Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

PVN đầu tư ra nước ngoài kiểu gì mà 11/13 dự án lỗ khủng nhiều tỉ USD? 14/03/2019 07:59 GMT+7; Bộ Công an điều tra vụ PVN mất trắng hàng ngàn tỉ đồng tại Venezuela

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an (C03) đã đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu về dự án liên doanh khai thác dầu khí thua lỗ hàng ngàn tỉ tại Venezuela.


Trụ sở PVN tại Hà Nội /// Ảnh Ngọc Thắng

Trụ sở PVN tại Hà Nội
ẢNH NGỌC THẮNG
C03 vừa có văn bản gửi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết đang xác minh một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2, Venezuela, của Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) thuộc PVN. Để phục vụ công tác điều tra xác minh, C03 đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện dự án lô Junin2 của PVEP.
Dự án khai thác và nâng cấp dầu nặng lô Junin 2 với sự hợp tác của liên doanh PVEP và Tổng công ty dầu khí Venezuela, được thực hiện từ năm 2010. Tổng mức đầu tư được loan báo lên tới 12,4 tỉ USD, phân kỳ làm 2 giai đoạn, ban đầu rót 8,9 tỉ USD, giai đoạn 2 rót 3,5 tỉ USD.
Ngoài tính chất "siêu dự án" về mặt quy mô vốn đầu tư, lô Junin 2, được PVN báo cáo Chính phủ nằm ở khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, cho phép khai thác công suất 1.400 tỉ thùng. Theo tỷ lệ vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến hoàn vốn sau 7 năm. Con số này tương đương 70% sản lượng dầu của Vietsovpetro, liên doanh dầu khí đầu tiên và lớn nhất tại VN.
Vốn được thu xếp cho giai đoạn đầu như sau: liên doanh vay 60%, tương ứng 5,8 tỉ USD; 40% còn lại do các bên đóng góp, tương ứng 3,1 tỉ USD. Phần vốn mà Việt Nam phải đóng góp tương ứng với tỷ lệ tham gia 40% trong hợp đồng là 1,241 tỉ USD. Nếu tính cả “phí tham gia hợp đồng” (bonus) 584 triệu USD thì tổng nhu cầu vốn của phía Việt Nam là 1,825 tỉ USD.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, PVN thời điểm đó đã bỏ ngoài tai những khuyến cáo của các chuyên gia, đồng thời chuyển hàng trăm triệu USD vào dự án. Đến tháng 4.2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã quyết định bỏ dự án này để "cứu" khoản tiền phải nộp lên đến 142 triệu USD, chấp nhận bỏ hơn 500 triệu USD đã nộp cho Venezuela mà chưa thu được giọt dầu nào.;

PVN đầu tư ra nước ngoài kiểu gì mà 11/13 dự án lỗ khủng nhiều tỉ USD?

14/03/2019 07:59 GMT+7

TTO - Trong số 13 dự án đầu tư ra nước ngoài của PVN/PVEP có 11 dự án thua lỗ, nguy cơ lỗ. Có dự án quy mô vài triệu USD, nhưng cũng có dự án 1,82 tỉ USD ở Venezuela; dự án tại mấy nước ASEAN cũng có vấn đề...

PVN đầu tư ra nước ngoài kiểu gì mà 11/13 dự án lỗ khủng nhiều tỉ USD? - Ảnh 1.
Dự án dầu khí của PVEP tại Peru. Ảnh: Petrotimes
Những chuyện đầu tư dự án kém hiệu quả của PVN/PVEP tại nước ngoài được báo cáo ngày càng rõ hơn.
Quyết đi xa nhưng gặp khó
Báo cáo Thủ tướng việc phối hợp thực hiện giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước (Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) của Bộ Công thương ghi nhận hàng loạt dự án đầu tư thua lỗ, không hiệu quả hoặc chưa rõ hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN).
Trong đó, dự án khai thác dầu nặng Junin 2 tại Venezuela là điển hình. Đây cũng là dự án khủng nhất mà Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) đại diện PVN đầu tư ra nước ngoài.
Theo giấy chứng nhận đầu tư số 398, trong giai đoạn 1 từ 2010-2015, PVEP sẽ rót khoảng 1,82 tỉ USD vào dự án. Tính toán ban đầu cho thấy công suất khai thác giai đoạn 1 của dự án đạt 50.000 thùng dầu/ngày, giai đoạn 2 nâng lên 200.000 thùng dầu/ngày.
Để thực hiện dự án này, PVEP đã góp 40% vốn cùng với Công ty Dầu khí quốc gia Venezuela. Tuy nhiên do dự án không có tiến triển, tháng 12-2013 Thủ tướng đã chỉ đạo PVEP tạm dừng đầu tư.
Sau nhiều năm tham gia góp vốn đầu tư vào Công ty TNHH Gazpromviet để nghiên cứu, triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Nga, đến năm 2017 PVN bất ngờ xin rút vốn nhưng Chính phủ không đồng ý. Chính phủ đã yêu cầu PVN đàm phán, thống nhất với phía Nga để không phát sinh thêm chi phí, ngoài khoản vốn góp 1,29 triệu USD.
Cũng với mục tiêu thăm dò dầu khí tại Congo, PVEP rót vốn vào dự án lô Marine XI. Nhưng vì dự án không hiệu quả, đến tháng 6-2017 PVEP đã xin chuyển nhượng toàn bộ 8,5% vốn góp.
PVEP cũng đầu tư phát triển dầu khí lô Danan (Iran). Dù đã đầu tư hơn 82 triệu USD nhưng đến nay PVEP buộc phải dừng và giãn tiến độ dự án.
Dự án tại ASEAN cũng gặp vấn đề
Đầu năm 2018, PVN đã đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép PVEP được chuyển nhượng toàn bộ 15% quyền lợi tham gia vào lô dầu PM304, và kết thúc dự án tại các lô XV, lô SK305 ở Malaysia.
Riêng tại Myanmar, PVEP có tới 3 dự án đầu tư chưa rõ hiệu quả, đó là dự án lô M2, lô MD2 và lô MD4 đang được PVEP cân nhắc hiệu quả đầu tư, gia hạn hoặc dừng dự án đầu tư.
Tại Campuchia, sau khi PVEP đầu tư 72,4 triệu USD để thực hiện thăm dò dầu khí, đến nay đã hết thời hạn cấp phép đầu tư, PVEP vẫn chưa thể triển khai dự án, buộc phải chuyển nhượng lại cho đối tác nước ngoài.
Để xử lý các dự án trên, Bộ Công thương đã phê duyệt danh mục doanh nghiệp thuộc PVN thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2017-2020, trong đó có PVEP. Nhưng tới nay đề án này vẫn chưa thể phê duyệt.
Cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp hồ sơ
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) vừa có văn bản gửi PVN cho biết đang xác minh một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2 ở Venezuela của PVEP. Để phục vụ điều tra, C03 đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan dự án này để bàn giao trước ngày 20-3.

Mời đọc thêm: Điều tra sai phạm trong dự án dầu khí tỉ USD tại Venezuela (TT). – Bộ Công an điều tra sai phạm trong dự án dầu khí ở Venezuela (PLTP). – Dự án tỉ đô ‘đắp chiếu: Tập đoàn Dầu khí nguy cơ mất lượng tiền lớn(VNN). – Xác minh siêu dự án hàng chục nghìn tỷ đồng tại Tập đoàn dầu khí (ANTT). – Tổng giám đốc PVN xin từ chức (VNE). – Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn xin từ chức (TN). – Nguyễn Vũ Trường Sơn, đơn từ chức và bức tâm thư chưa kịp cũ (VNF).

Không có nhận xét nào: