Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

Chuyên gia Mỹ: Việt Nam là đối thủ lý tưởng để Trung Quốc “luyện binh”

Trọng Nghĩa

mediaChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (áo xanh lục ở giữa) chụp ảnh chung với các binh sĩ trên khu trục hạm Trường Sa (Changsha), Biển Đông, ngày 12/04/2018REUTERS
Trung Quốc ngày càng lộ rõ ý đồ muốn dùng sức mạnh để đánh chiếm Đài Loan, và nếu cần, đánh bật Mỹ và các đồng minh đến cứu viện. Bên cạnh đó, Quân Đội Trung Quốc đang ráo riết rèn luyện để trở thành một đạo quân có “đẳng cấp thế giới”, tức là ngang hàng với Quân Đội Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc rất cần kinh nghiệm thực chiến. Việt Nam, nước sau cùng đánh bại Trung Quốc vào năm 1979, đã trở thành nước mà Bắc Kinh nhòm ngó trong tư cách là đối thủ thực thụ trên chiến trường.





Trong một bài phân tích đăng trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 14/05/2019, ông Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng kỳ cựu tại trung tâm Mỹ Rand Corporation, nguyên là cố vấn cho trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đặc trách Châu Á - Thái Bình Dương, đã giả định rằng: “Đến một lúc nào đó, Quân Đội Trung Quốc sẽ cần phải kiểm tra (trên chiến trường) năng lực mới của họ - và Việt Nam hoàn toàn có thể bị coi là đối thủ được ưa thích”.

Tổng thống Trump thông qua luật ngăn ch.ặn Trung Quốc xâ.m lấ.n Việt Nam trên biển Đông

 16/07/2019  12:49 chiều

NDAA, tức Đạo luật ủy quyền quốc phòng, đã được thông qua tại Thượng viện Hoa Kỳ với đa số 87 phiếu thuận và chỉ có 10 phiếu chống. Dự luật quốc phòng Hoa Kỳ có trị giá 716 tỷ đô la sẽ được sử dụng làm kinh phí và tài nguyên để nhằm ngăn chặn :
1 – Các hoạt động xâm chiếm đất đai biển đảo của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á.
2 – Các hoạt động gián điệp của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ và thế giới.
3 – Các kế hoạch của Trung Quốc làm suy yếu Hoa Kỳ.

TRUNG QUỐC ĐÃ BẮN 6 TÊN LỬA VÀO KHU VỰC ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN CỦA VIỆT NAM.

Một quan chức quân đội Mỹ đã nói với NHK rằng lần đầu tiên Trung Quốc đã phóng tên lửa từ đất liền vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Lịch sử quan hệ Việt-Trung nhìn từ góc độ đại chiến lược



This entry was posted on Tháng Mười 4, 2018, in Kho tàng văn hóaLịch sử Việt Nam and tagged cộng sảntrung hoa. Bookmark the permalink. Bạn nghĩ gì về bài viết này?

Vũ Hồng Lâm*

main-qimg-3f855c930e6e8cb2d56200420a1083f1-c.jpg


Tổng quan
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Nói “quan hệ địa chính trị” để nói về một phạm trù tổng quát hơn, bao trùm hơn phạm trù “quan hệ giữa hai quốc gia”. Bởi vì trong gần hai mươi hai thế kỷ lịch sử của nó, quan hệ Việt-Trung không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai quốc gia, càng không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai “nhà nước dân tộc có chủ quyền”, như ta vẫn quen hình dung về mối quan hệ giữa hai “nước” trong thế giới hiện đại. “Quan hệ Việt-Trung” ở đây được hiểu là mối quan hệ giữa hai thực thể địa chính trị. Mối quan hệ địa chính trị này trong từng thời kỳ có tính chất gì, mang đặc điểm gì, hay có thể gọi là gì, đó chính là câu hỏi bao trùm của bài nghiên cứu này.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH VẬN ĐỘNG TRUNG QUỐC ỦNG HỘ AI LÀM TBT TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ 12 NĂM 2016 ( Phần kết)?

Phạm Viết Đào.
Bài liên quan:

MỘT VÀI SỐ LIỆU VỀ TỔN THẤT CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TẠI VỊ XUYÊN

VỀ PHÍA TRUNG QUỐC:
Nghĩa trang Malifo chôn cất binh sĩ Trung Quốc chết trận Lão Sơn
Về quân ta (Trung Quốc), trước sự chuẩn bị mở hầu bao chiến dịch Lưỡng Sơn vào ngày 2 tháng 4 năm 1984.  Tư lệnh đại tướng Dương Đắc Chí (杨得志-Yang Dezhi) chỉ huy, dưới trướng của đại tướng gồm có quân đoàn 14, quân đoàn 11, quân đoàn 1, tập đoàn 67 (团军67), tập đoàn 27 (团军27), tập đoàn quân 13 (团军13) và Bộ Tư lệnh Hậu Cần.Ngoài ra còn có quân đoàn 41, quân đoàn 42, quân đoàn 43, quân đoàn 54, quân đoàn 55, đóng chốt trước miệng 3 tỉnh Lai châu, Lào Cai, và Hà Giang của Việt Nam.
Bản thống kê những đơn vị của Trung Quốc tham chiến tại chiến trường biên giới Lão Sơn Lào Cai Việt Nam:
   1 - Quân đoàn 11, 14 Côn Minh, tham chiến 4/84 - 4/85, tử thương 2749, trọng thương 4152.
2 – Quân đoàn 1, 11 Nam Kinh, tham chiến 12/84-5/85, tử thương 3942, trọng thương 3435.
3 – Quân đoàn 46, 67 Tế Nam, tham chiến 5/84-4/86, tử thương 4746, trọng thương 3257.
4 – Quân đoàn 21, 47 Lan Châu, tham chiến 4/86-4/87, tử thương 3654, trọng thương 3264.
5 – Quân đoàn 27 Bắc Kinh, tham chiến 4/87-4/88, tử thương 3087, trọng thương 3649.
Tổng kết từ ngày 2/4/1984 đến ngày 25/4/88, quân Trung Quốc tử thương 15.178, trọng thương 17.757…”[1]
Bổ sung: Một lần, trong một cuộc gặp tình cờ Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Nguyên Cẩn, bạn học tiếng Pháp tại Romania, trao đổi về cuộc chiến Vị Xuyên, Lê Nguyên Cẩn cho biết: Anh đã có lần đi thăm người quen ở Trung Quốc qua cửa khẩu Thanh Thủy, Vị Xuyên, Trung Quốc gọi là Thiên Bao. Bắt đầu từ kilômet 5 tính từ Thiên Báo, Lê Nguyên Cẩn đã nhìn thầy nghĩa trang chôn lính Trung Quốc san sát bên vệ đường.
Nghĩa trang này kéo dài trên 30 km, ngồi trên ôtô nhìn rõ. Khi tôi đưa ra con số do mạng Trung Quốc đưa: Lính Trung Quốc tử thương tại mặt trận này trên 15.000 người; Theo Nguyên Cẩn, bằng mắt thường quan sát qua kính ôtô, anh thấy số tử thương của lính Trung Quốc nhiều hơn con số 15.000…


VỀ PHÍA VIỆT NAM:
THEO THIẾU TƯỚNG NGUYỄN ĐỨC HUY - NGUYÊN THAM MƯU TRƯỞNG QUÂN KHU 2:
Đây là cuộc chiến có quy mô lớn nhất, chỉ sau chiến tranh giải phóng miền Nam. Trung Quốc huy động 8/10 đại quân khu với hơn 50 vạn quân; phía Việt Nam huy động 9 sư đoàn với số lượng quân có lúc lên tới 15 vạn quân. Đây là cuộc chiến ác liệt nhất khi Trung Quốc cày nát Vị Xuyên, có ngày bắn tới 3 vạn quả đạn pháo, tấn công vào tất cả các điểm cao của ta. Tổn thất của địch trong trận chiến này rất lớn nhưng có những trận trong một ngày quân ta hy sinh khoảng 1.000 chiến sĩ…

For mosa Hà Tĩnh thua lỗ 14.000 tỷ, chưa đóng đồng thuế nào và vẫn gây ô nh.i.ễm trầm trọng



   Tin Tức


Theo con số ghi nhận từ báo cáo tài chính, đến cuối năm 2018, For mosa Hà Tĩnh lỗ lũy kế gần 14.000 tỷ đồng. Hiện tại, For mosa cũng c.ắ.t giảm 20% sản lượng cá.n n.ó.ng thường x.u.yên của nhà máy, và giảm giá 25 USD/ tấn cho cuộn cá.n n.ó.ng.
Chọn đầu tư vào Việt Nam, phía For mosa đã nhận được rất nhiều ưu ái, như được thuê diện tích đất rộng lớn gần 3.300 ha trong thời gian 70 năm (dù quy định chỉ cho phép cho thuê tối đa 50 năm) với giá 4,455 triệu USD, tương đương hơn 96,22 tỉ đồng; nghĩa là giá tiền thuê đất chỉ 80 đồng/m2/năm và tiền thuê mặt nước 10 triệu đồng/km2/năm; mức giá này quá thấp coi như bằng không, do đó For mosa đã trả ngay một lần.


For mosa Hà Tĩnh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu đi vào sản xuất, giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo và chỉ phải đ.óng thuế thu nhập 10% trong 50 năm còn lại. Trường hợp nếu dự lỗ, For mosa Hà Tĩnh cũng được chuyển lỗ sang các năm tiếp theo, được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân, miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định.


‘Đại cục’ to cỡ nào?

Bởi
 AdminTD
 -

Trân Văn
15-7-2019
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN
Ông Tập Cận Bình – Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, kiêm Chủ tịch Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, vừa nhắc nhở bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phải chú trọng tới… “đại cục”, khi tiếp bà Ngân nhân dịp bà dẫn một phái đoàn sang thăm Trung Quốc từ 8/7/2019 đến 12/7/2019 (1).
Vào ngày bà Ngân cùng phái đoàn Việt Nam rời Trung Quốc, South China Morning Post (SCMP) dẫn nhiều nguồn khác nhau loan báo: Do tàu Haiyang Dizhi 8 tiến hành thăm dò địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, các tàu có vũ trang của Việt Nam đã đối đầu với các tàu cùng loại của Trung Quốc suốt từ 3/7/2019 đến nay (2)…
***
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), sau “nội thủy” (tính từ bờ biển đến đường cơ sở – đường thẳng nối hai điểm xa bờ nhất khi thủy triều ở mức thấp nhất) là “lãnh hải” (vùng biển lấy đường cơ sở làm gốc cộng thêm 12 hải lý), “tiếp giáp lãnh hải” (vùng biển lấy rìa lãnh hãi làm gốc cộng thêm 12 hải lý nữa), EEZ (từ rìa vùng tiếp giáp lãnh hải đến thềm lục địa, với EEZ, đường cơ sở sẽ được dùng làm gốc để giới hạn phạm vi của EEZ không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở). Bên ngoài EEZ là “thềm lục địa” (phụ thuộc vào đặc điểm của rìa lục địa và độ sâu của đáy biển nhưng không được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sở).

Chơi với Trung Quốc, chỉ có mất!

