊN, MUỐN BẮT TAY VỚI NGA TRỪ KHỬ TRUNG QUỐC; TRUMP ĐƯA " CHÂN GIÒ"...PUTIN THÒ CHAI VODKA: RÚT LÍNH TÊN LỬA KHỎI SYRIA


Mỹ-Syria: 'Đang yên đang lành', cớ sao ông Trump bỗng dưng muốn thoát khỏi chảo, rơi vào lửa?
Hồng Anh | 



Mỹ-Syria: 'Đang yên đang lành', cớ sao ông Trump bỗng dưng muốn thoát khỏi chảo, rơi vào lửa?
Ảnh: Zero Hedge.

Không ai có thể biết được là ai hay điều gì đã thôi thúc Tổng thống Donald Trump đưa ra quyết định rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi Syria vào thời điểm hiện tại...

* Bài viết thể hiện quan điểm của ông Dov S. Zakheim, cố vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đồng thời là Phó Chủ tịch hội đồng quản trị của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại.
Ông Zakheim từng nắm giữ các vị trí cấp cao tại Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 1985-1987 và 2001-2004.
---
Ông Trump tuyên bố rút quân khỏi Syria: Người cười...
Quả thực, dòng tweet tuyên bố Mỹ giành thắng lợi trong cuộc chiến chống khủng bố IS được đưa ra không lâu sau khi các quan chức cấp cao trong chính quyền ông, trong đó bao gồm nhà ngoại giao kì cựu Brett McGurk - người từng là đặc phái viên của Mỹ tại Liên minh Chống ISIL Toàn cầu kể từ năm 2015 - đặc biệt nhấn mạnh rằng Mỹ không thể rời khỏi Syria khi hàng ngàn phần tử khủng bố IS vẫn đang tiếp tục đang hoành hành ở đó.

Siêu dự án tâm linh 15.000 tỉ đồng: Một thứ ‘BOT cổng chùa’?

24/12/2018 12:53
[post_view]
Nếu đâu đâu cũng siêu dự án ‘du lịch tâm linh’ thì ngoài chuyện ‘dựa vào di sản để móc túi dân’, một nguồn lực lớn cũng sẽ ‘chảy máu’ vào những thứ tốn kém rất nhiều tiền bạc mà không hề tạo ra của cải vật chất.
Đại gia Xuân Trường (Đồ họa LĐO)
Xin bắt đầu bằng một con số thông qua hình thức đầu tư (đối tác công tư) PPP được nêu tại “Đối thoại cấp kỹ thuật lần thứ nhất trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác phát triển về PPP”: 1.293.674 tỉ đồng.
Gần 1,3 triệu tỉ đồng huy động xã hội hóa kể từ 2016. Và sản phẩm là các dự án hạ tầng “góp phần tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”.

LÊ THANH HẢI CẦU CỨU ĐỀN MẪU

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Khanh Tiến
55 phút· 

Lê Phương Dung : Việc giải tỏa đền bù dự án Thủ Thiêm diễn ra trong thời gian ông Lê Thanh Hải đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM (2001-2006) và 2 nhiệm kỳ liên tiếp ông giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM (2006-2015). Sai phạm thì đã có kết luận rõ ràng của UBKTTW rồi.
Liệu ông Hải có thoát được Lò hay không mà ông “tín tâm” lặn lội từ thành phố Hồ Chí Minh về tận Đền Mẫu Hưng Yên để cầu cứu Mẫu ngày 22/12 vừa qua như này. (Hình ảnh độc quyền của LPD). Hiha,

(FB Lê Phương Dung)

Báo Mỹ: Người Việt Nam có nhiều điều người Mỹ rất ngưỡng mộ

28

Người Việt có nhiều điều ngưỡng mộ. Hôm 19/10, tờ Caller Times (Mỹ) đăng tải bài viết của cô Mary Lee Grant, một người đã từng nhiều năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam cho rằng, người Mỹ có thể học hỏi nhiều điều trong cuộc sống của người Việt.
Dưới đây là lược dịch bài viết của cô Mary Lee Grant trên tờ Caller Times:
Tại một quán cà Pʜê trên vỉa hè nhìn ra những con phố nhỏ của Hà Nội, bạn tôi và tôi cùng ăn bún chả – món ăn gồm có bún và thịt nướng nổi tiếng của thành phố nằm ở miền Bắc Việt Nam này. Chúng tôi vừa ăn vừa chia sẻ với nhau về những giấc mơ, những kế hoạch. Trong khi đó, ngoài con đường đang chật ních vào giờ cao điểm, những chiếc xe ма́y chen chúc nhau để về nhà khi hoàng hôn đang buông dần xuống thành phố 1000 năm tuổi này.
Khi còn dạy ở Đại học Mỏ địa chất Hà Nội, tôi đã kết bạn với nhiều giáo sư và học sinh, cộng với bối cảnh đáng yêu của Hà Nội. Tôi cảm giác như mình đang sống trong câu chuyện ма̀ bố mẹ tôi đã từng kể về thời họ còn trẻ ở Oklahoma. Khoảng thời gian của Thế hệ vĩ đại có rất nhiều giá trị ма̀ chúng tôi ngưỡng mộ, với những con người đã sống sót qua cuộc đại suy thoái và Thế chiến II, giờ lại đang hiển hiện ở Việt Nam.
Báo Mỹ: Người Việt có nhiều điều người Mỹ rất ngưỡng mộ - Ảnh 1.
Một quán cà Pʜê ở Việt Nam. Ảnh: Internet

KINH HOÀNG:Ðường hầm tuyến metro số 1 TPHCM bị 'rút ruột'?

Ðường hầm tuyến metro số 1 TPHCM bị 'rút ruột'?

TP - Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã điều chỉnh thiết kế đường hầm tuyến đường sắt đô thị (metro) số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) mà chưa thông qua cơ quan có thẩm quyền, trong đó đáng lưu ý là việc thay đổi độ dày tường vây, có nguy cơ gây mất ổn định các công trình lân cận.
Thi công tường vây và đường hầm tuyến Metro số 1
Thi công tường vây và đường hầm tuyến Metro số 1
Dày 2m giảm còn 1,5 m
Chiều 24/12, nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết Thanh tra TPHCM vừa tiến hành thanh tra và có kết luận về thực hiện gói thầu CP1a (đoạn hầm ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố) thuộc dự án tuyến metro số 1. Kết luận Thanh tra đã chỉ ra trong quá trình thực hiện gói thầu CP1a, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (ĐSĐT) đã có những sai sót và vi phạm rất nghiêm trọng, như chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế kỹ thuật mà chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế.
“Thành phố đã yêu cầu Sở GTVT có ý kiến. Ban Quản lý ĐSĐT đã chỉ đạo nhà thầu thay đổi thiết kế mà chưa có sự đồng ý của UBND TPHCM. Tường vây đường hầm thi công mỏng hơn so với thiết kế được duyệt. Lãnh đạo Ban Quản lý ĐSĐT báo cáo với UBND TP việc thay đổi thiết kế làm lợi cho thành phố nhưng thực tế là không lợi vì chỉnh sửa lại tốn kém nhiều hơn. Thiết kế do tư vấn nước ngoài lập, các bộ ngành có ý kiến. Ban tự điều chỉnh vì cứ nghĩ thẩm quyền là của chủ đầu tư, mãi sau này UBND TPHCM mới biết”, nguồn tin cho hay.
Trao đổi qua điện thoại, ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng ban Quản lý ĐSĐT xác nhận Thanh tra TPHCM đã có kết luận thanh tra về gói thầu CP1a và mới đây Chủ tịch UBND TPHCM cũng đã kết luận. Ngày 20/12, Kiểm toán Nhà nước đã có kết luận chính thức về vụ việc này. Tuy nhiên, ông Quang không trả lời về những vi phạm trong quá trình thực hiện gói thầu quan trọng này.  
Tối cùng ngày, trả lời Tiền Phong, Phó giám đốc Sở GTVT Nguyễn Văn Tám xác nhận đường hầm metro số 1 từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố đã có sự thay đổi về thiết kế.
Cụ thể: Độ dày tường vây từ 2 m bị giảm xuống còn 1,5 m. Thay đổi này Thanh tra TPHCM đã kết luận và Sở GTVT đã có văn bản báo cáo UBND TPHCM. Ban Quản lý ĐSĐT đã làm không đúng trình tự thủ tục theo quy định.
Gói thầu số 1a do nhà thầu Liên danh Sumitomo Mitsui - Cienco4 thực hiện được khởi công vào ngày 17/11/2016, dự kiến thi công trong thời gian 48 tháng (hoàn thành cuối 2020).
Mất đoàn kết nội bộ?
Nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết ông Hoàng Như Cương, Phó Ban Quản lý ĐSĐT đã làm đơn xin nghỉ việc ba lần vì “không hạp” với trưởng ban. Cuối tháng 11, trước khi ông Cương đi Mỹ,Trưởng ban Quản lý ĐSĐT Lê Nguyễn Minh Quang đã có văn bản yêu cầu ông Cương báo cáo lại toàn bộ công việc mà ông Cương được giao.
 “Ông Cương có việc gia đình rất khó khăn ở bên Mỹ và xin nghỉ phép ra nước ngoài để giải quyết nhưng ông Quang không đồng ý, báo cáo cấp trên và UBND TPHCM không cho đi. Việc này không sai vì ông Cương là cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý, đi nước ngoài phải được UBND TPHCM cho phép. Do không đồng thuận nên có nói qua nói lại. UBND TPHCM không đồng ý nhưng ông Cương vẫn đi vì đã hai lần có đơn xin nghỉ. Riêng lần thứ ba là đơn phương xin nghỉ, nếu cấp trên không cho thì ông Cương cũng nghỉ. Nói chung sự việc này có rất nhiều nội tình bên trong”, nguồn tin cho hay.
Nguồn tin này nói ông Cương có học vị thạc sỹ và nhiều kinh nghiệm về quản lý dự án, am hiểu thực tiễn. Trong khi đó, cách quản lý dự án của Ban Quản lý ĐSĐT vừa qua cứng nhắc, gây bức xúc cho cả nhà tài trợ, nhà thầu, giữa các bộ ngành và cả các sở ban ngành với Ban Quản lý ĐSĐT.
Vừa qua, Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy TPHCM, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan bày tỏ quan ngại về tiến độ triển khai, cấp vốn cho dự án tuyến metro số 1. Trong thư, Đại sứ Kunio cho biết hiện số tiền chậm thanh toán cho nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn tại dự án đã lên đến hơn 100 triệu USD (tính đến ngày 16/11). Và, áp lực lên các nhà thầu cũng đã đến mức giới hạn, nếu đến cuối tháng 12 mà các vấn đề này không được giải quyết, dự án sẽ buộc phải ngừng thi công.

Ðội vốn hơn 200%
Theo báo cáo về vay vốn ODA của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư (KH&ÐT), dự án đường sắt đô thị TPHCM, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã bị đội vốn từ 17.388 tỷ đồng khi phê duyệt lần đầu vào năm 2007 lên hơn 47.000 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chỉnh vốn đầu tư là do tăng khối lượng xây dựng. Ngoài ra, Việt Nam chưa có các quy chuẩn, định mức, đơn giá áp dụng cho đường sắt đô thị nên việc xác định tổng mức đầu tư chủ yếu dựa trên suất đầu tư của các công trình tương tự đã và đang xây dựng tại châu Á nên không đạt được độ chính xác tin cậy dẫn tới phải điều chỉnh. Dự án được triển khai bằng nguồn vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), chiếm 88,4% tổng mức đầu tư với hơn 209,1 triệu yên, tương đương 41.833,6 tỷ đồng. Ðến nay, đại diện Chính phủ Việt Nam là Bộ Tài chính đã ký kết với nhà tài trợ 3 hiệp định vay với tổng số vốn đã ký kết là 155.364 triệu yên, tương đương 31.208 tỷ đồng.
Thi công tường vây và đường hầm tuyến Metro số 1

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Ảnh vệ tinh tiết lộ Trung Quốc lắp đặt ‘vũ khí mới’ trên Biển Đông

14:44, 24/12/2018

Biển Đông
Báo Australia ví công trình mới mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa thuộc Biển Đông là "vũ khí mới" của Bắc Kinh (Ảnh: CSIS/AMTI)
“Khi chúng ta quay lưng lại, Trung Quốc đã lặng lẽ lắp đặt một mạng lưới thiết bị mới tinh vi ở Biển Đông”, trang tin News.com.au của Australia bình luận trong bài viết ngày 24/12.
Trung Quốc đã thiết lập một nền tảng mới tại quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, với các bức ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang tiếp tục theo đuổi quyền lực trong khu vực tranh chấp, theo News.com.au. Tờ báo của Australia đặt tựa đề “Ảnh vệ tinh tiết lộ vũ khí mới của Trung Quốc được lắp đặt Biển Đông” cho bài báo ngày 24/12.
Báo News.com.au đưa tin về “vũ khí mới” của Trung Quốc trên Biển Đông (Ảnh chụp màn hình)

Kiến nghị không xử lý trách nhiệm 4 Bộ để vượt dự toán nhà ga T2 Nội Bài

Bộ GTVT vừa kiến nghị Thủ tướng không xử lý về kinh tế và trách nhiệm của 4 bộ liên quan trong việc hai gói thầu 10A, 10B dự án nhà ga T2 Nội Bài vượt dự toán 1.450 tỷ đồng.
cang hang khong quoc te noi bai
Kiến nghị không xử lý trách nhiệm 4 Bộ để vượt dự toán nhà ga T2 Nội Bài. (Ảnh: Khánh Minh)
Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý sau thanh tra tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về nội dung phê duyệt giá gói thầu 10A, 10B thuộc dự án xây dựng nhà ga hành khách T2, cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Theo Bộ GTVT, việc phê duyệt này đảm bảo phù hợp với trình tự, thủ tục theo quy định, hướng dẫn của nhà tài trợ JICA, tuân thủ quy định của pháp luật trong nước về việc quản lý, thực hiện các dự án sử dụng ODA.

Khoản nợ ”siêu khủng” của Tập đoàn dầu khí Việt Nam

 

Tính đến hết năm 2017, nợ phải trả của Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là 90.720 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ so với thời điểm đầu năm.
Báo cáo tài chính Công ty Mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) năm 2017 được kiểm toán bởi Deloitte Việt Nam cho thấy khoản nợ phải trả rất lớn của doanh nghiệp này.
Theo đó, tính đến hết năm 2017, PVN đang gánh khoản nợ phải trả 90.720 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn là 29.877 tỷ đồng và nợ dài hạn là 60.840 tỷ đồng. Trong khi đó, Báo cáo tài chính hợp nhất của PVN cho thấy cả tập đoàn này và các công ty con đang gánh khoản nợ 342.620 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 4.500 tỷ so với thời điểm cuối năm 2016.
Báo cáo tài chính riêng của PVN cũng cho biết, tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của tập đoàn ở mức 448.725 tỷ đồng, tăng hơn 9.000 tỷ so với mức 439.170 tỷ ở điểm cuối năm 2016. Trong đó, tài sản dài hạn là 301.800 tỷ đồng và tài sản ngắn hạn là 146.920 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, trong năm 2017, PVN đạt hơn 16.525 tỷ đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng hơn 2.000 tỷ đồng so với mức 14.447 tỷ đồng năm 2016. Đáng nói, sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng của PVN còn 3.175 tỷ đồng, giảm hơn 150 tỷ đồng so với năm 2016.

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG BẮT ĐẦU ĐỤNG TỚI CÁC " CÔNG THẦN"

"Đừng cậy mình là công thần, phê phán hết cái nọ cái kia"

Thứ Bảy, 24/11/2018 22:57
 | 
(CAO) Trong buổi tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm (Hà Nội) vào ngày 24/11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn an ninh chính trị đất nước mới phát triển được, đây là vấn đề vô cùng hệ trọng, là vấn đề chiến lược.
Trong bối cảnh tình hình mới, gần đây Trung ương Đảng đặc biệt chú trọng phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, ngăn ngừa các những biểu hiện suy thoái, biến chất trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Vừa rồi, trường hợp ông Chu Hảo bị xử lý kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, không phải là do tham nhũng, mà quá trình “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong mỗi con người đã biến mình thành con người khác lúc nào không biết, lái hướng chúng ta đi, vô cùng phức tạp.
Bây giờ có tình trạng, về cơ bản là tốt, nhưng không phải không có người cậy mình có ít chút công lao (như ngày xưa Bác Hồ đã nói), sinh ra kiêu ngạo, muốn nói thì nói, muốn phán gì thì phán, nói trái điều lệ, trái cương lĩnh, trái Hiến pháp, đi tuyên truyền này khác, thế có còn là đảng viên không? chưa kể là cán bộ…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với các cử tri

