Nhà thầu Trung Quốc là đối tác lớn của Việt Nam tham gia triển khai rất nhiều dự a’n hạ tầng lớn. Tuy nhiên, rất nhiều dự a’n trong tình trạng chậm tiến độ, đội vốn…
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đưa ra hồi năm 2014, trong tổng số 62 dự a’n xi măng của Việt Nam triển khai theo hình thức BOT, có tới 49 dự a’n do Trung Quốc làm tổng thầu.
Tương tự, có tới 16/27 dự a’n BOT nhiệt điện do các công ty của Trung Quốc làm tổng thầu. Trong khi đó, hầu hết dự a’n đều chậm tiến độ từ vài tháng cho tới vài ba năm và chất lượng thiết bị không đồng đều.
Số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội cũng cho biết tính đến năm 2010, có đến 90% các dự a’n tổng thầu EPC của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm. Trong đó, chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim, đáng chú ý, có tới 30 dự a’n trọng điểm quốc gia, với giá trị hàng tỷ USD.
Đội vốn, chậm tiến độ và nhiều tai tiếng…
Dự a’n nhiều tai tiếng của nhà thầu Trung Quốc được nhắc tới nhiều nhất gần đây chính là tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Dự a’n này do Công ty Hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. dự a’n chính thức được khởi công từ tháng 10/2011 và dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2013. Tuy nhiên, đến nay, vượt gần 4 năm so với dự kiến, dự a’n vẫn đang nằm bất động chờ vốn.
dự a’n có tổng vốn đầu tư 552 triệu USD vào năm 2008, trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD và vốn đối ứng của Việt nam là 133 triệu USD. Tuy nhiên, do nhiều lần chậm tiến độ, đến năm 2016, dự a’n đã bị đội vốn lên 868 triệu USD, tăng 315 triệu USD.
Không chỉ bị đội vốn, tính đến đầu năm 2016, nhà thầu Trung Quốc cũng đang nợ các nhà thầu phụ của Việt Nam hơn 554 tỷ đồng, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến dự a’n bị chậm tiến độ.
Hàng loạt dự a’n hạ tầng giao thông lớn của Việt Nam cũng có bóng dáng của các nhà thầu Trung Quốc và sự xuất hiện của các nhà thầu này thường gắn với việc dự a’n bị chậm tiến độ và đội vốn.