Bởi
 AdminTD
 -

15-7-2019
Có nhiều bạn nhắc tôi viết về căng thẳng giữa tầu hải giám Trung Quốc và Việt Nam ở gần bãi Tư Chính. Tôi chưa viết không phải là tôi không biết. Mà khi đã viết là tôi muốn nhìn vào một góc sâu sắc, đáng nói hơn thay vì chỉ đưa tin hời hợt. Tin tức các bạn đã nắm được rồi, nhiều người đã viết, tôi sẽ không nhắc lại mà chỉ muốn chỉ ra những điều cần nói.
Bài viết này không chỉ về sự việc đang diễn ra mà về quan hệ Việt – Trung nói chung, được mất trong mối quan hệ ấy, thái độ của chính quyền Việt Nam với thằng hàng xóm to xác và với người dân Việt Nam.
1. Quan hệ Việt – Trung: Tôi đã viết mấy bài với tiêu đề Con Sói Trung Cộng. Phần này tôi chỉ nhắc các vị lãnh đạo VN một điều rất quan trọng là bất cứ nước nào có quan hệ với Trung Quốc thì về lâu dài đều có hại. Khi lãnh đạo TQ miệng cười tươi, kêu anh em hữu hảo thì đấy chính là lúc chúng ta mất mát nhiều nhất. Hoàng Sa là một ví dụ. Lãnh đạo TQ bao giờ cũng nói một đằng, làm một nẻo. Mồm bảo hai bên phải tôn trọng hiệp định này, hiệp ước kia về biển nhưng ngay lúc ấy hay ngay sau ấy sẽ tuyên bố kiên quyết bảo vệ quyền lợi của TQ trên biển Đông.
Biếm họa của Nhốp
Tất nhiên, đấy là một thứ quyền lợi đã ăn cướp được hay sẽ ăn cướp được. Ăn cướp đã trở thành một chiến lược lâu dài của lãnh đạo TQ và chúng sẽ tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo, ngang nhiên coi biển Đông là ao nhà của chúng.

TQ định mở khu 'hàng TQ mác Việt Nam' ở biên giới

trung quốcBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionMột công trường tại khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây
Các khu vực biên giới Việt - Trung có thể là nơi "trú ẩn" cho các công ty sản xuất hàng Trung Quốc nhưng "mác Việt Nam", báo Hong Kong cho hay.
Tờ South China Morning Post cho hay, căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington là điều Trung Quốc không mong muốn, nhưng giới chức tỉnh Quảng Tây xem đấy là một cơ hội xúc tiến kế hoạch về bảy "khu vực phát triển kinh tế biên mậu" với Việt Nam.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: ai được lợi?
Biên giới Việt - Trung có thể đóng một vai trò trong cuộc chiến thương mại trong bốn thập niên tới.
Washington và Bắc Kinh hôm 6/7 đã "khai hỏa" cuộc chiến có chiều hướng leo thang, đánh thuế 25% lên hàng hóa trị giá 34 tỷ đôla của nhau.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Cần phân biệt bãi Tư Chính (Vanguard Bank) và bãi Vũng Mây (Rifleman Bank)

Bởi
 AdminTD
 -

15-7-2019
Hai bãi này hoàn toàn khác với “bồn trũng Tư Chính – Vũng mây”.
Về địa lý, bãi Tư Chính là một “bãi chìm” dưới mặt nước khoảng 15m, cách Vũng Tàu khoảng 200 hải lý về phía đông nam.
Bãi Vũng Mây là một bãi cạn, bao gồm nhiều cụm san hô (mang nhiều tên khác nhau) chìm dưới nước khoảng 3m, cách bãi Tư chính 94 hải lý về hướng đông, cách đảo Trường Sa 40 hải lý về phía nam. Trên bãi Vũng Mây có những nhà giàn (ký hiệu DK1/x) do VN xây dựng.
Hai bãi cạn Tư Chính và Vũng Mây nằm trên “bờ rìa” thềm lục địa tự nhiên của VN. Từ bờ VN ra đến hai bãi cạn này chiều sâu mặt biển không quá 50 mét.
“Bồn trũng Tư Chính – Vũng Mây” là vùng nước sâu (khoảng 1.000m), ở khoảng giữa thềm lục địa bờ biển VN với thềm lục địa quần đảo Trường Sa. Điều này cho thấy cấu trúc địa lý cách biệt, (bị gián đoạn với đất liền) của quần đảo Trường Sa.
TQ vịn vào yêu sách “TQ có chủ quyền ở quần đảo Trường Sa”, cho rằng vùng trũng Tư Chính- Vũng Mây nằm trong vùng kinh tế độc quyền các đảo TS. Theo hồ sơ “thềm lục địa mở rộng” của TQ gởi LHQ trước đây, quốc gia này khảng định “vùng nước chung quanh” của các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Tức theo TQ, các đảo ở Trường Sa “có hiệu lực đảo” theo qui định của Luật quốc tế về Biển (UNCLOS 1982).
Lập luận của VN cho rằng hai bãi Tư Chính và Vũng Mây nằm trên “thềm lục địa tự nhiên” của VN. Lập luận này hiển nhiên là “kém thế” trước yêu sách của TQ. Bởi vì TQ yêu sách khu vực “bồn trũng Tư Chính – Vũng Mây”, có độ sâu 1.000 mét, kế cận các đảo Trường Sa, cách không quá 100 hải lý. Khu vực này không liên can đến bờ biển VN (cách xa đến trên 200 hải lý).
Từ (rất lâu) tôi cho rằng VN phải khẳng định vấn đề “chủ quyền” các đảo Trường Sa, chớ không phải khẳng định các đảo này không có vùng kinh tế độc quyền (200 hải lý). Đây là một “sai lầm chiến lược”, mặc dầu phán quyết 13 tháng 7 năm 2016 của tòa Trọng tài cho rằng các đảo TS không có cái nào thực sự là đảo. Đơn thuần vì đa số các quốc gia cận biển không có quốc gia nào ủng hộ phán quyết này của Tòa. Trong khi đó, về chứng cứ lịch sử cũng như bằng chứng pháp lý, VN có chủ quyền không thể tranh biện ở HS và TS.
Vụ lùm xùm tàu địa chất TQ cho khảo sát địa chấn ở “bồn trũng Tư Chính-Vũng Mây”, bản đồ của nhà nghiên cứu Martinson cho thấy hôm kia 13-7, khu vực khảo sát địa chấn rộng lớn, ở khoảng giữa các đá Châu Viên, đá Chữ Thập của TQ mới xây dựng với đá Hòn Hải (thuộc cụm Phú Quí) của VN.
Sự lựa chọn sai lầm (chiến lược về chủ quyền biển đảo) đã khiến VN lui vào thế phòng ngự bất lợi. Không phản đối thì chấp nhận “việc đã rồi”. Mà phản đối thì phản đối với ai, ngoài việc đưa tranh chấp ra một Tòa quốc tế?
VN luôn chọn chiến lược “đu dây”, giữa hai trụ cột Mỹ và TQ. Nhưng Mỹ thời TT Trump thay đổi, nước Mỹ co cụm không sẵn lòng làm “sen đầm thế giới” nữa. Đồng minh chí cốt với Mỹ thoát bỗng thành “kẻ thù”. Còn “kẻ thù truyền thống” thì trở thành “bạn tốt”. Đu dây phải có hai trụ cột (để mắc dây). Trụ cột Mỹ nghiêng qua ngã lại vô chừng.
Nhưng VN vẫn phải lên tiếng phản đối TQ, không thể để việc thăm dò địa chấn trở thành “chuyện đã rồi”. VN không phản đối bây giờ thì sẽ không thể phản đối khi TQ đem giàn khoan (cùng tàu chiến bảo vệ) xuống khai thác.
Về “đại cục”, không có cái “cục” nào lớn hơn “cục” chủ quyền lãnh thổ.
Bình Luận từ Facebook