Sau thông tin vụ việc 14 lò hỏa thiêu của nhà tang lễ ở thành phố Vũ Hán vận hành liên tục 24 giờ bất kể ngày đêm và sự thiếu hụt trầm trọng của túi đựng thi thể và vật tư bảo hộ, một nhân viên tuyến đầu của nhà tang lễ Vũ Hán đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài thông qua mạng xã hội và tiết lộ nội tình ít người biết đến.
Ngày 3/ 2, một người dùng WeChat có tên tài khoản“谷雨实验室-腾讯新闻” đã đăng tải lời tự thuật của ông Hoàng – một nhân viên công tác tại nhà tang lễ Vũ Xương. Ông Hoàng vốn là nhân viên dân sự của nhà tang lễ, nhưng dưới áp lực nặng nề của dịch bệnh, ông cũng phải lên tuyến đầu tiếp nhận công việc vận chuyển thi thể.
TGVN. Sáng 3/2, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc Diễn văn kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)
Báo TG&VN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm.
"Thưa các vị đại biểu,
Thưa đồng chí và đồng bào,
Trong không khí cả nước hân hoan phấn khởi trước những thành tựu rất quan trọng của năm 2019 và đón Xuân Canh Tý 2020, hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội "Ngàn năm văn hiến và anh hùng" - "Thành phố vì hòa bình", chúng ta long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2020).
Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc mở cuộc hành quân giết dân trong
tư thế đồng sàng dị mộng,trở thành con tin của các nhóm lợi ích
Âu
Dương Thệ
Với
chữ kí của chính mình trên ba văn kiện sau biến cố Đồng Tâm nên cả ba Nguyễn
Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Tô Lâm đã tự xác nhận là những người chỉ đạo và
ra lệnh cuộc hành quân của công an (CA) và quân đội (QĐ) gây ra thảm trạng Đồng Tâm
đêm 8 rạng sáng 9.1.2020. Trong khi các đơn vị quân đội bảo vệ để xây tường tại
sân bay Miếu Môn thì trên 3.000 cảnh sát cơ động bao vây xã Đồng Tâm ngay sát
Hà nội.[1]Vì
chỉ một hai ngày sau đó cũng chính Tổng bí thư (TBT)Nguyễn Phú Trọng đã vội vã
nhân danh Chủ tịch nước (CTN) kí„Truy
tặng huân chương Chiến công hạng nhất“ cho ba công an đã thiệt mạng;Nguyễn Xuân Phúc nhân danh Thủ tướng (TT)
cũng hấp tấp kí quyết định „Cấp Bằng Tổ quốc ghi công“ cho „ba liệt
sĩ“ và Tô Lâm, Bộ trưởng Công an (BTCA), kí lệnh thăng hàm và tổ chức lễ
tang lớn chẳng khác nào như cấp Nhà nước cho ba công annàytừ ngân sách quốc gia
do tiền thuế đóng góp của nhân dân. Đứng về mặt pháp lí thì khi đặt bút
kí vào ba quyết định trên cả ba người đã xác nhận rằng, chính họ là thủ phạm gây
ra thảm trạng Đồng Tâmvà đã dẵm lên các qui trình luật pháp trong các việc này!
Tham
quyền trở thành cuồng vọng khiến ba nhân vật này đã đánh mất lương tri, khiến họ
vô cảm trước cái chết thật vô cùng thảm thương cho cụ Lê Đình Kình trên 84 tuổi
và gần 60 tuổi đảng, gây thương tích cho nhiều thân nhân của cụ và nhân dân Đồng
Tâm; đồng thời còn bắt báo chí lề đảng mở phong trào kết án, mạ lị các nạn nhân
và mở cuộc khủng bố nhiều người dân ở Đồng Tâm và nhiều nhân sĩ, trí thức và những
người dân chủ trên toàn quốc!
Hôm 1/2, chính quyền Trung Quốc tuyên bố dịch cúm gia cầm tái phát ở nước này ở miền Trung Trung Quốc đã làm tăng thêm lo ngại kinh tế mới trong bối cảnh quốc gia này đang quay cuồng với virus corona chủng mới.
Cùng lúc, Trung Quốc phản ứng lại lệnh cấm nhập cảnh mọi công dân nước ngoài vừa thăm Trung Quốc gần đây, gồm cả mọi người Trung Quốc.
Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ nói hôm 03/02 rằng hành động của chính phủ Mỹ "chỉ làm lan tỏa lo sợ".
Bà nói Hoa Kỳ là nước đầu tiên cấm "nhập cảnh mọi người đến từ Trung Quốc" và cũng là quốc gia đầu tiên gợi ý rút một phần nhân viên sứ quán của họ.
Tin từ Trung Quốc cho biết cúm gia cầm H5N1 đã bắt đầu tại tỉnh Hồ Nam, tức là gần với tâm dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra.
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc thông báo cho biết cúm gia cầm H5N1 đã khiến 4.500 con gà chết vì nhiễm bệnh, khiến chính quyền địa phương tiêu hủy 17.828 con gia cầm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cúm gia cầm H5N1 có khả năng lây nhiễm sang người thấp và nhưng khi đã lây, có thể gây tử vong ở người với tỉ lệ lên tới 60%.
Trước đó, năm ngoái, Trung Quốc đã vật lộn với dịch tả heo châu Phi, khiến nước này rơi vào cơn sốt thịt heo, đẩy giá tiêu dùng lên mức cao nhất trong 8 năm.
Trong khi đó, theo số liệu đến sáng 3/2, virus corona chủng mới đã làm 361 người tử vong trong khi hơn 17 ngàn người nhiễm bệnh.
Thiệt hại nặng về kinh tế
Không chỉ gây thiệt hại về nhân mạng, dịch bệnh do virus corona chủng mới còn ảnh hưởng nặng đến kinh tế Trung Quốc, theo CNN.
CNN dẫn lời các chuyên gia kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm tới hai điểm phần trăm trong quý này do sự bùng phát của dịch.
Điều đó, theo CNN, tương đương với sự suy giảm 62 tỉ đô la.
Bên cạnh đó, cho đến nay, chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc đã bỏ ra 12,6 tỉ đô la cho thiết bị y tế và điều trị.
Tờ Thời báo Hoàn cầu thì cho rằng, những nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn virus bằng cách kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và buộc các nhà máy phải đóng cửa khiến sản xuất bị chậm lại và phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một kịch bản lạc quan nhất, theo CNN, được ông Zhang Ming, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đưa ra tuần này dự đoán rằng nếu dịch bệnh kéo dài đến cuối tháng Ba, tăng trưởng kinh tế nước này sẽ giảm xuống 5% trong quý I.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNhiều hãng hàng không đã hủy các chuyến bay đến/đi từ Trung Quốc
Còn sớm để dự đoán chính xác?
Nhưng xem ra vẫn còn quá sớm để đánh giá sự tác động của dịch đến mức nào.
Bởi dịch sẽ có nguy cơ gây mất nhiều việc làm và đẩy giá tiêu dùng lên cao, ảnh hưởng có thể vượt ra ngoài những dự báo nói trên.
290 triệu công nhân nhập cư của Trung Quốc sẽ là những người chịu ảnh hưởng nặng nhất. Nhiều người trong họ vốn di cư từ nông thôn lên các thành phố để làm các việc xây dựng, hoặc các công đoạn sản xuất nặng nhọc nhưng lương thấp, hay lao động giản đơn.
Nhưng do nhiều nhà máy đang phải ngừng hoạt động do dịch, hàng triệu công nhân có thể khó tìm việc làm sau Tết Nguyên đán.
Bởi thế, ông Zhang cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc có thể đạt mức cao kỷ lục trong những tháng tới, trong khi tỉ lệ ở nước này đã dao động khoảng 4% hoặc 5%.
Ông cho biết thêm, virus cũng có thể khiến hàng tiêu dùng đắt đỏ hơn. Trong khi ngân sách đã bị thắt chặt vì nợ công tăng; còn khủng hoảng thịt heo do dịch tả heo châu Phi bùng phát năm ngoái đã khiến giá thịt tăng vọt.
Và giờ, giá rau lại tăng khi mọi người đổ xô đi mua nhu yếu phẩm trong đợt bùng phát virus corona.
Du lịch - ngành kinh tế trị giá tới hàng tỷ đô la chỉ trong dịp Tết Nguyên đán - đã bị ảnh hưởng nặng khi chính phủ quyết cách ly nhiều thành phố lớn và du khách tránh đi du lịch vì sợ nhiễm bệnh.
Các công ty du lịch, khách sạn và hãng hàng không lớn đã đề nghị hoàn tiền lại cho khách đến gần như hết tháng Hai. Nhiều hãng hàng không đã dừng các chuyến bay đi và đến từ Trung Quốc.
Các nhà chức trách ở Bắc Kinh cam kết hỗ trợ nhiều hơn nhằm trấn an các nhà đầu tư.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, trong một tuyên bố chung với các cơ quan khác thuộc chính phủ, cho biết là các doanh nghiệp trong khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi dịch virus corona, gồm cả những công ty cung cấp vật tư y tế, có thể được giảm lãi suất cho vay.
Các ngân hàng ở Trung Quốc cũng cho biết, họ sẽ gia hạn khoản vay trong vài tháng với người dân ở Vũ Hán nói riêng và tỉnh Hồ Bắc nói chung nếu họ mất nguồn thu nhập.
Ông Zhang cho rằng, thông qua các biện pháp như cắt giảm thuế, đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, tạo việc làm… có thể giúp tăng trưởng Trung Quốc phục hồi trong quý II và đẩy GDP hàng năm của nước này tăng khoảng 5,7%, tức thấp hơn mức tăng trưởng 6,1% của năm ngoái.
Dịch viêm phổi cấp Vũ Hán do virus Corona đang gây lo lắng trên toàn thế giới và gây sợ hãi tại Trung Quốc. Cách đảng cộng sản Trung Quốc xử lý dịch bệnh này đã cho thấy chế độ độc đảng toàn trị có rất nhiều khiếm khuyết mà các nhà khoa học chính trị đã chỉ ra từ lâu.
Không làm theo luật mà luôn phải đợi ý kiến cấp trên
Những trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên đã được ghi nhận tại Vũ Hán vào ngày 8/12/2019. Đến ngày 31/12/2019, chợ hải sản nơi xuất phát của dịch bệnh vẫn còn hoạt động và chỉ có lệnh ngưng hoạt động vào hôm sau 1/1/2020.
Người phụ nữ có khuôn mặt đượm buồn nhắc lại mãi điệp khúc “chúng tội lắm” và ngậm ngùi kể lại cho chúng tôi về những đứa con của chị Nguyễn Thị Phượng. Chị cùng chồng, cả hai vợ chồng đều bị bắt vào cái đêm nhà cầm quyền đột kích thôn Hoành. Từ ngày bố mẹ bị bắt, ba đứa trẻ mỗi đứa một nơi. Đứa lớn học lớp 7. Đứa học lớp một. Thương nhất là đứa bé 17 tháng tuổi còn đang bú mẹ! Mẹ bị bắt, bà ngoại vội vã thu xếp bế cháu vào Nam chạy loạn.
“Chúng tội lắm!”
Ba đứa trẻ nhà chị Phượng chỉ là một trong hàng chục đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị bắt, cũng như hàng trăm đứa trẻ thôn Hoành đã bị cái đêm hôm ấy ám ảnh với những ký ức chẳng biết khi nào xóa nhòa.
Công văn số 267/BTTTT-TTCS mà Bộ Thông tin – Truyền thông (TTTT) của chính phủ Việt Nam phát hành vào cuối tuần vừa qua (1), chính là bằng chứng cho thấy, chính quyền Việt Nam thật sự đáng sợ!
Trong công văn gửi các cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức và Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này, Bộ TTTT thay mặt cả hệ thống chính trị, lẫn hệ thống công quyền yêu cầu các cơ quan truyền thông “không được gây hoang mang, lo lắng trong xã hội, không để ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại với các nước”, đồng thời yêu cầu các Sở TTTT gia tăng “kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở của địa phương, theo dõi thông tin liên tục trên mạng xã hội để phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chủ động đấu tranh ngăn chặn những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận xã hội về tình hình dịch bệnh và xử lý nghiêm các vi phạm về thông tin phòng, chống dịch bệnh”…