Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Biến cố Đồng Tâm báo hiệu rất xấu cho Đại hội 13



Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc mở cuộc hành quân giết dân trong tư thế đồng sàng dị mộng,trở thành con tin của các nhóm lợi ích


Âu Dương Thệ

Với chữ kí của chính mình trên ba văn kiện sau biến cố Đồng Tâm nên cả ba Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Tô Lâm đã tự xác nhận là những người chỉ đạo và ra lệnh cuộc hành quân của công an (CA)  và quân đội (QĐ) gây ra thảm trạng Đồng Tâm đêm 8 rạng sáng 9.1.2020. Trong khi các đơn vị quân đội bảo vệ để xây tường tại sân bay Miếu Môn thì trên 3.000 cảnh sát cơ động bao vây xã Đồng Tâm ngay sát Hà nội.[1]Vì chỉ một hai ngày sau đó cũng chính Tổng bí thư (TBT)Nguyễn Phú Trọng đã vội vã nhân danh Chủ tịch nước (CTN) kí  „Truy tặng huân chương Chiến công hạng nhất“ cho ba công an đã thiệt mạng;  Nguyễn Xuân Phúc nhân danh Thủ tướng (TT) cũng hấp tấp kí quyết định „Cấp Bằng Tổ quốc ghi công“ cho „ba liệt sĩ“ và Tô Lâm, Bộ trưởng Công an (BTCA), kí lệnh thăng hàm và tổ chức lễ tang lớn chẳng khác nào như cấp Nhà nước cho ba công annàytừ ngân sách quốc gia do tiền thuế đóng góp của nhân dân. Đứng về mặt pháp lí thì khi đặt bút kí vào ba quyết định trên cả ba người đã xác nhận rằng, chính họ là thủ phạm gây ra thảm trạng Đồng Tâmvà đã dẵm lên các qui trình luật pháp trong các việc này!
Tham quyền trở thành cuồng vọng khiến ba nhân vật này đã đánh mất lương tri, khiến họ vô cảm trước cái chết thật vô cùng thảm thương cho cụ Lê Đình Kình trên 84 tuổi và gần 60 tuổi đảng, gây thương tích cho nhiều thân nhân của cụ và nhân dân Đồng Tâm; đồng thời còn bắt báo chí lề đảng mở phong trào kết án, mạ lị các nạn nhân và mở cuộc khủng bố nhiều người dân ở Đồng Tâm và nhiều nhân sĩ, trí thức và những người dân chủ trên toàn quốc!

Suốt mấy tuần vừa qua hàng triệu người Việt ở trong và ngoài nước- từ những người dân bình thường, tới các nhân sĩ, trí thức, cả nhiều đảng viên tiến bộ, có cả một số cán bộ tên tuổi và đại biểu Quốc hội- vừa rất đau lòng, xúc động, vừa rất bất bình với thảm họa Đồng Tâm. Họ rất đau lòng và xúc động, vì một số người dân lành và đảng viên đã bị thiệt mạng, bị thương, bị cưỡng bức phải khai trước truyền hình và nhiều ngườicòn đang bị giam giữ và khủng bố. Họ rất bất bình vì tại sao một cuộc tranh chấp đất đai kéo dài bao nhiêu năm nhưng những người và cơ quan có trách nhiệm không giải quyết dứt khoát, công khai và minh bạch, để cuối cùng lại sử dụng  bạo lực với những người dân lương thiện và đảng viên có uy tín, qua việc tung cả mấy ngàn Cảnh sát cơ động võ trang đầy mình đánh úp một số gia đình nông dân vào ban đêm vào dịp gần Tết. Không những thế sau những hành động bất  nhân và tàn bạo, để tìm  cách đánh lừa dư luận trong và ngoài nước, các nhân vật này đã lạm dụng quyền lực bắt các cơ quan đảng và nhà nước bóp méo, đổi trắng thay đen trong việc thông tin về thảm trạngĐồng Tâm. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, quốc hội và chính quyền nhiều nước cũng lên tiếng chỉ trích những chà đạp nhân quyền của chế độ toàn trị CSVN đã gây ra thảm trạng Đồng Tâm.[2]

I.                   Từ mượn tạm thành chiếm luôn làm của riêng.
Hay Nguyên nhân của mọi nguyên nhân

Đứng về phương diện luật pháp thì cuộc tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm là cuộc tranh chấp dân sự. Trong một xã hội dân chủ thực sự, trong trường hợp này các cơ quan chính quyền phải giữ thái độ trung lập và độc lập, để các cơ quan pháp luật đưa vụ tranh chấp ra xét xử công khai minh bạch theo luật pháp công minh. Vì chính quyền trong các xã hội này đứng trên các cuộc tranh chấp dân sự. Do đó các cơ quan đứng đầu Nhà nước như quốc trưởng, thủ tướng và chủ tịch quốc hội phải giữ vai trò độc lập.
Vụ tranh chấp đất đai liên quan tới 59 ha (590.000m²) ở Đồng Tâm lúc đầu chỉ liên quan giữa hai bên là dân làng Đồng Tâm và đơn vị quận đội quản trị sân bay Miếu Môn nằm ngay cạnh đó. Cuộc tranh chấp này khởi đầu từ Đảng nhân danh Chính phủmượn tạm đất của dân để xây phi trường trong thời chiến tranh. Nhưng các thập niên sau này quân đội không chịu trả đất lại cho nông dân, lại còn âm thầm nhập nhèm bàn giao cho Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Viettel của Quân đội.[3]Đây là một Tập đoàn kinh tế của Nhà nước rất nhiều tiền bạc (có khi còn mạnh hơn các Tập đoàndầu khí Petro VN), được một số tướng lãnh có thế lực dựa dẫm vào quân đội,một cột trụ chính của chế độ toàn trị, để tổ chức kinh doanh. Vài năm gần đây do những quyền lợi phe nhóm, nên Tập đoàn Viettel đã đặt quan hệ tốt với Chủ tịch UBND Hà nộiNguyễn Đức Chung,xuất thân từ một tướng CA, để đẩy thành phố có các quyết định lợi cho Viettel trong các dự án địa ốc trên các khu đất vàng ngay ngoại ô Thủ đô có thể hốt hàng tỉ Dollar! Uy thế của Viettel mạnh đến nỗi mới đây Nguyễn Xuân Phúcphải triệu tập cuộc họp bất thường của Thường trực Chính phủngày 24.12.2019 để bànvề „tình hình triển khai hệ thống thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng“[cho các trạm thu phí giao thôngrất bất công - BOT]. Ông Phúc đãquyết địnhgiao cho Bộ Quốc phòng (BQP) để„Viettel cần thiết nắm giữ tối thiểu 50% vốn điều lệ trong Doanh nghiệp Dự án“BOT(Thông báo 8/TB-VPCP 9.1.2020).[4] Ông Chung đã còn có những hành động thiếu trách nhiệm bị người dân Hà nội phản đối trong các vụ nước dùng sông Đà, công ti Nhật Cường, làm sạch sông Tô lịch...

Nếu theo dõi nghiêm túc các vụ tranh chấp đất đai ở VN từ khi ĐCS chủ trương đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước thường có diễn tiến chung: Trong thời chiến tranh Đảng nói „mượn tạm“ của người dân nhà, đất để cho cán bộ hoặc đơn vị sử dụng. Khi đó dân tin nên nghĩ rằng, sau chiến tranh Đảng sẽ trả lại dân. Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, Đảng nắm quyền đã lờ lời hứa trước đây. Đảng giao lại các căn nhà, biệt thự và các khu đất chiếm hữu cho các đơn vị đang trú đóng tại đó (quân đội-QĐ,công an-CA…) dùng luôn vô hạn. Sau này các chủ nhân những ngôi nhà, biệt thự hay các khu đất đòi Nhà nước trả lại, nhưng chính quyền CS làm lơ, cứ để cho cán bộ, tướng tá ở luôn, nhà nước không đền bù và cũng không trả tiền thuê nhà đất. Nhà nước, ở đây là Đảng, đã ăn quỵt, đánh lừa dân!
Cho nên mới có những phong trào tố cáo rất nhiều cán bộ cao cấp và trung cấp có thế lực lấy „nhà công, đất công chiếm luôn thành nhà ông, đất ông“! Những vụ tranh chấp nổi tiếng như chiếm biệt thự của ông bàTrịnh Văn Bô, một gia đình giầu có ở Hà nội đã từng giúp đỡ che chở cho HCM và nhiều nhân vật CS[5]; vụ chiếm biệt thự công của cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà nội (UBND) Hoàng Văn Nghiên thời Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư Thành ủy Hà nội.[6]Tình trạng mượn tạm đất rồi chiếm luôn, dùng làm nhà ở, khu buôn bán cho cán bộ bỏ túi riêng cũng rất phổ biến ở mọi nơi trong toàn quốc. Những khu đất Đảng „mượn tạm“ của tư nhân thời chiến tranh để xây dựng các khu vực quân sự (doanh trại, phi trường cho các đơn vị QĐ,CA...). Nhưng sau chiến tranh thì lại chiếm hữu thành đất riêng của QĐ,CA...dưới danh nghĩa „đất đai là thuộc sở hữu của nhà nước“.
Sau chiến tranh nhiều khu đất này không sử dụng hết, nhưng lợi dụng quyền lực nên những người chỉ huy các doanh trại này, tùy theo lớn nhỏ, cắt những khoảnh đất để xây chung cư cho các gia đình bộ đội, hay giành riêng cho các sĩ quan cao cấp. Như một phần lớn đất thuộc phi trường Tân sơn nhất đã được xếp thành „đất quốc phòng“, nhưng lại sử dụng để xây sân golf, biệt thự, cư xá, các cửa tiệm...Trong đó các sĩ quan cấp tướng, tá có máu mặt chiếm hữu luôn, hoặc cho thuê lại và chia nhau riêng tiền thuê làm lợi tức riêng trở nên giầu có nhanh.
Mượn tạm của dân rồi để cán bộ có quyền chiếm luôn đã trở thành thói quen tập quán của đảng cai trị.Trong các thập niên gần đây tệ trạng này còn vươn xa khủng khiếp hơn nữa, từ lạm dụng cho cán bộ trở thành lạm dụng cho tập thể, ở đây là các nhóm lợi ích đang núp danh Đảng và Nhà nước để công khai cưỡng bức tài sản của nhân dân và bòn rút trắng trợn ngân sách Nhà nước! Nhữngcách làm giầu bất chính rất phổ biến công khai từ khi áp dụng chủ trương mô hình „Kinh tế Thị trường định hướng XHCN“ (KTTTĐHXHCN) thời gọi là „đổi mới“! Nhiều khu đất nông nghiệp của nông dân bị trưng dụng trở thành các khu công nghiệp, khu chế suất cho các công ti nước ngoài thuê (FDI), hay xây các khu gia cư, khu du lịch ở cạnh các thành phố lớn như Hà nội, Sài gòn, hay các trung tâm du lịch như Đà nẵng, Nha trang, Hạ long, Phú quốc...Những khu đất, bãi biển đẹphay những ngọn đồi này bỗng chốc trở thành những khu đất vàng. Giá đất từ vài ngàn đồng/m² tăng giá lên cả trăm ngàn hay nhiều triệu đồng/m².  Đây là thời kì tung hoành của các đại gia đỏ lợi dụng quyền lực để buôn bán địa ốc đầu cơ trục lợi.  Họ cấu kết với các cán bộ cao cấp có thế lực mạnh ở trung ương và các địa phương trong nhiều ngành Quân đội,Công an, Tổ chức, Kế hoạch, Tuyên giáo....để dựng lên các dự án dưới danh nghĩa của Nhà nước. Nhờ thế họ trở thành sân sau của các Doanh nghiệp Nhà nước hay cơ quan Nhà nước trúng thầu và trở thành chủ nhân các khu đất nông nghiệp của nông dân biến thành những nơi xây nhà cao tầng, biệt thự, khu du lịch... Nhờ những hoạt động đầu cơ này chỉ sau vài năm họ đã mau chóng trở thành các nhà triệu phú, tỉ phú Dollar. Nay họ đang dùng các món tiền khồng lồ do làm ăn bất chính này để mua chức, bán quyền và gây dựng thanh thế trong đảng, chính phủ....
Vì thế trong xã hội VN hiện nay đang xuất hiện các nhóm lợi ích hoạt động với mục tiêu thủ lợi riêng cho bản thân và vây cánh, không đếmxỉa tới lợi ích chungvà đạp lên luật pháp. Các vụ làm giầu bất chính và tham nhũng nổi tiếng do sự cấu kết của những cán bộ có quyền lực trong đảng, chính phủ, công an, quân đội, như các Bộ trưởng Thông tin Truyền thông (4 T) cấu kết với đại gia Phạm Nhật Vũ trong việc mua bán Mobifone-AVG.[7] Vụ mua bán nhà đất của Phan Anh Vũ (Út trọc) với sự tiếp tay của nhiều tướng Công an.[8]Vụ tranh chấp đất đai ở Thủ thiêm đã kéo dài trên cả 10 năm. Một số lãnh đạo thành phố HCM đã lạm dụng quyền lực toa rập với nhau chiếm khu đất 160ha được giành để xây dựng nơi tái định cư cho người dân, nhưng họ đã biến thành khu kinh doanh làm giầu riêng, trong khi đó hàng chục ngàn dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất![9]Vài năm trước cũng đã diễn ra các vụ tham nhũng cực lớn như Tập đoàn đầu khí Petro VN, Vinashin, PMU 18...[10] Nay là vụ toa rập giữa những người có thế lực của Tập đoàn Viettel với UBND Hà nội trong vụ chiếm đất ở Đồng Tâm.
Tình trạng dùng sức mạnh của đồng tiền và quyền lực đang làm xã hội vô kỉ cương ngày càng gia tăng dưới chế độ toàn trị chống tham nhũng kiểu Nguyễn Phú Trọng.Đầu tháng 11.2019 Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã hân hoan dự lễ kí kết giữa công ti Vinfast với Chính phủ. Theo đó Vinfast sẽ „cho mượn miễn phí „ 393 xe hơi mới loại đặc biệt để chính phủ dùng trong việc đưa đón các thượng khách tham dự các Hội nghị Asean ở VN năm 2020. Vì năm nay VN là Chủ tịch luân phiên của ASEAN.[11] Chủ Tập đoàn Vinfast là nhà tỉ phú Dollar Phạm Nhật Vượng giầu nhất VN hiện nay. Có ai tin được một đại gia sẵn sàng cho Chính phủ „mượn miễn phí“ 393 xe hơi mới loại đặc biệt? Tiền trao cháo múc! Bên này cho „mượn xe miễn phí“ thì chắc chắn bên kia phải cho „mượn quyền thả cửa“! Dư luận nêu ra câu hỏi, để được sử dụng gần 400 xe hơi mới thì các cơ quan Chính phủ, các cơ quan Đảng... phải đáp ứng những yêu sách nào và trong những lãnh vực nào cho Vinfast không chỉ hiện nay mà còn cả trong tương lai? Vì sao Đảng và Chính phủ phải gia công đánh bóng cho một Tập đoàn tư nhân? Như thế luật pháp và công lí còn giá trị gì, lương tâm và đạo đức của những người lãnh đạo ra sao ?
Qua đó thấy rất rõ dưới chế độ toàn trị, tâm lí phát triển từ mượn tạm tới chiếm luôn ở những người có quyền lực. Tâm lí về lòng tham càngbùng nổ nếu người đó có quyền lực và nếu là tài sản có giá trị lớn. Chuyện Đảng mượn đất, nhà đã phát triển đúng theo tâm lí lòng tham này. Ở đây nó được khuyến khích và kéo dài cả mấy chục năm, cho nên nó trở thành một thói quen mà người mượn tự thấy như người chủ thực sự và họ đã hành xử đúng như người chủ sổ hữu thực sự. Bởi vì họ là người có quyền và lại được lòng tham khuyến khích!

Nhiều báo cáo trong các Đại hội (ĐH) Đảng đã xác nhận có tới70-80% những sự tranh chấp và khiếu kiện giữa nhân dân và đảng liên quan trực tiếp tới đất đai. Nhiều cuộc biểu tình đổ máu đã diễn ra ở nhiều nơi. Nguyên nhân chính là đảng đã độc quyền sở hữu đất đai. Nhưng trong thực tế lại để  cho các cán bộ có thế lực từ trung ương tới đia phương lợi dụng và thao túng biến đất công thành đất ông và nhà công thành nhà ông! Chính thái độ tư túng, không sòng phẳng, minh bạch đã làm nhân dân mất niềm tin và sự bất bình ngày càng gia tăng. Chế độ độc đảng không có luật pháp nghiêm minh và không có các cơ chế kiểm soát và chế tài chặt chẽ quyền lực, nhưng lại áp dụng KTTTĐHXHCN -tức là trong thực tế giao tiền bạc và các phương tiện cho các cán bộ bất tài nhưng tham lam quản trị các Tập đoàn và Tổng công ti Nhà nước- vì thế bệnh tham nhũng ngày càng gia tăng, như chuột sa chĩnh gạo. Cùng với nạn tham nhũng còn đang bùng nổ sự cấu kết của các nhóm lợi ích ở ngay trong lòng các cơ quan đảng, chính phủ và ngoài xã hội.
Tệ trạng tha hóa đạo đức của cán bộ từ trung ương tới địa phương ngày càng bùng nổ, đặc biệt dưới thời Nguyễn Phú Trọng làm TBT gần 10 năm qua, đồng thời làm Trưởng ban Chỉ đạo TU phòng chống tham nhũng.Bởi vì nguyên nhân gay ra tệ trang tham nhũng và cửa quyền là chế độ độc đảng và KTTTĐHXHCN vẫn dược duy trì. Dưới thời Nguyễn Phú Trọng còn được củng cố.Như thế trong tư cách TBT và CTN nên Nguyễn Phú Trọng là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp! Hiện nay theo kết quả điều tra và xếp loại thì chế độ chính trị ở VN gần như đứng đầu trên thế giới và tệ trạng tham nhũng.[12] Cho nên những lời đường mật của Nguyễn Phú Trọng như:Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ to lớn, vai trò và vị thế cao như ngày nay“[13]không thể đánh lừa và ru ngủ được ai!Các giải pháp „nhốt quyền lực“, „chống tham nhũng không có vùng cấm“ chỉ như nước đổ đầu vịt! Chẳng những thế Nguyễn Phú Trọng còn là người ngăn cản những đòi hỏi đổi mới cả trong chính trị lẫn kinh tế. ĐH 11  ra quyết định từ bỏ  nhà nước độc quyền đất đai, hay có Hội nghị TƯ đòiđổi mới cả hệ thống chính trị thì Nguyễn Phú Trọng lại dùng thủ đoạn làm lơ và ngoan cố tuyên bố „đổi mới nhưng không đổi mầu!và kết án các đảng viên tiến bộ và biết quí lòng tự trọng là „tự chuyển biến“, „tự chuyến hóa“!
Sau mấy thập niên thực hiện mô hình đổi mới theo công thức:  Chế độ độc đảng + KTTTĐHXHCN giành độc quyền kinh doanh trong nhiều lãnh vực then chốt cho các Tập đoàn và Tổng công ti nhà nước + chiều chuộng các công ti nước ngoài (FDI) + đất đai độc quyền của nhà nước. Mô hình này đang dẫn tới hậu quả rất nguy hiểm cho đất nước và cũng rất tai hại cho Đảng. Trong các cơ quan đảng và nhà nước đang hình thành một số nhóm lợi ích cấu kết với các Tập đoàn và Tổng công ti nhà nước, các FDI và các đại gia đỏ. Rõ ràng nhất là các nhóm lợi ích đang có thế lực rất mạnh trong CA,QĐ, Tuyên giáo và Doanh nghiệp Nhà nước. Vì theo đuổiquyền lợi ích kỉ  là quyền-tiền, nên các nhóm lợi ích ở trong đảng và ngoài xã hội khi thì cấu kết lợi dụng nhau, khi thì chống lại nhau. Nói chung họ giành giật nhau các mối lợi trong các dự án lớn tới nhỏ từ trung ương tới địa phương.[14]

