Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

Vấn nạn tham nhũng trong học thuật cần được xử lý nghiêm

TS Vũ Thị Sao Chi vi phạm liêm chính học thuật một cách có hệ thống
  
Với quyền điều hành hoạt động của Tạp chí trong tay, TS Sao Chi thản nhiên cưỡng đoạt công sức trí tuệ của nhiều người, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng và uy tín của Tạp chí Ngôn ngữ.
 
Sau khi bài báo "Báo động tình trạng liêm chính học thuật theo kiểu "không hướng dẫn, vẫn... có quyền đứng tên chung" được đăng tải, Báo Phụ nữ Thủ đô đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía quý độc giả, bạn đọc đã cung cấp thêm cho PV nhiều bằng chứng về vi phạm của TS Vũ Thị Sao Chi – Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ (Viện Ngôn ngữ học, thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN). Điều đó thôi thúc chúng tôi tiếp tục điều tra sâu về vấn đề liêm chính học thuật này.
 
Một nhà ngữ học siêu phàm?
 
Trong một số báo PNTĐ trước đây, chúng tôi đã bày tỏ nghi ngờ về hàng loạt các bài báo khoa học đăng trên tạp chí Ngôn ngữ mà TS Vũ Thị Sao Chi đứng tên viết chung với một tác giả khác. Làm sao không đặt dấu hỏi sao được khi mà các bài viết này thuộc đủ các thể loại của ngôn ngữ học: từ phong cách học, ngôn ngữ hành chính, ẩn dụ, tu từ học, đến ngữ dụng học, địa danh học… Có lẽ không một nhà ngôn ngữ học hàng đầu thế giới nào lại dám liều lĩnh "bao sân" nhiều lĩnh vực nghiên cứu đến vậy!Hay bà Chi là một nhà ngữ học siêu phàm? Nếu quả đúng vậy thì vì sao bà Chi lại phải liên danh với hàng loạt các tác giả khác?
 
Uẩn khúc của câu hỏi này thực ra đã được hé lộ một phần từ các số báo trước đây mà PNTĐ đã đăng tải.Theo đó, bà Chi ngang nhiên sử dụng các công trình của đồng nghiệp, của thầy hướng dẫn, và của các học viên không do bà hướng dẫn. Khi những tác giả này đăng bài trên tạp chí Ngôn ngữ, nơi bà Chi đang điều hành hoạt động với chức danh Phó Tổng biên tập phụ trách, bằng một cách nào đó, bà Chi đột nhiên trở thành... đồng tác giả.
 
Vi phạm liêm chính học thuật có hệ thống
 
Chúng tôi chưa có dịp để điều tra hàng tá các bài viết theo dạng "đồng tác giả" của TS Vũ Thị Sao Chi. Tuy nhiên, chỉ mới nhặt ra vài ba tác phẩm kiểu như vậy thì những uẩn khúc đã hoàn toàn sáng rõ.
 
Sau bài "viết chung" tai tiếng dài 2 kì với học viên cao học Phạm Thị Thu Thùy đăng trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2013, đến tháng 1 năm 2015, bà Chi lại tiếp tục "liên danh" với NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ "lấn sân" sang lĩnh vực... ngữ dụng học với bài viết "Về khái niệm hành vi ngôn ngữ nịnh trong tiếng Việt" công bố trên tạp chí Ngôn ngữ (số 1/2015).
 

 
Điều đáng nói là vào thời điểm đó, bà Nguyễn Thị Thanh Huệ là NCS của Học viện Khoa học Xã hội do PGS.TS Phạm Hùng Việt hướng dẫn luận án với đề tài "Hành vi nịnh trong tiếng Việt". Như vậy, bà Chi hoàn toàn không có liên quan gì đến luận án của NCS Huệ.Tháng 11 năm 2014, bà Huệ đưa luận án của mình ra bảo vệ ở cấp cơ sở và nhận được đánh giá tích cực từ các thành viên trong Hội đồng thẩm định. Tác giả của luận án đã cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình.

Vì sao tại Davos TT Nguyễn Xuân Phúc không vận động bà TT Đức Merkel ủng hộ EVFTA?

| |  1.323

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự một phiên họp tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos hôm 19.1.2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có lẽ đã tránh không giáp mặt bà Thủ tướng Đức Merkel vì vụ Trịnh Xuân Thanh.
Trong lần gặp mặt ở G-20 tháng 7 năm 2017 ở Hamburg, bà Merkel đã có một buổi tiếp ông Phúc bên lề hội nghị. Từ lúc xảy ra vụ bắt có Trịnh Xuân Thanh cho tới nay đã hơn một năm rưỡi nhưng phía Việt Nam vẫn chưa trao trả lại Xuân Thanh cho Đức như phía Đức yêu cầu.
Diễn đàn kinh tế thế giới Davos tại Thuỵ sĩ tháng 1 năm 2019 có sự tham dự của 3.000 người từ 115 quốc gia trên thế giới với nhiều lãnh đạo cấp cao và tập đoàn lớn cùng góp mặt. Đây là dịp để ông Phúc tiếp thị quốc gia và mời chào các nhà lãnh đạo, chủ các công ty lớn và các nhà đầu tư đến Việt Nam.
Davos – “EVFTA vận” khắp nơi 

Lịch làm việc của ông Phúc kín mít vì phải gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia từ đông sang tây cũng như lãnh đạo các tập đoàn lớn trên thế giới.
Trước hết dĩ nhiên là Tổng thống nước chủ nhà Thuỵ Sỹ Ueli Maurer. Thuỵ Sỹ đã cam kết viện trợ 90 triệu đô la mỹ ODA cho Việt nam trong các năm 2017 – 2020 và ông Phúc đã vô cùng biết ơn Thuỵ Sỹ về điều đó.
Sau đó lần lượt có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Romania Ana Birchall, ông Phúc đề cao mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè truyền thống ở khu vực Đông Âu. Khi gặp Thủ Tướng Hoà Lan Mark Rutte, ông Phúc mong được hỗ trợ thêm nhiều chương trình mới ngoài các chương trình về môi trường, giáo dục, nông nghiệp.

Phong vị phong tục ngày Tết cổ truyền (P.1)

09:00, 02/02/2019

Những phong tục trong ngày Tết cổ truyền (P.1)
“Bọn trẻ có thể vùi một vài củ khoai, củ sắn vào bếp củi để lúc đêm khuya trông nồi bánh chưng sẽ có một thứ đồ ăn vặt thơm nức, bỏng rẫy cho vui câu chuyện bên nồi bánh và cảm nhận một không khí náo nức khi Xuân về…”
Phỏng đoán về nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Trước hết, Tết Nguyên Đán là một kỳ lễ đón chào năm mới. Với ý nghĩa ấy thì nó không phải là phong tục của riêng người Việt. Các dân tộc, các nước đều có phong tục chào đón năm mới tương tự, nhưng được thực hiện vào những thời điểm khác nhau, theo những lịch khác nhau.
Trong ba chữ Tết Nguyên Đán thì:
  • Chữ Tết là từ chữ Tiết (節) mà ra.
  • Nguyên (元) có nghĩa là đầu tiên.
  • Đán (旦) là buổi sớm.
Vậy Tết Nguyên Đán là ‘buổi sớm đầu tiên trong năm’. Gọi tắt là Tết.
Theo phỏng đoán của một số học giả, Tết có lẽ bắt nguồn từ truyền thống làm nông nghiệp của các dân tộc phía Nam sông Trường Giang thuộc Trung Hoa trở xuống đến Bắc và Trung Việt (tộc Bách Việt). Do hoạt động làm nông nghiệp của cư dân vùng này phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu nên có chữ ‘Tiết’, hay ‘Tết’ là vì vậy. Khí hậu vùng này nói chung có 4 mùa 8 tiết. Một năm chia thành 24 tiết khí theo nông lịch. 4 mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đông. 8 tiết là Xuân Phân, Thu Phân, Hạ Chí, Đông Chí, Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông.

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

TRƯNG BÀY SÁCH CHUYÊN ĐỀ VỀ CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC TỔ QUÔC



Kiên Gốc Sậy
31 tháng 1 lúc 20:17

BÁO QUÂN ĐỘI NHẮC CÁC TBT BÁO KHÁC THỰC HIỆN NGHIÊM CHỈNH YÊU CẦU CỦA BAN TUYÊN GIÁO: "Tuyên truyền kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2019) ; kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17/2/1979 - 17/2/2019)..." http://cpv.org.vn/…/tuyen-truyen-thanh-tuu-kinh-te-xa-hoi-m… NHƯNG KHÔNG DÙNG 1 CHỮ trung quốc NÀO !
🆕 31/01/2019 19:48
"Trưng bày sách chuyên đề về Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc
QĐND - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17-2-1979/17-2-2019), Thư viện Quân đội tổ chức trưng bày sách chuyên đề về Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

BỒI BÚT TRUNG QUỐC DỐI TRÁ & ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN VỀ CUỘC CHIẾN XÂM LƯỢC VIỆT NAM 2/1979 ( Phần 4)

Tác giả: Dương Lập Quần
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Trong hình ảnh có thể có: văn bản

ĐẠI SỨ TRUNG QUỐC QUYẾT LIỆT NGĂN CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 40 NĂM CUỘC CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho Đại sứ Trung Quốc mới tại Việt Nam\
Theo nguồn tin vỉa hè, năm nay Việt Nam chủ trương công khai kỷ niệm 40 năm cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược các tỉnh biên giới phía bắc. Các hoạt động đang được chuẩn bị, chắc sẽ được tổ chức sau dịp Tết Nguyên Đán…
Những ngày giáp Tết, được tin Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam chạy như cờ lông công tới một số cơ quan chức năng Việt Nam, danh nghĩa yêu cầu giải thích về chủ trương này nhưng thực chất là đe nẹt, gây sức ép buộc Việt Nam phải co lại hoạt động kỷ niệm 40 năm mới nhớ tới một lần…

VẮNG BÓNG CÔNG LÝ

Bài viết của Huy Đức
Cả hai bản án đưa ra ngày cuối năm đều làm công chúng thất vọng dù được chờ đợi với thái độ rất khác nhau. Bản án 30 và 36 tháng tù cho hai "chén tướng" như để cho xong và mở đường cho một phúc thẩm án treo. Trong khi, bản án 42 tháng tù cho bác sỹ Hoàng Công Lương lại được tuyên như một lời thách thức.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và bộ vét
Đằng sau vụ 9 bệnh nhân tử vong ở bệnh viện đa khoa Hoà Bình là các hợp đồng kinh tế. Đó là một sự cấu kết quy mô giữa các quan chức trong ngành y tế với các nhà cung cấp thiết bị chứ không phải là hình ảnh nhỏ bé mà ta thấy của bác sỹ Hoàng Công Lương. Thay vì phanh phui những liên minh ma quỷ đằng sau, các cơ quan tố tụng lại chỉ nhắm vào những người làm chuyên môn lương thiện. Dù bác sỹ Lương có phải chịu một phần trách nhiệm, rõ ràng cũng không thể như vị trí của anh được đặt ở phiên toà.

PVN bù lỗ 2 tỷ USD mỗi năm cho lọc hóa dầu Nghi Sơn?


authorP.V Thứ Sáu, ngày 01/02/2019 07:00 AM (GMT+7)


(Dân Việt) Theo tính toán, mỗi năm PVN sẽ phải bù 1,5 - 2 tỷ USD cho lọc dầu Nghi Sơn trong 10 năm đầu vận hành để bù lỗ cho dự án này, chưa kể số kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho nhà máy để đầu tư các hạng mục công trình.

   
 pvn bu lo 2 ty usd moi nam cho loc hoa dau nghi son? hinh anh 1
Một góc liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. (Ảnh: TTXVN)
Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có báo cáo đánh giá về tình hình hoạt động của liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, một công ty liên doanh có tên Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 25,1% vốn, Công ty Dầu hỏa Kuwait Quốc tế (KPI) nắm 35,1%, Công ty Idemitsu Kosan (IKC) nắm 35,1% vốn và Công ty Hóa chất Mitsui (MCI) nắm 4,7% vốn.
Theo đó, Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn có tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ USD, quy mô 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm. Dự án này được vận hành thương mại vào ngày 23.12.2018.

VIỆT NAM SƯỚNG RÊN VÌ ĐƯỢC TT VENEZUELA DÙNG LÀM 'NGÁO ỘP" ĐỂ DỌA MỸ

TT Venezuela nhắc tới Việt Nam, cảnh báo Mỹ

Ông Nicolas Maduro ra dấu chiến thắng trong cuộc gặp với các binh sĩ tại một căn cứ ở thủ đô Caracas hôm 30/1.
Ông Nicolas Maduro ra dấu chiến thắng trong cuộc gặp với các binh sĩ tại một căn cứ ở thủ đô Caracas hôm 30/1.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 30/1 cảnh báo rằng sự can thiệp của Hoa Kỳ vào nước ông “sẽ dẫn tới một Việt Nam mới tệ hơn họ tưởng”.
Tổng thống tự phong Venezuela Juan Guaido và Tổng thống Trump điện đàm hôm 30/1.
Tổng thống tự phong Venezuela Juan Guaido và Tổng thống Trump điện đàm hôm 30/1.
Trong một thông điệp đăng trên mạng xã hội bằng cả tiếng Anh và Tây Ban Nha, nhà lãnh đạo hiện đối mặt với nhiều áp lực từ quốc tế kêu gọi người dân Mỹ “ủng hộ” mình nhằm ngăn chặn chính quyền của Tổng thống Donald Trump biến Venezuela “thành một Việt Nam ở khu vực Mỹ Latin”.
Dưới đoạn video được hơn 2 triệu người xem và hàng chục nghìn lượt chia sẻ trên Facebook có tựa đề “không cho phép một Việt Nam mới”, nhiều người sử dụng có tên Việt Nam đã để lại bình luận.

Máy bay Nga chuyển vàng khỏi Venezuela?

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cầm một thỏi vàng trong khi gặp gỡ các đại diện của ngành khai khoáng năm 2017.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cầm một thỏi vàng trong khi gặp gỡ các đại diện của ngành khai khoáng năm 2017.
Nhà Trắng hôm 30/1 cảnh báo không mua bán vàng cũng như dầu của Venezuela, sau khi có tin chính quyền của Tổng thống theo đường lối xã hội chủ nghĩa Nicolas Maduro đã chuyển vàng ra khỏi đất nước trên máy bay Nga.
Viết trên Twitter, Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cảnh báo không buôn bán những thứ “đánh cắp” từ người dân Venezuela, trong bối cảnh phe đối lập với chính phủ của ông Maduro lo ngại rằng một chiếc máy bay của Nga đã chuyển vàng ra khỏi Caracas chiều ngày 30/1.

ĐẢNG MẠNH CÒN DÂN GIÀU...TÍNH SAU?

Dân giàu hay Đảng mạnh?

Ảnh của canhco
Hiệp định thương mại tự do EU và Việt Nam, viết tắt EVFTA, đã bị đông lạnh sau khi Nghị sĩ Jude Kirton-Darling và Nghị sĩ Ramon Tremosa, cả hai là thành viên Nghị viện châu Âu đăng lên mạng đoạn video trong đó họ nói có “những lý do kỹ thuật” để hoãn thông qua EVFTA.
Vấn đề nhân quyền đã được hai nghị sĩ nhắc tới như những điểm mấu chốt khiến cho EVFTA chưa thể thông qua: Hàng trăm tù nhân chính trị vẫn còn bị giam giữ không xét xử. Luật an ninh mạng vừa có hiệu lực và vụ đàn áp, xóa trắng Vườn rau Lộc Hưng khiến hàng trăm gia đình mất nhà cửa, tài sản một cách vô cớ.
Nghị sĩ Kirton-Darling cho biết nếu Việt Nam không cải thiện những vấn đề nói trên, Hội đồng tiếp theo phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam sẽ rất khó thông qua.
Trước đó, bà Malmstrom, một viên chức cấp cao về thương mại của EU, đã gửi một lá thư đến Hà Nội bày tỏ mong muốn Việt Nam cam kết cải cách các vấn đề lao động và nêu lên những quan ngại về nhân quyền, nhưng Chính phủ Hà Nội đã không có phản hồi gì về lá thư này.
Bên cạnh đó các tổ chức Xã hội dân sự và NGO trong và ngoài nước đã tỏ ra quan tâm tới EVFTA cho một Việt Nam khi chính quyền vẫn còn đối xử bất công với nhân quyền cho chính người dân của họ. Mười tám tổ chức dân sự trong và ngoài Việt Nam hôm 18/1 đã gửi thư đến Quốc hội Châu Âu, đề nghị EU hoãn việc bỏ phiếu thông qua Hiệp định tự thương mại với Việt Nam vì những lo ngại về tình hình nhân quyền.
Việt Nam và EU đã hoàn tất việc đàm phán EVFTA từ năm 2015 và hy vọng rằng bản hiệp định quan trọng ấy sẽ được ký kết vào tháng 5 này. Tuy nhiên hôm 13/11 vừa qua Quốc hội Châu Âu đã ra nghị quyết lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam.

Đường dây bán nội tạng người lớn nhất Việt Nam vừa bị xóa sổ

RFA

2019-01-31
Email
Ý kiến của Bạn
Share
Bị can Tôn Nữ Thị Huyền bị cáo buộc tội cầm đầu đường dây bán nội tạng xuyên quốc gia.
Bị can Tôn Nữ Thị Huyền bị cáo buộc tội cầm đầu đường dây bán nội tạng xuyên quốc gia.
Courtesy: Ảnh chụp màn hình thanhnien.vn














Một đường dây bán nội tạng người được cho lớn nhất Việt Nam vừa bị công an triệt phá vào ngày 21 tháng 1 năm 2019; đồng thời 5 thành viên của tổ chức này đã bị bắt tạm giam và bị khởi tố.
Truyền thông trong nước, vào ngày 31 tháng 1, dẫn nguồn từ Cục Cảnh sát Hình sự, thuộc Bộ Công An cho biết tin vừa nêu.
Theo thông tin từ Đại tá Phan Mạnh Trường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự thì đường dây bán nội tạng người xuyên quốc gia hoạt động từ tháng 5 năm 2017, do Tôn Nữ Thị Huyền, 44 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh cầm đầu cùng 4 thành viên khác, tuổi từ 20 đến 28 bao gồm Hoàng Đức Tùng, Huỳnh Linh Tâm, Phạm Quang Cảnh và Nguyễn Minh Tâm.

Trung Quốc đưa Venezuela đến bờ vực hỗn loạn như thế nào

Trọng Thành

mediaTổng thống Venezuela Nicolas Maduro (T) gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 22/09/2013.REUTERS/Lintao Zhang/Pool
Tình hình tại Venezuela cuối tháng 1/2019 này đang hết sức căng thẳng. Xung đột có thể bùng nổ, giữa một bên là một tổng thống bị mất lòng dân, nhưng được quân đội và Nga, Trung Quốc ủng hộ, và bên kia là chủ tịch Quốc Hội tự phong làm tổng thống, được Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây hậu thuẫn. Vì sao chế độ Venezuela, với một đất nước giàu tài nguyên hàng đầu thế giới, lại đứng trước bờ vực sụp đổ ?




Vì sao một quốc gia giàu tài nguyên bậc nhất thế giới lại chìm trong lạm phát kinh hoàng, kinh tế hoàn toàn kiệt quệ, chế độ chính trị ngày càng độc đoán và bất lực, đẩy đất nước đến bờ vực rối loạn, có nguy cơ nội chiến hoặc can thiệp quân sự từ bên ngoài ?

Sử dụng tổng cục tình báo để lũng đoạn bộ máy Nhà nước, lẽ nào chỉ bị kết án như những kẻ tr.ộm vặt?

Bởi Quach Tuan Du

13 min read
0
 0
 141

NGHỊCH TẶC NGÀNH TƯ PHÁP VÀ CHUYỆN QUAN TÒA VIỆT

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng và văn bản

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

BỒI BÚT TRUNG QUỐC DỐI TRÁ & ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN VỀ CUỘC CHIẾN XÂM LƯỢC VIỆT NAM 2/1979 ( Phần 3)

Tác giả: DƯƠNG LẬP QUẦN

Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Không có mô tả ảnh.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Đảng vững mạnh, Đất nước phát triển, Dân tộc trường tồn



Bài viết của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2019).

