Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

Nguyenphutrong.org, tolam.org… thuộc phe cánh nào?

Trang đầu của Tolam.org. (Hình trích xuất từ trang Tolam.org)Trang đầu của Tolam.org. (Hình trích xuất từ trang Tolam.org)
Nối tiếp nhiệm vụ ‘phản bác các luận điệu phản động’ mà rất có thể được một bàn tay ngầm trong đảng chỉ đạo và một ngân sách đính kèm, vào đầu năm 2019 các trang mạng nguyenphutrong.org, nguyenxuanphuc.org,tolam.org, nguyentandung.org… lại hùng hổ mở một đợt tấn công mới vào giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, với quan điểm, luận điệu và bài viết rập khuôn mục ‘phòng chống diễn biến hòa bình’ trên các báo đảng Quân Đội Nhân dân, Nhân Dân, Công An Nhân Dân…
Một bằng chứng vi phạm nhân quyền
Các trang mạng trên (tạm gọi là trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ chứ không phải là ‘mạo danh lãnh đạo’ như cách hiểu của một số người) rất thường công kích, mạt sát không thương tiếc đối với những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Nhiều bài viết đăng trên các trang mạng này trong những năm qua để lại dấu ấn rất rõ rệt của giới dư luận viên - bao gồm dư luận viên của cơ quan công an và dư luận viên của cơ quan tuyên giáo đảng.

Nước mắm, Masan và mùi, vị của minh bạch

Một người mua nước mắm trong siêu thị ở Việt Nam.Một người mua nước mắm trong siêu thị ở Việt Nam.
Dẫu Bộ Khoa học – Công nghệ loan báo chính phủ Việt Nam đã ra lệnh tạm ngưng thẩm định Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN-12607:2019 về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm (TCVN-12607: 2019) nhưng cả dư luận lẫn công luận vẫn chưa lắng xuống. Cả công chúng lẫn hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang nhắm vào Masan – tập đoàn tư nhân chuyên sản xuất, cung ứng hàng tiêu dùng và đang được xem là bá chủ thị trường nước mắm.
***
Nhiều chuyên gia, chủ cơ sở sản xuất nước mắm đã phân tích cặn kẽ những bất hợp lý trong TCVN-12607: 2019, thậm chí cáo buộc bộ phận soạn thảo TCVN-12607: 2019 có gian ý, cố tình biến nước mắm công nghiệp (hỗn hợp chỉ có một lượng nước mắm nhất định, phần còn lại là nước kèm nhiều yếu tố nhân tạo như đường hóa học, chất tạo hương, chất tạo màu, chất tạo vị, chất tạo độ sệt, chất bảo quản) thành nước mắm, thay đổi nguyên nghĩa nước mắm.

‘Chưa ngã ngũ’ vụ Trung Quốc ‘đâm chìm’ tàu cá Việt Nam

Một tàu cá của Việt Nam bị Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa năm 2014.Một tàu cá của Việt Nam bị Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa năm 2014.
Phía Trung Quốc được cho là đã nói rằng tàu cá Việt Nam “đâm vào đá ngầm rồi chìm” ở Hoàng Sa, trong khi các ngư dân cho rằng họ bị tàu của nước láng giềng tấn công.
Trả lời VOA tiếng Việt, một quan chức không muốn nêu danh tính của Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nói rằng “các cơ quan chức năng đang xác minh làm rõ, chưa xong vì có hai luồng trái chiều” về vụ việc xảy ra đầu tháng này.
Tàu của ta vào đánh bắt ở đảo Hoàng Sa. Phía Trung Quốc họ nói tàu của ta nhìn thấy tàu hải cảnh của người ta sợ quá, chạy và đâm vào đá ngầm rồi chìm. Phía Trung Quốc họ nói như thế.
Một quan chức giấu tên nói.
“Tàu của ta vào đánh bắt ở đảo Hoàng Sa. Phía Trung Quốc họ nói tàu của ta nhìn thấy tàu hải cảnh của người ta sợ quá, chạy và đâm vào đá ngầm rồi chìm. Phía Trung Quốc họ nói như thế. Phía ta còn nhiều vấn đề nữa”, quan chức giấu tên cho biết, nói thêm rằng “tôi cũng không dám cung cấp gì thêm vì chưa ngã ngũ”.
Trước đó, truyền thông trong nước dẫn thông báo từ Ủy ban trên cho biết rằng hôm 6/3 tàu Trung Quốc mang số hiệu BKS 44101 “đâm chìm” tàu cá Quảng Ngãi ở vùng biển tranh chấp.
Tờ Hoàn cầu Thời báo sau đó dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng khi tàu Trung Quốc tiếp cận tàu cá Việt Nam, nó đã chìm và các nhân viên cứu nạn Trung Quốc đã cứu sống những người trên tàu.

Bộ Ngoại giao Mỹ: nhân quyền Việt Nam năm 2018 vẫn tệ hại; Nhân quyền Việt Nam năm 2018: Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam duy trì chế độ “công an trị”


Nhiều người tham gia vào các cuộc biểu tình chống Luật đặc khu đã bị kết án tùNhiều người tham gia vào các cuộc biểu tình chống Luật đặc khu đã bị kết án tù
Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các tiếng nói bất đồng bằng cách bắt giam tùy tiện, ngược đãi tù nhân, siết chặt các quyền bày tỏ trên mạng, quyền hội họp, quyền lập hội…, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong bản phúc trình về tình hình nhân quyền các nước trong năm 2018 vừa được công bố.
Về tình trạng bắt giữ và giam cầm tùy tiện, nhất là đối với những nhà hoạt động chính trị hay các cá nhân phản đối cưỡng chế đất, vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, theo phúc trình.

VNTB - Bài viết xuyên tạc bôi nhọ cá nhân trên trang Nguyễn Xuân Phúc


Nguyễn Tường Thụy
VNTB - Ngày 20/2/2019, trên trang Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ, đăng bài “Vì sao đến người thân cũng muốn từ mặt Nguyễn Tường Thụy?” Bài viết ký tên Lam Vi.

Căn cứ vào việc bài viết đặt trong mục “Bút chiến trên mạng” và đọc nội dung thì thấy bài viết nhằm  “phản biện” bài viết của tôi trước đó Về quê ăn tết “không nói chuyện chính trị đăng ngày 7/2/2019 trên trang facebook cá nhân của tôi. 
Bài viết trên trang Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (gọi ngắn là “bài viết”) đã xuyên tạc bài viết của tôi và bịa đặt nhằm bôi nhọ cá nhân tôi - Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

TRUNG QUỐC CẦN, TT TRUMP CHƯA VỘI...ĐÀM PHÁN

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và trong nhà
Tin rất vui: 
ĐƯỢC PHE DÂN CHỦ ỦNG HỘ, ÔNG TRUMP LIỀN GIÁNG MỘT ĐÒN MẠNH VỚI TRUNG QUỐC BẰNG TUYÊN BỐ “KHÔNG VỘI ĐÀM PHÁN”
Tuyên bố mới nhất của ông Trump với các phóng viên tại Nhà Trắng sau mấy ngày im lặng không nhắc đến đàm phán thương mại Mỹ Trung là ông không vội đàm phán. Vẫn với cách nói như nói với ông Kim trong thượng đỉnh, ông Trump đã gửi thông điệp ấy đến ông Tập rằng có vội thì Triều Tiên và Trung quốc vội chứ nước Mỹ không vội.
Đó là một đòn cảnh cáo mạnh mẽ với Trung quốc.
Mà đúng như thế thật, Mỹ Triều chưa có tuyên bố chung thì chỉ có kinh tế Triều Tiên bi đát chứ kinh tế Mỹ vẫn vậy, và Mỹ Trung chưa có hòa đàm thì chỉ có kinh tế Trung quốc lao thêm xuống dốc chứ kinh tế Mỹ chẳng hề hấn gì.

10.000 tỷ 'đắp chiếu' bên Lào, thêm một đại dự án thất bại

Không có hiệu quả, chưa đủ điều kiện vẫn đầu tư, dự án 10.000 tỷ đồng đã phải tạm dừng, nằm đắp chiếu.
Tổng mức đầu tư của dự án khai thác và chế biến muối mỏ Kali tại Lào của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) được Bộ Công Thương phê duyệt vào năm 2013 là hơn 522 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng. Trong đó vốn tự có là 104 triệu USD, vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 113 triệu USD, vốn vay thương mại có bảo lãnh của Chính phủ là 262 triệu USD, vốn vay thương mại không bảo lãnh là hơn 43 triệu USD.

Triển khai dự án khi chưa đủ điều kiện

Ban đầu, tổng mức đầu tư của dự án vào năm 2012 chỉ là 377 triệu USD nhưng sau khi tính toán lại thì điều chỉnh tổng mức đầu tư lên con số 522 triệu USD.
Theo kết luận thanh tra, việc chủ đầu tư phối hợp chưa chặt chẽ với nhà thầu tư vấn trong quá trình thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, nhà thầu tư vấn thiếu cập nhật các quy định của Việt Nam đối với dự án có vốn nhà nước, quá trình thực hiện dài (từ 2008-2011) dẫn đến tổng mức đầu tư thay đổi lớn do phát sinh (từ 377 triệu USD lên 522 triệu USD).
10.000 ty 'dap chieu' ben Lao, them mot dai du an that bai hinh anh 1
Dự án khai thác và chế biến muối mỏ Kali tại Lào của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Ảnh:Vinachem.

TỔ QUỐC LÀ GÌ HẢ NGOẠI?

Cách nay tròn 31 năm, Thiếu úy Trần Văn Phương đã ngã xuống khi Tàu cộng tràn vào đánh chiếm Đảo Gạc Ma của quần đảo Trường Sa yêu dấu. Trước khi hy anh, Anh Trần Văn Phương đã hô lớn: Thề hy sinh vì Gạc Ma và lá cờ Tổ Quốc!Kết quả hình ảnh cho Gạc Ma

Đặng Huy Văn: Nhân ngày Hải Chiến Trường Sa, 14/3/1988, ông viết tặng cháu ngoại Nguyễn Phúc Bảo một bài thơ về Tổ Quốc, vì ông biết cháu là một học sinh ham mê môn Lịch Sử nước nhà  Ông mong cháu mai sau sẽ trở thành một Nhà Sử Học Chân Chính của Việt Nam!
.
TỔ QUỐC LÀ GÌ HẢ NGOẠI?
(Nhân ngày Gạc Ma, 14/3/1988)

Cháu trai hỏi, Tổ Quốc là gì hả ngoại?
Là dòng sông soi bóng lũy tre làng
Là cánh đồng lúa chín vàng bát ngát
Là sân đình hát hội giữa đêm trăng

Tổ Quốc là nẻo đường con đi học
Chiều tan trường mẹ chờ đón con về
Là hàng cây trưa hè che bóng mát
Quanh mái chùa e ấp chốn sông quê

Tổ Quốc là lời ru hời của mẹ...
Vẳng câu Kiều thao thức thuở bên nôi
Là điệu chèo tiễn người thân ra trận
Đuổi xâm lăng truyền kiếp tự bao đời

Tổ Quốc là hồn Trưng Trắc, Trưng Nhị
Dựng Cờ Vàng khởi nghĩa cứu giang sơn
Là Ngô Quyền thề quyết giành độc lập
Từ nghìn năm Tàu Bắc Thuộc ngông cuồng

Tổ Quốc là Hịch Tướng...Trần Hưng Đạo
Từng ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông
Là Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại Cáo
Khiến quân Minh vạn kiếp vãi linh hồn

Tổ Quốc là Vua Quang Trung xung trận
Gò Đống Đa chôn vạn xác quân Tàu
Là Gia Long xây chủ quyền biển đảo
Giữa Biển Đông cho con cháu nghìn sau

Tổ Quốc là các Anh Hùng Hải Chiến
Năm Bảy Tư  chống Tàu cứu Hoàng Sa
Năm Tám Tám Gạc Ma thề giữ đảo
Trần Văn Phương tiếp bước Ngụy Văn Thà!

Cháu ngoại hỡi, Tổ Quốc hay là chết?
Mau đuổi Tàu cút khỏi Tổ Quốc ta!

Tháng 3/2019
ĐẶNG HUY VĂN
Ông Ngoại của cháu.

PVN đầu tư ra nước ngoài kiểu gì mà 11/13 dự án lỗ khủng nhiều tỉ USD? 14/03/2019 07:59 GMT+7; Bộ Công an điều tra vụ PVN mất trắng hàng ngàn tỉ đồng tại Venezuela

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an (C03) đã đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu về dự án liên doanh khai thác dầu khí thua lỗ hàng ngàn tỉ tại Venezuela.


Trụ sở PVN tại Hà Nội /// Ảnh Ngọc Thắng

Trụ sở PVN tại Hà Nội
ẢNH NGỌC THẮNG
C03 vừa có văn bản gửi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết đang xác minh một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2, Venezuela, của Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) thuộc PVN. Để phục vụ công tác điều tra xác minh, C03 đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện dự án lô Junin2 của PVEP.

Mỹ nói Trung Quốc ngăn các nước ASEAN tiếp cận nguồn năng lượng 2.500 tỷ USD ở Biển Đông

Dân trí Ngoại trưởng Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc dùng “các biện pháp cưỡng ép” nhằm ngăn các nước Đông Nam Á tiếp cận được nguồn năng lượng trị giá 2.500 tỷ USD tại khu vực Biển Đông. 
>>Cố vấn an ninh Nhà Trắng: Mỹ sẽ ngăn Trung Quốc “lập tỉnh mới” trên Biển Đông 
>>Mỹ điều máy bay ném bom B-52 đến gần các đảo tranh chấp ở Biển Đông 
>>Mỹ - Anh tập trận lần hai trên Biển Đông trong hai tháng


Mỹ nói Trung Quốc ngăn các nước ASEAN tiếp cận nguồn năng lượng 2.500 tỷ ở Biển Đông - 1
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: Reuters)
Theo SCMP, ông Pompeo đưa ra phát ngôn trên tại hội nghị năng lượng CERAWeek diễn ra ở Houston, Texas tối ngày 12/3. Ông cho rằng Trung Quốc đang ngăn cản sự phát triển của ngành năng lượng ở Biển Đông khi ngăn cản các nước Đông Nam Á tiếp cận và khai thác nguồn tài nguyên nói trên.

Giới chức Mỹ: Trung Quốc dùng ngoại giao “cho vay nặng lãi” trong khu vực Thái Bình Dương

Trung Quốc đang sử dụng chiêu “ngoại giao cho vay nặng lãi” để gia tăng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, Tân Đại sứ Mỹ tại Úc nói hôm 13/3 trong bối cảnh căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc vẫn chưa giảm nhiệt.

Tân Đại sứ Mỹ tại Úc Arthur B. Culvahouse
Hoa Kỳ và các đồng minh tại Thái Bình dương đang nỗ lực chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Cạnh tranh địa chính trị toàn cầu khiến cả Trung và Mỹ gia tăng trợ cấp nước ngoài tại khu vực này trong những tháng gần đây.
Cuối năm ngoái, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cáo buộc Trung Quốc gài bẫy các quốc đảo bé nhỏ trong các trợ cấp ngoại giao “bẫy nợ”.

Tỷ phú đô la Quang Ma san – Kẻ gieo rắc h.óa ch.ất lên mâm cơm người Việt; VNTB - Masan đang đầu độc môi trường ở Núi Pháo

Nguyễn Hồng Phúc
VNTB - Mỏ Núi Pháo là mỏ có trữ lượng khai thác lộ thiên lớn nhất thế giới về vonfram, thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên.
Báo cáo và đề nghị “cho ý kiến đối với việc xử lý vi phạm” gây ô nhiễm môi trường của Công ty Núi Pháo.

Theo người dân, nguyên nhân khiến đời sống của họ trở nên khó khăn, bệnh tật và nghèo đói là do chính các hoạt động của dự án này của Masan gây ra. Họ bị thông báo thu hồi đất, thống kê, kiểm đếm nhiều năm nhưng không được thu hồi đất, bồi thường tài sản, hàng ngày phải gánh chịu ô nhiễm khí độc, khói bụi, chất độc nguồn nước và tiếng ồn,…
Tiếp tục ô nhiễm
Trong một kết luận thanh tra do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân ký vào giữa năm 2017, thì bốn lĩnh vực liên quan đến môi trường tại Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (thuộc tập đoàn Masan) gồm khoáng sản, đất đai, tài nguyên nước đều có vi phạm.

Có phải chính quyền đang tìm cách hồi sinh “Luật Đặc Khu”?

Trung Khang, RFA

Biểu tình phản đối dự luật ba đặc khu. 10/6/2018.
Biểu tình phản đối dự luật ba đặc khu. 10/6/2018.
 AFP
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vừa giao các bộ ngành liên quan xem xét lại Luật Đặc Khu. Đây có phải là một động thái tìm cách hồi sinh dự luật này?
Cụ thể, trong tờ trình về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, Chính phủ Việt Nam đã xem xét lại tình hình chuẩn bị một số dự án luật đã rút ra khỏi chương trình các năm 2016, 2017, 2018.
Trong tờ trình, đáng chú ý là Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt hay còn được gọi là Luật Đặc Khu và Luật biểu tình.
Theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, và kết luận tại buổi họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo hướng xây dựng một luật chung.
Vốn là luật sư, đọc qua các điều khoản dự luật thì tôi hiểu sự lo ngại của công chúng là hoàn toàn có cơ sở, chính đáng. Cho nên, cá nhân tôi cũng không tán thành dự luật.
-Luật sư Đặng Đình Mạnh
Nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra nhận định liên quan vấn đề này:
“Liên quan đến chuyện đặc khu thì trên báo chí nhà nước mới đây, thì chính phủ đang muốn trình lại với quốc hội về kế hoạch xây dựng luật. Từ lâu rồi chính phủ nợ nhân dân Luật Biểu Tình, còn năm ngoái nổi lên chuyện nóng khi họ xây dựng Dự uật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, mà dân gian gọi là Luật đặc khu. Vì nó chỉ áp dụng cho ba đặc khu mà họ dự kiến đưa vào đó là: Vân Đồn – Quảng Ninh, Vân Phong – Khánh Hòa và Phú Quốc – Kiên Giang. Thì dự luật đó khi phát lộ trên truyền thông thì làn sóng phản đối của cả nước rất mạnh mẽ, dữ dội.”