TƯỚNG NGUYỄN VĂN ĐƯỢC, NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG-SƯ TRƯỞNG 356: TRẬN 12/7/1984 THUA VÌ KHÔNG HIỂU ĐÚNG ĐỊCH…

 

 Cao điểm 685 ( Lò vôi thế ký) , bên trái là 772 -"đồi xay thịt" nơi diễn ra trận đánh ngày 12/7/1984..

Lời dẫn:

          Thượng tướng Nguyễn Văn Được nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Ông tiếp nhận cương vị Quyền Sư đoàn trưởng Sư 356 từ tháng 2/1985, sau khi mà đơn vị này vừa chịu tổn thất lớn trong trận 12/7/1984: hy sinh 600 cán bộ và chiến sĩ…
          Trong trận 12/7/1984 Sư đoàn 356 được Bộ Tư lệnh Quân khu 2 mệnh danh là “lá chắn thép” mặt trận Vị Xuyên đã tung 3 trung đoàn vào chiến dịch mang Mật danh MB 84; E 876 đánh cao điểm 772; E 149 đánh cao điểm 685 và E 153 làm nhiệm vụ vận tải…
          Trong trận 12/7/1984, ngoài E 876 đánh 772, E 149 đánh cao điểm 685 còn có các F316 đánh 233, F312 đánh 1030…
          Một điều làm cho bạn đọc băn khoăn: hồi ký của một vị Thượng tướng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Nguyên Sư đoàn trưởng sư đoàn 356 trực tiếp đánh trả quân Trung Quốc tại Mặt trận Vị Xuyên Hà Giang, một trận đánh liên quan tới xương máu của hàng ngàn chiến sĩ, đáng lý ra nên công bố trên tờ Quân đội nhân dân hay một tờ báo chính thống?
          Thế nhưng tình cờ lại thấy nó xuất hiện trên Quân Sử Việt Nam, một trang dành cho các cựu chiến binh? Để vào trang này, nếu ai không quen và không có thời gian khó lòng kiên nhẫn tiếp nhận đọc các có hệ thống thông tin, mặc dù có nhiều thông tin quý, quan trọng…
          Hồi ức của Tướng Nguyễn Văn Được muốn rút ra một vài bài học kinh nghiệm về chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược…
Kết quả hình ảnh cho Thượng tướng Nguyễn Xuân Được
          Trận 12/7/1984 Sư 356 đánh quân TQ tại cao điểm 685 và 772 Thanh Thủy Hà Giang bị tổn thất nặng?

…Thời điểm chúng tôi gần kết thúc khóa học thì tình hình biên giới phía bắc diễn biến hết sức phức tạp. Từ đầu hè năm 1984, xung đột nổ ra ở một số khu vực. Nóng nhất là địa bàn Thanh Thủy, Vị Xuyên tỉnh Hà Tuyên ( Nay thuộc Hà Giang). Mặc dù dồn hết tâm lực cho các nội dung cuối khóa, nhưng qua các kênh thông tin khác nhau, chúng tôi biết cả nước đang hướng về Thanh Thủy – Vị Xuyên.
          Nhiều đơn vị tăng cường quân cho Quân khu 2, cho sư đoàn 313, sư đoàn 314. Một số trung đoàn chủ lực của Bộ trong đó có sư đoàn 312 cũng lên thay phiên chiến đấu cho các đơn vị của Quân khu 2 trên đó.

NHỚ VỀ TRẬN THƯ HÙNG ĐẪM MÁU 12/7/1984 TẠI MẶT TRẬN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG ( Phần 2)


THUNG LŨNG CỦA NHỮNG LINH HỒN VÀ NHỮNG ĐÊM KHÔNG NGỦ ( Phần 2)
Ký sự của Đặng Việt Châu về trận 12/7/1984
(Nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn 3, E 876, F 356 )
Kết quả hình ảnh cho CCB 876 Đặng Việt Châu


          Khoảng 8 h sáng, Hoan từ trên đỉnh hang tụt xuống giật mạnh chân tôi làm tôi mở mắt. Thằng Hoan vận tải miệng lắp bắp:" Địch bên D3 đông lắm".Tôi bật dậy xách súng theo Hoan trèo lên vị trí quan sát. Trên mỏm 3 thấy lố nhố quân địch.Bên ấy địch cũng đang thu dọn chiến trường, có cả mấy em quần trắng áo đỏ phất phới. Hoan giương súng đòi bắn, tôi chỉ xuống anh em thương binh tử sĩ ở phía dưới. Hiểu ý, Hoan kéo khóa an toàn khẩu súng, rồi im lặng nhìn sang phía địch.
          Nó cũng căng như mình, đang thu dọn chiến trường. Rời vị trí quan sát, tôi đi một vòng kiểm tra khu vực, mặt đối diện với mỏm 3, cây cối gãy đổ trống hoác. Rừng cây măng đắng bị đạn như bị ai cầm dao chặt gãy gục ngang đầu gối. Không gian bang bạc sương giăng. Mưa lép bép, lành lạnh…
          9 giờ sáng, thiếu úy Phan Văn Long C phó C 16 súng 12,7 ly tìm đến. Mắt Long đỏ hoe, bơ phờ mệt mỏi, báo với tôi tình hình đơn vị của Long: hy sinh 2 đồng chí, bị thương 3 đồng chí. Pháo hỏng 1. Đã cho bộ đội rút quân. Đề nghị tiểu đoàn giúp chuyển tử sĩ và pháo hỏng. Tôi bảo Long, tối nay tôi sẽ cho người đi cùng. Long chào tôi rồi lẫm lũi đi về trận địa.
          Tôi tụt xuống đến hầm của Bính. Lúc này, Bính đang ngồi cạnh võng của Đa B trưởng C10 bị thương ở bụng, được băng bó nhưng ruột cứ trào ra. Đa quằn quại, thở rất mệt nhọc. Tôi cho dùng bát ăn cơm đậy và tiếp tục băng lại. Quá trưa thì Đa tắt thở. Ở hầm thông tin, có chiến sĩ bị thương phần bụng dưới ngày càng phình to lên, đau đớn quằn quại, cứ xin được chết. Tôi nói với Bảo y tá:"Có thể chọc xi-lanh vào mà hút nước tiểu ra". Bảo lắc đầu quầy quậy: "Chưa được học".

Trung Quốc phổ biến ‘địa ngục’ lao động cưỡng bức, giúp hàng hóa ‘Made in China’ đánh bại mọi đối thủ

09:31, 27/03/2018

cưỡng bức lao động
Cưỡng bức lao động vẫn phổ biến tại Trung Quốc

Tóm tắt bài viết

  • Được mệnh danh là 'công xưởng của thế giới', nhiều ngành sản xuất của Trung Quốc phụ thuộc vào lao động giá rẻ, lao động cưỡng bức để kiếm lợi.
  • Vấn đề lao động cưỡng bức ở Trung Quốc không được truyền thông cả trong nước lẫn nước ngoài chú tâm đúng mức, vì những hạn chế trong khảo sát, nghiên cứu và công bố thông tin.
  • Dù lao động cưỡng bức là phi pháp, nhưng tệ nạn này đang diễn ra công khai trong các doanh nghiệp ở Trung Quốc. Không chỉ vậy, nhà nước Trung Quốc vẫn duy trì nhiều trại lao động cưỡng bức đối với các tù nhân lương tâm.
  • Lao động cưỡng bức giúp hàng hóa Trung Quốc được sản xuất với giá rẻ không tưởng, có thể đánh bại mọi đối thủ ở mọi thị trường.
Lao động cưỡng bức ở Trung Quốc ít được chú ý, bất kể thập kỷ được biết đến như ‘công xưởng’ của thế giới, theo The Diplomat.
Ở Trung Quốc, lao động cưỡng bức là chủ đề nhạy cảm. Nhiều năm đã trôi qua dù những trường hợp lao động cưỡng bức nghiêm trọng có thể được nhìn thấy rõ trong ánh sáng ban ngày.