II.                Giữ ghế, tranh phần trước Đại hội 13 dẫn tới thanh toán giữa các phe
Ai theo dõi sát tình hình nội bộ ở cấp cao trong ĐCSVN gần đây sẽ thấy rõ càng gần ĐH 13 thì những cuộc giành giựt giữa các phe nhóm càng khốc liệt, càng quỉ quyệt. Nhất là trong những tháng gần đây khi sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng ngày càng xấu, đi đứng phải có người dìu; trong khi đó nhân vật được ông Trọng muốn cử làm người kế nghiệp lại bị nhiều phe không ủng hộ, không tin tưởng. Tục ngữ có câu "Vắng chủ nhà gà vọc niêu cơm"., hay „Mèo vắng nhà chuột nhẩy múa trên bàn“!
Một số những tranh giành giữa các phe đã diễn ra rất gay gắt trong thời gian gẩn đây chứng minh tình trạng này. Tại Hội nghị Toàn quốc đánh giá kết quả Công tác Tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 ngày 25.12.19, Ban Tổ chức Trung ương đã cho biết, trong năm 2019 đã tổ chức 4 lớp học cho Cán bộ Cấp chiến lược. Trong đó có181 cán bộ được chuẩn bị để đưa vào làm UVTƯ Khóa 13.[15]Nhưng cả trong đảng lẫn ngoài xã hội không ai biết được danh sách những ai đã lọt vào mắt xanh của phe Nguyễn Phú Trọng . Từ trước tới nay các ngành Tuyên giáo và Tổ chức vẫn nằm trực tiếp dưới quyền của TBT, tức Nguyễn Phú Trọng hiện nay. Điều này cho thấy công tác nhân sự ở cấp cao trong đảng và nhà nước đã được chọn sẵn trước khi có ĐH.Tình trạng giữ  ghế, chia phần công khai trắng trợn như thế gây nghi ngờ và phản cảm trong nhiều giới ở ngay trong Đảng. Vì thế vài tuần trước đó một số cán bộ cao cấp đã về hưu và cả Ủy viên Bộ chính trị (UVBCT)Trưởng ban Dân vận trung ương TƯ Trương Thị Mai đã yêu cầu phải „minh bạch, công khai hóa“ những cán bộ được xếp vào thành phần cán bộ cấp chiến lược.[16]
Nhưng tại Hội nghị trên Thường trực Bí thư Trần Quốc Vượngvẫn không chịu công bố danh sách này, trái lại ông ta còn kiêu ngạo lập lại các tiêu chí chọn cán bộ vào TUĐ của Nguyễn Phú Trọng, thời kì giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã giở mọi thủ đoạn tàn bạo  để tranh giành quyền lực:
„Người được giới thiệu tham gia cấp ủy phải toàn tâm, toàn ý với công việc của Đảng, của Nhà ước, đoàn thể; đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân trên hết. Chúng ta không chấp nhận mọi biểu hiện cục bộ, bè phái, vận động trong quá trình giới thiệu, bầu cử"….“Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong nội bộ; chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, 'lợi ích nhóm'; bản thân hoặc vợ (chồng), con vi phạm”.
Không những thế ông Vượng còn lên giọng vừa đe dọa đối thủ ngay trong TƯĐ, vừa tìm cách giữ phần cho mình:
„Thành trì XHCN cả hệ thống Đông Âu như vậy ai cũng tưởng rằng không bao giờ đổ mà cơ đồ đổ xuống biển sâu, có nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là nguyên nhân công tác cán bộ, là người đứng đầu. Nên ta phải hết sức chú ý, phải làm sao để Đảng ta không bao giờ vướng vào chuyện như vậy.„…"Hết sức chú ý công tác nhân sự. Đây là vấn đề quan trọng vì cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do mình thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu, chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta."[17]
Điều này có thể được hiểu là, người đứng đầu đảng trong tương lai phải là người được đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng tin cậy và chỉ định, mà hiện nay không ai khác là chính Trần Quốc Vượng! Vì trong những tuần lễ vừa qua Trần Quốc Vượng đã đứng chủ trì trong một số hội nghị quan trọng thay mặt Nguyễn Phú Trọng. Như chủ trì buổi lễ của Tổng cục Chính trị kỉ niệm 75 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng (BTQP) Đại tướng Ngô Xuân Lịch, các BTQP tiền nhiệm cùng nhiều sĩ quan cao cấp; hay chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác năm 2020 của ngành Kiểm sát nhân dân tổ chức tại Hà Nội sáng 27.12. 2019. [18]
Cũng vào thời gian này Bộ Công an (BCA) đã tổ chức Hội nghị CA toàn quốc lần thứ 75 trong hai ngày 24-26.12. Nhưng rất ngạc nhiên là, không doNguyễn Phú Trọng chỉ đạo như năm trước, cũng không phải Trần Quốc Vượng, mà lại là Nguyễn Xuân Phúc.Trong diễn văn khai mạc BTCA Tô Lâm trịnh trọng giới thiệu Hội nghị vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đến dự và phát biểu chỉ đạo.[19]
Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc ở Hải phòng ngày 28.12.19, do BanTuyên giáo TƯ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin truyền thông (Bộ 4 T) và Hội Nhà báo VN cho thấy những đấu đá, tranh giành lộ ra công khai  giữa các cơ quan của ngành Tuyên giáo. Chính Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng đã lên tiếng dằn mặt tại Hội nghị này là, „phải hết sức tỉnh táo trước việc lợi dụng báo chí để đấu đá nội bộ, cạnh tranh phe nhóm.“[20]Có tình trạng phổ biến trong nhiều báo lề đảng là „sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ“ do sự thỏa hiệp ngầm giữa nhà báo với các đại gia, hay do mệnh lệnh từ cấp trên. Tình trạng này được tân BT 4 T Nguyễn Mạnh Hùng xác nhận trong buổi chất vấn của QH.[21]Ông Thưởng còn răn đe: “Những thông tin chúng ta nhận được vào những kỳ đại hội bao giờ cũng phải tỉnh táo, xem xét, kiểm chứng ở nhiều góc độ, khi đưa lên cũng phải tính toán nhiều mặt”.[22]
Đặc biệt nữa là, một trong các chủ đề của Hội nghị này là xắp xếp lại các hoạt động báo chí để Ban Tuyên giáo có thể giành lại quyền kiểm soát báo chí. Nhưng Bộ 4 T đã không chịu thực hiện. Vì thế tại Hội nghị này Võ Văn Thưởng đã chỉ trích đích danh bộ này và ra lệnh:“Tôi yêu cầu Bộ TT&TT thực hiện khẩn trương, nghiêm túc vấn đề này, không chậm được nữa, không lừng chừng được nữa. Đến bây giờ đã là rất chậm rồi”.[23]Ông Thưởng còn công khai đe dọa:“Cán bộ đảng viên nào chần chừ, níu kéo, làm chậm tiến độ là vi phạm kỷ luật của Đảng”.[24]Người đứng đầu Bộ 4 Thiện nay làỦy viên TƯNguyễn Mạnh Hùng, từng làm giám đốc Tập đoàn kinh tế Viettel nhiều năm và mới từ24.10.2018 được cử làm bộ trưởng 4 T sau khi hai cựu và nguyên Bộ trưởnNguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã để xẩy ra vụ tham nhũng Mibifone mua AVG.
Trong khi Nguyễn Phú Trọng hồ hởi kể những thành tích „Chống tham nhũng không có vùng cấm“thì phe chống ông Trọng trong nhiều cơ quan Chính phủ lấy cớ muốn phát triển kinh tế thì không nên chống tham nhũng tràn lan. Vì thế tại hội nghị trực tuyến Chính phủ, Nguyễn Phú Trọng chủ trì trực tiếp đã công khai chí trích quan điểm này và đòi„toàn hệ thống chính trị cần chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi lo ngại rằng, đấu tranh phòng chống tham nhũng sẽ cản trở sự phát triển; làm cầm chừng, phòng thủ, che chắn, giữ an toàn trong bộ phận công chức nào đó, nhất là cán bộ quản lý các cấp.“
Nguyễn Phú Trọng còn hằn học đe dọa:
“Nếu vin vào đây làm chùn bước, không đấu tranh phòng chống tiêu cực là sai. Tôi đã nhiều lần nói rồi, nay xin nhắc lại: Những ai có tư tưởng ấy, thì đứng sang một bên cho người khác làm! Rõ ràng vừa qua làm, kinh tế phát triển đi lên chứ có tụt xuống đâu, nhụt ý chí gì đâu.”[25]
Những sự kiện trên chứng minh rõ ràng, hai ông Tổng-Chủ và Thủ cùng các phe cánh của họ đang tấn công nhau công khai, dù không nêu đích danh. Trong khi Nguyễn Phú Trọng tô hồng thành tích chống tham nhũng thì Nguyễn Xuân Phúc lại tô son cho thành tích kinh tế, như tăng trưởng cao và kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên đã đạt trên 500 tỉ USD.[26] Thậm chí để làm việc này ông Phúc còn sẵn sàng cho sửa cách tính GDP lên cao hơn.GDP năm 2017 đang từ  220 tỷ USD bỗng chốc tăng lên 275 tỷ USD. Từ đó lợi tức đầu người/năm cũng đã tăng thêm theo khoảng trên 25%/ năm![27]

III.             Đồng sàng dị mộng giữa ông Tổng-Chủ và ông Thủ
Sau thảm trạng Đồng Tâm phe Nguyễn Phú Trọng và phe Nguyễn Xuân Phúc bề ngoài làm như hợp nhau, nhưng thực sự lại có phản ứngvà tính toán rất khác biệt nhau. Trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trực tuyến sáng 9.1 Nguyễn Xuân Phúc biện hộ“Đồng Tâm là đám lửa nhỏ, nếu không sớm dập tắt, nó sẽ cháy lan ra diện rộng”.[28]Nguyễn Xuân Phúc đã kí quyết định công nhận liệt sĩ cho ba Công an thiệt mạng và còn dẫn đầu phái đoàn Chính phủ trong tang lễ ba người này ngày 16.1 và ghi vào sổ tang:
„Là những cán bộ sĩ quan Công an nhân dân dũng cảm hi sinh thân mình để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn cho xã hội và đất nước. Các đồng chí là những tấm gương sáng cho cán bộ lực lượng vũ trang học tập“.
Tôi yêu cầu Bộ Công an phát động phong trào học tập noi gương dũng cảm này để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong tình hình mới, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân, an toàn cho đất nước.“[29]
Trong buổi tang lễ Tô Lâm luôn luôn đi cạnh Nguyễn Xuân Phúc như hình với bóng.
Trong khi đó, tuy Nguyễn Phú Trọng kí quyết định „Truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất“ cho ba công an thiệt mạng, nhưng trong dịp lễ tang không thấy có đoàn đại diện của BCT lẫn  Trung ương đảng (TUĐ) và đặc biệt nữa là không thấy đoàn của bộ Quốc phòng, mặc dầu trươc đó nói là cuộc hành quân đêm 8 rạng sáng 9.1.20 là hành quân chung của cả Công an lẫn Quân đội. Đảng ủy CATƯ và BCA đứng ra tổ chức tang lễ. Tham dự tang lễ chỉ thấy phái đoàn Chính phủ do TT Nguyễn Xuân Phúc và Phó TT Trương Hòa Bình, Văn phòng Chính phủ Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng, Đảng ủy CATƯ và BTCA Tô Lâm, UBND Hà nội do Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, Ủy ban Dân vận TƯ do Trương Thị Mai, Ban Kinh tếTƯdo Trưởng ban Nguyễn Văn Bình, Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc do Chủ tịch Trần Thanh Mẫn.Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ gởi vòng hoa viếng, nhưng không dự. Bà Ngân đã giữ thái độ ngậm miệng, nhưng vẫn muốn chia phần, chia tiền và thích trưng diện.[30]
Đây không phải là những chi tiết nhỏ nhặt, trái lại theo cách tổ chức kĩ lưỡng của họ thì đây là những tín hiệu cho thấy những tính toán cân nhắc của các bên, giữa phe Đảng và Quân đội một bên và phe Chính phủ và Công an sau thảm trạng Đồng Tâm!
Chỉ hơn một tuần sau thảm trạng Đồng Tâm, Nguyễn Xuân Phúc đã cố để lộ thái độ xét lại và làm như biết điều, nhưng đồng thời vẫn lươn lẹo tìm cách trốn trách nhiệm. Tại cuộc gặp mặt các Tổ chức Chính trị-xã hội và Hội quần chúng ngày 17.1 ông Phúc đã nói „trong một đất nước hòa bình, xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, không thể để diễn ra tình trạng nơi này có nổ súng, nơi kia có khiếu kiện đông người, kéo dài.“„Qua một số vụ việc gần đây, chúng ta thấy được sự rạn nứt giữa Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền với người dân. Chúng ta đã thấy những nguy cơ và đặt câu hỏi mình đã làm tốt công tác dân vận chưa? Với vai trò của các tổ chức hội, tổ chức chính trị-xã hội, chúng ta đã làm gì để cùng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng?" Nhưng cuối cùng Nguyễn Xuân Phúc lại tìm cách lấp liếm tội  ác ở Đồng Tâm: „Đảng, Nhà nước vận động, thuyết phục nhân dân chứ không phải dùng quyền lực“; rồi ông Phúcđùn trách nhiệm cho „ những tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng [ý nói MTTQ] có trách nhiệm giải quyết "sự rạn nứt" đó.[31]
Trước thái độ lươn lẹo của Nguyễn Xuân Phúc, nên chỉ ba ngày sauNguyễn Phú Trọng đã có phản ứng ngay rất gay gắtvề tiêu chuẩn chọn lựa người lãnh đạo tại ĐH 13: „Quyết liệt ngăn chặn, thanh lọc, đưa ra khỏi quy hoạch những thành phần cơ hội, suy thoái, không để những "con lươn, con chạch" chui vào bộ máy của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị.“[32]Cần lưu ý nữa là, ông Trọng đã chọn tờ QĐ Nhân dân để trả lời cuộc phỏng vấn những vấn đề nổi cộm trong Đảng trước thềm ĐH 13. Các sự kiện trên đây chứng minh rằng, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc đang đồng sàng dị mộng. Tuy đang ở thế lực bất tòng tâm, nhưng tham vọng của ông Trọng là làm sao cái ghế TBT phải nằm trong phe của ông. Trái lại ông Phúc lại mộng cái ghế cao nhất muốn nhẩy lên nắm TBT hay ít nhất phải giữ ghế TT thêm một nhiệm kì nữa!
Các cuộc xung đột ở cấp cao nhất đang tiếp tục diễn ra dồn dập trong những ngày gần đây. Trước những bức xúc ở trong và ngoài đảng, Tô Lâm đang phải tìm cách đi hàng hai, chân trong chân ngoài. Nhân dịp kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng (3.2.1930 -3.2.2020) ông Lâm đã mở cuộc gặp mặt các cựu cán bộ CA cao cấp và đã gặp cựu Bộ trưởngCA và  nguyên Thường trực Bí thư Lê Hồng Anh, một người tân tín của Nguyễn Phú Trọng trong suốt nhiệm kì TBT đầu tiên của ông, phải chăng để giãi bày tâm sự? Nhưng trong diễn văn dài vào dịp này Tô Lâm còn đề cao vai trò quan trọng của ngành CA và kể lể thành tích của cá nhân mình. Tuy nhiên cuối cùng Tô Lâm lại tìm cách vuốt veNguyễn Phú Trọng khi trân trọng nhắc lại lời căn dặn của ông Trọng đối với ngành CA:„Vì nước quên thân, vì dân phục vụ; còn Đảng thì còn mình; danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”; nhưng cùng lúclại nói, việc 3 công an đã mất trong vụ Đồng Tâm là hi sinh cho Đảng „để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng chí, đồng đội và nhân dân.“. Điều đáng để ý ở đây là, hai tờ CS và QĐND điện tử tóm lược diễn văn của Tô Lâm, nhưng chỉ nhắc tới việc Tô Lâm trịnh trọng nói tới lời căn dặn của Nguyễn Phú Trọng với ngành CA, như đã nói ở trên; nhưng hoàn toàn không nói tới vụ Đồng Tâm như trong diễn văn của Tô Lâm.[33]

Những sự kiện chính trị rất sốt bỏng diễn ra như ở trên cho thấy, sau khi Trần Quốc Vượng loan báo đã tổ chức các lớp học để tuyển chọn những cán bộ cấp chiến lược cho vào TƯĐ tại ĐH 13 vào đầu năm 2021 đã tạo sự lo lắng hoang mang lớn giữa các phe nhóm, nhất là những thành phần không có thẩm quyền trực tiếp trong việc chọn lựa cán bộ nắm các chức vụ then chốt. Quan trọng nữa là,vào dịp kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng, Nguyễn Phú Trọng nhân danh BCT đã kí Quyết địnhsố 214-QD/TWngày 2.2.2020 nêu ra các tiêu chuẩn chọn lựanhững người lãnh đạo trong ĐH 13.Những tiêu chuẩn này cao vời vợi như đi trên mây mù, nhưng phe Nguyễn Phú Trọng sẽ dùng để loại đối thủ, như đã từng làm để hạ Nguyễn Tấn Dũng tại ĐH 12 trước đây![34]Điều cần phải lưu ý đặc biệt ở đây là, dưới chế độ toàn trị con đường tiến thân duy nhất là tìm quan lộ từ trong Đảng. Cho nên càng gần ĐH 13 thì càng diễn ra cuộc chạy đua để giữ ghế chia phần giữa các phe. Với Quyết định trên phe Nguyễn Phú Trọng hivọng rằng sẽ chia để trị các đối thủ!
Sự tranh giành quyền lực ở cấp cao nhất là TBT,CTN, TT, CTQH và nhiều chức vụ cao cấp khác trong Đảng và Nhà nước. Nhưng ngay cả những nhân vật có thế lựccũng không đủ thực lực riêng, nên phải lôi kéo các phe cánh khác và tìm cách phân hóa địch.  Vì thế họ phải lươn lẹo như những con lươn, con chạch để mua chuộc nhóm này, đe dọa nhóm kia. Xã hội Cộng sản VN hiện nay thời kì KTTT ĐHXHCN đã hình thành các nhóm và các phe lớn: quân đội, công an, tuyên giáo,các Tập đoàn và cac Tổng ti và các đại gia đỏ. Những người có thế lực ở các nhóm này đồng sàng,cùng là đồng chí nhưng lại dị mộng (danh vọng, tiền bạc và đất vàng). Tuy vẫn nhân danh đảng, ca ngợi tình đồng chí, nhưng đây chỉ là lá chắn và bề ngoài. Các nhân vật chính và các phe trong BCT-TƯĐ đang rình rập, gầm ghè nhau còn hơn là quân thù, tung ra những thủ đoạn dối trá, tàn bạo, bất kể tới đạo lí, lương tâm, đạp ngay lên những luật pháp và nghị quyết của TƯĐ chính họ đã ban bố!
Các tiêu chí giá trị xã hội từng một thời được mọi người tôn vinh nay đã bị mất, thứ tự giá trị bị đảo lộn. Từ hạt muối sẻ đôi giữa các đồng chí trong thời chiến tranh, nhưng từ khi áp dụng chính sách KTTTĐHXHCN đã khiến đồng tiền (Dollar) có sức mạnh đánh bật tất cả. Chính điều này đã được Nguyễn Phú Trọng nhìn nhận khi ông ví von„Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giầu nghèo, có những người giầu lên rất nhanh, cuộc sống xa cách người lao động; liệu rồi người giầu có nghĩ giống người nghèo không?“[35]Sự ra đời của các Tập đoàn và Tổng công ti Nhà nước đã tạo cơ hội cho các cán bộ trong các Ban giám đốc như chuột sa chĩnh gạo. Tiền của vào như nước, vì các Doanh nghiệp nhà nước này được tự do dùng ngân sách Nhà nước, đất công, lại không có ai kiểm soát. Là những cán bộ có quyền lực nên họ tự do bòn rút, xà xẻo dùng trong các công trình xây dựng đường, cầu cống, phi trường, hải cảng. Không chỉ quân đội có những Tập đoàn công khai như Viettel; nếu không thì dựng lên những công ti ma dưới quyền của những nhân vật trong CA, QĐ, Tuyên giáo, báo chí… Như Vũ Nhôm, Mobilfone, các sân golf ở phi trường Tân sơn nhất, khu đất Thủ thiêm ở Sài gòn, PMU 18, Vinashin…. Nhiều nhân vật nhận được cả hàng triệu Dollar tiền hối lộ cất dấu trong vali, hay những biệt điện và những khu đất vàng đứng tên vợ con, thân thuộc…Họ thao túng lũng đoạn trong mọi lãnh vực, sử dụng các vụ điều tra, xét xử để moi tiền; dựng lên các dự án, kế hoạch lập các khu chế xuất cho các công ti nước ngoài, các đặc khu, các phi trường để có cớ trưng dụng đất đai rồi tham nhũng và chia chác với nhau. Để có tiền bạc nhiều cơ quan báo chí đã viết bài ca tụng các đại gia cùng phe, hay dọa nạt các đại gia đối thủ, tư túng với CA,  nên đã có hiện tượng phổ thông „sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ!”


