ĐỖ MINH
TUẤN
Tình yêu hoang dã vừa là một ẩn dụ lớn về kiếp nhân sinh phi lý và bất định, vừa là một thông điệp về sự suy tàn của lối sống bầy đàn hoang dã, sự cùng quẫn và bế tắc của những toan tính nhược tiểu. Trong cái thế giới đương đại đầy cường bạo và bất trắc, trước sức ép của chiến tranh, nghèo đói và hủ tục, một dân tộc nhược tiểu như Romania, như Việt Nam không thể cố sức duy trì sự tồn tại bằng cách chui vào hầm để trốn tránh mọi xung đột, va xiết của thời đại…
Zaharia Stancu còn là tác giả của 15 tập thơ,nhiều tập bút kí truyện ngắn. Ông là người trưởng thành từ nghề báo,trong nhiều năm ông là chủ bút của tờ báo Rumani Văn học của Hội Nhà văn Rumani...
Tiểu
thuyết Tình yêu hoang dã được in lần đầu vào năm 1968 là một
trong những tác phẩm cuối đời của Zaharia Stancu. Ngay khi mới ra đời Tình
yêu hoang dã đã được bạn đọc Rumani đón nhận nồng nhiệt và nhanh chóng
đựơc dịch ra 6 thứ tiếng.
Bản dịch
tiếng Việt của dịch giả Phạm Viết Đào do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2001,
tác phẩm nhanh chóng gây được tiếng vang trong đời sống văn chương nước ta như một hiện tượng của
văn học dịch.
Những ẩn dụ và những thông điệp
Là một
truyện tình tay ba đầy gây cấn lôi cuốn người đọc từ trang đầu cho tới trang cuối
cùng, Tình yêu hoang dã lại không chỉ đơn thuần là một câu chuyện
tình đầy máu và nước mắt như thông lệ. Thông qua câu chuyện tình độc đáo gắn với
số phận của một bộ tộc Digan trong thời điểm khốc liệt nhất của thế chiến làn
thứ nhất ở Rumani, tiểu thuyết đã thông điệp của về những nghịch lý và thảm trạng
trong đời sống nhân loại. Tác phẩm đã viết về thân phận và cách ứng xử của những
dân tộc nhược tiểu trước những va đập của thời đại, trước những xung đột nảy
sinh từ các tham vọng của những thế lực sen đầm, ác bá và trước cả sự giở quẻ của
một thiên nhiên đầy ẩn hoạ, tai ương.
Tiểu thuyết Tình yêu hoang dã là câu chuyện tình tay ba giữa cô gái
Digan Lisandra với Gosu chồng và Ariston tình nhân của cô ta. Tác giả bắt đầu bằng
chuyện vụ ngoại tình vỡ lở và bộ tộc Digan gồm 99 con người phải dùng luật tục để giải quyết những mâu
thuẫn không thể nào hoà giải.
Theo tập
tục, Gosu có quyền giết vợ hoặc đánh chết kẻ tình địch để chiếm lại Lisandra.
Nhưng nếu Gosu giết vợ thì cuộc sống của anh ta không còn ý nghĩa nữa, mà giết
tình địch thì vợ cũng chết theo vì cô
gái Zigan, thà chết chứ không bỏ tình nhân. Tập đoàn người Digan vốn coi tình
yêu là thiêng liêng hơn mạng sống đã tạo
cơ hội cho hai người đàn ông giao tranh
sòng phẳng ai sống sót trong cuộc tử chiến sẽ được quyền sống với Lisandra.
Thế nhưng
thủ lĩnh Hinbasa nhân danh sự tồn tại của cộng đồng đã không cho phép họ thực
hiện đúng luật chơi. Thủ lĩnh không cho phép họ giết chết nhau vì cộng đồng này
đã bị chết nhiều người do đói, rét và những thứ tai bay vạ gió do chiến tranh
đưa đến. Cộng đồng hiện chỉ còn vẻn vện có 99 người, nếu họ lại tiếp tục giết hại
nhau thì chẳng bao lâu cộng đồng sẽ huỷ diệt.
Kết thúc
tiểu thuyết và để kết thuộc cuộc tình tay ba, tác giả để Ariston đã tự lao vào mũi dao của Gosu để chết;
Bởi Ariston vì không làm cách nào giết được Gosu, giành được cô gái mình yêu.
Lisandra cũng tự vẫn vì
mất Ariston. Thủ lĩnh Himbasa cũng tự vấn vì bất lực trước sự thất bại, tự huỷ
diệt về mọi mặt của cộng đồng Digan, nơi giờ đây không còn đủ sức duy trì cả những
giá trị truyền thống mà ông muốn nuôi nấng, gìn giữ.
Tình yêu đã trộn lẫn vào cái chết như
một định mệnh trớ trêu, khắc nghiệt ám ảnh
số phận của tập đoàn Digan lang thang trôi giạt, không biết sẽ về đâu. Thân phận của bộ tộc Digan
này được Zaharia Stancu mô tả thật sinh động và vô cùng hấp dẫn. Giữa hoang mạc
đầy bão tuyết, cho dù đã lẩn trốn xuống hầm sâu để tránh cái đói rét, hết sức
nhũn nhặn nhường nhịn với đám lính đào ngũ chạy qua; Thế nhưng sự huỷ diệt vẫn
ập đến tiêu diệt cộng đồng này từ mọi phía.
Đói khát, thù hận, thiên tai và cả
những điều tai bay vạ gió do chiến tranh đưa đẩy đến đã biến những thành viên
của cộng đồng: từ thủ lĩnh Him-basa đầy quyền uy đến những cô gái Digan lãng
mạn; từ những bà lão tiên tri bí ẩn đến những đứa bé, đứa trẻ sơ sinh; từ những
người đàn ông khoẻ mạnh đến những người đàn bà Digan mắn đẻ lúc nào cũng bụng
mang dạ chửa; đến cả những con ngựa, con la, con cừu, con gấu...đều được nhà
văn khai thác, tô điểm thành những nhân vật bi kịch, một thứ nạn nhân của chiến
tranh, một thứ "vật tế thần" cho những thủ đoạn chính trị điên rồ, tàn
ác.
Digan là một tộc người không chính
kiến chính trị, không tổ quốc, không tôn giáo, lấy bói toán là một nghề kiếm
sống song họ lại là con người vô thần, không tin có Thượng đế, tóm lại họ tồn
tại một cách bản năng, hoang dã như hoa lá cỏ cây, họ một tộc người gần như vô chính
trị, vô hại. Thế nhưng ngay từ những trang đầu của cuốn tiểu thuyết viên sen
đầm đã xác định với họ:"Các vị không liên can gì đến chiến tranh
nhưng chiến tranh lại liên can tới các vị"...
Những vấn đề được Zaharia Stancu nêu
lên chắc chắn không phải là vấn đề của
bộ tộc Digan do Him-basa làm thủ lĩnh, càng không phải là vấn đề của
riêng đất nước, dân tộc Rumani bao phen rơi vào tình cảnh cùng một lúc đối phó
với cả thù trong lẫn giặc ngoài. Đây là vấn đề
tươi mới của nhân loại hôm nay, cái thế giới khi vẫn còn đầy rẫy những thế lực sen đầm, ác bá
coi rẻ mạng sống, quyền sống của những dân tộc nhỏ và yếu hơn.
Cho dù thủ lĩnh Him-basa của họ ngay
từ đầu đã lựa chọn một cách ứng xử theo cách của một tộc người nhược tiểu: đưa
cả cộng đồng xuống 3 căn hầm, co mình lại để tránh né, để đối phó với các mâu
thuẫn của thời cuộc; Thế nhưng rồi bản
thân những vấn đề của các thành viên không được giải quyết triệt để và thoả
đáng, nó đã huỷ hoại cộng đồng Digan này
theo một cách riêng. Sức mạnh và sức sống của một cộng đồng không phải là phép
cộng của những toan tính nhược tiểu mà là phép luỹ thừa của tình yêu và quyền
sống của mỗi thành viên.
Một dân tộc nhược tiểu không
thể nuôi ảo tường có thể bảo tồn được bản năng hoang dã của cộng đồng mình. Càng
không thể củng cố cộng đồng bằng ngọn roi áp chế, gia trưởng, một thứ quyền
lực, quyền uy theo kiểu cha truyền con nối. Không thể dùng quyền uy để ghìm nén và xếp xó những vấn đề, những
mâu thuẫn, những khát vọng nội tại, đi ngược lại quyền sống chính đáng của các
thành viên, tự ru ngủ bằng những khẩu hiệu đoàn kết, ổn định và đồng thuận giả
tạo.
Trong thời đại ngày nay, một dân tộc
cho dù nhỏ bé, muốn tồn tại và phát triển cần phải biết cách đối mặt với mọi
thách thức, nhìn thẳng vào những vấn đề của nội tại để đương đầu, giải quyết
bằng sức mạnh của tổ chức, của khoa học của văn minh và ý chí tự cường...
Đ.M.T.
LIÊN HỆ MUA SÁCH:
Inbox: Viet Dao Pham
Email: Hoangtham9@gmail.com; ĐT: 0382598746
Sách dày 350 trang khổ 240x160
Giá 200.000 đ chuyển khoản; Bưu điện giao sách tận tay...
Liên hệ trực tiếp với dịch giả Phạm Viết Đào để được cung cấp tài khoản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét