Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Thương chiến căng như dây đàn, Mỹ quay sang "mặt trận" Biển Đông: TQ sắp bị cấm vận?

Thi Anh | 

Thương chiến căng như dây đàn, Mỹ quay sang "mặt trận" Biển Đông: TQ sắp bị cấm vận?

Những dự án của Trung Quốc nằm trong tầm ngắm bao gồm hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo, công trình hải đăng và hạ tầng liên lạc di động trên Biển Đông.

Dự thảo cấm vận Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Mỹ từ cả hai đảng trong Quốc hội sẽ một lần nữa giới thiệu dự thảo thể hiện sự cam kết của Chính phủ Mỹ đối với việc trừng phạt các tổ chức và cá nhân Trung Quốc có liên quan tới cái mà họ gọi là hành động "nguy hiểm và bất hợp pháp" của Bắc Kinh trên Biển Đôngvà Hoa Đông.

Đức có thể phá bỏ truyền thống, điều tàu chiến đến eo biển Đài Loan; An ninh : Pháp công bố chiến lược cứng rắn với Trung Quốc tại châu Á


RFI


mediaBộ trưởng Quân Lực Pháp, bà Florence Parly và đồng nhiệm Singapore Ng Eng Hen tại diễn đàn an ninh Shangri-La 2019. Ảnh ngày 01/06/2019.REUTERS/Feline Lim
"Pháp sẽ tiếp tục tuần tra tại Biển Đông tối thiểu hai lần mỗi năm". Bộ trưởng Quân Lực Pháp tuyên bố như trên tại diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La, Singapore, ngày 01/06/2019. Tại đây, bà Florence Parly công bố chiến lược "Ấn Độ -Thái Bình Dương", nơi 1,6 triệu dân Pháp sinh sống tại các lãnh thổ hải ngoại và 80 % vùng đặc quyền kinh tế Pháp nằm trong khu vực chiến lược này.




Mở đầu bài diễn văn, bộ trưởng Quân Lực Parly nhắc khéo một số đối tác trong khu vực rằng bà đến dự diễn đàn an ninh châu Á trong lúc hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đang neo ngoài khơi Singapore. Ngoài ra, "tàu khu trục, tàu tiếp liệu, chiến đấu cơ Rafale, trực thăng …được huy động tham gia chiến dịch tuần tra từ Địa Trung Hải đến Singapore ngang qua Hồng Hải vàẤn Độ Dương" từ đầu tháng 3/2019.

"FB QUY VU" ĐỀ NGHỊ QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ BỔ SUNG QUY ĐỊNH NÀY VÀO "LUẬT ĐẦU TƯ"

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Tổ chức chặt chẽ, vì sao Kiểm toán nhà nước sờ đâu sai phạm đó?

“Chúng ta vui với kết quả kiểm toán đấy, nhưng ngược lại cũng thấy buồn. Tại sao chúng ta tổ chức bộ máy chặt chẽ như vậy, hệ thống chính trị, luật pháp như vậy mà kiểm toán sờ vào đâu, điều tra ở đâu là sai phạm ở đó? Điều này khiến chúng ta phải rất suy nghĩ”, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng cho hay.
Ngày 6/6, tại hội thảo “Kiểm toán nhà nước trong tiến trình phát triển đất nước”, GS.TS Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước (KTNN) cho biết, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, KTNN đã từng bước hoàn thiện và phát triển cả về khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy, nội dung và chất lượng hoạt động.

Trung Quốc đầu tư khu công nghiệp tại Hải Phòng để quảng bá Vành Đai Con Đường

Trung Khang, RFA

Khu công nghiệp VCEP (Vietnam-China Economic and Trade Cooperation Park) do Trung Quốc đầu tư năm 2018, nằm ở trung tâm sản xuất phía đông bắc của Hải Phòng và thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Thâm Quyến.
Khu công nghiệp VCEP (Vietnam-China Economic and Trade Cooperation Park) do Trung Quốc đầu tư năm 2018, nằm ở trung tâm sản xuất phía đông bắc của Hải Phòng và thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Thâm Quyến.
 Photo courtesy of VCEP
Khu công nghiệp VCEP (Vietnam-China Economic and Trade Cooperation Park) do Trung Quốc đầu tư năm 2018, nằm ở trung tâm sản xuất phía đông bắc của Hải Phòng và thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Thâm Quyến.
Trả lời South China Morning Post hôm 3/6/2019, ông Zhang Xiaotao, Tổng giám đốc của VCEP cho biết, khu công nghiệp này được đầu tư 200 triệu USD, thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc, toàn bộ dự án ba giai đoạn dự định hoàn thành vào năm 2022. Tuy nhiên, điều quan trọng phía sau dự án này là mục đích của dự án để quảng bá cho sáng Kiến Vành Đai Con Đường chứ không phải vì lợi nhuận.
Đánh giá của chúng tôi lúc đó là chúng tôi không thể có được lợi nhuận từ dự án. Vậy thì chúng tôi tiếp quản dự án này làm gì? Chúng tôi phải phục vụ sáng kiến Vành Đai Con Đường vì đó là một chiến lược quốc gia”, ông Zhang Xiaotao, được South Morning China Post trích lời.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

VIỆT NAM SỬ DỤNG VŨ KHÍ MỸ, HỦY DIỆT QUÂN TRUNG QUỐC TẠI CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN ( Phần 2)

Điều tra của Phạm Viết Đào.

Kết quả hình ảnh cho Lão Sơn

Những điểm cao ghi ký hiệu màu đen là vị trí quân Việt Nam; Ký hiệu màu đỏ là quân Trung Quốc; Cao điểm 1509 ghi ký hiệu F

Nhân chứng 2: Thiếu tá Hoàng Cường, nguyên Trợ lý tác chiến Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tuyên nói về trận thảm bại 31/5/1985 của quân Trung Quốc: “Trận 31/5/1985, ta đã lừa được Trung Quốc.[1]

Sáng thứ 7 ngày 15/4/2011, đúng 8 giờ, tôi gọi điện cho ông Nguyễn Tấn Trọng, (người mà tôi quen tình cờ trên chuyến xe khách Hà Nội - Hà Giang), xem đêm qua ông đã liên hệ giúp tôi để sáng nay tôi gặp và hỏi chuyện ông Hoàng Cường không? Đầu giây kia, ông Trọng cho biết, ông đang chuẩn bị đến nhà ông Hoàng Cường, nếu ông Hoàng Cường nhận lời, ông sẽ gọi điện lại cho tôi…
P.V.Đ hỏi chuyện Thiếu tá Hoàng Cường tại nhà riêng tại T.P Hà Giang
Đợi đến 9 giờ, vẫn không thấy động tĩnh gì, tôi lại gọi điện cho ông Nguyễn Tấn Trọng, ông Trọng cho biết: “Tôi đang ngồi ở nhà ông Hoàng Cường đây. Ông Hoàng Cường đang mệt, ông cũng không còn nhớ nhiều về cuộc chiến đã xảy cách đây hơn 20 năm…” 
Tôi hơi thất vọng. Nhưng ông Trọng lại cho biết, nếu anh đến chơi ông Hoàng Cường sẽ tiếp. Tôi hỏi địa chỉ. Ông Trọng dặn bắt taxi đến Nhà Văn hóa phường tại Cầu Phát, ông Trọng sẽ ra đón tôi…
Tôi liền bắt xe đi mất 10 phút. Đến nơi ông Trọng đã đợi sẵn vì nhà thiếu tá Hoàng Cường cách đấy mấy bước chân.
Vào nhà, thấy thiếu tá Hoàng Cường không lộ cái vẻ gì là mệt mỏi cả, trông ông đã gần 80 mươi nhưng vẫn còn còn quắc thước, đĩnh đạc. Sau một hồi giao đãi đủ chuyện để làn tan băng cái không khí ngại ngần.
Cao điểm 772 ( góc phải-Đồi thịt băm), Caoi điểm 685( góc phải-Lò vôi thế kỷ)
 nơi xảy ra ác chiến ngày 12/7/1984

ÔNG LÝ QUANG DIỆU NÓI VỀ LÃNH ĐẠO CSVN

Thai Ba Tan



Ông Lý Quang Diệu nói, lãnh đạo VN cho rằng họ đã đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ thì rồi việc gì khó đến đâu họ cũng sẽ làm được, rằng họ muốn tôi góp ý kiến để họ chứng minh đường lối xây dựng CNXH theo chủ nghĩa Mác Lênin là hoàn toàn đúng đắn và để làm gương cho nhiều nước khác .

Ông Lý Quang Diệu (Nguyên thủ tướng Singapore) đã từng góp ý cho thủ tướng Võ Văn Kiệt!
(Nguồn Fb: Gs Nguyễn Đình Cống)


Hỏi : Được biết, vào tháng 11 năm 1991, sau khi ngài đã thôi chức thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt có mời ngài làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Việt Nam. Xin cho biết ngài đã góp được những ý kiến gì.


Trả lời : Tháng 11 năm 1991, ông Võ Văn Kiệt, với tư cách thủ tướng chính phủ Việt Nam sang thăm Singapore. Trước đây ông Phạm Văn Đồng làm cho tôi quá thất vọng thì nay ông Kiệt làm cho tôi hy vọng. Ông Kiệt có lời mời tôi làm cố vấn nhưng tôi chưa dám nhận lời, hẹn sẽ sang Việt Nam khảo sát tình hình và sẽ trao đổi. Tháng 4 năm 1992 lần đầu tiên tôi đến Hà Nội, làm việc với ông Kiệt. Ban đầu ông Đỗ Mười,Tổng bí thư đảng định không tiếp , vẫn nghĩ tôi là tên chống cộng hèn hạ, nhưng sau khi biết các nội dung tôi trao đổi với ông Kiệt là thiện chí thì ông Mười đồng ý tiếp, bên ngoài tỏ ra thân mật, vui vẻ. Tháng 10 năm 1993 ông Đỗ Mười sang thăm Singapore thì đã có thái độ thân thiện và sau đó Hà Nội đã cho dịch và phát hành Tuyển tập các bài chính luận của tôi . Tôi còn đến Việt nam 3 lần nữa vào năm 1993, 1995, 1997.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

VIỆT NAM SỬ DỤNG VŨ KHÍ MỸ, HỦY DIỆT QUÂN TRUNG QUỐC TẠI CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN ( Phần 1)

Điều tra của Phạm Viết Đào.

          Trả lời báo chí trong cuộc trao đổi qua điện thoại ngày 3/6 sau Đối thoại Shangri-La 18 tổ chức tại Singapore, bà Andrea L. Thompson, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế đánh giá “Việt Nam là một trong những đối tác mạnh của Washington trong khu vực và mong muốn hợp tác để có thể cung cấp cho Hà Nội những thiết bị quân sự tốt nhất trên thế giới…”

https://dantri.com.vn/the-gioi/my-muon-cung-cap-cho-viet-nam-cac-thiet-bi-quan-su-tot-nhat-the-gioi-20190603135315488.htm)

          Nhân ý kiến này của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ bà Andrea L. Thompson, Phạm Viết Đào xin đưa lại bài “TRẬN 31/5/1985: SỬ DỤNG CBU 54, TA TIÊU DIỆT 3500 LÍNH TRUNG QUỐC TẠI CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN”, rút từ trong tập “ VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”…


          Đây là bài điều tra độc lập, kiểm chứng thông tin về độ xác tín của việc bộ đội ta trong chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược tại Vị Xuyên, đã sử dụng lại những vũ khí của Mỹ còn để tại Tổng kho Long Bình; Xác minh thông tin về sức mạnh, hiệu lực của vũ khí Mỹ hiệu quả sát thương tới mức nào trong cuộc chiến vệ quốc này.

          Bài điều tra đã chứng minh: Nhờ sử vũ khí của Liên Xô và Mỹ, nhất là của Mỹ, quân dân ta đã bảo vệ được biên giới Vị Xuyên, đập tan âm mưu, tham vọng điều chỉnh lại biên giới Việt-Trung tại Vị Xuyên. Sau trận thắng 31/5/1985, huyện Vị Xuyên được phong tặng Đơn vị anh hùng của Lực lượng vũ trang…Đây là một trận thắng mà không một cơ quan ngôn luận nào của ta và Trung Quốc đưa ngay thời điểm nổ ra và sau mấy chục năm trôi qua.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

"Mỹ muốn cung cấp cho Việt Nam các thiết bị quân sự tốt nhất thế giới" ( Nếu được Mỹ cấp, Việt Nam có thể giải phóng Bắc Kinh...he...he)


0:00/0:00
Báo nói Dân trí

Dân trí Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Andrea Thompson đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác mạnh của Washington trong khu vực và mong muốn hợp tác để có thể cung cấp cho Hà Nội những thiết bị quân sự tốt nhất trên thế giới. 
>>Đoàn nghị sĩ Mỹ thăm Văn Miếu, nhấn mạnh hợp tác song phương với Việt Nam 
>>Mỹ muốn thắt chặt quan hệ quốc phòng, chuyển giao thiết bị quân sự cho Việt Nam 
>>Mỹ chuyển giao UAV hiện đại cho Việt Nam



Mỹ muốn cung cấp cho Việt Nam các thiết bị quân sự tốt nhất thế giới - 1
Bà Andrea L. Thompson, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, trao đổi với báo chí bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 2/6 (Ảnh: Straitstimes) 

Trả lời báo chí trong cuộc trao đổi qua điện thoại ngày 3/6 sau Đối thoại Shangri-La 18 tổ chức tại Singapore, bà Andrea L. Thompson, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế, đã đưa ra những nhận định và lập trường của Mỹ về hàng loạt vấn đề nóng trên toàn cầu.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

TRUNG QUỐC MIỆNG HÙM GAN SỨA

'TQ không ngại đối đầu với những kẻ vượt lằn ranh đỏ'

Phát biểu sáng 2/6 tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã phản bác quyết liệt những lập trường phía Mỹ đưa ra trước đó một ngày.
Trong bài phát biểu đầy cứng rắn, ông Ngụy khẳng định quân đội Trung Quốc "không sợ đối đầu với những kẻ vượt lằn ranh đỏ" ở khu vực.
Theo ông Ngụy thì tình hình Biển Đông là “ổn định và hòa bình” nhưng luôn có người muốn khuấy động tình hình ở khu vực, ám chỉ tới Mỹ, nước thường xuyên thực hiện các cuộc tuần tra tự do, áp sát những thực thể đang bị Trung Quốc quân sự hóa phi pháp ngoài biển.
Ông Ngụy là Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đầu tiên tới Shangri-La kể từ 2011. Ảnh: Twitter Ashley Townshend.

HIỆN TƯỢNG HOÀNG NGỌC HIẾN TRONG VỤ ĐẤU ĐÁ ĐẢNG ĐOÀN 1979 - 1980

Vương Trí Nhàn
Tháng 11 năm 1978,  Nguyễn Minh Châu cho đăng trên tờ Văn Nghệ Quân Đội một bài viết nhan đề là "Viết về chiến tranh".
Trong bài này, Nguyễn Minh Châu nhận định rằng nền văn học Miền Bắc trước năm 1975 và cả Việt Nam sau đó đều chưa hề có tiểu thuyết thực sự về chiến tranh, vì còn bề bộn sự kiện, nhân vật toàn là dạng người lý tưởng, chưa mô tả được các vấn đề đời thường của con người và xã hội trong chiến tranh.
Bài viết gợi ra ở Hoàng Ngọc Hiến  những suy nghĩ khá bất ngờ về văn học xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm của ông được phản ảnh trong bài viết tựa là "Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua", đăng trên tuần báo Văn Nghệ, số 23 ra ngày 9 tháng 6 năm 1979.
Sau khi tóm lược ý kiến của Nguyễn Minh Châu, Hoàng Ngọc Hiến viết như sau: "Hình như, Nguyễn Minh Châu viết, trong ý niệm sâu xa nhất của người Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại, mà là cái hiện thực mọi người đang hy vọng, đang mơ ước. Đứng ở bình diện cái phải tồn tại, người nghệ sĩ dễ bị cuốn hút theo xu hướng miêu tả cuộc sống cho phải đạo, còn đứng ở bình diện cái đang tồn tại, thì mối quan tâm hàng đầu là mô tả sao cho chân thật.
Đọc một số tác phẩm, chúng tôi thấy tác giả dường như quan tâm đến sự phải đạo nhiều hơn tính chân thật. Có thể gọi loại tác phẩm này là chủ nghĩa hiện thực phải đạo". 
Hoàng Ngọc Hiến còn đi tới những khái quát sâu hơn
Thực ra ngay trong đời sống thực tại, do quy luật của sự thích nghi sinh tồn, dần dần được hình thành những kiểu người “phải đạo” với những cung cách suy nghĩ nói năng ứng xử được xem là “phải đạo”. Khái quát những hiện tượng hết sức thực tại này vẫn nảy sinh chủ nghĩa hiện thực phải đạo”.
Tôi đã ghi  lại toàn cảnh cuộc đấu tranh tư tưởng 1979 trong những trang nhật ký văn nghệ viết cùng năm và phần quan trọng nhất là bài trên blog

https://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/08/to-huu-1976-phan-tiep.html  
Sau đây là những diễn biến tình hình 1980 cũng liên quan tới nội dung trên .
28/6
Việc ông Hiến qua đi gần một năm nay
Tạp chí Văn học có bài phê phán ngay từ cuối năm 1979. Tạp chí NCNT số 1/1980 cũng vậy. Bài của Kiều Vân, với luận điểm rất rối rắm. Kiến thức sai lầm cả.
Chính diện nhất là bài Hà Xuân Trường (tạp chí Cộng sản1/1980). Hoàng Ngọc Hiến tức lắm, lại viết bài trả lời, gửi thẳng đến tạp chí Cộng sản .

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

VÌ SAO ÔNG TRUMP YÊU VIỆT NAM?; VÌ SAO TỔNG THỐNG TRUMP QUYẾT "ĐÁNH" TRUNG QUỐC DỮ DỘI NHƯNG LẠI CỞ MỞ VỚI VIỆT NAM

Bloomberg
10
Trung Quốc là nước bị Mỹ áp thuế nặng nề, còn Việt Nam thì không, Trí Thức Trẻ dẫn bình luận của Bloomberg nhận định.
Nghịch lí của ông Trump?
Theo Bloomberg, đối với Mỹ, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm chung về mặt kinh tế và văn hóa. Cả 2 quốc gia đều sản xuất nhiều mặt hàng giá rẻ, tỷ giá hối đoái được kiểm soát chặt chẽ, nhân công dồi dào, nhận nhiều thặng dư thương mại và cẩn trọng trong việc mở cửa các nền công nghiệp nhạy cảm cho nước ngoài. Ngoài ra, 2 nước đều từng có thời kì mâu thuẫn với Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử. 
Tuy nhiên, hiện tại, Trung Quốc là nước bị Mỹ áp thuế nặng nề, còn Việt Nam thì không.
Với mong muốn giảm chi phí sản xuất, các công ty từ Nike (hãng quần áo và dụng cụ thể thao thương mại) tới Ikea (tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới) đã bắt đầu chuyển các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây. 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng liên tục trong 6 năm liên tiếp; tăng trưởng kinh tế đạt ngưỡng 7%; và chính phủ đã giảm bớt một số rào cản đối với sở hữu nước ngoài ở Việt Nam. Đây là những lí do để đất nước này được nhiều chuyên gia nhận định là "người chiến thắng" trong chiến tranh thương mại.
Sách về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại một cửa hàng ở Hà Nội, Việt Nam
© AP PHOTO / HAU DINH
Sách về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại một cửa hàng ở Hà Nội, Việt Nam
Và điều đó cũng đặt ra câu hỏi là tại sao mặc dù có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng Việt Nam lại không bị tổng thống Trump và đội ngũ kinh tế của ông áp thuế quan "dữ dội". 
Nếu một quốc gia "ít nguy hiểm" như Đức - với nhân công giá cao, chính phủ dân chủ và sử dụng đồng tiền chung - vẫn bị Mỹ đánh thuế, thì rõ ràng Việt Nam không thể không bị ông Trump liệt vào "danh sách đen". 
Lợi thế của Việt Nam
Chuyên gia tại Bloomberg lí giải rằng, điều khiến Việt Nam thoát khỏi thuế quan có lẽ là quy mô của nền kinh tế và xã hội. Việt Nam có khoảng 100 triệu dân - gần như ngang bằng với Philippines - và GDP là 224 tỉ USD (năm 2018).