Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

NHÀ VĂN CHU LAI BÌNH LUẬN VỀ TIỂU THUYẾT " TÌNH YÊU HOANG DÃ" DO PHẠM VIẾT ĐÀO DỊCH

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và văn bản

ĐỌC TÌNH YÊU HOANG DÃ

Chu Lai

Rất nghiêm túc, rất sâu xa, rất văn học, rất cuốn hút và rất lạ, đọc trang đầu không thể không đọc trang cuối. Đề tại chiến tranh nhưng hơn 300 trang sách lại xoay quanh cộng đồng Di gan bị chiến tranh cuốn vào như một vật thí thân, một cái bẫy để phục vụ cho guồng máy đâm chem…Chiến tranh được sử dụng làm nền cho tất cả tính cách, phong tục, tâm hồn, truyền thuyết của những người hát rong nổi lên.Và như vậy, ngay việc miêu tả cho hết những sắc thái này, cuốn sách đã đạt được sự độc đáo mà chưa cần phải đi vào nhừng khái quát, triết luận gì cao siêu…

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, văn bản

Ít có một dân tộc nào lại hàm chứa trong tâm hồn họ những gam màu đối lập gay gắt, dữ dội như tộc người Digan. Rất bản năng mà cũng rất lý trí; bản năng đấy mà lại cũng rất sâu xa; rất tàn nhẫn mà cũng lại rất nhân hậu; thủy chung là thế mà lại sẵn sàng thay đổi; rất tôn ty mà lại rất phá cách; rất tâm linh mà lại cũng rất trần tục…Và nổi lên trên tất cả trong tâm hồn đó là tính cách khoáng đạt và sự chất phác, trung thực như cây cỏ, nhưng dòng song con suối của người Digan.

Một chuyện tình tay ba kéo dài cho hết thiên truyện. Tay ba và không hề dấu diếm; ngoại tình nhưng không hề lươn lẹo. Không yêu chồng và cứ nói trắng ra là không yêu. Thề chết với người tình và làm đúng như thế. Một là một, hai là hai, như gió như nắng và sẵn sàng chấp nhận sự trừng phạt. Trừng phạt theo tập tục người Digan, chuyện đó nặng lắm…

Thủ lĩnh cho họ cái quyền hai người đàn ông được đánh giết nhau để rửa nhục. Họ đánh giết nhau tàn bạo thật. Nhưng đó là tập tục trong nội tộc người Digan, một tập tục được truyền lại bao đời nay…Còn con người thật của họ thì sao?

Một người lính đào ngũ xấu chơi với họ sau khi được họ cưu mang nhưng vẫn được họ tha thứ. Một tốp lính đào ngũ khác định hãm hiếp phụ nữ, định giết họ để cướp lương thực; Họ đã dung mưu bắt trói chúng; Một số người định thủ tiêu họ để trừ hậu họa nhưng thủ lĩnh của họ không cho phép. Kết cục một người đàn bà Digan đã tìm cách gỡ giải nút kịch này. Chị đã lần lượt ngủ với tất cả những người lính này. Điều kỳ lạ đã xảy ra: Những người lính hôm qua còn hung hãn như thú dữ, sáng nay đã hiền hòa khoác súng ra đi mà không gây ra bất cứ xung đột nào…

Chiến tranh mà không có chiến tranh; chỉ có tiếng súng xa xa và dáng dấp của những tên lính đào ngũ tiều tụy lướt qua, thế nhưng trang nào cũng ngột ngạt mùi vị khổ ải, chết chóc kinh hoàng. Bộ tộc người Digan này cũng chính là bóng dáng của đất nước Romania, dân tộc Romania, một đất nước nhỏ bé bao phen trở thành vật hy sinh, vật tế thần trên bàn cờ chính trị của nước lớn. Cuối cùng, cái tệ hại nhất, cái tộc người ngơ ngác như hương đồng gió nội ấy đã chết dần, chết mòn, đánh mất mình dần, đánh mất những giá trị cổ truyền trong đó coa giá trị tình yêu. Họ bị xóa trắng. Đây là một bi kịch, một thảm họa mang tính triết lý của loài người chứ không riêng gì bộ tộc Digan. Phải chăng đó là cái tư tưởng sâu sắc nhất của “Tình yêu hoang dã”…nên đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt…

Đọ xong tiểu thuyết của Stancu ta bỗng hiểu, bỗng yêu người Digan hơn, yêu đất nước con người Romania hơn. Người đọc không thể không bị ám ảnh bởi cái tư tưởng cay đắng và ngọt ngào của cuốn sách. “Tình yêu hoang dã” thật sự thức tỉnh một điều gì đó sâu thẳm trong con người. Thế giới này khi còn bạo lực, khi còn những kẻ giương cờ nước lớn thì những dân tộc nhỏ bé, trong trắng như tộc người Digan kia sẽ bị hủy diệt…

Là dịch giả, tôi hiểu Phạm Viết Đào phải dụng công, phải da diết yêu thương, kính trọng cái đất nước, con người mà nhiều năm anh theo học. Nhờ đó mà anh dịch được nhưng trang sách sinh động, bám sát từng hơi nóng của câu chuyện…Dịch một tác phẩm viết về đề tài có tính đặc thù cá biệt như đời sống người Digan là một việc khó. Lệch một tý anh sẽ rơi vào sáo ngữ, cứng nhắc; lệch sang hướng khác sẽ rơi vào dung tục, bỗ bã không toát lên được thần khí bên trong của tác phẩm…

“Tình yêu hoang dã” xứng đáng có chỗ đứng trong lòng văn đàn nhân loại và sự cảm mến của người đọc Việt Nam chúng ta…

C.L.

                                                                 ( Văn nghệ Quân đội)

Liên hệ chia sẻ qua Điện thoại 0382598746 hoặc email: Hoanghtham9@gmail.com
Trong hình ảnh có thể có: 3 người

Không có nhận xét nào: