Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Donald Trump làm tới, Trung Quốc sẽ mất thế và lực hung hãn trên Biển Đông

NGUYỄN QUANG DY

(GDVN) - Nếu chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang, Trung Quốc có thể khủng hoảng tài chính, không còn đủ tiền cho “Vành đai Con đường, quân sự hóa Biển Đông.
Khi xem xét và lý giải cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, hay là chiến tranh lạnh về kinh tế (như người ta nói), cần ghi nhớ mấy vấn đề cơ bản (như hệ quy chiếu).
Thứ nhất (về không gian), chiến tranh thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” đầy ẩn số và biến số, nên đặt nó vào một bối cảnh rộng lớn hơn để xem xét.
Thứ hai (về thời gian), xung đột về lợi ích thương mại thực chất là xung đột về cơ cấu và hệ thống nên rất nan giải, không thể thỏa thuận ngay trong vòng vài tháng.
Thứ ba (về tương tác), xung đột về lợi ích thương mại gắn liền với xung đột về lợi ích chiến lược tại Biển Đông, và gắn liền với tầm nhìn chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Thứ tư (về tư tưởng), tuy nước Mỹ đang bị phân hóa và chia rẽ sâu sắc về nhiều vấn đề, nhưng hiện nay cả nước Mỹ lại đồng thuận cao về mục tiêu chống Trung Quốc.  
Năm mới có gì mới?
Có người nói “năm mới lo lắng mới” (new year new fear). Đúng hơn là vừa mừng vừa lo, vì cơ hội và rủi ro luôn đan xen (như âm và dương). Người khôn thường biến nguy thành cơ, còn người dại thường biến cơ thành nguy (nếu ngộ nhận và nhầm lẫn). 
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc bất ngờ xuất hiện tại cuộc đàm phán Trung - Mỹ cấp thứ trưởng hôm 7/1, ảnh: SCMP.
Ngày 7/1/2019, đàm phán thương mại Mỹ-Trung (cấp thứ trưởng) bắt đầu tại Bắc Kinh. Đây là cuộc đàm phán chính thức đầu tiên năm 2019, theo thỏa thuận ngừng bắn 90 ngày. Đoàn Mỹ do Phó đại diện thương mại Jeffrey Gerrish dẫn đầu, chắc phản ánh quan điểm cứng rắn của Robert Lighthizer (đại diện thương mại, phụ trách đàm phán với Bắc Kinh).   

'Tôi thủ khoa 2 đại học, nhưng ra trường không biết gì’


 5 THANH NIÊN ONLINE
'Tôi là thủ khoa 2 trường đại học ở Việt Nam, nhưng ra trường, tôi không biết gì. Tôi đi học nước ngoài và chấp nhận học lại từ đầu', chị Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Retail & Franchise Asia, nói.
Chị Nguyễn Phi Vân trao đổi với sinh viên chiều 16.1
Chị Nguyễn Phi Vân trao đổi với sinh viên chiều 16.1

Trường học chỉ là một trong những kênh để học hỏi

Buổi trao đổi về chủ đề Công dân toàn cầu thế kỷ 21 vừa diễn ra tại Trường ĐH Hoa Sen, TP.HCM chiều 16.1 “nóng” với sự xuất hiện của chị Nguyễn Phi Vân, nữ Chủ tịch Retail & Franchise Asia.
Nói trước đông đảo các sinh viên, bà Nguyễn Phi Vân nhấn mạnh, các bạn trẻ cần chủ động học hỏi, bởi tương lai là không biên giới, không có giới hạn nào cho nghiên cứu, tìm tòi, những cơ hội sẽ đến với mình.

Tiếng kêu cứu của vườn quốc gia Tam Đảo

Bởi
 AdminTD
 -

16-1-2019
Một dự án xây dựng quy mô lớn đã được khởi công và tiến hành ngay giữa vùng lõi của vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), nguy cơ hàng ngàn cây gỗ rừng nguyên sinh bị chặt hạ, đất đá bị đào bới, nguồn nước tự nhiên bị cạn kiệt, thảm họa lũ bùn, lũ đá rình rập cuộc sống của hàng trăm hộ dân sống dưới chân núi.
Gần 2 năm trở lại đây hành trình chinh phục Rừng Ma – Ao Dứa xuyên màn đêm của những người thích khám phá cánh rừng nguyên sinh này trong bóng đêm, hay chinh phục ba đỉnh núi mệnh danh của Tam Đảo là Thiên Nhị, Thạch Bàn và Phù Nghĩa đã không còn đi được nữa. Cánh cửa rừng khai thác du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo đóng lại mà không một lời giải thích có lý nào của cán bộ kiểm lâm!
Vì tò mò, chúng tôi đã tìm đường mòn vào rừng từ dưới chân núi, sau hơn 6 giờ trên đường dốc và rậm rạp, chúng tôi cũng đến được chùa Địa Ngục lúc 16h chiều, xin ở lại qua đêm tại chùa, chúng tôi được người quản Chùa cho biết “Ở đây họ đang chuẩn bị xây dựng một dự án khách sạn nhà nghỉ to lắm”. Quả thực trên đường đi chúng tôi cũng thấy rất nhiều cột mốc, điểm tọa độ, dây chăng khắp nơi, hố chân cáp treo đã được đào lên.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Văn học đương đại Trung Quốc là “rác rưởi”?

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Tác giả:  Nguyễn Hải Hoành
Văn học đương đại Trung Quốc (VHĐĐTQ)[1] có lượng tác giả, tác phẩm và người đọc lớn nhất thế giới và đang phát triển nhanh, đồng thời tồn tại khá nhiều vấn đề. Hiện nay chính người TQ cũng chưa có một đánh giá tổng quan về nền văn học của họ. Vì vậy tìm hiểu VHĐĐTQ qua con mắt một nhà Hán học người nước ngoài có thể là điều bổ ích.
Cuối năm 2006, văn đàn TQ bỗng dậy sóng sau khi Báo Buổi sáng Trùng Khánh ngày 11/12 đăng bài Nhà Hán học người Đức nói VHĐĐTQ là rác rưởi. Nhà Hán học ấy tên là Wolfgang Kubin (trong hình).[2]
Ba ngày sau, Kubin thanh minh : Ông chỉ nói cái gọi là tác phẩm của các “nhà văn mỹ nữ” TQ(như Miên Miên, Hồng Ảnh, Vệ Tuệ) không phải là văn học, mà là rác rưởi, chứ không hề nói VHĐĐTQ là rác rưởi. Nhưng lời thanh minh đó bị nhấn chìm trong tiếng hò la VHĐĐTQ là rác rưởi trên báo đài và một biển trang mạng. Lâu nay người TQ đã xì xào nhiều về tình trạng VH nước này “lớn mà chưa mạnh” nhưng ít người dám phê phán, tranh luận; bây giờ có nhà Hán học nước ngoài công khai, dũng cảm bình phẩm VHĐĐTQ, họ lập tức bâu lấy và nhân thể nói lên ý kiến của mình.
Dù Kubin đã thanh minh nhưng nhiều người vẫn tin ông là tác giả “Thuyết rác rưởi” nói trên và ông dùng thuyết ấy để sỉ nhục giới nhà văn TQ. Vô số lời thóa mạ đổ lên đầu Kubin. Song mặt khác thuyết này lại trở thành thương hiệu, thành “pasport” giúp ông đi khắp TQ. Các trường đại học và báo đài đua nhau phỏng vấn hoặc mời ông nói về VHĐĐTQ. Năm 2009 Kubin được Trung tâm nghiên cứu VH hiện đại TQ thuộc ĐH Nam Kinh mời làm giáo sư kiêm chức. Năm 2011 lại được ĐH Ngoại ngữ Bắc Kinh mời làm giáo sư đặc thỉnh. Cuối năm 2015 trường này phát hành Tập 50 bài viết mừng thọ GS Kubin 70 tuổi, triển lãm ảnh về ông, và tổ chức Hội thảo khoa học Kubin với TQ, tại đây đại diện nhiều ĐH lớn ở Bắc Kinh đã trực tiếp đối thoại với Kubin.
Đại để Kubin đã nói gì về VHĐĐTQ?
– VHTQ trước năm 1949 có thể sánh với VH Pháp, Ý, Tây Ban Nha…, có một số nhà văn lớn và nhiều tác phẩm thượng hạng. Lỗ Tấn thật vĩ đại, có năng lực ngôn ngữ rất cao, giỏi mấy ngoại ngữ, có tư tưởng riêng và dám nói lên tiếng nói của mình. AQ đã trở thành một nhân vật quốc tế. Từ 1949, khi cộng sản nắm quyền thì TQ không còn nhà văn lớn, người như Lỗ Tấn hiện nay và sau này sẽ không có. VHTQ 1949-1979 chỉ sánh được với VH Đông Âu. Nhưng thi ca TQ sau 1979 đạt tầm cỡ thế giới; tiểu thuyết ngắn và vừa cũng rất khá, nhưng tiểu thuyết dài và kịch bản thì có vấn đề, tương tự ở Đức. Thập niên 1980 có một số tiểu thuyết rất hay, như của Trương Khiết (nữ). Tác phẩm của Vương Mông hồi thập niên 1950 rất khá. Sau 1992, VHTQ và thế giới dần dần đi vào con đường thị trường. Gần đây TQ có một số nhà thơ cỡ thế giới như Trác Vĩnh Minh (nữ) và các nhà thơ hải ngoại Bắc Đảo, Đa Đa, Dương Luyện…

VIỆT NAM ĐANG SÀ VÀO VÒNG TAY TRUNG QUỐC

Rút từ trong tập bản thảo: VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIÊT-TRUNG
Bìa bản thảo: "VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIÊT-TRUNG"
Đang gửi tặng bạn đọc xa gần:
- Bản thảo dày 400 trang A 4 gồm 80 chuyên luận về "THẾ SỰ VIỆT-TRUNG":
-Những bài điều tra-ký sự về những góc khuất của các trận đánh ác liệt chống quân Trung Quốc xâm lược tại chiến trường Vị Xuyên...

Liên hệ qua email: Hoanghtham9@gmail.com hoặc ĐT: 0382598746
Đại tá Phạm Phú Bằng, đứng 

Tham gia trao đổi:
       -Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên cán bộ Tổng Cục chính tri; Ông từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ; chiến trường Quảng Trị 1972 và tham gia hỏi cung tù binh Trung Quốc trong chiến tranh chống Trung Quốc lấn chiếm biên giới phía bắc. Đại tá Phạm Xuân Phương là người giới thiệu Tướng Lê Duy Mật, (nguyên Tham Mưu trưởng Quân khu 2, Quân khu 9, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Tuyên) vào đảng...
-Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Trưởng phòng tác chiến Quân chủng Phòng không; Ông từng công tác tại Cục 2, cơ quan tình báo quân đội; Ông nguyên là Tuỳ viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh năm 1981-1984.Ông qua đời tháng 10/2013…
 -Đại tá Phạm Phú Bằng, 70 tuổi quân, là con một đại thần triều Nguyễn. Ông từng tham gia làm báo tại chiến dịch Điện Biên Phủ, có mặt tại Sài Gòn tháng 4/1975, có mặt chứng kiến những ngày đầu khi Pol Pot đánh biên giới Tây Nam; Tham gia hỏi cung tù binh Trung Quốc…

          Nhà văn Phạm Viết Đào: (NVPVĐ) 

          -Việc xác định đối tác tác chiến chiến lược là việc như Tôn Tử nói: biết địch biết ta trăm trận, trăm thắng...Nếu chúng ta không xác định được địch là ai để có chiến lược phòng thủ thì chúng ta sẽ bị bất ngờ.
          Trong giai đoạn hiện nay, các ông là những cựu chiến binh, bằng kinh nghiệm trận mạc của mình, trước tình hình kinh tế xã hội và quan hệ quốc tế hiện tại, theo các ông: Quân đội Việt Nam nên xây dựng chiến lược phòng thủ đất nước như thế nào?  
Báo Pháp: Tướng Pháp 2 sao Bigeard gặp lại đối thủ Điện Biên năm xưa, Đại tá Phạm Xuân Phương trên đất Pháp...

          Đại tá Phạm Xuân Phương: (ĐTPXP)
         
          -Để hình thành nên một chiến lược phòng thủ quốc gia thì trước tiên chúng ta phải xác định: Đối tác tác chiến chiến lược của quân đội Việt Nam trong tương lai là ai? Về cái điểm này đáng tiếc là tôi rất không đủ thông tin nên khó nêu chủ kiến của mình…

Hơn 260 phụ nữ Nghệ An ‘vắng mặt lâu ngày’, nghi rơi vào đường dây buôn bào thai sang TQ


Một phụ nữ ở Nghệ An trở về từ Trung Quốc sau khi bán con. Ảnh: báo Nghệ An.Một phụ nữ ở Nghệ An trở về từ Trung Quốc sau khi bán con. Ảnh: báo Nghệ An.


Tình trạng buôn bán bào thai đang rộ lên ở Nghệ An gần đây trong lúc chính quyền lúng túng về cách đối phó với loại tội phạm mới này vì chưa có quy định cụ thể về pháp lý.

Bắc Kinh ‘khó chịu’ vì Hà Nội ủng hộ Mỹ tự do hải hành Biển Đông

Khu truc hạm Hoa Kỳ USS McCampbell trên đường thực hiện quyền "tự do hải hành" tại Biển Đông. (Hình : Nationalreview.com)
HỒNG KÔNG (NV) – Những năm qua, Hà Nội đu dây giữa Washington, DC và Bắc Kinh nhưng cơ hội mang lại từ chuyến “tự do hải hành” của khu truc hạm USS McCampbell là dịp không thể bị bỏ lỡ.
Báo South China Morning Post (SCMP) ở Hồng Kông viết như trên trong một bài nói về những diễn biến thời sự chính trị liên quan tới tranh chấp Biển Đông những ngày gần đây. Tờ SCMP không còn là một báo độc lập và khách quan như hai thập niên trở về trước mà hoàn toàn viết theo đường lối thông tin tuyên truyền kín đáo của Bắc Kinh qua cái vỏ ra vẻ khách quan bên ngoài.

TẤT THÀNH CANG BỊ BẮT VÌ HỨA LÈO

Chút kỷ niệm về anh Tất Thành Cang

15-1-2019
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên kể từ sau năm 1975 diễn ra vào cuối năm 2007 làm nhiều người bất ngờ, kể cả cán bộ hay công an.
Sáng cuối tuần hôm ấy nhiều bạn trẻ tập trung biểu tình trước cửa lãnh sự quán Trung Quốc, thời điểm đó nằm ở góc đường Nguyễn Thị Minh Khai – Phạm Ngọc Thạch (Q.1). Biểu tình rất sung, anh em rất vui.
Cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra bất ngờ, ngoài dự liệu của chính quyền nên chưa có màn trấn áp chuyên nghiệp như sau này. Anh Cang khi ấy là Phó Bí thư Thành đoàn, được phái ra trấn an thanh niên.

NẾU TRUNG QUỐC ĐÁNH CHÌM TÀU SÂN BAY MỸ; MỸ SẼ ĐÁNH TAN BẮC KINH; Trung Quốc triển khai “tên lửa sát hạm” sau khi Mỹ vào Biển Đông

Liệu Trung Quốc có đủ khả năng tấn công một tàu sân bay Mỹ?



Carrier
Một tàu sân bay Mỹ. (Ảnh qua Hotair)



Gần đây, một đô đốc Hải quân Trung Quốc về hưu cực kỳ bài Mỹ đã hô hào rằng Bắc Kinh có thể cần phải đánh chìm một vài tàu sân bay của Hoa Kỳ để Lầu Năm Góc biết “giữ trật tự”.
Vị đô đốc này từ lâu đã nổi tiếng với sự cường điệu diều hâu, vì vậy có vẻ như chính phủ Mỹ đã không quá coi trọng lời đe dọa của ông ta, theo Hot Air.
Nhưng đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng không có động thái rõ ràng để bác bỏ bình luận của ông. Họ đã đề cập đến nó như một chiến lược “mũi máu”, hàm ý nếu bị đánh đủ mạnh ngay từ phát bắn đầu tiên, Mỹ sẽ “quay đầu cụp đuôi chạy”!

Người xưa nói tích đức, tích âm đức. Vậy thế nào là âm đức, dương đức?

09:00, 15/01/2019

Người xưa nói tích đức, tích âm đức - Vậy thế nào là âm đức, dương đức?
Từ nhỏ chúng ta vẫn thường nghe ông bà căn dặn: “Phải tích âm đức, không cho mình thì cũng là cho con cháu”. Nhưng thế nào gọi là âm đức và dương đức?
Thế nào là âm đức, dương đức?
Làm việc tốt để người khác biết gọi là “dương đức”. Dương đức phúc báo nhanh, người ta sẽ ca ngợi bạn, tuyên dương bạn, báo đáp bạn bằng vật chất hoặc khen thưởng biểu dương. Dương đức đã được báo đáp rồi thì sẽ hết.