IV.        Biết quá khứ để dự đoán tương lai: Các Ủy viên BCTđã từng “lạnh tanh máu cá” thanh toán lẫn nhauchừng nào độc đảng còn ngự trị
Tại sao Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc đã phải sắn tay áo vào vụ Đồng Tâm trong dịp giáp Tết, không để ra giêng ngày rộng tháng dài? Muốn trả lời câu hỏi này phải hiểu tham vọng thầm kín, kết hoạch, chương trình và tính khí của một số nhân vật chính trong mục tiêu quyết thực hiện khát vọng giữ ghế, giữ quyền cho chính họ và vây cánh. Theo lịch trình làm việc chung từ trước tới nay trong việc chuẩn bị cho các ĐH Đảng thì hai năm trước khi ĐH mở ra là thời kì gay go và căng thẳng nhất. Ngoài Báo cáo Chính trị và Báo cáo Kinh tế-xã hội rập theo khuôn mẫu sẵn, nhưng đề án nhân sự ở cấp cao mới là trung tâm cho mỗi ĐH. Nếu các phe không thỏa thuận sớm được với nhau thì cuộc tranh phần, giành giựt ghế sẽ càng khốc liệt với mọi thủ đoạn tàn bạo. Các đối thủ ở ngay trong BCT và TƯĐ sẵn sàng thanh toán lẫn nhau. Những cuộc lật đổ nhau đã xẩy ra chỉít tuầntại HNTU 10 (10-20.4.96) trước ĐH 8 (28.6-1.7.96). Trong đó phe Võ Văn Kiệt đã phá kế hoạch của Đỗ Mười muốn đưa Nguyễn Hà Phan làm TT và Đào Duy Tùng làm TBT. Tiếp đến Đỗ Mười-Lê Đức Anh tổ chức đảo chính TBT Lê Khả Phiêu để đưa Nông Đức Mạnh lên làm TBT bù nhìn để Đỗ Mười giựt giây không lâu trước ĐH 9 (4.2001). [36]
Gần đây nhất là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũngđã trường kì chọi nhau, tung ra những thủ đoạn rất tàn bạo„lạnh tanh máu cá“để đạt tham vọng „tài không nệ tuổi“nhiều năm trước ĐH 12 (1.2016). Cuối năm 2014Nguyễn Tấn Dũng và vây cánh tung ra báo điện tử „Chân dung quyền lực“ tấn công Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh và tung cả tin Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc và đang nằm bệnh viện ở Hoa kì. Trong khi ấy Nguyễn Phú Trọng cho sửa đổi Luật Sĩ quan cả Quân đội lẫn Công an để gia tăng số tướng lãnh nhằm mua chuộc hai thành phần vẫn được coi là giường cột của chế độ; lên kế hoạch chọn „cán bộ cấp chiến lược“ vào TƯĐ để cô lập ông Dũng; ra Nghị quyết 244vứt dân chủ nội bộ đảng vào sọt rác qua việc cấm các UVTƯ không được tự ứng cử và đề cử; thỏa hiệp để nhiều thái tử đảng vào TƯĐ.Thậm chí ông Trọng còn vận động sang Hoa kì gặp Obama và chỉ vài tháng trước ĐH 12 vào giờ chót đã để VN gia nhập TPP nhằm lôi kéo các UVTƯ còn đứng giữa chấp nhận để Nguyễn Phú Trọng được xếp vào „Trường hợp đặc biệt“ tái cử TBT tại ĐH 12.Các thủ đoạn lươn lẹo, độc tài và tàn bạo „lạnh tanh máu cá“ này đã giúp ông đẩy Nguyễn Tấn Dũng phải về  vườn „làm người tử tế“ để Nguyễn Phú Trọng nắm ghế TBT thêm một nhiệm kì nữa. Tuy vậy ông Trọng chẳng ngượng ngùng, lại còn hãnh diện, nên trong cuộc họp báo đầu tiên sau khí được tái cử đã tuyên bố„dân chủ đến thế là cùng“![37]
Tuy vậy các thủ đoạn lươn chạch, lắt léo, mua chuộc các đối thủ để giữ quyền lực tiếp của Nguyễn Phú Trọngđã phải trả giá cao. Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng ngành Công an đã chiếm thượng phong so với Quân đội trong hai cơ quan quyền lực cao nhất của chế độ toàn trị là BCT và BBT.Trong BCT quân đội chỉ có một tướng duy nhất là Đại tướng Ngô Xuân Lịch, BTQP; trong khi ấy Công an lại có tới hai tướng, đó là Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước và Tô Lâm, BTCA; nếu kể thêm hai nhân vật khác xuất xứ từ ngành Công an là Phạm Minh Chính Bí thư TƯ kiêm Trưởng ban Tổ chức và Trương Hòa Bình (PhóTT) thì tựu trung có tới 4 UVBCT thuộc ngành Công an. Ngoài ra một số  nhân vật xuất xứ từ Công an nắm giữ các chức vụ them chốt trong Khóa 12 như Nguyễn Văn Nên làm Bí thư TƯkiêm Chánh Văn phòng Trung ương đảng, Trương Hòa Bình làm Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao. Trong khi ấy trong Ban bí thư TƯ chỉ có Thượng tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.Vì vậy thế lực của ngành CA ngày một lấn át và hành xử rất lộng quyền như một quốc gia trong một quốc gia. Mặc dầu trong những năm vừa qua Nguyễn Phú Trọng đã phải nhẩy vào chỉ đạo Đảng ủy TƯ Công an, nhưng vẫn tỏ ra bất lực.[38] Thảm trạng Đồng Tâm ngày 9.1.2020do lực lượng CA chủ động là một bằng chứng rõ rệt nhất!

Vậy con người mưu đồ quỉ quyệt đầy mình Nguyễn Phú Trọng đang muốn thực hiện ý đồ gì trong lúc này? ĐH 13 sẽ diễn ra vào đầu năm 2021, nghĩa là chỉ còn đúng một năm thôi. Thời gian đang chống lại ông, nhất là từ tháng 4.2019 ông đã bị bệnh tai biến mạch máu lại ở tuổi cao (trên 75) nên sức khỏe ngày càng bạc nhược, đi đứng không vững, phải có người dìu. Vì thế Nguyễn Phú Trọng đã phải vắng mặt trong nhiều dịp quan trọng. Khi nhà độc tài phải ở thế ngọa long thì đối thủ ở thế phất cờ. Các phe phái vội vàng nhẩy lên giành giật quyền hành.
Từ sau Tết Canh Tí, phe Nguyễn Phú Trọng muốn đưa Trần Quốc Vượng lên làm TBT trong nhiệm kì tới càng rõ ràng. Tại cuộc họp mặt đông đủ các nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ngày 2.2.20, dịp kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng, Nguyễn Phú Trọng đã cố sắp đặt để như chính thức hóa vai trò của Trần Quốc Vượng từ nay trở đi. Vì thế ông Vượng đã đại diện BCT“báo cáo kết quả sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.“ Sau đó Nguyễn Phú Trọng mới phát biểu kết luận và lần này bỗng nhiên ông kêu gọi „đoàn kết“và khuyên các người trong BCT„lãnh đạo phải đoàn kết, không „cua cậy càng, cá cậy vây“[39]nữa !Nhưngcũng chính vào dịp này ông Trọng đã kí và công bố Quyết định số 214-QD/TWngày 2.2.2020 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.Với văn kiện này ông Trọng sẽ tìm cách loại đối thủ như trong ĐH 12 bốn năm trước!
***
Cái chết vô cùng thảm thương của  một công dân lương thiện,cụ Lê Đình Kình trên 84 tuổi đời và gần 60 tuổi đảng cùng với bao nhiêu thường dân bị thương, bị bắt và đang bị theo dõi khủng bố trên toàn quốc. Tất cả những sự kiện vô cùng đau lòng này là do hậu quả trực tiếp của những người có quyền lực cao nhất đã ra lệnh cho mấy ngàn Cảnh sát Cơ động hành quân vào đêm 8 rạng sáng 9.1.2020 ở Đồng Tâm ngay cạnh thủ đô Hà nội. Sự cố Đồng Tâm đã không thể nào diễn ra trong một xã hội dân chủ và văn minh. Thảm trạng Đồng Tâm hoàn toàn có thể tránh được nếu từ nhiều năm qua những người có trách nhiệm cao nhất của chế độ toàn trị thực tình muốn giải quyết một cách công khai, minh bạch để mọi người, từ những công dân bình thường tới các đảng viên còn giữ lương tri tâm phục và khẩu phục!
Thảm trạng đau lòng ở Đồng Tâm đã diễn ra, nhưng những người có quyền hành cao nhất và trách nhiệm lớn nhất lại vẫn lao đầu vào những quyết định và hành động vô pháp luật và phi đạo lí. Từ ông Tổng-Chủ, ông Thủ là những người đã ra lệnh, tới Bộ trưởng CA là người chỉ huy trực tiếp, đã lợi dụng chức vị và quyền hành, đã bất chấp pháp luật do chính họ làm ra.
Quyền lực, tiền bạc và đất vàng đã là những nhà tù giam giữ họ, khiến họ đánh mất lương tâm và lòng tự trọng. Để tranh giành quyền lực và địa vị cho bản thân và phe nhóm tại ĐH 13 không còn xa, những nhân vật này và vây cánh của họ đang theo đuổi những tham vọng đối chọi nhau, toan tính những mưu đồ hại nhau. Cho nên họ là những kẻ đồng sàng dị mộng, chỉ nhân danh đảng, lấy đảng ra làm bình phong để thanh toán nhau chỉ nhắm mục đích ích kỉ cho bản thân và lợi ích phe nhóm!
Sự bất bình trong nhân dân các giới và sự bất trọng của đa số đảng viên ngày càng lên cao sau biến cố Đòng Tâm.[40] Mọi người đã thấy không còn có thể chờ đợi sự thức tỉnh của những người nắm quyền lực trong chế độ toàn trị. Họ ngày càng tham lam hơn, ích kỉ hơn, tàn bạo hơn. Trong chế độ toàn trị, kẻ có quyền sẽ lập phe đảng, nuôi các nhóm lợi ích, bịt miệng các tiếng nói phản biện, đàn áp và thanh toán những người dân chủ…Vì thế nội lực quốc gia bị phân hóa và tê liệt, đất nước không thể vươn lên hùng cường, nhân dân không được tôn trọng nhân phẩm, đe dọa của đế quốc Bắc kinh đang trở thành cực kì nguy hiểm!
Xem mặt mà bắt hình dong, nhìn cây biết quả. ĐCSVN tròn 90 tuổi tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin, lấy bạo lực và giai cấp đấu tranh làm phương pháp nắm quyền và đảng độc quyền đất đai. Cho nên sau trên 70 năm cầm quyền độc quyền đã sinh sản ra các người cầm đầu chỉ biết giết và đàn áp dân, sống giả dối nhưng lại rất kiêu ngạo. Từ khi áp dụng KTTTĐHXHCN thì nạn tham nhũng trở thành bất trị, các nhóm lợi ích bùng ra lập thành các xứ quân kình chống và thanh toán lẫn nhau!
Đã gần 76 tuổi nhưng vẫn ngụp nặn trong bùn lầy quyền lực, nên Nguyễn Phú Trọng vẫn không nhận ra được hay không dám nhận ra là, đổi mới giả hiệu, tìm cách đánh lừa nhân dân bằng công thức bịp bợm KTTTĐHXHCN. Trong đó tiếp tục duy trì chế độ độc đảng và giao cho cán bộ bất tài và tham quyền-tiền giữ chìa khóa kho bạc và đất đai của Nhà nước xuyên qua các Tập đoàn và Tổng công ti. Vì thế nó đang đẩy xã hội vào rối loạn của nạn cán bộ tham nhũng. Các nhóm lợi ích đang trở thành những xứ quân, phá hoại kỉ cương đất nước và làm băng hoại đạo đức. Cuối cùng công thức đổi mới giả hiệu này đang đẩy chế độ chống lại nhân dân![41]
Nay đa số nhân dân và đảng viên tiến bộ ngày càng nhận ra bản chất với tim đen của những người  cầm đầu và những nhóm lợi ích; đó là độc tài, ích kỉ và cực kì tham lam. Nay không còn là chọn lựa giữa Nguyễn Phú Trọng-Trần Quốc Vượng hay Nguyễn Xuân Phúc. Vì như vậy có nghĩa như phải chọn giữa bệnh thổ tả hay kiết lị! Như thế sẽ rơi vào thảm họa tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa!

3.2.2020



Ghi chú

[1] .VietnamNet(VNN) 9.1.20; Trần Văn, VOA 9.1.20
[2] . Một số Thư ngỏ, Lời Tuyên bố gởi những người cầm đầu chế độ, tố cáo thảm sát ở Đồng Tâm và đòi phải công khai xét xử vụ án tiêu biểu như: Tuyên bố Đồng Tâm: https://boxitvn.blogspot.com/2020/01/tuyen-bo-ong-tam-1012020_19.html, Tố cáo tội ác: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51197493, Thư gởi Tổng thư kí Liên hiệp quốc: http://vanviet.info/van-de-hom-nay/thu-gui-tong-thu-k-lin-hiep-quoc/, Một số nghị sĩ EU kết án: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51172244
C:\Users\dcvap\Downloads\2020\chính trị\ , Tuyên bố của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về vụ tấn công ở Đông Tâm  https://baotiengdan.com/2020/01/09/tuyen-bo-cua-to-chuc-theo-doi-nhan-quyen-ve-vu-tan-cong-o-dong-tam/
[3] . VNplus 9.1.20; Trần Văn, VOA 9.1.20, BBC 18.1.20
[6]. Kiến Giang, Đằng sau việc ông Nghiên thuê biệt thự hoàng tráng với giá..10 tô phở“,Một thế giới 4.12.14
[7] . Xem vụ án Mobifone-AVG, Thanh niên 22.12.19 và tiếp theo
[9] . VOV 9.1.20
[11] . Chính phủ (CP) 6.11.19
[12] . Người Việt 26.1.20
[13] . Nguyễn Phú Trọng trả lời phóng vấn đầu năm, CP 3.1.20
[15] . VNN 25.12.20
[16] . VOV 29.10.19, CP 14.11.19
[17] . VNN 25.12.19
[18] . Tiền phong 27.12.19
[19] . Công an Nhân dân (CAND) 24.12.19
[20] . VOV 28.12.19
[21] . Lao động 8.11.19
[22] . VNN 28.12.19
[23] . Như trên
[24] . Như trên
[25] . Dân trí 30.12.19
[26]. Cộng sản (CS)30.12.19
[27] . PGS Phạm Quý Thọ, BBC 3.9.19
[28]. Thiện Tùng, Dân quyền 17.1.20
[29] . VNN 16.1.20
[30]. VN plus 16.1.20,VNN 16.1.20,CP 16.1.20, QĐND 16.1.20.
[31] . CP 17.1.20
[32]. Quân đội Nhân dân  20.1.20
[35]. Nguyễn Phú Trọng, diễn văn khai mạc Hội nghị Cán bộ toàn quốc 27.2.12
[36] . ADT, Tập I, các Chương ba, bốn và năm, sách đã dẫn (sđd)
[37]. ADT, Tập II, các Chương bẩy và tám, sđd
[38] , ADT, Tập II, Chương tám, sđd
[39]. VNN 3.2.20
[40]. Xem số 2
[41]. ADT, Tập II, Chương chín, Chương kết  vàNhững điều nên nhớ, nên tránh và nên làm!Sđd

Không có nhận xét nào: