Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

VIỆT NAM TỰ LAO VÀO “VÒNG KIM CÔ” ...TRUNG QUỐC



Không có mô tả ảnh.
Tham gia trao đổi:

       -Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên cán bộ Tổng Cục chính tri; Ông từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ; chiến trường Quảng Trị 1972 và tham gia hỏi cung tù binh Trung Quốc trong chiến tranh chống Trung Quốc lấn chiếm biên giới phía bắc. Đại tá Phạm Xuân Phương là người giới thiệu Tướng Lê Duy Mật, (nguyên Tham Mưu trưởng Quân khu 2, Quân khu 9, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Tuyên) vào đảng...

-Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Trưởng phòng tác chiến Quân chủng Phòng không; Ông từng công tác tại Cục 2, cơ quan tình báo quân đội; Ông nguyên là Tuỳ viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh năm 1981-1984...

  -Đại tá Phạm Phú Bằng, 70 tuổi quân, là con một đại thần triều Nguyễn. Ông từng tham gia làm báo tại chiến dịch Điện Biên Phủ, có mặt tại Sài Gòn tháng 4/1975, có mặt chứng kiến những ngày đầu khi Pol Pot đánh biên giới Tây Nam …

            Nhà văn Phạm Viết Đào: (NVPVĐ) 

            -Việc xác định đối tác tác chiến chiến lược là việc như Tôn Tử nói: biết địch biết ta trăm trận, trăm thắng...Nếu chúng ta không xác định được địch là ai để có chiến lược phòng thủ thì chúng ta sẽ bị bất ngờ.
            Trong giai đoạn hiện nay, là những cựu chiến binh, bằng kinh nghiệm trận mạc của mình, trước tình hình kinh tế xã hội và quan hệ quốc tế hiện tại, theo các ông: Quân đội Việt Nam nên xây dựng chiến lược phòng thủ đất nước như thế nào?  

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười
            Đại tá Phạm Xuân Phương: (ĐTPXP)
           
            -Để hình thành nên một chiến lược phòng thủ quốc gia thì trước tiên chúng ta phải xác định: Đối tác tác chiến chiến lược của quân đội Việt Nam trong tương lai là ai? Về cái điểm này đáng tiếc là tôi rất không đủ thông tin nên khó nêu chủ kiến của mình…
            Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc nói chung các văn kiện công khai đề cập nhiều rồi…Có một điều tôi chưa rõ là trong tình hình thực tế này, quân đội ta phải xác định sắp tới đối tác tác chiến lược của chúng ta là ai đây để bố trí thế trận phòng thủ chiến lược?
            Hiện nay chúng tôi đã về hưu, điều này anh phải hỏi các vị đương nhiệm cấp quân khu, quân đoàn xem họ được phổ biến như thế nào? Nếu họ được phổ biến là A chứ không phải là B thì tôi chịu không thể đưa ra phương án của mình, sơ đồ tác chiến phòng thủ chiến lược, chiến thuật của mình…
            Tất nhiên, đây là vấn đề bí mật quốc phòng lớn, nhưng ít ra những người lãnh đạo quân đội cao cấp cũng phải có khái niệm như thế nào đây về vấn đề này?

Miễn thị thực cho người nước ngoài tới các khu kinh tế đặc biệt trên biển

Dân trí Đó là những khu kinh tế ven biển đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, cách biệt với đất liền… Quy định này được giải thích là có liên quan đến nội dung về “đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là đặc khu kinh tế).

Nội dung này đã được Quốc hội thống nhất trong phiên biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 25/11.
Cụ thể, đây là quy định tại Khoản 7 Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 luật hiện hành về trường hợp miễn thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam.
Miễn thị thực cho người nước ngoài tới các khu kinh tế đặc biệt trên biển - 1
Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua luật.
Theo đó, ngoài những trường hợp đang áp dụng, luật này mở rộng diện miễn thị thực với những người nước ngoài khi “vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam”.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

NHỮNG THÔNG ĐIỆP NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO CỦA TIỂU THUYẾT:" TÌNH YÊU HOANG DÃ" CỦA ROMANIA

                                                                       ĐỖ MINH TUẤN

Tác giả: ZAHARIA STANCU
Dịch giả: PHẠM VIẾT ĐÀO

Bài liên quan:

 Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và văn bản
             Thông điệp nghệ thuật trong tiểu thuyết Tình yêu hoang dã là một thông điệp đa tầng, đa nghĩa, gợi đến những vấn đề sâu xa và lớn lao của  toàn nhân loại, nhân sinh. Để tạo được những ẩn dụ nghệ thuật và những thông điệp phong phú đó, chúng ta hãy xem ngòi bút đầy uy lực của Zaharia Stancu đã sử dụng những bút pháp nghệ thuật nào.
            1- Những tình huống kép liên hoàn đầy xung đột, bế tắc và nghịch lý
           Dùng "không gian chiến tranh" là một cách chọn tình thế, hoàn cảnh không mới, nhưng cái mới của cuốn tiểu thuyết là ở chỗ: chiến tranh không được mô tả trực diện mà chỉ nghe tiếng súng ì ầm xa xa; qua bóng dáng của những chiếc máy bay lướt nhanh trên bầu trời; qua bộ mặt tiều tuỵ khổ ải của những tên lính đào ngũ bỏ trốn khỏi chiến hào. Chiến tranh cũng chỉ được dùng làm cái nền để bộc lộ tính cách, thân phận của những người trực tiếp tham chiến và cả những người tưởng chẳng liên can nhưng lại bị sen đầm lôi cổ vào như đám người Digan kia.
         Dùng cái biện pháp chính trị tàn khốc này để cọ xát với một tộc người còn duy trì lối sống bản năng theo kiểu bầy đàn, hoang dã, một tộc người vô hại và vô chính trị, tức là tác giả đã dùng cái cực này để đối với lại với cái cực kia; khi hai thái cực va xiết với nhau sẽ làm bật lên những vấn đề, những dụng ý nghệ thuật của nhà văn...
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Viet Dao Pham, văn bản
            Trong các thiên tình sử của thế giới, các cuộc tình tay ba là một tình huống không mới, thông thường đối với cái tam giác này chỉ cần loại trừ một mắt xích là mọi chuyện lại trở nên êm đẹp. Trong cuốn tiểu thuyết của Stancu thì cái mới trong cái "tam giác" tình yêu Gosu-Lisandra-Ariston là: cả ba con người này đều không thể sống thiếu nhau…

Trung Quốc tài trợ chi phí nghiên cứu tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng

VTC

Chi phí nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hải Phòng - Trung Quốc với tổng mức đầu tư tạm tính 100.000 tỷ đồng sẽ do phía Trung Quốc tài trợ.
Xác nhận với VTC News, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, liên danh tư vấn Trung Quốc vừa gửi Bộ Giao thông vận tải Việt Nam về báo cáo nghiên cứu cuối kỳ quy hoạch tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hải Phòng - Trung Quốc, với tổng mức đầu tư tạm tính 100.000 tỷ đồng. Chi phí nghiên cứu quy hoạch do phía Trung Quốc tài trợ.
Liên danh tư vấn gồm Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT (TRICC) và Công ty hữu hạn Tập đoàn Viện Khảo sát thiết kế số 5 đường sắt (Trung Quốc).
Kinh phí xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ước tính tốn 100.000 tỷ đồng.

Bộ TN&MT 'đặc cách' cho Formosa xả thải vượt chuẩn?

TP - Mặc dù Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép năm 2013 (QCVN 51:2013/BTNMT) quy định hàm lượng oxy tham chiếu là 7%, tuy nhiên Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) lại cho phép Formosa áp dụng hàm lượng oxy tham chiếu lên 15%. Hệ quả là nồng độ độc hại trong khí thải của Formosa đang vượt ngưỡng nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam.

Hệ thống ống khói tại các lò thiêu kết của Formosa đang xả thải vượt ngưỡng quy chuẩn Việt Nam nhiều lần. Ảnh: pv.
Hệ thống ống khói tại các lò thiêu kết của Formosa đang xả thải vượt ngưỡng quy chuẩn Việt Nam nhiều lần. Ảnh: pv.
Văn bản “cá biệt”
Ngày 9/1/2014, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, Bùi Cách Tuyến ký công văn số 68, cho phép Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) sử dụng hàm lượng oxy tham chiếu trong giai đoạn thiêu kết là 15%, trong lúc QCVN 51:2013 là 7%.

NMNM sông Đuống xài đường ống Xinxing Trung Quốc... sông Đà bị bắt hủy: Có gì lạ?

(Kiến Thức) - Việc nhà thầu Xinxing từng bị Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) hủy hợp đồng mua ống gang dẻo cho dự án nước sạch Sông Đà số 2, vậy Shark Liên nói nước sông Đuống hiện đại mà vẫn xài đường ống của Trung Quốc thì có yên tâm, có đảm bảo, có tốt hay không?

Nhà máy nước mặt sông Đuống liên tục là tâm điểm chú ý của dư luận, không chỉ bởi được UBND TP Hà Nội chấp thuận giá bán nước cao gấp đôi các đơn vị cấp nước như Công ty CP nước sạch Sông Đà hay thông tin chưa được nghiệm thu đã đi vào hoạt động mà điều khiến nhiều người sử dụng nước quan ngại, chính là bởi nhà máy này sử dụng đường ống Xinxing Trung Quốc.
Cụ thể trong công văn số 447/GĐ-GĐ3 gửi UBND TP.Hà Nội về việc khánh thành công trình nhà máy nước mặt sông Đuống giai đoạn 1, Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng cho biết, công trình chưa đủ điều kiện nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng.
Cục Giám định Nhà nước đã chỉ rõ một số tồn tại như: Chưa cung cấp thiết kế ống qua đường, đường cao tốc (phải được đặt trong lồng theo quy chuẩn QCVN 07:2016/BXD, tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006); chưa làm rõ căn cứ thực hiện và kết quả thí nghiệm bổ sung thí nghiệm vật liệu ống, chiều dày lớp sơn phủ Epoxy; kết quả thử áp chưa bổ sung đầy đủ với các chủng loại ống.
NMNM song Duong xai duong ong Xinxing Trung Quoc... song Da bi bat huy: Co gi la?
 Nhà máy nước mặt Sông Đuống.
Công văn của Cục Giám định cũng đề cập đến sự cố vỡ ống tại chân cầu vượt Phú Thụy (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) ngày 3/6/2019, hiện trường cho thấy chất lượng thi công đường ống chưa đảm bảo các yêu cầu theo thiết kế.

Bí ẩn về số 7 trong lòng hai giếng cổ hơn 1.200 năm tuổi ở Hưng Yên

Chủ Nhật, ngày 22/09/2019 19:00 PM (GMT+7)

Kích thước của những viên gạch và cối đá xếp trong lòng 2 giếng cổ ở Hưng Yên đều liên quan đến con số 7 khiến người dân khó lý giải.

Sự kiện: 

Thời sự

Con số 7 kỳ lạ trong lòng giếng cổ
Trải qua cả ngàn năm, 2 chiếc giếng cổ ở thôn Tam Kỳ (xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên) nước vẫn đầy ắp và trong vắt. Tuy nhiên, người dân hiện nay đã không còn sử dụng phổ biến như ngày xưa do đã có nước máy.
Bí ẩn về số 7 trong lòng hai giếng cổ hơn 1.200 năm tuổi ở Hưng Yên - 1
  Giếng cổ Cổng Đồng nằm ở vệ đường lớn, gần với cổng làng và ao đình
Chiếc giếng Cổng Đồng hơn 1.200 tuổi từng bị lấp đã được người dân khôi phục và bảo vệ cẩn thận. Giếng Đình Ba hơn 1.300 tuổi nằm trong khuôn viên của một gia đình thì vẫn được gia đình này sử dụng và gìn giữ.
Có một điều mà người dân Tam Kỳ lấy làm lạ, đó là những viên gạch và cối đá quanh lòng giếng đều liên quan đến số 7. Gạch có 14 viên thì viên nào cũng có chiều dày 7cm, chiều ngang 17cm và dài là 27cm; cối đá có 11 chiếc, chiếc nào cũng cao 17cm, đáy 27cm và miệng là 37cm.
Chúng tôi trao đổi với GS sử học Lê Văn Lan – người góp công khôi phục giếng cổ này nhưng ông cho hay, ông chỉ là người làm lịch sử và góp phần khôi phục lại chiếc giếng cổ Cổng Đồng chứ không biết gì về những điều liên quan đến con số 7 trong gạch và cối đá dưới lòng giếng.
“Tôi chỉ chỉ biết giếng đó là một vết tích từ thời thực dân địa của Trung Quốc chứ tôi không hiểu biết về phong thủy hay bói toán nên không biết con số 7 có ý nghĩa gì”, GS Lan cho biết.
Bí ẩn về số 7 trong lòng hai giếng cổ hơn 1.200 năm tuổi ở Hưng Yên - 2
 Những viên gạch và cối đá xếp trong lòng giếng đều có kích thước liên quan đến số 7 khó lý giải
Ông Đặng Xuân Chính –người làng Tam Kỳ bỏ nhiều công sức tìm hiểu về chiếc giếng cổ cũng chưa thể lý giải được vì sao các cụ ngày xưa lại lấy con số 7 để đưa vào kích thước các viên gạch, cối đá dưới giếng.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

Ảnh cực độc nhà đấu xảo tráng lệ bậc nhất Hà Nội xưa

Kiến Thức

Nằm ở vị trí Cung Văn hóa Hữu nghị ngày nay, nhà đấu xảo từng là công trình kiến trúc to lớn và tráng lệ bậc nhất Hà Nội. Tiếc rằng tòa nhà này đã bị san phẳng trong các cuộc ném bom của Đồng minh năm 1945.

Trước năm 1845, Hà Nội từng có một công trình kiến trúc tráng lệ hiếm có của khu vực Đông Dương, đó chính là nhà đấu xảo, một công trình do kiến trúc sư người Pháp Bussy thiết kế, khánh thành năm 1902. Ảnh tư liệu.
Đấu xảo là một cách gọi tương đương với từ “triển lãm” ngày nay, được hiểu như một cuộc trưng bày có sự ganh đua về sự “tinh xảo” của các sản phẩm. Nhà đấu xảo có vai trò tương tự như trung tâm triển lãm ngày nay. Ảnh tư liệu.

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

Tư liệu: VỀ TƯỚNG TRẦN ĐỘ

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh

“… Cuộc đời tôi hơn 35 năm qua là những năm tháng đẹp đẽ, thật sự đáng tự hào: 18 tuổi vào Đảng, 19 tuổi đã là Tỉnh ủy viên dự khuyết Thái Bình, 23 tuổi là Chính ủy Mặt trận Hà Nội, 27 tuổi là Chính ủy Đại đoàn, 32 tuổi là Chính ủy Quân khu, 35 tuổi được phong hàm Thiếu tướng. Như vậy là vào quân đội, tôi không qua binh nhất, binh nhì, không qua cấp úy, cấp tá, mà khi Quân đội có chế độ quân hàm năm 1958, tôi được nhận ngay quân hàm cấp tướng..." (Trung tướng TRẦN ĐỘ)
-------------
... Tôi hoạt động quân sự. Nhưng ngày lịch sử 19 tháng 12 năm 1946, ngày kháng chiến toàn quốc lại chẳng có gì để nói. Công việc ngày đó hoàn toàn là do ông Vũ bày mưu tính kế, đề ra kế hoạch. Tôi chỉ làm việc phóng môtô đi hô hào tự vệ đắp ụ chặn đường. Ông Vũ cũng có ý đưa ra bàn bạc, nhưng hễ ông ấy nói gì, thì tôi đồng ý luôn. Sau này khi tôi đã kiếm được ít kiến thức quân sự thì tất nhiên có khác. Thế mới nên tướng chứ.
Ra khỏi Hà Nội thì tôi được chỉ định làm phó chính ủy Liên khu II, tức từ vùng Hà Đông, Sơn Tây xuống tới Hà Nam, Ninh Bình. Ông Hoàng Sâm là khu trưởng, ông Lê Hiến Mai là chính ủy. Tôi đươc bổ nhiệm làm phó chính ủy, nhưng đồng thời là quyền chính ủy. Ông Vương Thừa Vũ vẫn chỉ huy ở Hà Nội làm khu trưởng khu 11. Ông Hoàng Sâm và ông Lê Hiến Mai chỉ huy bộ đội tiến về miền Tây, gọi tắt Tây tiến. Anh em đùa nói là mình rút đến đâu Tây theo tới đó, đúng là “Tây tiến” thật.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Hồi này, nhận chức vụ, tôi đã biết sơ sơ công việc của anh chính trị viên phải làm rồi. Lúc này có bà tên gọi là Ba Hoán là cán bộ cách mạng thoát ly làm kinh tế rất tháo vát, giỏi giang đang làm nhiệm vụ như một chủ nhiệm hậu cần của liên khu. Về hôm trước thì hôm sau tôi tìm đến gặp bà. Ý định của tôi là nắm tình hình theo kiểu chị em trò chuyện với nhau. Tôi hỏi:
- Chị à, gạo nước ra sao? Bộ đội có đủ gạo ăn không? Dự trữ được bao nhiêu?

Huyền thoại về long huyệt dưới chân núi Hoành Sơn

Theo các nhà phong thủy, Hoành Sơn là đại địa và hiện tại Hoành sơn là một trong “Nhị thập bác cảnh” của Bình Định.

Theo các nhà phong thủy thì Hoành Sơn là đại địa. Xung quanh Hoành sơn có nhiều ngọn núi bao bọc, mỗi ngọn mang một dáng dấp cổ vật, trước mặt là ba dãy gò cao đá mọc giăng hàng rông như quân chầu, hổ phục, phía dưới là hai phụ lưu sông Côn từ phía Tây và phía Bắc chay ra họp nhau ở địa đầu thôn Phú Phong như hai cánh tay người mẹ ôm chặt lấy Hoành sơn. Địa thế đáng gọi là long bàn hổ cứ.
Hoành Sơn còn gọi là núi Ngang nằm trong dãy Tây Sơn thuộc địa phận xã Bình Tường, quận Bình Khê, tỉnh Bình Định. Hoành Sơn không cao (364m) nhưng dài và rộng, ở xa trông rất tuấn tú, khôi hùng.
Theo các nhà phong thủy Tàu và địa phương cho biết thì Hoành Sơn là đại địa và hiện tại Hoành sơn là một trong “Nhị thập bác cảnh” của Bình Định. Vì chung quanh Hoành sơn có nhiều ngọn núi bao bọc, mỗi ngọn mang một dáng dấp cổ vật như Núi Bút (Trưng sơn), Núi Nghiên (Nghiên sơn), Núi Ấn (Ấn sơn), Núi Kiếm (Kiếm sơn), Núi Trống (Cổ sơn), Núi Chiếng (Chung sơn), trước mặt là ba dãy gò cao đá mọc giăng hàng rông như quân chầu, hổ phục, phía dưới là hai phụ lưu sông CÔN từ phía Tây và phía Bắc chạy ra họp nhau ở địa đầu thôn Phú Phong như hai cánh tay người mẹ ôm chặt lấy Hoành sơn. Địa thế thật cũng đáng gọi là long bàn hổ cứ.
Tam kiệt Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sinh trưởng trong một gia đình nông thôn tại làng Phú Lạc (Bình khê) hướng vọng về dãy Hoành Sơn này. Nhưng rồi thời thế tạo anh hùng, địa linh sinh nhân kiệt hay long mạch do mồ mả tổ tiên mà ba anh em Tây Sơn trở thành những trang anh hùng cái thế, lật đổ Nguyễn, diệt tan Trịnh, đánh bại Mãn Thanh, thống nhất nước Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 18?


Ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ.
Điều đó xin nhường lại cho lịch sử phân định. Nhưng theo các vị thức giả ở Bình khê kể lại thì nhà Tây Sơn phát Đế nghiệp là nhờ cuộc đất chôn thân sinh của ba Ngài trên dãy Hoành sơn.
Huyền thoại về Long Huyệt
Các cụ kể rằng:
Trước ngày ba anh em Tây Sơn khởi nghĩa, trong khoảng thời Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) trị vì, có một Ông Thầy địa lý Tàu thường ngày xách địa bàn đi đi lại lại trong vùng Tây Sơn để tìm phúc địa. Nguyễn Nhạc thấy vậy theo rình.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

NHỮNG THÔNG ĐIỆP TRONG NỘI DUNG CỦA TIỂU THUYẾT "TÌNH YÊU HOANG DÃ" CỦA ROMANIA

ĐỖ MINH TUẤN
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và văn bản
    Tình yêu hoang dã vừa là  một ẩn dụ lớn về kiếp nhân sinh phi lý và bất định, vừa là một thông điệp về sự suy tàn của lối sống bầy đàn hoang dã, sự cùng quẫn và bế tắc của những toan tính nhược tiểu. Trong cái thế giới đương đại đầy cường bạo và bất trắc, trước sức ép của chiến tranh, nghèo đói và hủ tục, một dân tộc nhược tiểu như Romania, như Việt Nam không thể cố sức duy trì sự tồn tại bằng cách chui vào hầm để trốn tránh mọi xung đột, va xiết của thời đại…

Tiểu thuyết Tình yêu hoang dã là một kiệt tác văn học của Rumani. Tác giả Zaharia Stancu (1902 -1974) nguyên là Chủ tịch Hội Nhà văn Rumani,Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Rumani,Uỷ viên Hội đồng Nhà nước... Xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ, chỉ được học hết phổ thông trung học, Zaharia Stancu đã rèn luyện và tự học để trở thành một nhà văn lớn, một trong số ít nhà văn Rumani có ảnh hưởng lớn trên văn đàn thế giới. 10 cuốn tiểu thuyết được dịch ra 30 thứ tiếng, trong đó riêng tiểu thuyết Những người chân đất được dịch ra 26 thứ tiếng, dịch ra tiếng Việt từ năm 1962. Trong 11 tiểu thuyết của ông, 3 tiểu thuyết được xếp vào Tủ sách kiệt tác văn học của Rumani. 
                                                     Trong hình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Viet Dao Pham, văn bản                                                                                                                      
Zaharia Stancu còn là tác giả của 15 tập thơ,nhiều tập bút kí truyện ngắn. Ông là người trưởng thành từ nghề báo,trong nhiều năm ông là chủ bút của tờ báo Rumani Văn học của Hội Nhà văn Rumani...

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Trung Quốc đang ngày càng chiếm ưu thế trên Biển Đông?; Vị trí địa chính trị đặc biệt của Vũng Áng không cho phép bất cẩn “mời” Trung Quốc vào

 November 21, 2019 Lượt xem: 788 

Trên bản đồ thế giới, cảng Vũng Áng rất gần với đảo Hải Nam – nơi có một căn cứ tàu ngầm quân sự của Trung Quốc chỉ cách Đà Nẵng, Việt Nam, 150 hải lý. Theo Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, căn cứ này có sức chứa 20 tàu ngầm phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và từ năm 2010, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã mang khá nhiều tàu ngầm nguyên tử chiến lược ra đây. Căn cứ tàu ngầm này được nhắc đến như là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ.
Tiềm năng phát triển kinh tế năng động tại Vũng Áng
Cảng Vũng Áng rất gần với đảo Hải Nam – nơi có một căn cứ tàu ngầm quân sự của Trung Quốc
Tiềm năng phát triển kinh tế năng động tại Vũng Áng
Thông tin từ báo chí cho biết, cảng Vũng Áng có vị trí kinh tế chiến lược quan trọng, được biết đến tên trên bản đồ hàng hải thế giới bởi có độ sâu tự nhiên tốt nhất Việt Nam, được che chắn bởi dãy núi và đê chắn sóng vươn dài ra biển. Quan trọng hơn, Cảng Vũng Áng có một vị trí rất thuận lợi trong mạng lưới giao thông đường bộ với nước bạn Lào, Thái-lan qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và Cha Lo bằng tuyến QL8A và QL12. Cảng Vũng Áng rất gần các tuyến đường hàng hải chính từ Bắc Á đi Nam Á hay từ Thái Bình Dương qua Ấn Ðộ Dương.

TRUNG QUỐC TỪNG DÙNG THỢ MỎ XÂM LĂNG VIỆT NAM ĐƯỢC GHI TRONG “ THANH THỰC LỤC”

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Rút từ trong tập: " VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG; Liên hệ chia sẻ:
 với tác giả P.V.Đ qua Inbox; Email: Hoanghtham9@gmail.com; ĐT: 0382598746)

Việc Trung Quốc sử dụng công nhân tại các hầm mỏ như là đạo quân mai phục sẵn tại nước ta, không chỉ là sự tiên liệu của các nhà quân sự cẩn thận lo xa. Thực sự điều này đã xẩy ra dưới thời nhà Thanh, bằng cớ có thể dẫn ra từ chánh sử Trung Quốc “Thanh Thực Lục”.[1]
Mùa thu năm 1788, khi Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị nhận lệnh từ vua Càn Long, truyền hịch chuẩn bị xâm lăng nước ta; thì Phan Khải Ðức, viên trấn thủ Lạng Sơn của nhà Tây Sơn đầu hàng giặc; đám công nhân người Hoa làm việc tại các xưởng mỏ thuộc vùng thượng du Bắc Việt mà sử Trung Quốc gọi là “ xưởng dân ” cũng nổi lên, sẵn sàng làm đạo quân tiên phong:
Ngày 28 Tháng 8 Năm Càn Long Thứ 53 [26/9/1788]
Lại du: “Lê Duy Kỳ [Lê Chiêu Thống] đến Sơn Nam chiêu tập nghĩa binh nhưng bị giặc bức bách, chỉ còn một vài người tùy tùng, cùng chạy vào núi trốn tránh. Xem ra y là người không có khả năng, khó trông cậy có thể chấn tác khôi phục được. Hiện tại Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ thấy Tôn Sĩ Nghị phát hịch văn, nên sợ sệt trốn tránh. Phan Khải Đức[2] vốn là tâm phúc của Nguyễn Huệ, nhận được hịch văn cũng biết bỏ nghịch theo thuận. Tên nầy đã được lệnh của Tôn Sĩ Nghị cho thu thập binh mã của 7 châu, cùng xưởng dân lập tức tiến phát, chắc sẽ đến thành nhà Lê không đến nỗi khó khăn. Viên Tự tôn [ Lê Chiêu Thống] hiện ở tại địa phương phía đông, Tôn Sĩ Nghị đã mộ dân bản xứ đi trước để thám thính, khi các Trấn Mục phía đông nhận được mật trát của Tôn Sĩ Nghị sẽ hộ tống Tự tôn trở về” …(Cao Tông Thực Lục quyển 1311, trang 689- 690).[3]
Trong hình ảnh có thể có: 1 người

TẠM DỪNG ĐEO ĐẲNG TẬP BIÊN KHẢO:" VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"...TẠI TRANG CUỐI SỐ 900

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Sau một chục năm trời lăn lộn với chiến trường Vị Xuyên; Sau hơn nửa năm đánh liều ra mắt độc giả dưới hình thức bản thảo tự chịu trách nhiệm...
Bản thảo đầu tiên ra mắt với 720 trang, sau nhiều lần tự chỉnh lý bổ sung hiện số trang đã ngót nghét 900 trang khổ 240x 160.Bản thảo đã khá dày và sáng nay đưa đi xén đã làm hỏng cái máy xén loại nhỏ của cửa một cửa hàng đóng xén vì quá dày...

Tuy đã nhận được nhiều sự động viên sự ủng hội về tinh thần của độc giả gần xa, mặc dù chưa dám nhận là một sản phẩm xuất bản đúng nghĩa. Cho đến thời điểm 20.11.2019, VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT TRUNG đã nộp xin giấy phép một vài nhà xuất bản nhưng không nhận được hồi âm gì...
Thôi đành dừng việc đau đáu dồn cho tập biên khảo; Bản thân cũng chưa cảm thấy hài lòng nhưng nhà cháu xin gác câu chuyện Vị Xuyên lại để bắt tay vào công việc mới...

Sự kết hợp tinh vi giữa Shark Liên và nhóm lợi ích, dân thủ đô chỉ có thể cúi đầu cam chịu!

 


Nhà máy nước sông Đà bao năm bán nước với giá 5.069 đ/m3 vẫn lãi hàng trăm tỷ mỗi năm. Nay nhà máy nước mặt sông Đuống của Shark Liên vừa dùng th.ủ đo.ạn chiếm địa bàn xong, lại tăng giá bán gấp đôi. Có khi nào chúng ta tự hỏi phần chênh lệnh giá mà sông Đuống bòn rút từ túi tiền của dân thủ đô đi về đâu không? Xin thưa ngoài việc trả lãi cho sông Đuống nó còn chảy vào túi nhóm lợi ích chống lưng cho Shark Liên hoành hành ở thủ đô ngàn năm văn hiến. Đúng là sự kết hợp tinh vi giữa Shark Liên và nhóm lợi ích, dân chỉ có thể cúi đầu cam chịu!
Nhà máy nước sông Đà, dù là con cáo già sống lâu năm trên địa bàn của mình cũng phải nhường chỗ cho Shark Liên và nhóm lợi ích. Sau khi giành được miếng ngon béo bở, Shark Liên d.ở vọ.ng “mèo khóc chuột giả từ bi” khi tuyên bố “đầu tư không cần lợi nhuận, nếu có cũng sẽ làm thiện nguyện”. Ấy vậy mà Shark Liên cùng nhóm lợi ích, lên kế hoạch tăng giá nước gấp đôi so với sông Đà từng bán cho dân thủ đô. Người dân sống không thể thiếu nước, giờ Shark Liên có tăng lên cao hơn nữa thì họ cũng chỉ biết cam chịu mà thôi.

Vị trí của dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân trọng yếu như thế nào?

Theo Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân nắm ở vị trí “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!
Sau khi báo điện tử Infonet đưa tin Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng có văn bản kiến nghị Chính phủ yêu cầu tỉnh Thừa Thiên – Huế (TT-H) chỉ đạo thu hồi giấy chứng nhận đầu tư khu nghỉ dưỡng của Công ty cổ phần Thế Diệu (Trung Quốc) trên núi Hải Vân do nằm trong khu vực chưa thống nhất về địa giới hành chính giữa hai địa phương và có vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng, đông đảo bạn đọc đã bày tỏ sự hoan nghênh.
Đại tá Thái Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng (Ảnh: HC)
Để bạn đọc hiểu rõ thêm tính chất trọng yếu về an ninh quốc phòng của vị trí mà phía Trung Quốc được cấp phép xây dựng dự án, PV Infonet đã trao đổi với Đại tá Thái Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy (BCH) Quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (QN-ĐN), Chỉ huy phó BCH Quân sự TP Đà Nẵng (sau khi chia tách tỉnh năm 1997) và một số người khác.
Đại tá Thái Thanh Hùng: “Nắm vị trí đó là nắm cả vùng trời, vùng núi, vùng biển khu vực phòng thủ Đà Nẵng!”
Toàn bộ vùng rừng núi và đèo Hải Vân là khu vực phòng thủ của TP Đà Nẵng. Thực tế trong thời kỳ chiến tranh, tỉnh TT-H không đưa quân vô trấn giữ mà Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao cho lực lượng vũ trang Quân khu 5 và mà cụ thể là lực lượng vũ trang tỉnh QN-ĐN phải bảo đảm giữ vững khu vực phòng thủ đó. Sau ngày giải phóng, Bộ chỉ huy (BCH) Quân sự tỉnh QN-ĐN, sau đó là BCH Quân sự TP Đà Nẵng tiếp tục xây dựng các công trình quốc phòng trong khu vực phòng thủ Hải Vân.

QUỐC HỘI CHƯA THÔNG QUA LUẬT ĐẶC KHU, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VẪN KÝ BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT THÀNH LẬP "BAN QUẢN LÝ KINH TẾ VÂN ĐỒN"?

Không có mô tả ảnh.