Trân trọng giới thiệu bài viết có tựa đề: “Đảng vững mạnh, Đất nước phát triển, Dân tộc trường tồn” của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2019).
Chia tay năm 2018, nhìn lại 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, chúng ta hết sức vui mừng trước những kết quả mà đất nước ta đã đạt được, nhất là về phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, chỉnh đốn Đảng; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững hoà bình, ổn định đất nước; mở rộng quan hệ đối ngoại, tích cực hội nhập quốc tế. 
Đảng vững mạnh, Đất nước phát triển, Dân tộc trường tồn
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Bức tranh toàn cảnh kinh tế - xã hội tiếp tục khởi sắc. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08% - mức cao nhất trong một thập kỷ qua; xuất khẩu đạt 238 tỉ USD, xuất siêu đạt mức kỷ lục, 7,2 tỉ USD; tỉ lệ nợ công/GDP giảm mạnh; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân dưới 4%, là năm thứ 3 liên tiếp đạt mức dưới 4%; dự trữ ngoại hối nhà nước đạt kỷ lục trên 60 tỉ USD. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2018 ước đạt trên 5,5 triệu tỉ đồng (khoảng hơn 240 tỉ USD), gấp hơn 1,3 lần năm 2015. GDP bình quân đầu người đạt 2.580 USD, tăng thêm gần 200 USD so với năm 2017. Phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được quan tâm hỗ trợ, thúc đẩy với hơn 132.000 doanh nghiệp được thành lập mới. Ngành Du lịch đón gần 15,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 620.000 tỉ đồng, từng bước phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước,... Nói một cách tổng quát, năm 2018 chúng ta đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu (trong đó có 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch). Tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế từng bước được nâng lên. Việc thực hiện thành công mục tiêu kép về tăng trưởng, kiềm chế lạm phát... đã tạo dư địa thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, ổn định trật tự, an toàn xã hội. Kết quả tích cực đó đã tạo hiệu ứng lan toả, củng cố niềm tin của nhân dân, của các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước.Ngày 12/11/2018, Quốc hội khoá XIV thông qua Nghị quyết về phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chính thức có hiệu lực từ ngày 14/01/2019. Đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay. Chúng ta tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN) 2018, với sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia ASEAN, lãnh đạo cấp cao các nước đối tác cùng 1.000 đại diện của các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp ASEAN và quốc tế, tại Hà Nội vào tháng 9, với chủ đề "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4". Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab đánh giá đây là diễn đàn thành công nhất trong 27 năm tổ chức Diễn đàn WEF về khu vực ASEAN và Đông Á.

Cảnh giác luận điệu lợi dụng sự bất ổn ở Venezuela để xuyên tạc tình hình Việt Nam

06:54 31/01/2019

Trong mấy ngày vừa qua, lợi dụng tình hình chính trị bất ổn ở Venezuela, một số nhà “dân chủ”, phần tử cơ hội chính trị đã thông qua một số trung tâm truyền thông, mạng xã hội có những liên hệ, kích động, xuyên tạc, diễn biến thể chế chính trị và tình hình Việt Nam.


Những diễn biến trên chính trường Venezuela trong thời gian qua rất phức tạp. Sau khi Tổng thống Hugo Chavez (nắm quyền từ năm 1998 đến năm 2013) qua đời, Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro được lựa chọn và nắm quyền lãnh đạo đất nước. Những khó khăn thời hậu Hugo Chavez cùng với sự cấm vận kinh tế đã đẩy quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, giàu có nhất khu vực Mỹ La tinh trở thành nước mà hiện tại có 90% dân số sống trong cảnh nghèo khó.
Khủng hoảng kinh tế ở nước này ngày càng trầm trọng với tỉ lệ lạm phát ở mức cao kỷ lục được các tổ chức quốc tế công bố lên đến 1,3 triệu %, 3 triệu người rời khỏi đất nước, số lượng lớn các hộ dân rơi vào cảnh thiếu đói, nhiều người bị sát hại năm 2018.
Tình hình càng trở nên trầm trọng như “bể dầu” vốn đang chao đảo được châm thêm ngọn lửa để bùng phát. Ngày 23-1 thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido tự tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời. Ngày 24-1-2019, Mỹ chính thức công nhận ông Juan Guaido là Tổng thống lâm thời của Venezuela, đồng thời phủ nhận quyền Tổng thống của ông Nicolas Maduro.