8 giờ trước
Sau thông tin vụ việc 14 lò hỏa thiêu của nhà tang lễ ở thành phố Vũ Hán vận hành liên tục 24 giờ bất kể ngày đêm và sự thiếu hụt trầm trọng của túi đựng thi thể và vật tư bảo hộ, một nhân viên tuyến đầu của nhà tang lễ Vũ Hán đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài thông qua mạng xã hội và tiết lộ nội tình ít người biết đến.
Ngày 3/ 2, một người dùng WeChat có tên tài khoản“谷雨实验室-腾讯新闻” đã đăng tải lời tự thuật của ông Hoàng – một nhân viên công tác tại nhà tang lễ Vũ Xương. Ông Hoàng vốn là nhân viên dân sự của nhà tang lễ, nhưng dưới áp lực nặng nề của dịch bệnh, ông cũng phải lên tuyến đầu tiếp nhận công việc vận chuyển thi thể.
Theo Cục Dân sự Vũ Hán, trong số ba nhà tang lễ ở thành phố Vũ Hán, thì nhà tang lễ Hán Khẩu phụ trách tiếp nhận thi thể của bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán, trong khi nhà tang lễ Vũ Xương và nhà tang lễ Thanh Sơn phụ trách tiếp nhận vận chuyển thi thể khác trong thành phố, bao gồm cả những người tử vong nghi ngờ do mắc bệnh viêm phổi và thi thể của những người chết thông thường khác.
Trước Tết, số người chết đã tăng đáng kể
Ông Hoàng kể rằng ông đã làm việc được gần 10 năm, và hiện giờ là đoạn thời gian mà ông cảm thấy khủng hoảng và mệt mỏi nhất. Từ mùng hai Tết (26/1) trở đi, tất cả nhân viên của nhà tang lễ đều phải đi làm, không ai được nghỉ.
Ông Hoàng tiết lộ rằng, trên thực tế, trước tết áp lực đã đến rồi. Cấp trên ở thành phố Tùy Châu đã cử 4 người đến trợ giúp, và trang thị thêm cho 1 chiếc xe.
“Bây giờ tất cả các nhân viên nam của nhà tang lễ chúng tôi phải phụ trách đi vận chuyển thi thể, còn các nhân viên nữ phụ trách khử trùng ….. Hiện giờ tất cả 4 chiếc điện thoại của nhà tang lễ đều đang hoạt động, nhân viên túc trực liên tục 24 giờ. Mọi người đều đã kiệt sức rồi”.
Một ca trực phải hơn 30 giờ đồng hồ, làm việc thâu đêm suốt sáng
Ông Hoàng nói rằng người bình thường hoàn toàn không thể tưởng tượng được tình hình của họ. “Đi xe trở về, giỏi lắm là rửa tay xong, rồi khử trùng cho bản thân, ngồi nghỉ được vài phút. Làm gì có thời gian hành chính, 24 giờ cứ luân phiên như vậy. Ví dụ, một ca trực của tôi phải làm việc từ 7 giờ sáng mãi cho đến 6 giờ chiều ngày hôm sau”. “Buổi tối thường là làm việc thâu đêm, mệt đến nỗi nhiều khi chẳng muốn ăn cơm”. Có những người ngay cả nước cũng không dám uống, bởi nếu uống nước thì phải đi vệ sinh, và không dễ để cởi quần áo bảo hộ. Có những công nhân bị bệnh cũng phải đi làm.
Ông Hoàng còn nói rằng vốn dĩ công việc này đòi hỏi phải vượt qua quan ải về mặt tâm lý. Nhưng mỗi khi nhìn thấy những gia đình và những thi thể này không khỏi khiến người ta đau lòng. Có những bệnh nhân từ khi nhập viện đã không gặp được người nhà, mãi cho đến lúc ra đi.
Ông nói rằng, hiện giờ nhà tang đã hủy bỏ nghi thức tưởng niệm. Chỉ còn tiếp nhận thi thể và hỏa táng. Đợi sau khi dịch bệnh kết thúc, người nhà sẽ đến nhận hũ tro cốt.
Thiếu thốn trang thiết bị, quần áo bảo hộ phải mặc đi mặc lại
Ông Hoàng tiết lộ rằng, mỗi lần đi tiếp nhận thi thể đều phải mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ. Nhưng hiện giờ vật tư khan hiếm, hàng trăm chiếc kính bơi lội được tặng bởi các công ty đã được sử dụng làm kính bảo hộ. Nhưng nguồn cung cấp vật dụng khử trùng, đặc biệt là rượu cồn, cũng như quần áo bảo hộ, găng tay và khẩu trang đều thiếu thốn trầm trọng. Bây giờ mọi người đều sử dụng găng tay nhựa dùng một lần, và đeo hai lớp găng tay cứ thế mà đi.
Ông Hoàng chia sẻ thêm rằng nguyên chúng là quần áo bảo hộ chỉ dùng một lần nhưng mọi người phải khử trùng nhiều lần và mặc đi mặc lại. “Mỗi lần sau khi chúng tôi đưa di thể trở về nhà tang lễ, chúng tôi phun dung dịch khử trùng đó khắp người, xong thì treo quần áo bảo hộ lên. Nếu có thêm di thể cần được vận chuyển, chúng tôi lại mặc lại quần áo bảo hộ này. Mỗi nhân viên công tác đều là khử trùng nhiều lần, khử trùng rồi mặc, mặc rồi khử trùng, mặc, cứ lặp đi lặp lại như vậy”.
Ông tiết lộ rằng, rượu cồn không đủ dùng, và mọi người đã phải sử dụng một loại thuốc khử trùng tương tự như thuốc khử trùng 84 (dung dịch khử trùng). Nhưng ông thấy rằng nó không hề khởi được tác dụng khử trùng thật sự, hơn nữa thuốc đó rất có hại cho da, tay ông đã xuất hiện lở loét như bệnh mẩn ngứa vậy.
Ông Hoàng nói thêm, sau khi xuất hiện những ca chết người đầu tiên tại khu chợ hải sản Hoa Nam hồi đầu năm, nhà tang từ sớm đã có chuẩn bị và đã đặt mua một lô quần áo bảo hộ y tế, khẩu trang, gồm cả chất khử trùng 84, nhưng không ngờ số lượng dùng lại lớn đến như vậy.
Cuối cùng ông Hoàng kêu gọi, “Tôi đã xem thấy những video trên mạng, các bác sĩ thực sự đã rất vất vả, cũng rất suy sụp. Trên thực tế, nhân viên tang lễ của chúng tôi cũng rất suy sụp. Thật đấy! Tôi chỉ mong mọi người có thể lên tiếng giúp chúng tôi. Hiện giờ vật tư quá thiếu thốn, xem có nhà hảo tâm nào có thể giúp chúng tôi những người làm việc ở nhà tang lễ hay không? Còn với những khó khăn đó, chúng tôi tự biết trong tâm mình là được rồi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét